Kết quả thông tin chung về ĐTNC

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên các khoa lâm sàng trung tâm y tế huyện tuần giáo (Trang 26)

* Phân bố theo giới tính:

Biểu đồ 2.1. Phân bố theo giới tính của ĐD, HS, KTV (n=60)

Nhận xét: Theo kết quả biểu đồ 2.1 có 49 ĐD, HS, KTV giới tính là nữ, chiếm tỷ lệ 82%; chỉ có 11 ĐD, HS, KTV có giới tính nam chiếm tỷ lệ 18%.

* Phân bố theo trình độ chuyên môn:

Biểu đồ 2.2. Phân bố theo trình độ chuyên môn của ĐD, HS, KTV (n=60) Nhận xét: Theo kết quả biểu đồ 2.2 có 35 ĐD, HS, KTV cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất 59%; có 08 ĐD, HS, KTV trung cấp chiếm 13%; và 17 ĐD, HS, KTV Đại học chiếm 28%. Nam Nữ 82% Nam Nữ Trung cấp 13% Cao đẳng 59% Đại học 28% Trung cấp Cao đẳng

* Phân bố theo thâm niên công tác:

Biểu đồ 2.3. Phân bố theo thâm niên công tác của ĐD, HS, KTV (n=60) Nhận xét: Theo kết quả biểu đồ 2.3 có 31 ĐD, HS, KTV thâm niên trên 10 năm công tác chiếm tỷ lệ cao nhất 52%. Có 14 ĐD, HS, KTV có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ thấpnhất với 23 %. Có 15 ĐD, HS, KTV có thâm niên công tác dưới 05 năm chiếm tỷ lệ 25%.

2.2.2 Kết quả Kiến thức về tiêm an toàn

Bảng 2.1. Kiến thức chung về tiêm an toàn (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Mục đích của tiêm 43 71.66

Khái niệm tiêm an toàn 57 95

Tai biến Tiêm không an toàn 59 98.33

Phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm vào dây thần kinh 58 96.33

Phòng và chống sốc phản vệ 60 100

Hành động cần làm đầu tiên khi người bệnh có dấu hiệu sốc phản vệ

59 98.33 Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy: ĐD, HS, KTV có kiến thức đúng cao nhất ở nội dung phòng và chống phản vệ chiếm tỷ lệ 100%. Kiến thức mục đích của tiêm có 43 ĐD, HS, KTV trả lời đúng đạt tỷ lệ thấp nhất 71.66%. Các kiến thức về: khái niệm TAT, tai biến TAT, phòng phản vệ, việc cần làm khi có dấu hiệu sốc, biện pháp phòng xơ hóa cơ ĐD, HS, KTV đạt tỷ lệ 95 - 98,33%.

Dưới 5 năm 25% Từ 5 đến 10 năm 23% Trên 10 năm 52%

Bảng 2.2: Kiến thức về chuẩn bị Điều dưỡng (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Thời điểm vệ sinh tay 56 93.33

Rửa tay bằng nước và xà phòng 5 8.33

Chuẩn bị dụng cụ tiêm truyền 56 93.33

Thực hiện 5 đúng 59 98.33

Chỉ định mang găng tay 58 96.33

Thay găng tay 60 100

Chỉ định mang khẩu trang 10 16.66

Nhận xét: Bảng 2.2. cho thấy: ĐD, HS, KTV có kiến thức đúng về thay găng tay cao nhất, chiếm tỷ lệ 100%. Nội dung kiến thức về rửa tay bằng nước và xà phòng đạt tỷ lệ thấp nhất, chiếm 8,33%; kiến thức về chỉ định mang khẩu trang cũng đạt thấp chỉ có 10 người chiếm tỷ lệ 16.66%; Kiến thức về thực hiện 5 đúng, về chỉ định mang găng tay đều chiếm tỷ lệ cao là 98,33% và 96.33%.

Bảng 2.3: Kiến thức về chuẩn bị dụng cụ tiêm (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Thùng đựng vật sắc nhọn 59 98.33

Dung dịch để sát khuẩn da vùng tiêm 60 100

Thời điểm đậy nắp, niêm phong, dán nhãn thùng đựng vật sắc nhọn

23 38.33

Nhận xét: Bảng 2.3. cho thấy: ĐD, HS, KTV có kiến thức đúng về chuẩn bị dung dịch để sát khuẩn da vùng tiêm chiếm tỷ lệ cao nhất 100%; Kiến thức về thùng đựng vật sắc nhọn chiếm tỷ lệ 98,33%; kiến thức về thời điểm đậy nắp, niêm phong, dán nhãn thùng đựng vật sắc nhọn chiếm tỷ lệ thấp nhất là 38,33%

Bảng 2.4: Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Lấy thuốc vào bơm tiêm 39 65

Cách bẻ ống thuốc 48 80

Thực hiện trì hoãn mũi tiêm 45 75

Lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc 60 100

Nhận xét: Bảng 2.4 cho thấy: ĐD, HS, KTV có kiến thức đúng về lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc đạt tỷ lệ cao nhất 100%; Kiến thức của ĐD, HS, KTV về thực hiện trì hoãn mũi tiêm chỉ đạt 75%; kiến thức về lấy thuốc vào bơm tiêm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 65%

Bảng 2.5: Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Phương thức sát khuẩn da vùng tiêm 39 65

Sát khuẩn da vùng tiêm 46 76.66 Góc độ tiêm dưới da 34 56.66 Góc độ tiêm bắp 41 68.33 Góc độ tiêm tĩnh mạch 53 88.33 Tốc độ tiêm bắp 50 83.33 Tốc độ tiêm tĩnh mạch 44 73.33 Bơm thuốc 59 98.33

Nhận xét: Bảng 2.5 cho thấy: ĐD, HS, KTV có kiến thức đúng về bơm thuốc khi tiêm đạt tỷ lệ cao nhất là 98,33%; kiến thức về kỹ thuật sát khuẩn da vùng tiêm đạt tỷ lệ 76.66%, Kiến thức của ĐD, HS, KTV về góc độ tiêm đạt từ 56.66% - 88.33% trong đó kiến thức về góc độ tiêm dưới da đạt tỷ lệ thấp nhất là 56.66%;

Bảng 2.6: Kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Xử lý bơm kim tiêm sau tiêm 60 100

Thời điểm cô lập bơm kim tiêm vào thùng đựng vật sắc nhọn

53 88.33 Nhận xét: Bảng 2.6 cho thấy: kiến thức của ĐD, HS, KTV về xử lý bơm kim tiêm sau tiêm đạt tỷ lệ 100%; kiến thức đúng về thời điểm cô lập bơm kim tiêm vào thùng đựng vật sắc nhọn đạt tỷ lệ 88,33%

2.2.3. Kết quả thực hành tiêm an toàn

Bảng 2.7: Thực hành chuẩn bị NB, ĐD (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Thực hiện 5 đúng, nhận định, giải thích cho người bệnh 50 83.33

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân 60 100

Rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh 45 75 Nhận xét: Bảng 2.7: cho thấy: tiêu chí ĐD, HS, KTV Thực hiện 5 đúng, nhận định, giải thích cho người bệnh đạt tỷ lệ 83.33%; tiêu chí sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tỷ lệ cao nhất là 100%; tiêu chí rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh trước khi tiến hành tiêm đạt tỷ lệ thấp nhất là 75%.

Bảng 2.8: Thực hành chuẩn bị dụng cụ (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Hộp cấp cứu phản vệ đủ cơ số thuốc, còn hạn sử dụng 60 100 Thùng đựng vật sắc nhọn và thùng đựng chất thải 60 100 Chuẩn bị bông sát khuẩn đúng quy định 40 66,7 Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh 60 100

Nhận xét: Bảng 2.8 cho thấy: 100% ĐD, HS, KTV đã chuẩn bị đầy đủ hộp cấp cứu phản vệ đủ cơ số thuốc, còn hạn sử dụng, thùng đựng vật sắc nhọn và thùng đựng chất thải và dung dịch sát khuẩn tay nhanh; chỉ có 66,7% ĐD, HS, KTV chuẩn bị bông sát khuẩn đúng quy định.

Bảng 2.9: Thực hành chuẩn bị thuốc (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Kiểm tra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc

39 65

Xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc 60 100 Thay kim tiêm, cho vào bao vừa đựng bơm tiêm vô

khuẩn

60 100

Kim lấy thuốc, kim tiêm không chạm vùng không vô khuẩn

60 100

Nhận xét: Bảng 2.9 cho thấy: 100% ĐD, HS, KTV đã xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc, thay kim tiêm, cho vào bao vừa đựng bơm tiêm vô khuẩn đúng kỹ thuật và đảm bảo kim lấy thuốc, kim tiêm không chạm vùng không vô khuẩn; 39 ĐD, HS, KTV đã tiến hành kiểm tra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc đúng quy định đạt tỷ lệ 65%.

Bảng 2.10: Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Xác định vị trí tiêm đúng 60 100

Đặt người bệnh tư thế thích hợp. Thắt dây ga rô (nếu tiêm tĩnh mạch)

60 100

Sát khuẩn vùng tiêm đúng kỹ thuật 40 66.7

Sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng quy định

34 56.66 Căng da, đâm kim đúng kỹ thuật và góc độ 60 100 Tháo dây garô (nếu tiêm tĩnh mạch). Bơm thuốc

đúng kỹ thuật

60 100

Hết thuốc, căng da rút kim nhanh, cô lập kim hoặc phân loại rác thải theo quy định

60 100

Sát khuẩn lại vị trí tiêm 45 75

Dặn dò, đưa người bệnh về tư thế thích hợp 60 100 Nhận xét: Bảng 2.10 cho thấy: 100% ĐD, HS, KTV đã xác định vị trí tiêm, đặt người bệnh tư thế thích hợp, căng da, đâm kim đúng kỹ thuật và góc

độ, bơm thuốc, căng da rút kim nhanh, cô lập kim hoặc phân loại rác thải theo quy định. Chỉ có 34 ĐD, HS, KTV sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng quy định đạt tỷ lệ 56.66%; 75% ĐD, HS, KTV tiến hành sát khuẩn lại vị trí tiêm đúng quy định.

Bảng 2.11: Thực hành xử lý chất thải sau tiêm (n=60)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Phân loại chất thải sau tiêm đúng quy định 60 100 Vệ sinh tay sau khi hoàn thành quy trình 41 68.33

Nhận xét: Bảng 2.11 cho thấy: 100% ĐD, HS, KTV đã tiến hành phân loại chất thải sau tiêm đúng quy định; 41 ĐD, HS, KTV đạt tỷ lệ 68.33% đã tiến hành vệ sinh tay sau khi hoàn thành quy trình tiêm.

Chương 3: BÀN LUẬN

3.1. Thông tin chung về điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên.

Có 60 ĐD, HS, KTV tham gia vào nghiên cứu, trong đó Tỉ lệ ĐD, HS, KTV cao đẳng chiếm đa số là 58.33 % , đại học là 28.33 % , trung cấp chiếm tỷ lệ ít nhất 13.33%. Về thâm niên công tác thì < 5 năm công tác là 25 %, 5 - 10 năm là 23.33% và > 10 năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 51.66 %. Bên cạnh đó, ĐD, HS, KTV là nữ chiếm 81.67%, nam là 18.33% tỉ lệ nữ nhiều hơn nam. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hà Thị Kim Phượng (2014) tại 3 bệnh viện thuộc Hà Nội với nữ chiếm đa số có tỷ lệ 92,8% và nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng tại BV Đa khoa Hà Đông (2012) với tỷ lệ 12,8% nam và 87,2% nữ. Điều này phù hợp tính chất đặc thù nghề điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên với công việc chăm sóc đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ, cẩn thận.

3.2. Kiến thức tiêm an toàn

3.2.1. Kiến thức thông tin chung về tiêm an toàn:

Có 6 nội dung thì có tới 5 nội dung ĐD đa số nắm vững kiến thức và đạt tỷ lệ cao từ 95% trở lên. Nội dung mục đích TAT thì ĐD, HS, KTV tương đối nắm kiến thức đạt tỷ lệ 71.66% và ở nội dung này ĐD, HS, KTV hướng tới mục đích điều trị nhiều nhất cho thấy việc thay đổi suy nghĩ trong chăm sóc người bệnh còn hạn chế.

3.2.2. Kiến thức về chuẩn bị người bệnh, người thực hiện

Tỷ lệ ĐD, HS, KTV đa số nắm vững kiến thức ở các nội dung: chỉ định mang găng, thời điểm vệ sinh tay, chỉ định thay găng, thực hiện 5 đúng, các nội dung trên đều đạt với tỷ lệ từ 93.33% trở lên. Nội dung: thời điểm rửa tay bằng nước và xà phòng ĐD, HS, KTV đạt mức thấp nhất 8.33%, nội dung chỉ định mang khẩu trang tỷ lệ đạt thấp là 16.66%. Qua số liệu trên cho thấy ĐD, HS, KTV đang thiếu kiến thức về KSNK nói chung và vệ sinh tay nói riêng và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân nói riêng .

3.2.3. Kiến thức về dụng cụ tiêm:

ĐD, HS, KTV nắm vững kiến thức nhất ở 2 nội dung tiêu chuẩn thùng đựng vật sắc nhọn và loại cồn để SK da với tỷ lệ từ 98.33% trở nên. Nội dung thời điểm đậy nắp và niêm phong thùng sắc nhọn ĐD, HS, KTV chỉ đạt ở mức 38.33%. Qua số liệu trên cho thấy ĐD đang thiếu kiến thức về KSNK.

3.2.4. Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm:

Phần kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm cho thấy ĐD, HS, KTV trả lời đạt cao nhất ở kiến thức lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc chiếm tỷ lệ 100%. Kiến thức lấy thuốc vào BT ĐD, HS, KTV đạt thấp nhất chiếm tỷ lệ 65%. Kiến thức: cách bẻ ống thuốc, trì hoãn mũi tiêm ĐD, HS, KTV đạt với tỷ lệ từ 75 – 80%. 3.2.5. Kiến thức về kỹ thuật tiêm:

Phần kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc cho thấy ĐD, HS, KTV trả lời đạt nhiều nhất ở kiến thức bơm thuốc chiếm tỷ lệ: 98.33%. ĐD, HS, KTV trả lời đạt ít nhất ở kiến thức góc độ tiêm dưới da với tỷ lệ: 56.66%. Kiến thức: kỹ thuật SK da vùng tiêm, góc độ tiêm bắp, góc độ tiêm tĩnh mạch, tốc độ tiêm tĩnh mạch ĐD, HS, KTV đạt với tỷ lệ từ 65 – 88,33%.

3.2.6 Kiến thức về xử lý chất thải tiêm:

Phần kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm cho thấy ĐD, HS, KTV trả lời đúng tuyệt đối ở nội dung xử lý chất thải sau tiêm đạt tỷ lệ 100%. Nội dung thời điểm cô lập bơm kim tiêm ĐD, HS, KTV trả lời đúng tương đối cao với tỷ lệ đạt 88.33%. ĐD cơ bản nắm vững kiến thức xử lý chất thải.

3.2. Thực hành tiêm an toàn 3.2.1. Chuẩn bị người bệnh

Đa số các tiêu chí đề ra, ĐD, HS, KTV đều tuân thủ quy trình kỹ thuật đạt tỷ lệ cao từ 83.33% - 100%; tuy nhiên, tiêu chí ĐD, HS, KTV rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh đạt ở mức thấp hơn là 75%. Tỷ lệ này cao hơn với nghiên cứu của tác giả Ninh Vũ Thành (2015) tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn khi có đến 41,79% số ĐD không sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc. Nhưng tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu

(2017) về thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương là 74%.

3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc tiêm

Các ĐD, HS, KTV thực hiện các tiêu chí đều đạt tỷ lệ cao từ 75.6-100% ; tuy nhiên, tiêu chí kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc chỉ đạt tỷ lệ thấp hơn là 65%. Tỷ lệ này cao hơn với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2017) là 41,8%.

3.2.3. Thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc

ĐD, HS, KTV thực hiện các tiêu chí đều đạt tỷ lệ từ 66,7- 100%; tuy nhiên, tiêu chí ĐD, HS, KTV đạt tỷ lệ thấp hơn là tuân thủ thực hiện sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng quy định là 56.66%. Tỷ lệ tiêu chí sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay sạch đúng quy định là cao hơn với nghiên cứu của tác giả Ninh Vũ Thành (2015) với 44.77% và nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Liên (2015) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán là 34.44%. 3.2.4. Xử lý chất thải và vệ sinh tay sau tiêm

Đa số ĐD, HS, KTV đều thực hiện phân loại rác thải sau khi tiêm đúng quy định chiếm 100%. Tiêu chí rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh ngay sau khi kết thúc quy trình chiếm tỷ lệ thấp hơn là 68.33%. Tỷ lệ này là thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2017) tại Bệnh viện Nhi Trung ương là 72.6%.

3.3. Thuận lợi, khó khăn 3.3.1. Thuận lợi 3.3.1. Thuận lợi

- Bệnh viện có tỷ lệ ĐD, HS, KTV có trình độ chuyên môn cao, tỷ lệ trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất. Các đối tượng có trình độ trung cấp cũng đang theo học các lớp nâng cao trình độ lên cao đẳng hoặc đại học.

- Sự phối hợp của phòng Điều dưỡng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các thành viên mạng lưới KSNK, Điều dưỡng trưởng các khoa thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở NVYT tuân thủ thực hiện quy trình kỹ thuật

và đánh giá NVYT tuân thủ thực hiện đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.

- Hàng năm Bệnh viện đều xây dựng Kế hoạch tập huấn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh nói chung và TAT nói riêng. Bên cạnh đó Bệnh viện cố gằng hàng năm đều tổ chức thi sát hạch tay nghề để ĐD nâng cao tinh thần học hỏi và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hành trên lâm sàng.

- Rà soát và bổ sung phương tiện, y dụng cụ, vật tư tiêu hao phù hợp với tính chất công việc và việc thực hiện kỹ thuật trên người bệnh. Đảm bảo an

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên các khoa lâm sàng trung tâm y tế huyện tuần giáo (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)