1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) ảnh hưởng của các reviewer đến hành vi tiêu dùngcủa khách hàng trong lĩnh vực ẩm thực ở thành phốhồ chí minh

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nhóm sẽ phân chia nguồn nhân lực của mình theo nhóm 2 người, trong đó một thành viên sẽ thực hiện nhiệm vụ phỏng vấn, thành viên còn lại sẽ quan sát khách mời, nếu họ có dấu hiệu lơ đãng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

1 Nguyễn Thảo Nhi – 2054110139 2 Nguyễn Oanh Kiều My – 2054110095

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

TÓM TẮT 1

GIỚI THIỆU 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

 Đối tượng nghiên cứu từ 15-25 tuổi 5

 Đối tượng từ 26-40 tuổi 9

 So sánh hai nhóm đối tượng 15

KẾT LUẬN 17

ĐỀ XUẤT 17

 Đề xuất cho doanh nghiệp: 18

 Đề xuất cho các reviewer: 19

BÀI HỌC 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHỤ LỤC 22

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình thực hiện nghiên cứu về đề tài mà nhóm đã lựa chọn Để hoàn thành được nghiên cứu này, nhóm đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ giảng viên hướng dẫn.

Trước hết, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Lê Thị Huệ Linh, là người đã định hướng, hỗ trợ và chỉ dẫn nhiệt tình cho nhóm trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.

Trong quá trình thực hiện, điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, bài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

TÓM TẮT

Trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay, các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, TikTok,…không còn xa lạ với người Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid đang diễn ra hết sức phức tạp thì lượng người dành thời gian cho các trang mạng xã hội càng phát triển vượt trội hơn Trong xu thế này, người tham gia vào lĩnh vực review nổi lên như một ngành nghề mới, đặc biệt là trong lĩnh vực ăn uống luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ người sử dụng các phương tiện xã hội Đề tài “Ảnh hưởng của các reviewer đến hành vi tiêu dùng của khách hàng trong lĩnh vực ẩm thực ở Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với ba mục tiêu chính Thứ nhất, bài nghiên cứu sẽ nên lên thực trạng hoạt động hiện nay của các reviewer trong lĩnh vực ẩm thực ở Thành Phố Hồ Chí Minh Thứ hai, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của reviewer đến hành vi tiêu dùng của khách hàng Và cuối cùng, từ những dữ liệu

Trang 4

có được, đề ra giải pháp trong chiến dịch Marketing của các doanh nghiệp Nghiên cứu này dựa vào việc phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn trực tuyến các đáp viên bằng bảng câu hỏi hoàn toàn mở Từ kết quả phân tích câu trả lời của các đáp viên có thể thấy giới trẻ dễ dàng tiếp cận các video review, trên 80% các đáp viên bị ảnh hưởng bởi các reviewer Độ tin tưởng của người tiêu dùng đối với KOC cao hơn đối với KOLs và KOC hiện nay đang được nhiều người quan tâm Kết quả nghiên cứu cho thấy reviewer đã tác động đến hành vi của người tiêu dùng trong việc chọn địa điểm ăn uống, thói quen ăn uống hàng ngày, tăng được tần suất trải nghiệm khám phá ẩm thực so với trước đây.

GIỚI THIỆU

Với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, những trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok, không còn xa lạ gì đối với đại bộ phận người sử dụng mạng Internet Nhất là trong thời điểm dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp thì số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng, từ đó mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho một số người dùng bằng cách tham gia vào lĩnh vực review Nhận thấy nhu cầu thích trải nghiệm sự mới lạ, đặc biệt là trong ẩm thực, các bạn trẻ mong muốn được thưởng thức những món ăn ngon, hấp dẫn nên không ít người đã gia nhập lĩnh vực này nhằm xây dựng hình ảnh cá nhân cũng như chia sẻ trải nghiệm của mình trong quá trình khám phá ẩm thực.

Theo thống kê từ báo cáo Digital 2022 tại Việt Nam của Datareportal, tính đến tháng 1/2022 thì tại Việt Nam có 72,10 triệu người sử dụng Internet, chiếm 73,2% tổng dân số; tăng 3,4 triệu người sử dụng so với năm 2021 Trong bối(*) cảnh bình thường mới, các hoạt động xã hội dần phục hồi thì nhu cầu ăn uống của mọi người cũng trở lại như trước đây và còn có xu hướng tăng thêm Chính vì vậy, các video review về ẩm thực được nhiều người quan tâm và lan truyền rộng rãi trên nhiều nền tảng mạng xã hội Đặc biệt là những người sinh sống, học tập và làm việc tại Thành Phố Hồ Chí Minh thì thu nhập và mức sống của họ ngày càng cao, vì thế mà nhu cầu ăn uống của họ có nhiều sự thay đổi nhất

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

định Bên cạnh đó, tại Thành Phố Hồ Chí Minh các nhà hàng, quán ăn xuất hiện dày đặc nên khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định lựa chọn địa điểm ăn uống, đây là một lợi thế cho ngành review phát triển Thực tế đã cho thấy, hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các reviewer, đó là thôi thúc hoặc hạn chế người xem đến trải nghiệm địa điểm mà reviewer chia sẻ Đề tài “Ảnh hưởng của reviewer đến hành vi tiêu dùng của khách hàng trong lĩnh vực ẩm thực ở Thành Phố Hồ Chí Minh” sẽ nêu lên thực trạng hoạt động hiện nay của các reviewer trong lĩnh vực ẩm thực ở Thành Phố Hồ Chí Minh, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của reviewer đến hành vi tiêu dùng của khách hàng và từ những dữ liệu có được, đề ra giải pháp mới cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính

1) Phỏng vấn bằng hai hình thức trực tuyến và trực tiếp bằng cách sửdụng kịch bản phỏng vấn

Về việc xây dựng kịch bản phỏng vấn: nhóm chuẩn bị một bảng câu hỏi và sử dụng chung cho cả hai hình thức trên Bảng câu hỏi sẽ bao gồm hoàn toàn là

những câu hỏi mở và tối đa là 10 câu, trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể mở rộng thêm vài câu hỏi ngoài kịch bản để buổi phỏng vấn đạt được hiệu quả cao nhất và không gây nhàm chán cho người tham gia Nhóm chia đối tượng phỏng vấn ra làm 2 nhóm:

- Nhóm 1: Từ 15-25 tuổi Ở độ tuổi này nhóm sẽ ưu tiên phỏng vấn trực tuyến vì những người ở độ tuổi này sử dụng mạng xã hội nhiều hơn và mức độ họ sẵn sàng tham gia phỏng vấn cũng cao hơn nhóm 2.

- Nhóm 2: Từ 26-40 tuổi Nhóm sẽ ưu tiên tiếp cận vào nhóm đối tượng này khi đi phỏng vấn trực tiếp để quan sát được hành vi khi họ trả lời phỏng vấn Và nhóm đối tượng này sẽ giúp so sánh các ý kiến giữa các đối tượng có độ tuổi khác nhau.

Trang 6

Đối với phỏng vấn trực tiếp:

Nhóm sẽ thực hiện phỏng vấn cá nhân hoặc focus group interview – FGI (phỏng vấn nhóm tập trung) Tập trung vào nhóm đối tượng từ 15-25 tuổi Cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra ít nhất trong vòng một giờ đồng hồ và để đảm bảo sự chân thật và đầy đủ thông tin thì trong quá trình thực hiện phỏng vấn nhóm sẽ tiến hành ghi âm và ghi hình suốt cuộc phỏng vấn hoặc vẫn ghi âm nhưng chỉ chụp hình để làm minh chứng nghiên cứu, điều này sẽ làm cơ sở dữ liệu khai thác thông tin và hỗ trợ cho việc xem lại để phân tích khi viết báo cáo Nhóm sẽ phân chia nguồn nhân lực của mình theo nhóm (2 người), trong đó một thành viên sẽ thực hiện nhiệm vụ phỏng vấn, thành viên còn lại sẽ quan sát khách mời, nếu họ có dấu hiệu lơ đãng, mất tập trung, không chú ý vào người phỏng vấn thì thành viên này sẽ báo hiệu cho người phỏng vấn biết để họ chuyển chủ đề cuộc nói chuyện để xóa bỏ sự buồn chán của khách mời, giúp họ tập trung vào vấn đề để đạt được mục đích cuối cùng của buổi phỏng vấn Đồng thời, người quan sát cũng đảm nhận nhiệm vụ ghi âm, ghi hình để người phỏng vấn tập trung vào khai thác thông tin.

Khi nhóm tiến hành phỏng vấn trực tiếp thì sẽ mời người tham gia đến nơi mà họ cảm thấy thoải mái, tự nhiên vì thời gian cuộc phỏng vấn khá dài và để họ cảm thấy vui vẻ hơn khi chia sẻ thông tin.

Đối với phỏng vấn trực tuyến:

Thực hiện phỏng vấn trực tuyến qua các ứng dụng Zalo, Google Meet, Microsoft Teams, Zoom,

Và do 2 thành viên trong nhóm cùng tham gia phỏng vấn: Khác với phỏng vấn trực tiếp thì khi phỏng vấn trực tuyến cả 2 bạn sẽ thay phiên nhau hỏi đáp viên cũng như hỗ trợ lỗi kỹ thuật (nếu có) Trong trường hợp 1 thành viên gặp sự cố về đường truyền thì vẫn sẽ còn 1 thành viên tham gia cuộc phỏng vấn Hoặc 1 thành viên sẽ phỏng vấn 1 ứng viên, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Sẽ bật camera suốt quá trình phỏng vấn Nếu người tham gia phỏng vấn không đồng ý thì sẽ chụp hình lại để làm minh chứng.

Thời lượng cuộc phỏng vấn vẫn ít nhất là một tiếng đồng hồ.

Trang 7

Khi phỏng vấn trực tuyến thì vẫn sẽ ghi âm, ghi hình, chụp ảnh trong quá trình

phỏng vấn.

2) Sử dụng các thông tin thứ cấp của các cuộc nghiên cứu khác

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của reviewer đến hành vi tiêu dùng của khách hàng

trong lĩnh vực ẩm thực thông qua cơ sở dữ liệu Marketing đã được tổng hợp từ trước đó, nhóm sẽ chọn những nghiên cứu mang tính tin cậy cao, minh bạch để lập bảng câu hỏi phỏng vấn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu từ 15-25 tuổi

Theo kết quả nghiên cứu thu thập được từ tám đáp viên tham gia phỏng vấn online, tất cả đều xem các review về ẩm thực trên mạng xã hội, họ thường xem trên các nền tảng như: Facebook, Youtube và đặc biệt là TikTok Sở dĩ họ thường xem review trên các trang mạng đó là vì sự thú vị, giải trí và nhằm phục vụ cho việc thu thập thông tin Trong đó, TikTok đang là một nền tảng video ngắn được các bạn trẻ quan tâm, chú ý và rất được yêu thích hiện nay TikTok còn là một nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới Chính vì thế, các reviewer sẽ đánh mạnh vào thị trường này nhằm xây dựng thương hiệu cá nhân, tăng mức độ tin tưởng trong lòng khách hàng.

Trải qua quá trình thu thập thông tin về các reviewer mà các đáp viên yêu thích và theo dõi thì có những lựa chọn khác nhau như Bông Tím, Tạ Công Bằng, Ngọc Khánh, Khoai Lang Thang, My bánh bao, Hoàng Lam Foodie, Cáo nhỏ, BabykopoHome, Mẫn Mẫn Vlog, Amie, Quang không gờ, Nhân đi ăn, Ăn sập Sài Gòn, Yến Nhi, Vĩnh thích ăn ngon, Canquetsaigon Tuy nhiên, hai đáp viên không theo dõi cố định một reviewer mà xem dựa vào đề xuất trên xu hướng Ngoài ra, các đáp viên không nhớ hết các reviewer mà họ theo dõi, điều đó cho chúng ta thấy rằng số lượng người tham gia reviewer là một con số không hề nhỏ

Theo kết quả cho thấy hai trong số tám đáp viên một phần sẽ dựa vào sự nổi tiếng của các reviewer còn lại dựa vào cách nói chuyện và cách chia sẻ cảm nhận xem có phù hợp với quan điểm của họ hay không, sự chân thật khi đánh

Trang 8

giá, nhận xét các món ăn, ngoài ra còn dựa vào yếu tố của món ăn Có đáp viên xem vì mình muốn tìm đến những địa điểm ăn ngon, phù hợp với túi tiền và muốn khám phá những quán ăn mới lạ ở Sài Gòn Người khác lựa chọn xem vì review có tâm, quay hình đẹp, cung cấp những thông tin cần thiết như: giá tiền, địa điểm, những lưu ý cần thiết, những đặc trưng ở địa điểm đó Còn hai đáp viên xem dựa vào đề xuất, xem ngẫu nhiên, họ xem không dựa vào yếu tố cụ thể nào Qua đó, ta nhận thấy xu hướng hiện nay của giới trẻ không chỉ đơn giản dừng lại ở việc xem dựa vào sự nổi tiếng của một reviewer nào đó mà họ còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác để đánh giá, nhận xét về chất lượng của các clip review mà các reviewer đăng tải Chính vì thế mà các reviewer nên nắm bắt nhu cầu tâm lý của giới trẻ để đạt được mục tiêu mà mình đề ra trong lĩnh vực này.

Sáu đáp viên nhận thấy rằng các video review chưa đủ thôi thúc họ đến trải nghiệm ở những địa điểm đó và chỉ có hai đáp viên là cảm nhận được sự thôi thúc muốn đến trải nghiệm sau khi xem review Về nhóm chưa bị thôi thúc thì có người lại cho rằng họ cần phải có nhu cầu trước, họ không tin tưởng lắm vào các video đó, có một số reviewer thì chân thật, nhưng cũng có rất nhiều reviewer nhận tiền để quảng cáo nên họ xem chỉ để giải trí là chính Họ có thể sẽ ghi chú lại để có cơ hội sẽ đến chứ không nhất thiết phải đi ngay lập tức Ngoài ra, có người nhận thấy rằng cần tham khảo ý kiến từ bạn bè tại Thành Phố Hồ Chí Minh trước khi ra quyết định, xem thêm ý kiến ở phần bình luận để biết thêm thông tin từ nhiều nguồn Còn đối với nhóm đáp viên nhận thấy đã đủ thôi thúc để đến đó trải nghiệm thì chia sẻ rằng mục đích khi họ xem các video review là để tìm được những quán ăn ngon, mới lạ Qua đó, cho thấy 3/4 đáp viên sẽ không bị thôi thúc bởi các video review vì nhiều nguyên do, điều này là một tín hiệu cảnh báo cho các reviewer nên thay đổi cách thức tiếp cận nhằm gia tăng lòng tin với người xem.

Thông qua việc theo dõi các video review, một số đáp viên cho biết rằng họ đã nhận được những lợi ích nhất định như: những kiến thức về ẩm thực, biết được một số thông tin về địa điểm, món ăn, giá cả, khung cảnh, giúp họ tiết kiệm được thời gian Hai người khác nhận thấy lợi ích khi xem các review mang lại

Trang 9

là sự giải trí và lợi ích lớn nhất là có thêm địa điểm ăn uống mới Đó cũng chính là mục tiêu mà reviewer mong muốn mang lại cho người xem của mình Từ những lợi ích trên, có bốn đáp viên sẽ không thay đổi địa điểm ăn uống quen thuộc của mình để trở thành khách hàng trung thành của quán mới vì họ thuộc tuýp người theo chiều hướng ổn định nên quen với các dịch vụ mà quán cũ mang lại và khi thích quán ăn nào thì sẽ ăn quán đó, trừ khi quán ăn được review thực sự hấp dẫn họ thì có thể thêm vào danh sách các quán ăn yêu thích Có người yêu thích những món ăn quen thuộc và gần với chỗ họ ở, tiện lợi khi mua và họ là tuýp người rất trung thành, vì vậy họ sẽ rất khó thay đổi Bên cạnh đó vẫn có các đáp viên còn phân vân Nghĩa là nếu những địa điểm đó gần chỗ ở, di chuyển thuận tiện, thì sẽ trở thành khách hàng thường xuyên Còn nếu những địa điểm đó quá xa hoặc giá thành quá đắt thì sẽ cân nhắc Ngoài ra còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng để so sánh như giá, chất lượng phục vụ, món ăn, chất lượng đồ ăn, địa điểm nếu họ thấy địa điểm mới đáp ứng được nhu cầu của họ thì sẽ xem xét thay đổi địa điểm và có thể sẽ trở thành khách hàng trung thành của quán mới Theo mẫu mà nhóm tiến hành nghiên cứu, hiện nay các bạn trẻ là có xu hướng thích trải nghiệm những điều mới mẻ nhưng chưa muốn thay đổi hành vi tiêu dùng của mình.

Đối với việc người xem ưu tiên giữa việc ăn tại một quán ăn ngẫu nhiên hay xem các review trước khi lựa chọn điểm đến thì nhóm có kết quả như sau: có ba đáp viên nhận thấy điều đó sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích ăn uống của từng người Bốn người khác thì lại ưu tiên xem các review trước khi lựa chọn điểm đến vì họ mong muốn trải nghiệm nhiều địa điểm mới, theo họ khi ăn ngẫu nhiên sẽ gặp các tình huống bất ngờ như giá quá đắt, thức ăn không ngon Khi xem review rồi đến trải nghiệm sẽ biết được giá thành, địa chỉ, chất lượng món ăn, phục vụ Có đáp viên vẫn xem review nhưng bên cạnh đó sẽ hỏi ý kiến của bạn bè trước do không tin tưởng vào các clip review 100% Qua đó ta có thể thấy được thời đại công nghệ càng phát triển thì nhu cầu cũng như nhận thức của giới trẻ cũng không ngừng tăng lên, họ sẽ ưu tiên tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra một quyết định nào đó, nắm bắt được tâm lý này, càng ngày càng có nhiều người trở thành reviewer, đặc biệt là reviewer ẩm thực.

Trang 10

Sau khi chia sẻ về những trải nghiệm trên, các đáp viên chia thành hai luồng ý kiến khác nhau về việc lựa chọn ăn tại quán ngẫu nhiên hay việc lựa chọn xem review trước Một luồng ý kiến cho rằng, sau khi biết được lợi ích từ reviewer mang lại, họ thường xem review trước khi đi ăn để có được thông tin về chất lượng món ăn, giá, phong cách quán, thái độ phục để họ có sự chuẩn bị trước về chi phí hay về trang phục Luồng ý kiến khác lại cho rằng, họ thích sự ngẫu nhiên, sự bất ngờ thú vị nên dù biết lợi ích mà xem review mang lại, họ vẫn chọn tự trải nghiệm để có cảm giác mới lạ (chúng tôi đã loại bỏ sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian) Vậy với cách lựa chọn này, các đáp viên chia ra thành hai nhóm là người thích sự an toàn, và người thích bước ra khỏi vùng an toàn Với hai nhóm người này, từ ngày tiếp xúc với những clip review ăn uống cũng chịu mức độ ảnh hưởng khác nhau về hành vi Người thích nằm ở vùng an toàn họ luôn xem review trước và cân nhắc cùng người thân trước khi đi ăn uống Từ ngày họ xem clip review, họ có nhiều sự lựa chọn hơn về món ăn, đủ can đảm thử các món mới lạ, tần suất đi ăn ngoài cũng nhiều hơn vì họ đã có một vài thông tin, đủ tự tin hơn để đến với một quán ăn mới và có kiến thức để chọn quán ăn kỹ lưỡng hơn Còn nhóm người thích sự mới lạ thì không bị ảnh hưởng về hành vi, thói quen ăn uống không thay đổi nhiều mà chủ yếu họ chọn vị trí gần nhà để chọn quán ăn.

Khi được hỏi về mức độ tin tưởng đối với các reviewer, các đáp viên đều thống nhất câu trả lời là chỉ tin tưởng một phần vì họ đánh giá cao trải nghiệm cá nhân, họ xem những video review như một sự tham khảo nhưng không quá tin tưởng vì họ luôn có định kiến rằng các review đều được nhận hoa hồng, phí quảng cáo dù ít hay nhiều và các clip đều có sự dàn dựng Định kiến này sẽ càng tăng khi đáp viên là người có lượng kiến thức nhất định đặc biệt là về marketing hoặc social media Họ chỉ tập trung những reviewer uy tín mà họ đã xác thực.

Dù có kiến thức về marketing hoặc social media hay không thì tất cả đáp viên đều cho rằng KOC sẽ là người đáng tin cậy và có tác động đến quyết định ăn

Trang 11

uống của khách hàng hơn, do họ có định kiến rằng KOLs sẽ nhận hợp đồng quảng cáo và họ sẽ luôn nói tốt về sản phẩm mà họ đang quảng cáo, họ có sự chuyên nghiệp trong cách xây dựng clip quảng cáo gây sai lệch thực tế Còn KOC là đại diện cho người tiêu dùng phản ánh lên các vấn đề và dù có nhận tiền hoa hồng thì họ vẫn lựa chọn có sự cân nhắc kĩ hơn KOLs Thêm vào đó, trong giai đoạn này thì xu hướng KOC đang nổi lên và đang có tầm ảnh hưởng Tuy nhiên, một đáp viên đã chọn KOLs có ảnh hưởng hơn do thời gian các bạn ấy xây dựng hình ảnh cũng như thương hiệu là khá lâu để họ có lượng người theo dõi nhiều như vậy nên là họ sẽ rất cân nhắc trong việc quảng bá cho một thương hiệu nào đó.

Khi được hỏi về tiêu chí để đáp viên tin vào KOC thì các đáp viên đều cho rằng, ngoại hình không quan trọng, nhưng giọng nói gần gũi, chân thật, cử chỉ, ánh mắt thân thiện là điều cần thiết Ngoài ra, họ phải là người có kiến thức về món ăn mà họ review Đặc biệt, sự tin tưởng còn phụ thuộc vào đời sống cá nhân, sự uy tín của reviewer, đời sống của họ tạo cho người khác sự tin tưởng dẫn đến các clip của họ cũng sẽ gây ra được những ấn tượng khiến mọi người tin tưởng và phải có tầm ảnh hưởng nhất định Cho nên khi chọn KOC để đại diện cho thương hiệu mình, doanh nghiệp cần chọn lọc kỹ lưỡng và nắm rõ thông tin về đời tư của các KOC mình chọn, tránh để những thông tin tiêu cực của reviewer làm ảnh hưởng đến thương hiệu của mình.

Theo sự đánh giá của các đáp ứng, các reviewer có mức ảnh hưởng nhất định đến thương hiệu vì hiện nay thì số lượng người sử dụng mạng xã hội rất nhiều nên khi một người có tầm ảnh hưởng review một thương hiệu nào đó thì sẽ có sự tác động đến tâm lý của khách hàng, làm tiền đề để người tiêu dùng sẽ cân nhắc và chọn lọc sản phẩm Chính vì vậy, bộ phận truyền thông của doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin và luôn trong tư thế sẵn sàng phản ánh lại các review sai lệch về hình ảnh của công ty.

Đối tượng từ 26-40 tuổi

Trang 12

Dựa vào kết quả phỏng vấn mà nhóm thu thập được, tám đáp viên đều dành thời gian để xem các review về ẩm thực trên mạng xã hội Họ thường xem với cùng mục đích là để phục vụ cho những trường hợp cần thiết Bên cạnh đó, có hai đáp viên xem review về ẩm thực với mục đích riêng là hỗ trợ cho công việc của bản thân, ngành nghề hướng đến truyền thông và marketing nên cũng tìm hiểu các xu hướng hiện tại Có đáp viên chọn TikTok, có người chọn Facebook, người khác chọn Youtube vì cho rằng trên Youtube thông tin chi tiết hơn, review có tâm và nhiệt tình hơn Vẫn có đáp viên chọn cả ba trang mạng xã hội trên Tuy nhiên, họ có một điểm chung là lựa chọn TikTok là nơi thường xem các review về ẩm thực nhất Hiện nay TikTok là trang mạng xã hội có tốc độ phát triển rất lớn, số lượng người sử dụng gia tăng theo từng ngày Qua các dữ liệu trên ta có thể thấy rằng mục đích của việc xem review về ẩm thực trên mạng xã hội còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cá nhân như ngành nghề, sở thích, suy nghĩ, quan điểm của các đối tượng nghiên cứu.

Các reviewer mà các đối tượng được phỏng vấn theo dõi cũng rất phong phú, phụ thuộc và sự yêu thích của họ: Cao Hoàng Mẫn, Vĩnh thích ăn ngon, My bánh bao, Nai Nguyễn, Phương Min, Nguyễn Thanh Nhí, Ăn sập Sài Gòn, Trang nhím Tròn và hành vi tìm kiếm các video review của các đối tượng cũng có sự khác biệt: xem một cách ngẫu nhiên khi nó vô tình xuất hiện, hoặc là chủ động tìm kiếm các clip review Bên cạnh đó, các đáp viên sẽ dựa trên một số quy tắc khi quyết định lựa chọn xem review: thứ nhất là về thái độ, thứ hai là về sự chân thật khi review và cuối cùng là việc cung cấp đủ thông tin Ngoài ra, có một đáp viên dựa vào yếu tố nổi tiếng Có hai đáp viên dựa vào yếu tố chỉnh sửa video, góc máy kích thích thị giác, quay hình kĩ, đẹp - đây là hai đáp viên có mục đích xem review để hỗ trợ cho công việc, ngành nghề cá nhân Qua đó, ta thấy rằng giới trẻ hiện nay vẫn luôn đề cao sự chân thật hơn là dựa vào mức độ nổi tiếng từ reviewer Bên cạnh đó, ngành nghề, công việc vẫn luôn có tác động đến các lối sinh hoạt, giải trí của các đáp viên Vì vậy, các reviewer phải luôn nắm bắt tâm lý của các đối tượng mục tiêu, nâng cao chất lượng, sự chân thật trong các video sản phẩm để thu hút được sự tương tác và theo dõi từ người xem

Trang 13

Có hai đáp viên nhận thấy các clip review đã đủ thôi thúc họ đến trải nghiệm và họ cũng đã đến trải nghiệm những địa điểm đó và nhận thấy được đáp ứng nhu cầu của họ Trong đó, có một đáp viên có trải nghiệm cho rằng độ chân thật là 80%, 20 % còn lại tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người Đáp viên còn lại đa phần cảm thấy hài lòng về trải nghiệm của mình, tuy nhiên đôi lúc thái độ phục vụ vẫn gây mất lòng khách hàng Hai người khác cho rằng không đủ thôi thúc vì bên cạnh những review chân thật thì vẫn có những review mang tính chất quảng cáo, tuy nhiên họ vẫn lưu lại các video ấy và sẽ xem lại khi có nhu cầu Bốn đáp viên khác lại cho rằng cần phải cân nhắc khi quyết định, bởi vì có người chỉ cần qua video review sẽ thôi thúc họ đến trải nghiệm, người khác lại cảm thấy qua video chưa đủ tin tưởng phải xem xét nhiều yếu tố như: chất lượng, mức độ vệ sinh, địa điểm xa hay gần, ngoài ra có đáp viên còn tham khảo thêm ý kiến của những người xung quanh Từ kết quả thu thập ở trên, các reviewer vẫn luôn phải đầu tư vào nội dung, thông tin và quan trọng nhất là sự chân thật, đưa ra các nhận xét đúng đắn, khách quan khi review về một địa điểm nào đó.

Về phần lợi ích khi xem review thì các đáp viên chia sẻ họ đã biết thêm nhiều địa điểm ăn uống, thông tin cơ bản về quán ăn (thực đơn, giá cả, thái độ phục vụ, không gian, cách bày trí của quán) Họ còn nhận được những lợi ích riêng: biết được xu hướng làm Marketing, các hoạt động review trên mạng xã hội, đánh giá được mức độ nổi tiếng của món ăn Các lợi ích mà review mang lại sẽ tùy thuộc vào cách mà khách hàng cảm nhận và nhìn nhận thông qua các clip review từ đó, rút ra được những lợi ích riêng cho bản thân phục vụ cho công việc và đời sống của mình

Dựa vào các lợi ích từ việc xem review, chỉ có hai trên tám đáp viên có ý định thay đổi địa điểm ăn uống quen thuộc để trở thành khách hàng trung thành của quán mới vì trước đây họ chỉ ghé các quán cố định, nhưng bây giờ họ có nhiều sự lựa chọn hơn Ba người khác thì không thay đổi vì họ cần tách biệt giữa quán để ăn và quán để thưởng thức vì họ cho rằng mục đích để xem các review trên mạng là thưởng thức và trải nghiệm Bên cạnh đó, ba đáp viên có sự cân

Ngày đăng: 15/04/2024, 11:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w