1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng

54 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn– Ths Người Thầy đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này.

Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề.

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớpchuyên khoa 1 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi Các số liệutrong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trìnhnghiên cứu khác Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Học viên

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒError!Bookmarknot defined.DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1 Cơ sở lý luận 3

1.1 Tổng quan về stress và stress nghề nghiệp 3

1.3 Biểu hiện/ dấu hiệu của Stress - Stress nghề nghiệp [3] 4

1.4 Yếu tố nguy cơ của Stress nghề nghiệp [3] 5

1.5 Các ảnh hưởng của stress nghề nghiệp [3,19] 6

2 Cơ sở thực tiễn 8

2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 8

2.2 Một số nghiên cứu trong nước 9

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 11

2.1 Giới thiệu khái quát về Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng 11

2.2 Mô tả vấn đề cần giải quyết 12

2.3 Kết quả đánh giá 14

2.3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 14

2.3.2 Thực trạng nguy cơ stress nghề nghiệp và biểu hiện của stress củađối tượng nghiên cứu 17

Trang 4

3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức của Điều dưỡng, hộ sinhcải thiện Stress nghề nghiệp của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh Viện Quốc tế sảnnhi Hải Phòng năm 2023. 29

KẾT LUẬN 32PHỤ LỤC : CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU 34

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 14

Bảng 2 Đặc điểm quá trình công tác đối tượng nghiên cứu 15

Bảng 3 Đặc điểm về môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu16Bảng 4 Biểu hiện về cơ thể của đối tượng nghiên cứu 17

Bảng 5 Biểu hiện về rối loạn cảm xúc của đối tượng nghiên cứu 17

Bảng 6 Biểu hiện về rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu 18

Bảng 7 Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực công việc 19

Bảng 8Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực người bệnh và người nhà ngườibệnh 19

Bảng 9 Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực đồng nghiệp/ cấp trên 20

Trang 7

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã coi stress nghề nghiệp là mối đe doạnguy hiểm của thế kỷ XXI Stess có thể trở thành những vấn đề ảnh hưởng đếnsức khoẻ lớn nhât, vượt qua cả bệnh hệ tim mạch và bệnh truyền nhiễm Stressnghề nghiệp là yếu tố gây tổn thương chủ yếu cho hệ thần kinh, góp phần làmgia tăng tỷ lệ các bệnh tim mạch, cơ xương khớp cũng như tăng tỷ lệ nghỉ hưusớm do thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều áp lực Ảnh hưởng củastress nghề nghiệp đến sức khỏe là stress, lo âu, trầm cảm, không thoả mãn vớicông việc, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, nghiện rượu, [9].

Do đặc điểm nghề nghiệp, nhân viên y tế nói chung luôn phải đối mặt và liênquan đến tính mạng con người, vì vậy, áp lực từ công việc là điều không thể tránhkhỏi Thêm vào đó, nhu cầu chăm sóc sưc khoẻ ngày một nâng cao nên càng đỏihỏi ngành Y tế và các nhân viên y tế phải nâng cao cả về số lượng, chất lượng vàcác dịch vụ chăm sóc sưc khoẻ Điều này càng làm gia tăng sức ép dẫn đến tỷ lệstess nghề nghiệp ngày một gia tăng trong nhân viên y tế [2] Việc đánh giá Stressnghề nghiệp giúp hỗ trợ về mặt tinh thần, giúp nhân viên y tế thoải mái hơn trongnghề nghiệp và nâng cao hiệu quả, năng suất trong công việc Chính vì các lý dotrên chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề ”Thực trạng Stress nghề nghiệp củađiều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng.” Bao gồm các mụctiêu sau đây

Trang 8

1.Mô tả thực trạng Stress nghề nghiệp của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng năm 2023

2 Đề xuất một số giải pháp để cải thiện Stress nghề nghiệp của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1 Cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan về stress và stress nghề nghiệp

Stress được Hans Selye định nghĩa theo thuật ngữ chung là một hộichứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từmôi trường Stress nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêucầu và khả năng lao động [13].

Mặc dầu có nhiều yếu tố ở nơi làm việc là nguyên nhân của stress, có thểlà gánh nặng quá tải hoặc dưới tải nhưng khả năng dự đoán phản ứng stress ởbất kỳ cá nhân nào cũng còn rất nghèo nàn Sự đo lường stress rất khó khăn bởivì nó còn đang được tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, stress về tâm lý xã hộikhông thể được xác định một cách rõ ràng Thứ hai, khả năng biến đổi lớn củamỗi cá thể đối với sự tiếp nhận stress Thứ ba, stress về tâm lý-xã hội và điềukiện tâm-thể không luôn thay đổi song song Hơn thế nữa, các triệu chứng khóxác định như mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, khó ngủ lại là các triệu chứng đặctrưng của stress [9].

Khái niệm stress được các nhà tâm lý học Việt Nam định là những yếu tố bấtlợi bên ngoài kích thích tác động mạnh vào con người Nó là phản ứng sinh lý vàtâm lý của con người khi đối phó với những tác động đó Stress bình thường gópphần giúp con người thích nghi với môi trường sống khi đặt con người vào quátrình thích ứng với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một trạng thái cân bằngmới Tuy nhiên nếu sự đáp ứng của cá nhân với stress không đầy đủ, không phùhợp thì cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý về thể chất và tâm lýcủa con người sẽ xuất hiện [2].

Trên thế giới, stress nghề nghiệp được định nghĩa là một tình huống trong đócác yếu tố liên quan đến công việc tương tác với một nhân viên, những yếu tố đó làmthay đổi tâm lý và sinh lý theo cách mà người đó bị buộc phải đi chệch hướng từ hoạtđộng bình thường Stress nghề nghiệp được CDC định

Trang 10

nghĩa là các phản ứng có hại về thể chất và cảm xúc xảy ra khi các yêu cầu củacông việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hoặc nhu cầu của người laođộng Stress nghề nghiệp còn được hiểu là sự tương tác giữa môi trường côngviệc với đặc điểm của nhân viên, yêu cầu công việc thêm và những áp lựckhiến người đó không thể làm nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả [19] 1.2.Nguyên nhân [2,9]

Stress do công việc là những phản ứng có hại về mặt cảm xúc và cơ thể,xuất hiện khi yêu cầu của công việc vượt quá khả năng đối phó hay kiểm soátcủa bản thân Đó cũng có thể là sự mất cân bằng gây căng thẳng quá mức giữayêu cầu của công việc và cuộc sống cá nhân.

Nguyên nhân gây stress từ công việc được xác định là do những thay đổi vềthời gian làm việc, nơi làm không ổn định (công ty dễ phá sản, sáp nhập), yêu cầucông việc cao (tăng năng suất, giảm chi phí ), thiếu nhân lực hay phương tiện,làm nhiều việc hay nhiều giờ Môi trường làm việc đông người, ồn ào, nóng,không thoáng, nguy hiểm, không khí ô nhiễm, tư thế gò bó cũng dễ gây rastress Ngoài ra, phong cách quản lý thiếu sự tham gia của nhân viên trong việc raquyết định, các bộ phận trong đơn vị không liên kết với nhau, thiếu những chínhsách tạo sự thân mật trong đơn vị, không quan tâm, bất tài, chuyên quyền, kiêucăng, không thể tiếp cận, không thành thật, đe dọa cũng là nguyên nhân gâystress do công việc.

Những người làm nhiều việc, hoàn thành trong thời gian quá ngắn, ít khoảngnghỉ giữa giờ, thời gian làm việc quá dài, làm ca, việc đơn điệu không cần sử dụngđến kỹ năng hoặc quá nhiều xung đột, quá nhiều trách nhiệm, quá nhiều sếp chỉhuy có nguy cơ đối diện với stress cao hơn người khác Bên cạnh đó, công việckhông ổn định, ít cơ hội thăng tiến, không học hỏi thêm được gì, thay đổi nhiệmvụ quá nhanh cũng dễ gây ra stress.

1.3 Biểu hiện/ dấu hiệu của Stress - Stress nghề nghiệp [3]

Stress là một kích thích tác động mạnh vào con người, là phản ứng sinh lý vàtâm lý của con người đối với tác động đó Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối

Trang 11

với stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không tạo nên một sự cânbằng mới thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, biểu hiện ra bênngoài với những dấu hiệu về thể chất và tâm lý.

Về mặt tâm lý, khi bị stress con người cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lo lắng, cóthể gây khó ngủ và thường xuyên cáu gắt với người xung quanh Người bị stress khóthể thư giãn hay tập trung vào một việc gì đấy dẫn đến khó suy nghĩ logic và đưa raquyết định chính xác Đồng thời người bị stress cũng cảm thấy chán nản với côngviệc và không muốn gắn bó với công việc đang làm.

Khi bị stress nghề nghiệp, ngoài những biểu hiện về tâm lý, con người cũngbiểu hiện một số dấu hiệu về mặt thể chất Đó là những biểu hiện về bệnh tim nhưhồi hộp trống ngực, loạn nhịp tim Người bị stress thấy đau đầu, có thể có tănghuyết áp Những biểu hiện về rối loạn tiêu hóa dễ gặp ở người bị stress là chán ăn,ăn không tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng Ngoài ra những biểu hiện về mặt cơxương cũng xuất hiện như đau thắt lưng.

1.4 Yếu tố nguy cơ của Stress nghề nghiệp [3]

Stress nghề nghiệp liên quan đến tổ chức công việc, thiết kế công việc và quanhệ lao động Stress nghề nghiệp xảy ra khi nhu cầu của công việc không phù hợphoặc vượt quá khả năng của người lao động hoặc khi kiến thức, khả năng của ngườilao động không phù hợp với kỳ vọng của tổ chức Tổ chức Lao động Thế giới (ILO)xác định các yếu tố gây stress nghề nghiệp vào năm 1984, đó là sự tương tác giữamôi trường làm việc, nội dung công việc, điều kiện tổ chức với năng lực, nhu cầu,văn hóa công việc cá nhân của người lao động.

Nội dung công việc bao gồm các lĩnh vực đó là loại công việc thường mang tínhchất đơn điệu, kém kích thích, thiếu sự đa dạng, người lao động cảm thấy vô nghĩa,không hứng thú khi làm việc Khối lượng và tiến độ công việc quá nhiều hoặc quá ítđể làm, áp lực thời gian làm việc cũng là nguyên nhân gây stress Giờ làm việc là nộidung thường gây stress nhất khi quá nghiêm ngặt hoặc không linh hoạt, thời gian làmviệc quá dài, đột xuất Một lĩnh vực gây stress trong nội dung công việc đó là thiếu sựtham gia vào việc ra quyết định,

Trang 12

thiếu kiểm soát quá trình làm việc về thời gian hoàn thành, tốc độ hoàn thành,phương pháp làm việc.

Môi trường công việc bao gồm việc phát triển nghề nghiệp và trả lương Stressxảy ra khi người lao động cảm thấy không an toàn trong công việc, thiếu cơ hội thăngtiến hoặc thăng tiến quá mức, trả lương chậm và hệ thống đánh giá hiệu suất không rõràng hoặc không công bằng, bị khiển trách quá mức hoặc kém kỹ năng trong côngviệc Môi trường công việc còn đề cập tới vai trò trong tổ chức như việc không rõràng, các vai trò mâu thuẫn nhau cũng dễ gây stress Mối quan hệ giữa các cá nhânnhư không hỗ trợ, mối quan hệ kém với đồng nghiệp, tình trạng bắt nạt, quấy rối vàbạo lực, bị cô lập trong môi trường làm việc là nguyên nhân phổ biến gây stress nghềnghiệp Vấn đề giao tiếp giữa đồng nghiệp, giao tiếp với lãnh đạo chưa hiệu quả cũngđược đề cập tới trong những nguyên nhân thuộc môi trường làm việc.

Stress nghề nghiệp là một vấn đề được công nhận trong chăm sóc sức khỏecộng đồng Điều dưỡng là một nghề nghiệp có mức độ stress cao Stress nghề nghiệpđối với điều dưỡng lần đầu tiên được đánh giá bằng Menzies Ông xác định bốnnguồn gây stress trong điều dưỡng là: Chăm sóc người bệnh, ra quyết định, chịu tráchnhiệm và sự thay đổi Các vai trò công việc của người điều dưỡng dựa trên lao độngthể chất, tâm lý cảm xúc đau khổ của con người, giờ làm việc, nhân sự và các mốiquan hệ giữa các cá nhân với nhau.

1.5 Các ảnh hưởng của stress nghề nghiệp [3,19]

Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp tới cá nhân

Stress nghề nghiệp ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau.Stress nghề nghiệp kéo dài có thể gây ra những bất thường và rối loạn chức nănghành vi trong công việc Ngoài ra stress còn làm giảm sức khỏe thể chất và tinh thầnnhư giận dữ, nóng nảy thường xuyên, sống khép mình, không thích tiếp xúc với mọingười xung quanh Trong trường hợp cực đoan, stress kéo dài gây nên các vấn đề tâmlý dẫn đến các rối loạn tâm thần và có thể tham gia vào các hoạt động không lànhmạnh như hút thuốc lá và lạm dụng thuốc để tìm lại

Trang 13

sự cân bằng.

Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp tới tổ chức làm việc.

Stress nghề nghiệp có thể gây ra thách thức lớn đối với sức khỏe và hiệu suấtlàm việc của người lao động trong tổ chức như làm tăng tỉ lệ nghỉ việc, giảm hiệusuất làm việc của nhân viên chủ chốt và một số lượng lớn nhân viên dẫn đến tăngsố lượng lao động tuyển thêm để đáp ứng công việc Ngoài ra stress nghề nghiệpcòn làm tăng tỉ lệ thực hành không an toàn và tỉ lệ tai nạn nghề nghiệp Nhữngảnh hưởng trên làm cho khiếu nại giữa khách hàng và tổ chức tăng lên, gia tăngmâu thuẫn pháp lý Hậu quả sau cùng là làm hỏng hình ảnh của tổ chức đối vớinhân viên và bên ngoài

Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp đối với điều dưỡng.

Stress gây nên những tình trạng rối loạn về mặt thực thể và tâm thần củaĐDV như mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, tăng huyết áp Những rối loạn này dẫn đếngiảm trí nhớ, khả năng tập trung, hiệu quả công việc, gián tiếp dẫn đến tỉ lệ nghỉviệc tăng lên Stress nghề nghiệp còn làm cho ĐDV thiếu tự tin, khả năng ra quyếtđịnh kém, giảm trình độ chuyên môn, giảm sự hài lòng trong công việc Hậu quảnặng nề stress nghề nghiệp mang lại không riêng gì với ĐDV mà còn đối vớingười bệnh, hệ thống y tế đó là gây nên sự xa lánh, giảm tiếp xúc với người bệnhdẫn tới giảm chất lượng chăm sóc Ngoài ra còn gây nên tình trạng thiếu hụt nhânlực điều dưỡng do tăng tỉ lệ bỏ việc.

Tuy nhiên, stress không hoàn toàn gây hại Nếu chủ thể có phản ứng tíchcực thích nghi với những tác nhân của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơthể gây stress thì khi đó stress sẽ là yếu tố tạo động lực thúc đẩy cá nhân pháttriển, phát huy năng lực tiềm tàng của bản thân.

Hầu hết các ĐDV đều nhận thức được nghề nghiệp và môi trường làm việc dẫntới stress nghề nghiệp ở mức độ cao Mỗi ĐDV có những cách phòng ngừa ứng phóvới stress khác nhau khi đối mặt với stress Phần lớn ĐDV tập trung ở cách phòngngừa, còn lại lựa chọn cách ứng phó với stress Nghiên cứu của Phạm Thị Hằng tạiBVĐK tỉnh Nam Định chỉ ra hầu hết các ĐDV phòng

Trang 14

stress bằng cách tâm sự với người khác, quản lý sắp xếp lại thời gian và luânphiên vị trí làm việc Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tập thiền, Yoga, khí công là cácbiện pháp các điều dưỡng thường sử dụng để ứng phó với stress.

2 Cơ sở thực tiễn

Stress và stress nghề nghiệp của nhân viên y tế là mối quan tâm của nhiềunghiên cứu Sau đây là một số nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Một nghiên cứu tại Ấn Độ của Sharma Parul cùng cộng sự đã thực hiện nghiêncứu cắt ngang có phân tích trên 100 ĐDV tại bệnh viện Swami Vivekanand, Ấn Độvào năm 2014 Nghiên cứu sử dụng thang đo Perceived Stress Scale (PSS) của DavidFontana Các ĐDV trong nghiên cứu này báo cáo tình trạng stress vừa phải là 51% vàstress ở mức độ nghiêm trọng là 3% Yếu tố chủ yếu gây ra stress nghề nghiệp là tháiđộ không tốt tới từ bác sĩ Stress về thời gian cũng được các ĐDV báo cáo là yếu tốdẫn đến stress nghề nghiệp

[17] Ngoài ra nghiên cứu các yếu tố khác như thái độ của người bệnh, khôngkhu vực riêng dành cho nữ giới, khối lượng công việc nhiều và mức lươngthấp cũng là những yếu tố gây Stress cho nhân viên y tế.

Một nghiên cứu khác của Zeyu Qin và cộng sự năm 2015 tại ba bệnh việnlớn ở Trung Quốc để điều tra mức độ ảnh hưởng của stress đến ĐDV ở TrungQuốc Nghiên cứu của cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở mức độ lần lượtlà 35,8%, 37,3% và 41,1% Nghiên cứu chỉ ra khối lượng công việc và phảilàm việc theo ca là yếu tố lớn nhất gây stress ở 394 ĐDV Các ĐDV hợp đồngngắn hạn có mức độ stress cao hơn ĐDV có hợp đồng vĩnh viễn Ngoài raĐDV làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt có mức độ stress cao nhất trongtất cả các khoa được điều tra (1,32 ± 0,948) Tình trạng stress có liên quanđáng kể tới tuổi, kinh nghiệm, thay đổi vị trí làm việc, mối quan hệ với đồngnghiệp [14].

Anuradha Davey cùng cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tại bệnh việnSwami Vivekanand Nghiên cứu đã chỉ ra có 89% ĐDV bị stress từ mức độ nhẹ

Trang 15

đến nghiêm trọng khi tiến hành nghiên cứu mức độ stress của ĐDV tại bệnhviện Các yếu tố gây stress phổ biến là thái độ kém của người bệnh nam, khôngcó nhà vệ sinh riêng cho nữ điều dưỡng, khối lượng công việc tăng và mứclương không đủ Mức độ stress nghiêm trọng đòi hỏi phải có biện pháp khắcphục là một người Nguyên nhân chủ yếu được các ĐDV thừa nhận gây stresslà không có thời gian nghỉ ngơi [11].

2.2 Một số nghiên cứu trong nước

Năm 2013, Trần Thị Ngọc Mai tiến hành trên 299 ĐDV lâm sàng đang theo họchệ cử nhân vừa làm vừa học của trường Đại học Thăng Long và Đại học Thành Tâyvới mục đích mô tả thực trạng stress nghề nghiệp và tìm hiểu một số yếu tố liên quantới stress của ĐDV nêu trên năm 2013 Tại đây, nghiên cứu đã chỉ ra một số tác nhângây stress thường xuyên nhất và mức độ cao nhất đối với ĐDV là các nhóm liên quanđến: Chứng kiến cái chết và sự chịu đựng đau đớn của bệnh nhân với mức độ gâystress là 1,64, tần suất 0,83; và Khối lượng công việc lớn với mức độ gây stress là1,42 tần suất 0,99 Các điều dưỡng làm việc ở khoa Hồi sức cấp cứu có tần suất mắcstress cao hơn điều dưỡng làm ở các khoa khác với điểm đánh giá trung bình là 52,2[8].

Năm 2015, Một nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ nghiên cứu là thang đoDASS 21 Đó là nghiên cứu Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Liên Hương đã thựchiện nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích trên 600 ĐDV có hợp đồng lao độngtrên 1 năm tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng với mục đích mô tả thực trạngstress của ĐDV và tìm hiểu mối liên quan giữa khối lượng, áp lực công việc và cácmối quan hệ trong công việc với tình trạng stress của ĐDV tại bệnh viện Hữu NghịViệt Đức năm 2015 Các yếu tố liên quan tới stress của ĐD gồm tham gia công tácquản lý Mối quan hệ với đồng nghiệp và mâu thuẫn với cấp trên Cụ thể những ĐDVcó kiêm nhiệm cả công tác quản lý có nguy cơ bị stress cao gấp 5,2 lần, mối quan hệvới đồng nghiệp ở mức bình thường/không tốt có nguy cơ stress cao gấp 2,3 lần, từngcó mâu thuẫn với cấp trên có nguy cơ stress cao gấp 4,3 lần so với nhóm so sánh[10].

Trang 16

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh năm 2017 cho thấy tỷ lệ stress củađiều dưỡng, hộ sinh đang làm việc tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng của Bệnhviện Sản - Nhi Bắc Giang là 13% Theo mức độ stress, tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinhbị stress nhẹ là: 3,5%, vừa: 3,5%, nặng: 4% và rất nặng: 2% Một số biểu hiệnstress chiếm tỷ lệ cao là: chán nản, thất vọng 34,8%, khô miệng 29,3%, không cònhứng thú 28,3%, lo lắng 26,8%, không còn cảm xúc tích cực 20,7% Điều dưỡng,hộ sinh làm việc tại các khoa chăm sóc sơ sinh, sản 1, tự nguyện, có tỷ lệ stresscao lần lượt là: 35,48%, 26,32%, 31,26% Điều dưỡng, hộ sinh có công việc hiệntại là thường xuyên tiếp xúc với tình huống xấu của người bệnh có tỷ lệ stress caonhất là 41,7% [1].

Năm 2019, Phạm Thị Hằng cùng cộng sự tìm hiểu thực trạng stress củaĐDV Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Nam Định Phương pháp cắt ngang kết hợpđịnh tính và định lượng, được tiến hành trên 158 ĐDV đang làm việc tại BVĐKtỉnh Nam Định trong khoảng thời gian từ 3/2018 đến 11/2018 Nghiên cứu sửdụng thang đo Dass 42 để đánh giá, sàng lọc stress ở ĐDV và sử dụng bảng hỏi,bảng phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin từ các ĐDV đang làm việc tại BVĐKtỉnh Nam Định để tìm hiểu sự hiểu biết về stress, các biểu hiện, mức độ, nguyênnhân gây stress và cách ứng phó với stress của cán bộ điều dưỡng Stress củaĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định biểu hiện về mặt thực thể dễ nhậnthấy nhất là nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, suy nghĩ miên man, biểu hiện về mặttâm lý tập trung chủ yếu ở biểu hiện: Hay cáu giận, khó tính Về cách phòng ngừavà ứng phó với stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định gồm có 11 cách phòngngừa và 6 cách ứng phó tương ứng với các mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng,không bao giờ Trong đó cách phòng ngừa được sử dụng thường xuyên nhất làtâm sự với người khác, quản lý sắp xếp lại thời gian và đọc sách báo, xem tivi [6].

Trang 17

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Thực trạng Stress nghề nghiệp của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh ViệnQuốc tế sản nhi Hải Phòng

2.1 Giới thiệu khái quát về Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng

Ngày 01/01/2021 là mốc son quan trọng cho sự ra đời của Bệnh việnQuốc tế Sản Nhi Hải Phòng, Bệnh viện – Khách sạn hiện đại bậc nhất, mangtới những dịch vụ y tế chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 18.000 m2, quy mô lên đến 470 giườngbệnh, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng là nơi duy nhất trên địa bàn thànhphố hoạt động theo mô hình khám chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng.

Hình 1: Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng

Được thành lập và vận hành trong bối cảnh dịch Covid19 phức tạp và khólường, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng luôn tập trung cao cho công tác

Trang 18

phòng chống dịch bệnh Covid 19, triển khai đồng bộ các biện pháp phòngchống dịch, theo 37 tiêu chí bệnh viện an toàn.

Số nhân lực đến tháng 12/2022 là 375 nhân viên, trong đó có 97 bác sĩ,Dược sỹ: 10; Điều dưỡng: 164; kỹ thuật viên: 23; nữ hộ sinh: 20; chuyên mônkhác: 61

Trong năm 2022, Bệnh viện đã tiếp nhận tổng số 146,138 lượt khám chữabệnh của người dân Hải Phòng và cả các vùng lân cận, trong đó: khám Sảnkhoa là 24,898 lượt, khám Phụ khoa là 15,915 lượt, khám Nhi khoa là 72,594lượt, Hỗ trợ sinh sản có 12,332 lượt khám, Phẫu thuật thẩm mỹ có 1305 lượtkhám và Vaccine có 40,225 lượt tiêm chủng.

Tổng số phẫu thuật trong năm 2022 của Bệnh viện là 4,333 ca, thủ thuậtlà 5,533 ca.

Đối với mảng cận lâm sàng, Chẩn đoán hình ảnh ghi nhận tổng cộng114,223 ca, xét nghiệm là 592,792 ca ,trong đó giải phẫu bệnh là 5,567 ca

Ngay từ khi mới ra đời, Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng luôn nỗ lực mang tớicho khách hàng những trải nghiệm hoàn hảo: từ sự đầu tư đồng bộ cơ sở vậtchất đẳng cấp, hiện đại, tiện ích năm sao, đến hệ thống trang thiết bị y tế tiêntiến bậc nhất, hỗ trợ đắc lực quá trình thăm khám và điều trị.

2.2 Mô tả vấn đề cần giải quyết

Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng, hộ sinh đang làm việc tại bệnh viện BệnhViện Quốc tế sản nhi Hải Phòng.

+ Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Điều dưỡng, hộ sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu.- Thâm niên công tác từ 5 năm trở lên.

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Điều dưỡng, hộ sinh không muốn tham gia vào nghiên cứu Điều dưỡng, hộ sinh viên vắng mặt trong khi thực hiện nghiên cứu Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 01/08/2023 đến 01/09/2023.

Trang 19

Địa điểm: Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng.Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu toàn bộ: chọn toàn bộ Điều dưỡng, hộ sinh đang công táctại Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng

Thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối tượng để thu thập thông tin về Stressnghề nghiệp của điều dưỡng Sử dụng phiếu điều tra

Bộ công cụ

Bộ công cụ sử dụng bộ công cụ đánh giá thực trạng Stress nghề nghiệpcủa tác giả Trần Thị Hà Phương Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng trườngĐHDDNĐ Bộ công cụ được phát triển và dich sang tiếng việt từ Thang đoENNS Đây là thang đo stress đặc thù cho ngành nghề điều dưỡng có độ tincậy cao, được dùng phổ biến trên thế giới và đã được dịch và sử dụng tại ViệtNam [4].

* Phiếu điều tra gồm 3 phần (phụ lục 1)

+ Phần 1 (Hành chính) bao gồm: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu và các yếu tố liên quan.

+ Phần 2: Các biểu hiện Stress về mặt thực thể tâm lý Đối với các biểuhiện của stress: Người tham gia được yêu cầu trả lời bằng cách lựa chọn 1trong 4 phương án cho mỗi biểu hiện mà điều dưỡng viên nhận thấy tần suấtxuất hiện đối với mình trong thời gian 1 tuần gần đây (1= Không bao giờ; 2=Đôi khi; 3= thường xuyên; 4= Rất thường xuyên)

+ Phần 3: Mức độ Stress nghề nghiệp tại các lĩnh vực Người tham gia đượcyêu cầu trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong 3 phương án cho mỗi biểu hiện mà điềudưỡng viên nhận thấy tần suất xuất hiện đối với mình trong thời gian 1 tuần gầnđây (1= Không bao giờ; 2= Đôi khi; 3= thường xuyên)

- Số liệu được nhập và phân tích trên phần mềm Excel 2010- Tính tỷ lệ % đơn thuần

Trang 20

Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=128)

Trang 21

Bảng 2 Đặc điểm quá trình công tác đối tượng nghiên cứu (n=128)

Trang 22

Bảng 3 Đặc điểm về môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu (n=128)

Trang 23

2.3.2 Thực trạng nguy cơ stress nghề nghiệp và biểu hiện của stress của đốitượng nghiên cứu

Bảng 4 Biểu hiện về cơ thể của đối tượng nghiên cứu (n=128)Mức độ biểu hiện

Khô miệng, chán ăn, khó tiêu107,866 51,624 18,8 2821,9Mệt mỏi, nhức đầu21,662 48,444 34,4 2015,6Đau cổ, vai gáy, thắt lưng97,088 68.820 15,6 118,6Mạch nhanh, tăng tiết mồ hôi5039,165 50,810 7,832,3

Giảm tập trung và trí nhớ86,337 28,977 60,2 64,7

Nhận xét: Qua bảng trên đã ghi nhận được có 21,9% đối tượng rất thườngxuyên cảm thấy khô miệng, chán ăn, khó tiêu ; 2,3% đối tượng rất thườngxuyên thấy mạch nhanh, tăng tiết mồ hôi , và 4,7% đối tượng rất thường xuyênbị giảm tập trung và trí nhớ.

Bảng 5 Biểu hiện về rối loạn cảm xúc của đối tượng nghiên cứu (n=128)

Mức độ biểu hiện

Khó tính, cáu gắt12 9,488 68,826 20,3 21,6Dễ xúc động, hoảng loạn19 14,872 56,330 23,4 75,5Nôn nóng, sốt ruột, thiếu kiên

Lo lắng, chán nản, buồn rầu38 29,746 35,934 26,6 10,8

Trang 24

Nhận xét: Về nội dung biểu hiện về rối loạn cảm xúc của đối tượngnghiên cứu có 0,8% đối tượng có biểu hiện rất thường xuyên lo lắng, chán nản,buồn rầu và 1,6% đối tượng rất thường xuyên khó tính, cáu gắt Tuy nhiên có68,8% đối tượng đôi khi có biểu hiện khó tính, cáu gắt và 56,3% đối tượng đôikhi dễ xúc động, hoảng loạn

Bảng 6 Biểu hiện về rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu (n=128)

Biểu hiện về rối loạn hànhMức độ biểu hiện

Tự cô lập, hạn chế tiếp xúc35 27,387 68,0 64,700,0Xuất hiện thói quen tiêu cực76 59,424 18,8 2821,9 6651,6

Nhận xét: Nội dung biểu hiện về tinh thần của đối tượng nghiên cứu ghi

nhận một số biểu hiện ở mức thường xuyên là 28,9% đó là biểu hiện gây sự vớingười xung quanh, thường xuyên mắc lỗi chiếm 4,7%; phản ứng thái quá với mọivấn đề chiếm 19,5%và tự cô lập, hạn chế tiếp xúc chiếm 4,7%

Trang 25

Bảng 7 Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực công việc (n=128)Mức độ Stress

Số lượng người bệnh đông15 11,77256,3 4132,0Có nhiều công việc hành chính50 39,13728,9 4132,0Có nhiều việc phát sinh ngoài việc

Phải làm việc cả trong giờ giải lao87 68,035,0 27,3 64,7Ra quyết định dưới áp lực77 60.22821,9 2015,6

Nhận xét: Qua bảng ghi nhận mức độ Stress của đối tượng thường xuyên

khi số lượng người bệnh đông và có nhiều công việc hành chính cùng là 32% Ngoài ra mức độ thường xuyên stress phải ra quyết định chiếm 15,6% số đốitượng.

Bảng 8 Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực người bệnh và người nhàngười bệnh (n=128)

Người bệnh và người nhà người bệnh

Trang 26

Gia đình người bệnh bạo hành đe doạ7760,22821,9 2015,6Chứng kiến gười bệnh diễn biến nặng107,88265,1 3628,1Chứng kiến người bệnh tử vong53,95845,3 6550,8

Nhận xét: Nội dung chứng kiến người bệnh tử vong ghi nhận đối tượng

có biểu hiện thường xuyên Stress chiếm 50,8% Biểu hiện Stress ít nhất khi giađình người bệnh bạo hành đe doạ là 60,2%.

Bảng 9 Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực đồng nghiệp/ cấp trên (n=128)

Nhận xét: Qua bảng ghi nhận mức độ Stress của đối tượng thường xuyên

khi có mâu thuẫn với cấp trên là 14,7% Và mức độ Stress của đối tượngthường xuyên khi Sai sót trong quá trình thực hiện y lệnh là 4,7%.

Trang 27

Chương 3BÀN LUẬN

3.1 Thực trạng Stress nghề nghiệp của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh ViệnQuốc tế sản nhi Hải Phòng

Hiện nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người bệnh, điều dưỡngviên, hộ sinh có vai trò rất quan trọng và ngày càng được nâng cao Người điềudưỡng, hộ sinh cộng tác cùng với bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhânnhưng do tính chất công việc có nhiều sức ép nên tỷ lệ stress nghề nghiệp rấtcao Qua thu thập thông tin tại Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng, nghiêncứu đã ghi nhận

* Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Có 128 Điều dưỡng viên và hộ sinh đã tham gia nghiên cứu có đặc điểm nhưsau Số đối tượng là nữ giới chiếm 88,3% Điều này cũng phù hợp với đặc điểmchung của nghề Điều dưỡng, Hộ sinh của nước ta Điều này cũng phù hợp với các đặcthù yêu cầu nghề nghiệp cần sự tỉ mỉ, khéo léo và nhạy cảm, cần sự tế nhị đảm bảocho người bệnh và người nhà người bệnh.Độ tuổi đối tượng nghiên cứu từ 25 đếndưới 35 chiếm trên 50% số đối tượng Kết quả này tương đồng với nghiên cứu củaTrần Thị Thu Thuỷ năm 2016 thưc hiện tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức [10] và thấphơn so với nghiên cứu của Dobnik,tại châu Âu Có thể do sự khác biệt giữa văn hoágiữa châu Á và châu Âu và do sự khác biệt trong đào tạo của các nước Tại Châu Âusau khi tốt nghiệp phổ thông, học viên có quyền bảo lưu kết quả học tập và tìm hiểuvề công việc sau đó mới quyết định nghành nghề mà mình sẽ theo học và gắn bó nêntuổi nghề trung bình mới có sự khác nhau như vậy [12] .Đa phần ĐD, HS trong bệnhviện đã kết hôn chiếm 68,8% Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cúu củaTrần Thị Ngọc Mai tại Hà Nội cũng ghi nhận số đối kết hôn chiếm hơn 70% [8].

Về Đặc điểm quá trình công tác đối tượng nghiên cứu đa số điều dưỡng viên,hộ sinh có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ 66,5% Về thâm niên công tác,chiếm tỷ lệ cao nhất (68,0%) là những điều dưỡng làm việc từ 5-

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Hình 1 Bệnh Viện Quốc tế sản nhi Hải Phòng (Trang 17)
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=128) - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=128) (Trang 20)
Bảng 2. Đặc điểm quá trình công tác đối tượng nghiên cứu (n=128) - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Bảng 2. Đặc điểm quá trình công tác đối tượng nghiên cứu (n=128) (Trang 21)
Bảng 3. Đặc điểm về môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu  (n=128) - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Bảng 3. Đặc điểm về môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu (n=128) (Trang 22)
Bảng 5. Biểu hiện về rối loạn cảm xúc của đối tượng nghiên cứu  (n=128) - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Bảng 5. Biểu hiện về rối loạn cảm xúc của đối tượng nghiên cứu (n=128) (Trang 23)
Bảng 4. Biểu hiện về cơ thể của đối tượng nghiên cứu (n=128) Mức độ biểu hiện - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Bảng 4. Biểu hiện về cơ thể của đối tượng nghiên cứu (n=128) Mức độ biểu hiện (Trang 23)
Bảng 6. Biểu hiện về rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu  (n=128) - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Bảng 6. Biểu hiện về rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu (n=128) (Trang 24)
Bảng 8. Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực người bệnh và người nhà người bệnh (n=128) - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Bảng 8. Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực người bệnh và người nhà người bệnh (n=128) (Trang 25)
Bảng 9. Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực đồng nghiệp/ cấp  trên (n=128) - thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng hộ sinh tại bệnh viện quốc tế sản nhi hải phòng
Bảng 9. Mức độ Stress của đối tượng ở lĩnh vực đồng nghiệp/ cấp trên (n=128) (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w