3.3.1. Thuận lợi
- Bệnh viện có tỷ lệ ĐD, HS, KTV có trình độ chuyên môn cao, tỷ lệ trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất. Các đối tượng có trình độ trung cấp cũng đang theo học các lớp nâng cao trình độ lên cao đẳng hoặc đại học.
- Sự phối hợp của phòng Điều dưỡng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các thành viên mạng lưới KSNK, Điều dưỡng trưởng các khoa thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở NVYT tuân thủ thực hiện quy trình kỹ thuật
và đánh giá NVYT tuân thủ thực hiện đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.
- Hàng năm Bệnh viện đều xây dựng Kế hoạch tập huấn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh nói chung và TAT nói riêng. Bên cạnh đó Bệnh viện cố gằng hàng năm đều tổ chức thi sát hạch tay nghề để ĐD nâng cao tinh thần học hỏi và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hành trên lâm sàng.
- Rà soát và bổ sung phương tiện, y dụng cụ, vật tư tiêu hao phù hợp với tính chất công việc và việc thực hiện kỹ thuật trên người bệnh. Đảm bảo an toàn phòng ngừa sự cố Y khoa .
3.3.2. Khó khăn
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, chặt chẽ.
- Điều dưỡng trưởng khoa chưa nâng cao trong việc tự kiểm tra, giám sát viên chức khoa mình, việc thực hiện đối lúc mang tính hình thức, đối phó.
- Đội ngũ ĐD, HS, KTV chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tuân thủ thực hiện tiêm an toàn, nhận thức còn mạng tính bị động, đôi lúc còn mang suy nghĩ cổ hủ chưa tích cực trong công việc, vẫn coi NB là người phụ thuộc vào Bệnh viện, chưa thay đổi tích cực theo hướng NB là khách hàng.
- Trong thực tế, người ĐD, HS, KTV coi việc thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh là những công việc đơn thuần phải làm hàng ngày, mà chưa xác định được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc tuân thủ thực hành quy trình kỹ thuật. Nên có những thói quen không tốt: làm tắt, làm ẩu, làm mang tính đối phó.
- Bệnh viện chưa tổ chức được các lớp tập huấn đào tạo cho ĐD, HS về hướng dẫn tiêm an toàn thường xuyên, nên kiến thức và kỹ năng thực hành chưa được cập nhật liên tục.
- Bệnh viện chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những ĐD, HS, KTV không tuân thủ thực hiện tiêm an toàn, còn nể nang khi xử phạt, đôi khi còn dung túng nên ĐD, HS, KTV không nghiêm túc chấp hành.
KẾT LUẬN
Thực trạng kiến thức và thực hành tiêm an toàn của ĐD, HS, KTV tại Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo:
I. Kiến thức tiêm an toàn
1 Kiến thức chung về tiêm an toàn:
Có 6 nội dung thì có tới 5 nội dung ĐD, HS, KTV đa số nắm vững kiến thức và đạt tỷ lệ cao từ 95% trở lên. Nội dung mục đích TAT thì ĐD, HS, KTV tương đối nắm kiến thức đạt tỷ lệ 71.66%.
2. Kiến thức chung về chuẩn bị người bệnh, người thực hiện
Tỷ lệ ĐD, HS, KTV đa số nắm vững kiến thức đạt tỷ lệ từ 80% trở lên. Nội dung: thời điểm rửa tay bằng nước và xà phòng ĐD, HS, KTV chưa nắm được kiến thức đạt mức thấp nhất 8.33%, nội dung chỉ định mang khẩu trang tỷ lệ đạt thấp là 16.66%.
3. Kiến thức về dụng cụ tiêm:
ĐD, HS, KTV nắm vững kiến thức nhất ở 2 nội dung tiêu chuẩn thùng đựng vật sắc nhọn và loại cồn để sát khuẩn da với tỷ lệ từ 98.33% trở nên. Nội dung thời điểm đậy nắp và niêm phong thùng sắc nhọn chỉ đạt ở mức 38.33%. 4. Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm:
ĐD, HS, KTV trả lời đạt cao nhất ở kiến thức lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc chiếm tỷ lệ 100%. Kiến thức lấy thuốc vào BT ĐD, HS, KTV đạt thấp nhất chiếm tỷ lệ 65%. Kiến thức: cách bẻ ống thuốc, trì hoãn mũi tiêm ĐD, HS, KTV đạt với tỷ lệ từ 75 - 80%.
5. Kiến thức về kỹ thuật tiêm:
Tỷ lệ ĐD, HS, KTV trả lời đúng nhiều nhất ở nội dung trong khi thực hiện tiêm đảm bảo bơm thuốc với tỷ lệ: 98.33%. ĐD, HS, KTV trả lời đúng ít nhất ở nội dung góc độ tiêm dưới da với tỷ lệ: 56.66%. ở các nội dung khác đều đạt tỷ lệ từ 65% trở lên.
6. Kiến thức về xử lý chất thải tiêm:
II. Thực hành tiêm an toàn 1. Chuẩn bị người bệnh
Tỷ lệ ĐD, HS, KTV đều tuân thủ quy trình kỹ thuật đạt tỷ lệ cao từ 83.33% - 100%, tiêu chí ĐD, HS, KTV rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh đạt ở mức thấp hơn là 75%.
2. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc tiêm
Tỷ lệ ĐD, HS, KTV thực hiện các tiêu chí đều đạt tỷ lệ cao từ 75.6- 100% , tiêu chí kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc chỉ đạt tỷ lệ thấp hơn là 65%.
3. Thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc
Tỷ lệ ĐD, HS, KTV thực hiện các tiêu chí đều đạt tỷ lệ cao 100%, tiêu chí ĐD, HS, KTV đạt tỷ lệ thấp hơn là tuân thủ thực hiện sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng quy định là 56.66%.
4. Xử lý chất thải và vệ sinh tay sau tiêm
Tỷ lệ ĐD, HS, KTV thực hiện phân loại rác thải sau khi tiêm đúng quy định chiếm 100%. Tiêu chí rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh ngay sau khi kết thúc quy trình chiếm tỷ lệ thấp hơn là 68.33%.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP * Đối với Bệnh viện:
- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho ĐD, HS, KTV về hướng dẫn tiêm an toàn trong chăm sóc người bệnh, tăng cường công tác truyền thông về tiêm an toàn để ĐD, HS, KTV hiểu và thực hiện tiêm an toàn.
- Phát động phong trào thực hiện “mũi tiêm an toàn” trong toàn bệnh viện.
- Triển lhai phổ biến thường xuyên các Quy định về tiêm an toàn của ngành cũng như của bệnh viện tới toàn thể ĐD, HS, KTV tại các khoa phòng.
- Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết với biện pháp hành chính: giám sát việc kê đơn thuốc cho người bệnh.
- In ấn các tờ rơi, pa nô, áp phích để tuyên truyền tại bệnh viện và trên các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe về tác hại của lạm dụng tiêm và tiêm không an toàn.
- Định kỳ tổ chức các cuộc thi tay nghề nhằm nâng cao kỹ năng thực hành các quy trình kỹ thuật.
- Đào tạo đội ngũ ĐD, HS có trình độ chuyên môn và quản lý giỏi, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
- Đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư tiêu hao cho mỗi khoa phòng, để người ĐD, HS có đầy đủ dụng cụ, vật tư khi thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm.
- Xây dựng quy chế khen thưởng, xử phạt nghiêm minh đối với những ĐD, HS, KTV không tuân thủ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tiêm trong chăm sóc người bệnh.
* Phòng Điều dưỡng:
- Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm, đảm bảo thực hiện mũi tiêm an toàn.
- Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Điều dưỡng trưởng các khoa, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên việc tuân thủ thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm của ĐD, HS, KTV.
- Cần nhắc nhở ĐD, HS, KTV chú ý đến các bước thực hiện có tỷ lệ mắc lỗi cao như: rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh; kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc; hết thuốc, căng da rút kim nhanh, cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn.
- Định kỳ tập huấn lại cho ĐD, HS, KTV về kiến thức, kỹ năng, tầm quan trọng của việc tuân thủ thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm, vệ sinh bàn tay. Triển khai lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của khoa/phòng hoặc bệnh viện tổ chức.
* Đối với các ĐD, HS, KTV:
- Mỗi ĐD, HS, KTV cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tuân thủ thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm, để tạo an toàn cho người bệnh, bản thân mình và cộng đồng.
- Thay đổi suy nghĩ, luôn coi người bệnh là khách hàng cần phải chăm sóc nhiệt tình, chu đáo.
- Tuân thủ đầy đủ các bước của quy trình kỹ thuật tiêm, từ bỏ các thói quen làm tắt, làm ẩu, làm mang tính đối phó.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kiến thức, kỹ năng tận tình phục vụ người bệnh, tuân thủ đúng hướng dẫn tiêm an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Bộ Y tế (2017), Thông tư 51/2017/TT-BYT năm 2017 về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
3. Vũ Thị Liên (2015), “Khảo sát về thực hành mũi tiêm an toàn của Điều dưỡng – Hộ sinh tại bệnh viện đa khoa Định Quán năm 2015”.
4. Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Chuyền (2016), Đánh giá thực trạng tiêm an toàn của Điều dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Điện Biên năm 2019”
5. Trần Thị Minh Phượng (2012), “Thực trạng kiến thức, thực hành Tiêm an toàn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2012”, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
6. Ninh Vũ Thành, Nguyễn Thị Thu Thực (năm 2015), Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của Điều dưỡng tại Bệnh Viện Đa Khoa Xanh Pôn. Website:123doc.
7. Nguyễn Thị Hoài Thu (2017), “Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của Điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí nghiên cứu y học, số 112.
8. Đặng Thị Thanh Thủy (2016), nghiên cứu “Kiến thức, kỹ năng thực hành và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016”
* Tiếng Anh
9. Hauri, A., Armstrong, Geogory, Hutin, Yvan J.F (2004), “The global 48 burden of disease attributable to contaminated injectims given in health care settings”, International Journal of STD & AIDS, 15: pp. 7-16. 10. WHO (2003), Safety of Injections. Global facts and figures, pp.1-2.
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ KIẾN THỨC TIÊM AN TOÀN A. THÔNG TIN CHUNG
1. Mã số phiếu:………. 2. Ngày điều tra:……….. 3. Người điều tra:………. 4. Giới tính: 1. Nam ; 2 Nữ
5. Trình độ: 1: Trung cấp 2: Cao đẳng 3: Đại học
6. Thâm niên công tác 1: dưới 05 năm 2: 05 - 10 năm 3: Trên 10 năm Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau ( yêu cầu thực hiện đủ 30 câu ).
TT Câu hỏi Câu trả lời Ghi
đáp án Thông tin chung về tiêm an toàn
B1 Mục đích của tiêm là 1.Điều trị 2.Chẩn đoán 3.Phòng bệnh 4. Bao gồm các ý trên B2 Tiêm an toàn là
một quy trình tiêm 1.Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm 2.Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm
3.Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng
4.Không tạo chất thải nguy hại cho cộng đồng
5. Bao gồm các ý trên B3 Tiêm không an
toàn có thể gây ra 1.Sốc phản vệ 2.Xơ hóa cơ
3.Nhiễm khuẩn chéo 4.Áp xe tại nơi tiêm 5. Bao gồm các ý trên B4 Biện pháp phòng
tránh xơ hóa cơ hoặc đâm vào dây thần kinh bao gồm
1. Xác định đúng vị trí tiêm
2. Khối lượng thuốc tiêm bắp cho mỗi lần tiêm không quá mức qui định
3. Tiêm đúng góc độ và độ sâu
4. Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một NB
B5 Để phòng và chống sốc phản vệ cần thực hiện
1. Khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc trước khi tiêm mũi đầu tiên
2. Luôn mang theo hộp chống sốc khi đi tiêm 3. Bơm thuốc chậm, vừa tiêm vừa phải quan sát sắc mặt NB
4. Bao gồm các ý trên B6 Hành động cần làm
đầu tiên khi NB có dấu hiệu sốc phản vệ
1. Báo bác sỹ
2. Ngừng tiêm truyền ngay 3. Cho NB nằm nghỉ, đầu thấp 4. Ghi ngay vào phiếu theo dõi
Chuẩn bị Điều dưỡng B7 Thời điểm cần vệ
sinh tay khi thực hiện QTKT
1. 6 thời điểm 2. 5 thời điểm 3. 4 thời điểm 4. 3 thời điểm B8 Rửa tay bằng nước
và xà phòng khi:
1. Sau khi chạm vào những vùng xung quanh NB
2. Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết NB 3. Sau 1 buổi làm việc
4. Bao gồm các ý trên B9 Trước khi chuẩn bị
dụng cụ tiêm truyền, cần
1. Vệ sinh tay 2. Đội mũ
3. Mang khẩu trang 4. Bao gồm các ý trên B10 Để bảo đảm an
toàn cho NB trước khi tiêm cần thực hiện 5 đúng bao gồm
1. NB, thuốc, liều, thời điểm, giường 2.NB, thuốc, liều, thời điểm, đường tiêm 3. NB, thuốc, nhãn, thời điểm, đơn thuốc 4. Đúng liều lượng
5. NB, nhãn, liều, thời điểm, giường B11 Chỉ định mang
găng tay trong trường hợp
1.Tiêm bắp 2.Tiêm dưới da 3. Tiêm tĩnh mạch
4. Khi có nguy cơ tiếp xúc với máu, dịch tiết của NB, hoặc da tay của NVYT bị tổn thương B12 Phải thay găng tay
sau khi
1. Tiêm cho 1 NB 2. Tiêm cho 5 NB 3. Tiêm cho 10 NB 4. Sau 1 buổi làm việc B13 Chỉ định mang
khẩu trang trong trường hợp
1. Tiêm bắp, tiêm dưới da 2. Tiêm tĩnh mạch ngoại biên
3. NB mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Kiến thức về dụng cụ tiêm B14 Thùng đựng vật
sắc nhọn phải bảo đảm
1. Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng 2. Có khả năng chống thấm
3. Có nắp đóng mở dễ dàng 4. Bao gồm các ý trên B15 Loại cồn dùng để
SK da vùng tiêm 1. Cồn trắng 90 độ 2. Cồn trắng 90 độ hoặc cồn Iod 3. Cồn trắng 70 độ 4. Cồn Iod B16 Thùng đựng vật sắc nhọn dùng 1 lần nên đậy nắp, niêm phong, dán nhãn khi 1. Đầy 2/3 thùng 2. Đầy 3/4 thùng 3. Khi đầy thùng 4. Sau 1 ngày làm việc 5. Sau 2 ngày làm việc
Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm B17 Lấy thuốc vào BT
cần chú ý 1. Không pha 2 hay nhiều loại thuốc vào 1 BT 2. Không lưu kim lấy thuốc
3. Không dùng chung kim lấy thuốc 4. Bao gồm các ý trên
B18 Cách bẻ ống thuốc 1. SK, dùng panh bẻ thuốc 2. SK, dùng tay bẻ thuốc 3. SK, dùng gạc bẻ thuốc 4. Một trong ba cách trên B19 Thực hiện trì hoãn
mũi tiêm bằng cách 1. Dùng hai tay đậy lại nắp kim tiêm sau đó đặt vào khay vô khuẩn 2. Dùng hai tay đậy lại nắp KT sau đó đưa vào bao ni lông đựng bơm tiêm
3. Đậy kim tiêm bằng kỹ thuật múc một tay sau đó đưa vào bao ni lông đựng bơm tiêm 4. Đậy kim tiêm bằng kỹ thuật múc một tay sau đó đặt vào khay vô khuẩn
B20 Lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc đa liều trong trường hợp
1. Để lấy thuốc tiêm cho cùng một NB 2. Để lấy thuốc tiêm cho 2 NB
3. Để lấy thuốc tiêm cho 3 NB
4. Không được để lưu kim trong bất kỳ tình huống nào
Kiến thức về Kỹ thuật tiêm thuốc B21 Phương thức SK
da vùng tiêm trước khi tiêm là
1. Sử dụng kẹp không mấu gắp bông gạc tẩm cồn, sau mỗi buổi thực hiện tiêm phải hấp vô khuẩn
2. Dùng tay (sau khi đã vệ sinh tay) để cầm bông cồn SK
3. Sử dụng tăm bông tẩm cồn để SK 4. Bao gồm các ý trên
B22 Kỹ thuật SK da vùng tiêm
1. SK da nơi tiêm bằng cồn iod rồi SK lại bằng cồn 70 độ
2. SK da vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài với đường kính khoảng 10 cm cho đến khi sạch
3. SK da vùng tiêm 1 lần duy nhất theo hình