1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên các khoa lâm sàng trung tâm y tế huyện tuần giáo

49 147 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kiến Thức, Thực Hành Tiêm An Toàn Của Điều Dưỡng, Hộ Sinh, Kỹ Thuật Viên Các Khoa Lâm Sàng Trung Tâm Y Tế Huyện Tuần Giáo
Tác giả Nguyễn Thị Khánh Hường
Người hướng dẫn ThS. Phạm Văn Tùng
Trường học Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
Chuyên ngành Điều Dưỡng Nội Người Lớn
Thể loại báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 691,28 KB

Nội dung

Tại Việt Nam, những mũi tiêm không an toàn tại các cơ sở Y tế đã gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của không những người bệnh NB mà còn ảnh hưởng đến nhân viên Y tế NV

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

- -

NGUYỄN THỊ KHÁNH HƯỜNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH, KỸ THUẬT VIÊN CÁC KHOA LÂM SÀNG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TUẦN GIÁO

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

- -

NGUYỄN THỊ KHÁNH HƯỜNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH, KỸ THUẬT VIÊN CÁC KHOA LÂM SÀNG

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TUẦN GIÁO

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS PHẠM VĂN TÙNG

NAM ĐỊNH - 2021

Trang 3

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường;

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo và các đồng nghiệp tại các khoa, phòng đã tạo điều kiện quan tâm

và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu; tới gia đình, bạn bè, đã động viên, ủng hộ về mọi mặt để tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu;

Do sự hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chuyên đề không tránh khỏi sai sót, mong thầy cô, các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày tháng năm 2021 Học viên

Nguyễn Thị Khánh Hường

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Khánh Hường xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công

bố trong bất cứ công trình nào khác

Nếu có điều gì sai trái tôi xin chịu trách nhiệm

Nam Định, ngày tháng năm 2021 Người cam đoan

Nguyễn Thị Khánh Hường

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Khái niệm tiêm an toàn 4

1.1.2 Nguyên tắc thực hành tiêm 4

1.1.3 Một số hướng dẫn trong thực hành tiêm 6

1.1.4 Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm 9

1.1.5 Nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn 11

1.2 Cơ sở thực tiễn 12

1.2.1 Thực trạng thực hiện Tiêm an toàn trên thế giới 12

1.2.2 Thực trạng thực hiện Tiêm an toàn tại Việt Nam 14

Chương 2: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH KỸ THUẬT VIÊN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TUẦN GIÁO 17

2.1 Thông tin chung về Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo 17

2.2 Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm an toàn của Điều dưỡng, Hộ sinh Kỹ thuật viên tại Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo 19

2.2.1 Kết quả thông tin chung về ĐTNC 19

2.2.2 Kết quả Kiến thức về TAT của ĐTNC 20

2.2.3 Kết quả thực hành TAT của ĐTNC 24

Trang 6

Chương 3: BÀN LUẬN 27

3.1 Thông tin chung về điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên 27

3.2 Kết quả về kiến thức tiêm an toàn 27

3.3 Thuận lợi, khó khăn 29

KẾT LUẬN 32

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

6 HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

14 SIGN Mạng lưới tiêm an toàn toàn cầu

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 1.1 Bảng kiểm quy trình TAT tại TT YT huyện Tuần Giáo 9

2 Bảng 1.2 Tỷ lệ nhiễm khuẩn do việc thực hiện tiêm thiếu an toàn

3 Bảng 1.3 Thực trạng nhiễm khuẩn do tiêm thiếu an toàn tại các

4 Bảng 2.1: Kiến thức thông tin chung về Tiêm an toàn 18

5 Bảng 2.2: Kiến thức về chuẩn bị Điều dưỡng 19

6 Bảng 2.3: Kiến thức về chuẩn bị dụng cụ tiêm 20

7 Bảng 2.4: Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm 20

8 Bảng 2.5: Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc 21

9 Bảng 2.6: Kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm 21

9 Bảng 2.7: Thực hành chuẩn bị NB, ĐD thực hiện 21

12 Bảng 2.10: Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc 22

13 Bảng 2.11: Thực hành xử lý chất thải sau tiêm 23

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 2.1 Phân bố theo giới tính của ĐD, HS, KTV 17

2 Biểu đồ 2.2 Phân bố theo trình độ chuyên môn của ĐD, HS,

3 Biểu đồ 2.3 Phân bố theo thâm niên công tác của ĐD, HS,

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm là một trong những Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản trong hoạt động chăm sóc người bệnh nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh của điều dưỡng , hộ sinh và kỹ thuật viên Thực hiện kỹ thuật tiêm đảm bảo theo Quy trình kỹ thuật phòng tránh được những tai biến, sự cố Y khoa không mong muốn xảy ra cho người thực hiện mũi tiêm và người nhận mũi tiêm

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 16

tỉ mũi tiêm Trong khi đó khoảng 20 -50% mũi tiêm ở các nước đang phát triển

là chưa đạt tiêu chí mũi tiêm an toàn (TAT) Hàng năm thiệt hại do tiêm không

an toàn gây ra được ước tính khoảng 535 triệu USD và 1,3 triệu người chết do tiêm không an toàn Hơn thế nữa, tiêm không an toàn còn làm lây truyền các bệnh: viêm gan B, viêm gan C và lây nhiễm HIV Cụ thể, năm 2000, tiêm không an toàn là nguyên nhân dẫn đến 21 triệu người nhiễm bệnh viêm gan B,

2 triệu người nhiễm viêm gan C và 260 nghìn người nhiễm HIV Do đó các kỹ thuật và quy trình tiêm an toàn là một trong những kỹ thuật Điều dưỡng góp phần bảo đảm an toàn cho người bệnh cũng như nhân viên Y tế [1]

Tại Việt Nam, những mũi tiêm không an toàn tại các cơ sở Y tế đã gây

ra hậu quả làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của không những người bệnh (NB) mà còn ảnh hưởng đến nhân viên Y tế (NVYT) và cả cộng đồng Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng KBCB và uy tín của ngành

Y tế Từ năm 2001 đến nay được sự quan tâm của Bộ Y tế, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào tiêm an toàn trong toàn quốc, đồng thời tiến hành những khảo sát về thực trạng TAT vào những thời điểm khác nhau (2002,

2005, 2008 ) Kết quả những khảo sát trên cho thấy: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhập thông tin về TAT liên quan tới KSNK, tỷ lệ NB được kê đơn sử dụng thuốc tiêm cao (71,5% ), phần lớn nhân viên chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm, chưa báo cáo và theo dõi rủi

ro do vật sắc nhọn ( 87,7% ) [1]

Trang 11

Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn Tiêm an toàn tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng trong thực hành TAT để triển khai áp dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ Y tế và các cá nhân liên quan

Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo là đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Y

tế tỉnh Điện Biên với quy mô 235 giường bệnh điều trị nội trú, thực kê 235 giường bệnh, gồm 5 phòng chức năng, 15 khoa chuyên môn Tổng số NB điều trị nội trú năm 2020 là: 13.291 lượt, người bệnh điều trị nội trú trong ngày 150 – 200 người bệnh Trung bình mỗi Điều dưỡng thực hiện 3 - 4 mũi tiêm/người bệnh Tiêm an toàn là 1 trong những nội dung đơn vị đã xây dựng kế hoạch và triển khai tập huấn hàng năm Bệnh viện đã xây dựng và ban hành các hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật tiêm, bảng kiểm đánh giá thực hiện quy trình kỹ thuật Đồng thời hướng dẫn kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, cho các kỹ thuật tiêm Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo chưa có nghiên cứu đầy đủ và hệ thống để có những căn cứ làm cơ sở xây dựng Kế hoạch hoạt động Điều dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh , hướng tới sự hài lòng người bệnh Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm an toàn của Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật viên các khoa lâm sàng Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo”

Trang 12

MỤC TIÊU

1 Đánh giá kiến thức và thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng, hộ sinh

và kỹ thuật viên các khoa lâm sàng Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo năm 2021

2 Đề xuất các giải pháp đảm bảo tiêm an toàn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niêm tiêm an toàn

Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm, và ký sinh trùng Bên cạnh đó cũng có thể gây các biến chứng khác như áp-xe và phản ứng nhiễm độc Sử dụng bơm tiêm hoặc kim tiêm không đảm bảo khiến cho người bệnh phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh một cách trực tiếp như qua dụng cụ nhiễm bẩn hoặc gián tiếp như qua lọ thuốc nhiễm bẩn cũng có thể là tác nhân gây bệnh đường máu như HIV, HBV và HCV [1]

1.1.2 Nguyên tắc thực hành tiêm

1.1.2.1 Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm

Thực hiện 5 đúng: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng đường tiêm để bảo đảm an toàn cho người bệnh Nội dung này cần thực hiện tại 2 thời điểm chuẩn bị phương tiện, thuốc tiêm và trước khi tiêm

* Phòng và xử trí phản vệ:

- Trước khi tiêm cần hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thức

ăn trước khi cho người bệnh tiêm mũi thuốc đầu tiên

- Luôn mang theo hộp cấp cứu phản vệ khi tiêm Cơ số của hộp thuốc cấp cứu phản vệ, hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ được ghi rõ trong thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ

Trong khi tiêm cần bơm thuốc chậm, tốc độ thông thường trong tiêm bắp khoảng 1ml/10 giây, vừa tiêm vừa phải quan sát sắc mặt người bệnh Sau khi tiêm nên để người bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ 10 phút-15 phút đề phòng sốc phản vệ xuất hiện muộn [2]

Trang 14

Phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh:

+ Chọn vùng da tiêm mềm, không có tổn thương, không có sẹo lồi lõm + Xác định đúng vị trí tiêm

+ Tiêm đúng góc độ và độ sâu

+ Khối lượng thuốc tiêm bắp cho mỗi lần tiêm không quá mức qui định + Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh Các phòng ngừa khác:

+ Luôn hỏi người bệnh về tiền sử dùng thuốc để tránh tương tác thuốc + Bảo đảm đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm, truyền

+ Chuẩn bị thuốc và phương tiện tiêm ở môi trường sạch, không bụi, không vấy máu hoặc dịch

+ Sử dụng thuốc tiêm một liều Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều, cần sử dụng kim lấy thuốc vô khuẩn và không để kim lấy thuốc lưu ở lọ thuốc

+ Không pha trộn hai hoặc nhiều loại thuốc vào 1 bơm tiêm Không dùng

1 kim tiêm để lấy nhiều loại thuốc

+ Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn + Lường trước, đề phòng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong và sau khi tiêm

+ Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết sau khi tiêm [1]

1.1.2.2 Không gây nguy hại cho người tiêm

* Nguy cơ bị phơi nhiễm do máu hoặc do kim tiêm/vật sắc nhọn đâm

- Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh

- Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ để tránh mảnh vỡ rơi vào ống thuốc, rơi ra sàn nhà, bắn vào người, đâm vào tay

- Không dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm, nếu cần hãy sử dụng một tay

và múc nắp đặt trên một mặt phẳng rồi mới đậy nắp kim

- Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm sau khi tiêm

- Bỏ bơm kim tiêm, kim truyền vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm

Trang 15

- Không để vật sắc nhọn đầy quá 3/4 hộp kháng thủng Đậy nắp và niêm phong hộp kháng thủng để vận chuyển tới nơi an toàn

- Không mở hộp, không làm rỗng để sử dụng lại hộp kháng thủng sau khi đã đậy nắp hoặc niêm phong hộp

- Khi bị phơi nhiễm do vật sắc nhọn, cần xử lý và khai báo ngay theo hướng dẫn

* Phòng ngừa nguy cơ đổ lỗi trách nhiệm cho người tiêm

- Thông báo, giải thích rõ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh trước khi tiêm thuốc

- Kiểm tra chắc chắn y lệnh được ghi trong bệnh án (Trừ trường hợp cấp cứu)

- Đánh giá tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi tiêm

- Pha thuốc và lấy thuốc tiêm trước sự chứng kiến của người bệnh hoặc người nhà người bệnh

- Giữ lại lọ/ống thuốc có ghi tên người bệnh đến hết ngày tiêm để làm vật chứng (nếu cần)

- Ghi phiếu chăm sóc: Thuốc đã sử dụng, phản ứng của người bệnh, xử trí chăm sóc trước, trong và sau khi tiêm thuốc [1]

1.1.2.3 Không gây nguy hại cho cộng đồng

1.1.3 Một số hướng dẫn trong thực hành tiêm

1.1.3.1 Sát khuẩn da và chuẩn bị vùng da tiêm

Rửa sạch da vùng tiêm nếu bẩn Để sát khuẩn vùng da tiêm, áp dụng các bước dưới đây:

Trang 16

1) Sử dụng bông hoặc gạc thấm dung dịch chứa cồn isopropyl hay ethanol 70% Không dùng cồn methanol hoặc cồn metylic vì không an toàn cho người Không dùng bông cồn chứa trong lọ hoặc hộp lưu cữu Có thể sử dụng một trong những cách thức sau:

+ Sử dụng kẹp không mấu vô khuẩn để gắp bông gạc tẩm cồn: Khi sát khuẩn không được chạm kẹp vào da người bệnh

+ Dùng tay (sau khi đã vệ sinh tay) để cầm bông cồn sát khuẩn Khi sát khuẩn, không được chạm tay vào phần bông tiếp xúc với da vùng tiêm

+ Sử dụng tăm bông: Khi sát khuẩn không chạm tay vào bông

2) Sát khuẩn da vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài với đường kính khoảng 10 cm cho đến khi sạch

3) Thời gian sát khuẩn trong 30 giây, để da tự khô hoàn toàn rồi mới tiêm

4) Không chạm tay hoặc vật dụng không vô khuẩn vào vùng da đã được sát khuẩn

KHÔNG sát khuẩn da vùng tiêm bằng cồn sau tiêm chủng [1]

1.1.3.2 Lấy thuốc vào bơm tiêm:

Thực hiện 4 không: KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm đã lấy thuốc để dùng cho nhiều người bệnh (bảo đảm một kim tiêm, một bơm tiêm, một người bệnh); KHÔNG tái sử dụng bơm kim tiêm; KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm pha thuốc duy nhất để pha cho nhiều lọ thuốc; KHÔNG kết hợp thuốc còn thừa lại để dùng sau

Lấy thuốc tiêm từ lọ thuốc: Nên sử dụng lọ thuốc đơn liều cho từng người bệnh, cho mỗi mũi tiêm để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các người bệnh Có thể sử dụng lọ thuốc đa liều nếu không còn sự lựa chọn nào khác nhưng chỉ mở một lọ thuốc đa liều cụ thể tại một thời điểm tại mỗi khu vực chăm sóc người bệnh

Trang 17

Loại bỏ lọ thuốc đa liều nếu nghi ngờ thuốc không còn vô khuẩn;

Lấy thuốc tiêm từ ống thuốc: Nên chọn mua hoặc sử dụng loại ống thuốc

có đầu mở (Pop-open) bất cứ khi nào có thể

1.1.4 Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm

Chuẩn bị xe tiêm nhằm sử dụng dụng cụ, thuốc thích hợp, an toàn

Xe tiêm được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm và sau khi sử dụng Tầng 1 được lau bằng dung dịch sát khuẩn Không để vết bẩn hoen ố rỉ sắt trên mặt xe Các vật dụng được sắp xếp ngăn nắp, thẩm mỹ và thuận tiện cho các thao tác và tránh được nhầm lẫn Có thể sử dụng xe tiêm 3 tầng hoặc 2 tầng, nhưng thuận tiện hơn cả nếu sử dụng xe tiêm hai tầng, có ngăn kéo dưới tầng 1

Có đủ phương tiện phục vụ cho mục đích, chỉ định tiêm:

+ Bơm kim tiêm vô khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm

+ Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, hạn sử dụng, chất lượng của thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống thuốc, lọ thuốc không bảo đảm chất lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử dụng)

+ Ống nước cất pha thuốc tiêm sử dụng một lần

+ Bông cồn sát khuẩn da: Nên dùng miếng bông cồn (Alcohol Pats) sử dụng một lần Cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol 70%

+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

+ Hộp thuốc cấp cứu phản vệ: Đủ cơ số, còn hạn dùng Cơ số thuốc trong hộp cấp cứu theo Hướng dẫn sử trí sốc phản vệ theo Thông tư 51 của Bộ Y tế ngày 29/12/2017

Phương tiện phòng hộ: Găng tay, kính mắt….Căn cứ vào đánh giá nguy

cơ để lựa chọn phương tiện phòng hộ thích hợp [1]

* Quy trình TAT đang được áp dụng tại TTYT huyện Tuần Giáo:

Trang 18

Bảng 1.1 Bảng kiểm quy trình TAT tại TTYT huyện Tuần Giáo

đúng

Thực hiện sai

Không thực hiện C1 Chuẩn bị NB, ĐD thực hiện: Thực hiện 5 đúng,

nhận định, giải thích cho NB

C2 Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp

C3 Rửa tay thường quy/SK tay nhanh

C4 Chuẩn bị dụng cụ : Hộp chống sốc

C5 Thùng đựng vật sắc nhọn và thùng đựng chất thải

sau tiêm đúng quy định

C6 Bông gạc tẩm cồn đúng quy định

C7 Chai dung dịch SK tay nhanh có sẵn trên xe tiêm

C8 Chuẩn bị thuốc tiêm: Kiểm tra lại thuốc, SK ống

thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc

C9 Xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc

C10 Thay kim tiêm, cho vào bao vừa đựng bơm tiêm

vô khuẩn

C11 Kim lấy thuốc và KT không chạm vùng không vô

khuẩn

C12 Kỹ thuật tiêm thuốc: Xác định vị trí tiêm đúng

C13 Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp Thắt dây ga rô

(nếu tiêm tĩnh mạch)

C14 SK vùng tiêm đúng kỹ thuật

C15 SK tay nhanh hoặc mang găng tay đúng quy định

C16 Căng da, đâm kim đúng kỹ thuật, đúng góc độ

C17 Tháo dây garô (nếu tiêm tĩnh mạch) Bơm thuốc

đúng kỹ thuật

C18 Hết thuốc, căng da rút kim nhanh, cô lập kim

hoặc cho ngay BKT vào hộp an toàn

C19 SK lại vị trí tiêm

C20 Dặn dò, đưa người người bệnh về tư thế thích hợp

C21 Xử lý chất thải sau tiêm: Phân loại chất thải sau

tiêm đúng quy định

C22 Vệ sinh tay sau khi hoàn thành quy trình

Trang 19

1.1.5 Nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn

Tiêm không an toàn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm sức khỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác nhau ở trên cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng Tiêm không an toàn cũng có thể gây các biến chứng khác như áp-

xe và phản ứng nhiễm độc

Theo WHO, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không

an toàn và trong năm 2000 ước tính trên toàn cầu tình trạng bệnh do tiêm không

an toàn gây ra đối với các tác nhân gây bệnh này như sau: Các tác nhân gây bệnh đường máu cũng góp phần gây bệnh ở NVYT Ước tính 44% ca nhiễm HIV và 39% ca nhiễm HBV và HCV là do tổn thương nghề nghiệp [1] Trong

số các NVYT không được điều trị dự phòng say phơi nhiễm, nguy cơ nhiễm khuẩn sau khi bị tổn thương do kim tiêm là 23% - 62% đối với HBV, và 0-7% đối với HCV Đối với nhân viên Y tế, nếu mũi tiêm không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường mà chủ yếu là các bệnh lây qua đường máu như viêm gan B; HIV Một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang nhân viên y tế qua đường máu là các tai nạn do vật sắc nhọn Đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (44 - 72%); tiếp theo là bác sỹ (28%); kỹ thuật viên xét nghiệm là 15%;

hộ lý là 3 - 16 % và nhân viên hành chính chiếm khoảng 1 - 6% [1] Mặc dù tỷ

lệ thương tổn ngoài cộng đồng hiện nay chưa được thống kê một cách đầy đủ

hệ thống như những tổn thương cho người bệnh và cán bộ Y tế nhưng những bằng chứng của sự tác động đó đã được chứng minh trên thực tế Bên cạnh đó việc sử dụng những dụng cụ sau tiêm không được xử lý an toàn và khi cộng đồng nhặt và sử dụng lại bơm kim tiêm đã sử dụng gây ra những nguy hại cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng [1]

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trang 20

1.2.1 Thực trạng thực hiện tiêm an toàn trên Thế Giới

Theo thống kê, 90 95% tổng số mũi tiêm có mục đích điều trị, còn lại 5 10% là mục đích tiêm chủng, dự phòng

Hậu quả của việc thực hiện mũi tiêm không an toàn có thể gây đến tử vong và tàn tật, ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và toàn xã hội

- Theo WHO ước tính đến năm 2013 có khoảng 501.000 ca tử vong xảy ra do thực hiện tiêm thiếu an toàn

Bảng 1.2 Tỷ lệ nhiễm khuẩn do việc thực hiện tiêm thiếu an toàn gây ra

Loại nhiễm khuẩn Tỷ lệ nhiễm khuẩn do tiêm thiếu an

toàn (%)

Nguồn: WHO “Tiêm an toàn, thông tin và số liệu toàn cầu”

(Safety of injections Global Facts and Figures)

Bảng 1.3 Thực trạng nhiễm khuẩn do tiêm thiếu an toàn tại các khu vực trên thế giới

Phía Đông Địa Trung Hải

Châu

Âu

Đông Nam

Á

Phía Tây Thái Bình Dương

Toàn cầu

Nguồn: Hauri, A., Armstrong, Gregory, Hutin, Yvan J F Tạp chí:

“International Journal of STD & AIDS”, 2004

Theo WHO, phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất là phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh qua đường máu Tổn thương gây nhiễm khuẩn phổ biến nhất là do kim tiêm đâm, trong đó đối tượng hay gặp nhất là ĐD với 44 - 72%,

Trang 21

tiếp theo đó là bác sỹ với tỷ lệ 28%, kỹ thuật viên xét nghiệm là 15%, hộ lý người làm công tác vệ sinh từ 3 - 16% và cuối cùng là nhân viên hành chính và khách đến bệnh viện chiếm 1 - 6% Mặt khác, do tại các cơ sở y tế có cơ sở hạ tầng chưa tốt, quy trình thu gom, phân loại, xử lý chất thải chưa đảm bảo quy trình dẫn đến việc TKAT gây ảnh hưởng đến cả cộng đồng Cũng theo WHO,

có tới 50% số mũi tiêm ở các nước đang phát triển không đạt đủ các tiêu chuẩn

về TAT, 40% mũi tiêm được thực hiện bằng bơm tiêm dùng lại mà không được tiệt khuẩn, đặc biệt tại một số nước tỷ lệ này lên đến 70%, còn tại các nước vùng Tây Thái Bình Dương tỷ lệ này giảm xuống còn 30% Năm 2004, 50% bơm kim tiêm tại các nước đang phát triển vẫn thiêu đốt ngoài trời và bán bơm kim tiêm ngoài chợ đen Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và WHO thì trên 80% tổn thương do kim tiêm có thể ngăn ngừa được bằng cách sử dụng kim tiêm an toàn, dụng cụ này kết hợp với công tác đào tạo cán bộ y tế và kiểm soát thực hiện có thể giảm đến 90% tổn thương [9],[10]

Nhận thức được tầm quan trọng của KSNK và thực hành an toàn trong tiêm, năm 1999, WHO đã thành lập Mạng lưới TAT Toàn cầu - Safety Injection Global Network (SIGN) Mạng lưới này đã hỗ trợ các nước thành viên khắc phục những khó khăn nhưng đồng thời thúc đẩy các nước này vào khuôn khổ trách nhiệm trước sự an toàn trong chăm sóc y tế Mục đích của SIGN là giảm tần số tiêm và thực hiện TAT, cải thiện chính sách, quy trình kỹ thuật tiêm, thay đổi hành vi của người sử dụng và người cung cấp dịch vụ tiêm Có 5 nội dung chính trong chính sách TAT: áp dụng hợp lý các biện pháp điều trị tiêm; ngăn ngừa việc sử dụng lại bơm tiêm và kim tiêm; hủy bơm tiêm và kim tiêm đã qua

sử dụng ngay tại nơi sử dụng; phân tách chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải; xử lý an toàn và tiêu hủy dụng cụ tiêm đã qua sử dụng Các tổ chức trên cũng đã xây dựng Chiến lược toàn cầu vì mũi TAT bao gồm:

- Thay đổi hành vi của cán bộ y tế, NB và cộng đồng

- Đảm bảo có sẵn vật tư, trang thiết bị

Trang 22

- Quản lý chất thải an toàn và thích hợp Từ đó đến nay, SIGN đã xây dựng và ban hành chiến lược an toàn trong tiêm trên toàn thế giới và nhiều tài liệu hướng dẫn liên quan đến tiêm Với chính sách của SIGN đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong nhận thức, hành vi của NB và cộng đồng, đặc biệt với chiến dịch hỗ trợ

về truyền thông, kỹ thuật và thiết bị cho các nước chậm phát triển đã dần nâng cao tỷ lệ TAT và góp phần giảm thiểu các nguy cơ và gánh nặng của TKAT tại mỗi quốc gia và trên toàn thế giới [1]

1.2.2 Thực trạng tiêm an toàn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc thực hiện tiêm truyền cho NB trong các cơ sở KBCB chủ yếu do ĐDV thực hiện Từ năm 2001 đến nay, được sự quan tâm của Bộ Y

tế, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào TAT trong toàn quốc, đồng thời tiến hành những khảo sát về thực trạng TAT vào những thời điểm khác nhau Kết quả những khảo sát cho thấy: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về TAT liên quan đến KSNK; phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng panh, phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm…), chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%) [1]

Trong nghiên cứu thực trạng thực hành TTMAT của ĐD tại Bệnh viện Nhi Trung ương của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (năm 2017) cho thấy, tại bước chuẩn bị NB, có 95.9% ĐD thực hiện 5 đúng, nhận định, giải thích cho

NB biết việc mình sắp làm, trợ giúp tư thế an toàn, thuận tiện Có khoảng 74%

ĐD rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh khi chuẩn bị tiêm 97.9% ĐD chuẩn

bị thùng đựng vật sắc nhọn và thùng đựng chất thải, 41.8% ĐD thực hiện kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ thuốc, có 95% ĐD thực hiện xé bỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc Có 81.5% ĐD thực hành đạt xác định vị trí tiêm, đặt gối kê tay và thắt dây garo đúng quy định (dây garo trên vị trí tiêm 10 - 15 cm) Tỷ lệ ĐD đạt về sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng quy định là 32.2% Có 93.2% ĐD thực hành đạt về căng da theo đúng quy định (kim tiêm chếch 30°so với mặt và đảm bảo mũi vát của kim đã

Trang 23

nằm trong lòng ven), 92.5% ĐD thực hành đạt về bơm thuốc khi tiêm cho 15

NB (bơm thuốc chậm, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của NB) Có 82.2% ĐD thực hành đạt về phân loại rác thải sau tiêm đúng quy định, 72.6% ĐD thực hiện rửa tay/sát khuẩn tay nhanh ngay sau khi kết thúc quy trình tiêm [7] Đặng Thị Thanh Thủy (2016), nghiên cứu “Kiến thức, kỹ năng thực hành

và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016” cho thấy tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về tiêm an toàn là 51,4%, tỉ

lệ học sinh thực hành tiêm an toàn đạt là 54,4% [8]

Nghiên cứu của Vũ Thị Liên tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán (năm 2015) khảo sát về thực hành mũi tiêm an toàn của 90 ĐD, HS Kết quả cho thấy 100% ĐD, HS sử dụng kim lấy thuốc riêng và bơm kim tiêm vô khuẩn;

có 89 ĐD, HS thực hiện tiêm thuốc 2 nhanh 1 chậm, chiếm 98.89%; Số ĐD,

HS thực hiện 5 đúng khi tiêm thuốc là 86 ĐD, HS chiếm 95.56% Tỷ lệ ĐD,

HS không sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc và trước khi tiêm thuốc chiếm tỷ lệ lần lượt là 35.56% và 34.44%; 11.11% ĐD, HS còn dùng hai tay đậy nắp kim [3]

Nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng (2012), nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội cho thấy tỷ lệ mũi tiêm thực hành đúng 23 tiêu chí TAT là 22,2% Trong đó, thực hành đúng 5 tiêu chuẩn về phương tiện, dụng

cụ là 86,5%; đúng 5 tiêu chuẩn về kỹ thuật tiêm là 66,5%; đúng 5 tiêu chuẩn về giao tiếp với NB là 47% và đúng 4 tiêu chuẩn về an toàn người tiêm và cộng đồng là 77,8%; đúng theo 4 tiêu chuẩn về vô khuẩn đạt thấp nhất 45,0% [5] Tại tỉnh Điện Biên theo nguyên cứu “Đánh giá thực trạng tiêm an toàn của Điều dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Điện Biên năm 2019” của tác giả Nguyễn Thị Phương và cộng sự cho kết quả: 10% mũi tiêm sai góc độ tiêm; 18,3% thực hiện sai kỹ thuật kiểm tra ống thuốc, sát khuẩn ống thuốc; 16,6% thực hiện sai tốc độ bơm thuốc [4]

Trang 24

Chương 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH KỸ THUẬT VIÊN TẠI TRUNG TÂM

Y TẾ HUYỆN TUẦN GIÁO

2.1 Thông tin chung về Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo

Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng tây bắc, miền Bắc Việt Lào, cách thủ đô Hà Nội gần 500km về phía tây, giáp với các tỉnh Lai Châu , Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsali của Lào ở phía Tây

Huyện Tuần Giáo nằm ở cửa ngõ phía đông của tỉnh Điện Biên, phía Bắc giáp với huyện Tủa Chùa, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Mường ẳng, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Sơn La, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Mường Chà, có diện tích tự nhiên 113.776,82 ha, dân số chung toàn huyện là 89.466.000 người (31/12/2020)

Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo, được thành lập năm 1991, trên cơ sở sát nhập Phòng Y tế và các đơn vị trực thuộc Phòng theo Quyết định số 08/QĐ –UB, ngày 04/6/1991 của Ủy ban nhân tỉnh Lai Châu Theo Quyết định số 642/2016, QĐ - SYT ngày 31/5/2016 của Sở Y tế tỉnh Điện Biên Bệnh viện được nâng hạng từ hạng III lên hạng II Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển đến nay TTYT hiện có một Bệnh viện đa khoa hạng II với 235 giường bệnh kế hoạch, thực kế 235 giường bệnh, gồm 19 trạm y tế xã, thị trấn

Tổng số biên chế toàn Trung tâm tính đến hết 28/2/2021 là: 315 nhân viên Y tế, trong đó: Điều dưỡng: 63 ( 16 Đại học, 36 Cao đẳng, 11Trung cấp)

Hộ sinh: 36 ( 5 Đại học, 22 Cao đẳng, 09 Trung cấp) Kỹ thuật viên: 15 ( 3 Đại học, 2 Đại học, 10 Trung cấp ) Trong năm 2020 TTYT điều trị tổng số lượt

NB nội trú 13.132 lượt, trong đó điều trị ngoại trú 1617 lượt Trong những năm vừa qua Bệnh viện đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật chấn thương sọ não… giúp người bệnh không phải chuyển tuyến, góp phần đáp ứng

Ngày đăng: 01/04/2022, 14:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w