Trang 2 DANH MỤC CÁC BẢNGSTTTÊN CÁC BẢNGTRANGBảng 1Thông tin chung của điều dưỡng10Bảng 2Trình độ chuyên môn10Bảng 3Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng trong vấn đề11đối mặt với cái chế
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.1 Stress nghề nghiệp và nguyên nhân gây stress nghề nghiệp
Khái niệm stress nghề nghiệp
Stress nghề nghiệp được định nghĩa như các phản ứng có hại về tâm sinh lý xảy ra khi yêu cầu công việc không phù hợp với năng lực, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động Stress nghề nghiệp (SNN) có thể dẫn đến tình trạng thay đổi sức khỏe, thậm chí gây nên thương tích [1].
Nguyên nhân gây ra stress nghề nghiệp
Hầu hết mọi người đều đồng tình rằng stress nghề nghiệp là kết quả của sự tương tác giữa người lao động và điều kiện làm việc hay điều kiện lao động Vì vậy, các điều kiện làm việc nhất định đều có thể gây căng thẳng cho hầu hết mọi người và là nguồn chủ yếu dẫn đến stress nghề nghiệp [1]. Điều kiện lao động là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và văn hóa xung quanh con người nơi làm việc Các yếu tố này được hình thành không phải bởi điều kiện địa lý tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, thời gian ban ngày hay ban đêm…, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quá trình lao động cũng như đặc điểm của bản thân quá trình lao động Nói một cách khác, điều kiện lao động của người ĐD được hiểu là tập hợp của rất nhiều yếu tố trong lao động nơi họ làm việc như:
-Yếu tố môi trường: đặc điểm môi trường làm việc của ĐD viên phần lớn phải làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại: yếu tố vật lý (bức xạ ion hóa…), các yếu tố hóa học (khí độc, hơi cồn, dung dịch sát khuẩn…), vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus…) Tính chất lao động ở ĐD cũng rất đặc biệt: phải tiếp xúc với bệnh lây nhiễm nguy hiểm (lao, SARS, HIV/AIDS…) ĐD viên phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích [1], [2].
-Yếu tố tâm sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh- tâm lý, thần kinh, giác quan.
-Yếu tố tổ chức: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động- thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động…Phân tích quỹ thời gian lao động của các ĐD tại các cơ sở y tế cho thấy trên 80% thời gian của họ dành cho việc thực hiện các công việc của mình liên tục như đi lại, trông nom, thay băng, theo dõi, chăm sóc người bệnh …, không có thời gian nghỉ ngắn giữa ca, làm việc quá nhiều giờ (>8h/ ngày), công việc nhiều áp lực Ngoài ra họ còn phải đảm nhiệm trực đêm, thậm chí sau ca trực còn phải tiếp tục làm việc thêm 4 giờ Trong đêm trực, ngoài nhiệm vụ theo dõi và xử trí cấp cứu người bệnh trong khoa họ còn phải xử trí cấp cứu người bệnh nặng khác, người bệnh khi có yêu cầu tăng cường Như vậy sự quá tải công việc do không đủ ĐD và phải làm quá nhiều các công việc khác (thống kê, sổ sách…) là nguyên nhân gây stress nghề nghiệp ở ĐD viên [1].
-Yếu tố xã hội: quan hệ đồng nghiệp- đồng nghiệp, quan hệ cấp dưới – cấp trên, mối quan hệ với người bệnh và người nhà người bệnh, chế độ thưởng – phạt, sự hài lòng với công việc…[1].
-Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động…Quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động khác nhau và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau [1].
1.1.2 Một số thang đo stress
Thang đánh giá lo âu của Zung (SAS): SAS là trắc nghiệm đánh giá mức độ lo âu do cả người tiến hành trắc nghiệm và người được trắc nghiệm thực hiện.
Thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI) là một chuỗi những câu hỏi được xây dựng để đánh giá cường độ, mức độ và sự nhận thức về trầm cảm ở những người bệnh có chẩn đoán rối loạn tâm thần Thang đo Beck là một công cụ đánh giá chủ quan rối loạn trầm cảm được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu lâm sàng tâm thần học, trong thực hành đa khoa và dịch tễ học, mang lại những dữ liệu về tình trạng trầm cảm.
Thang đo DASS21 đã được nhiều tác giả Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau trong đó có nhân viên y tế.
Thang đo NSS (The Nursing Stress Scale - NSS) là thang đo được phát triển bởi Gray Toft và Anderson (1981) sử dụng để đo mức độ căng thẳng và các yếu tố căng thẳng.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu mô tả nguy cơ stress ở ĐD tại Việt Nam, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu tập trung sử dụng các thang đo như DASS 21, thang đánh giá lo âu của Zung (SAS), thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI) Các thang đo này chưa thực sự phù hợp để đánh giá mức độ nguy cơ stress nghề nghiệp ở ĐD Do vậy với mục tiêu tiếp cận một cách chuyên biệt nhất về tình trạng stress của ĐD viên, nghiên cứu này sử dụng thang đo
Expanded Nursing Stress Scale (ENSS) – thang đo chuyên biệt đo lường tình trạng stress của điều dưỡng Thang đo căng thẳng ĐD mở rộng (ENSS) đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu bởi giá trị và độ tin cậy cao khi sử dụng để đo lường mức độ căng thẳng của ĐD tại Việt Nam.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, theo các nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ ĐD viên (ĐD) bị stress khá cao Trên thế giới, ở khu vực Nam Âu, 21 bệnh viện tại Slovenia công bố tỉ lệ ĐD bị stress cao là 56,5% vào năm
2018 Khu vực tây nam Ethiopia năm 2016 chỉ ra mức độ stress trung bình là 58,46 ± 12,62 của ĐD theo thang đo ENSS.
Nghiên cứu của Mehta K.R và Singh K.I (2014) trên 50 ĐD, kết quả cho thấy: có 56 % số ĐD có biểu hiện của stress ở mức trung bình, ĐD có biểu hiện của stress ở mức nhẹ là 34%, 6% số ĐD có stress ở mức rất nặng và chỉ có một số lượng rất ít 4% số ĐD trả lời hầu như không gặp stress trong công việc của họ.
Năm 2016 tác giả Woonhwa Ko nghiên cứu các mức độ căng thẳng và các hành vi đối phó của 40 ĐD tại các cơ sở điều trị ung bướu ngoại trú – Trung tâm ung thư San ford Roger Maris sử dụng thang đo NSS Nghiên cứu định lượng cho thấy: có 18 người ít có yếu tố nguy cơ, 21 người có yếu tố nguy cơ vừa, 01 người có yếu tố nguy có cao.Trong đó 2 yếu tố gây stress lớn nhất là khối lượng công việc và chứng kiến cái chết của NB Kết quả định tính cho thấy: 3 hành vi ứng phó hay sử dụng là diễn thuyết, thư giãn và tập thể dục và dành thời gian cho bản thân.
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào năm 2017 tại 81 cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau và 1984 nhân viên tham gia tại Đức cho thấy 20,5% cho biết họ không trải qua bạo lực trong 12 tháng qua 94,1% số người được hỏi báo cáo bạo lực trong mười hai tháng qua nói rằng họ đã bị xúc phạm bằng lời nói và 69,8% đã trải qua bạo lực thể xác Nhân viên chăm sóc lão khoa nội trú có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cuộc tấn công bằng lời nói và thể chất hàng ngày Thủ phạm chủ yếu là người bệnh hoặc người nhà người bệnh (tấn công bằng lời nói 72%, tấn công vật lý 96%) Các cuộc tấn công bằng lời nói được báo cáo thường xuyên nhất bởi các nhân viên bệnh viện, tiếp theo là các nhân viên trong các cơ sở dân cư dành cho người khuyết tật Mức độ bạo lực thể xác cao nhất được trải nghiệm bởi những người làm việc trong bệnh viện (76%), sau đó là chăm sóc lão khoa nội trú Các hành vi bạo lực và hung hăng chủ yếu bao gồm lăng mạ, chèn ép và cào cấu, đánh, đe dọa Đối tượng được sử dụng thường xuyên nhất trong bệnh viện và trong các cơ sở dân cư dành cho người khuyết tật (36,8% và 35,6%) Quấy rối tình dục đã được báo cáo bởi tất cả các cơ sở, với chăm sóc lão khoa cho thấy tỷ lệ cao nhất ở mức 18,1%.
MÔ TẢ THỰC TRẠNG CẦN GIẢI QUYẾT
MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1 Thông tin chung về Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ
Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ là TTYT tuyến huyện, hạng II, với quy mô 20 khoa, phòng và 23 TYT xã, thị trấn một trong những trung tâm đi đầu của hệ thống y tế tuyến huyện tại Hải Dương.
Trung tâm y tế được thành lập năm 2018 trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Dân số-KHHGĐ.
Tại Cơ sở 1 của TTYT (bệnh viện) hiện có 18 khoa, phòng; 280 giường kế hoạch; 54 bác sĩ và 129 ĐD.
Hằng ngày, lượng người bệnh đến khám ngoại trú gần 500 BN; điều trị nội trú gần 300 BN/ngày.
2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Chọn mẫu toàn bộ 70 điều dưỡng đáp ứng
+Điều dưỡng đang làm công việc chăm sóc trực tiếp NB tại các khoa lâm sàng của Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
+Điều dưỡng có thời gian làm việc tối thiểu là 01 năm tính đến thời điểm nghiên cứu
+Điều dưỡng nghỉ phép, nghỉ ốm, vắng mặt trong thời gian tham gia nghiên cứu.
+Điều dưỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023.
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3 Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại TTYT huyện Tứ Kỳ:
Sau khi thu thập số liệu 70 ĐD từ 6/2023 đến tháng 9/2023 bằng bộ công cụ thu thập số liệu: Thang đo ENSS được kết quả sau:
2.3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu n p
Bảng 1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Thông tin về ĐTNC Số lượng Tỷ lệ %
Tình trạng hôn nhân Có vợ/chồng 61 87,1%
Ly thân/ly hôn/góa 3 4,3% Điều dưỡng đa số ở độ tuổi 30-40 tuổi, nữ chiếm số đông 74% và chủ yếu ĐD đang có gia đình 87,1%.
Bảng 2: Trình độ chuyên môn
Trình độ Số lượng Tỷ lệ %
Sau đại học 02 3,1% Điều dưỡng đa số có trình độ đại học chiếm 87%, sau đại học chiếm 3,1%; còn lại rất ít trình độ trung cấp và cao đẳng (đang học đại học): 8,9%.
2.3.2 Mức độ nguy cơ stress liên quan đến nghề nghiệp của điều dưỡng: Bảng 3 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng trong vấn đề đối mặt với cái chết của NB (n = 70) Điểm trung Mức độ
Nhóm 1: Đối mặt với cái chết của NB Stress bình
Làm các thủ thuật gây đau đớn cho NB 2,04 Trung bình Cảm giác bất lực khi không cứu được NB 2,02 Trung bình Lắng nghe hoặc nói chuyện về các chết 1,98 Thấp đang đến gần
Chứng kiến NB tử vong 2,24 Trung bình
Chứng kiến NB có mối quan hệ thân thiết tử 2,56 Trung bình vong
Bác sĩ không có mặt khi NB tử vong 1,89 Thấp
Chứng kiến sự chịu đựng của NB 2,01 Trung bình
Trung bình chung: 2,10 Trung bình
Kết quả bảng 3 cho thấy đa số ĐD bị stress mức độ trung bình khi đối mặt với cái chết của NB.
Bảng 4 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng trong vấn đề mâu thuẫn với bác sĩ Điểm Mức độ
Nhóm 2: Mâu thuẫn với bác sĩ trung
Bị bác sĩ phê bình 1,78 Thấp
Có mâu thuẫn với bác sĩ 1,95 Thấp
Bất đồng với bác sĩ liên quan tới việc điều trị 1,60 Thấp
Ra quyết định liên quan đến NB khi không có 1,99 Thấp bác sĩ
Phải chuẩn bị dụng cụ/trợ giúp cho bác sĩ trong 1,14 Thấp công việc
Kết quả bảng 4 cho thấy ĐD bị stress mức độ thấp trong nhóm nguy cơ mâu thuẫn với bác sĩ.
Bảng 5 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng trong vấn đề chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc (n = 70)
Nhóm 3: Chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc Điểm Mức độ trung bình Stress Không đủ khả năng hỗ trợ tâm lý cho gia đình NB 1,34 Thấp
Bị hỏi về vấn đề mà không có câu trả lời thỏa đáng 1,78 Thấp Cảm giác không đủ khả năng hỗ trợ tâm lý cho NB 1,56 Thấp
Trung bình chung: 1,56 Thấp Điều dưỡng được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm công tác nên có sự chuẩn bị về cảm xúc tốt, nguy cơ stress mức độ thấp.
Bảng 6 Mức độ stress của điều dưỡng trong các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp
Nhóm 4: Vấn đề liên quan đến đồng nghiệp Điểm Mức độ trung bình Stress Ít nói chuyện với đồng nghiệp khác khoa 1,12 Thấp Thiếu cơ hội chia sẻ với đồng nghiệp cùng khoa 1,30 Thấp Thiếu cơ hội để bày tỏ cảm xúc tiêu cực với NB 1,65 Thấp
Khó làm việc với ĐD cùng khoa 1,20 Thấp
Khó làm việc với ĐD khác khoa 1,34 Thấp
Khó làm việc với người ĐD khác giới 1,25 Thấp
Trung bình chung: 1,31 Thấp Điều dưỡng của TTYT Tứ Kỳ có mối quan hệ rất tốt với đồng nghiệp, nguy cơ căng thẳng ở mức thấp.
Bảng 7 Mức độ stress của điều dưỡng trong các vấn đề liên quan đến cấp trên (n p) Điểm trung Mức độ Nhóm 5: Vấn đề liên quan đến cấp trên Stress bình
Có mâu thuẫn với ĐD trưởng 1,46 Thấp
Thiếu hỗ trợ của ĐD trưởng 1,57 Thấp
Bị ĐD trưởng phê bình 1,64 Thấp
Thiếu hỗ trợ của ĐD trưởng bệnh viện 1,45 Thấp Chịu trách nhiệm về những việc ngoài nghĩa vụ 1,10 Thấp Thiếu hỗ trợ của cấp lãnh đạo khác 1,98 Thấp
Bị ĐD trưởng bệnh viện phê bình 1,55 Thấp
Trung bình chung: 1,53 Thấ p Điều dưỡng các khoa lâm sàng luôn được ĐDT hỗ trợ kịp thời, được ĐDT bệnh viện hướng dẫn, nhắc nhở nhẹ nhàng lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp nên mức độ căng thẳng thấp.
Bảng 8 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng trong vấn đề khối lượng công việc
Nhóm 6: Vấn đề liên quan đến khối lượng công Điểm trung Mức độ việc bình Stress
Không thể dự đoán được lịch làm việc 1,57 Thấp Không đủ thời gian để hỗ trợ tinh thần cho NB 1,43 Thấp Không đủ thời gian để hoàn thành tất cả các nhiệm 1,62 Thấp vụ
Quá nhiều nhiệm vụ không liên quan đến công 1,30 Thấp việc chính
Không đủ nhân viên để làm việc trong khoa 1,88 Thấp Không đủ thời gian đáp ứng nhu cầu của gia đình 1,77 Thấp Đòi hỏi của việc phân loại NB 1,65 Thấp
Phải làm việc cả giờ giải lao 1,46 Thấp
Phải đưa ra quyết định dưới áp lực 1,86 Thấp
Kết quả bảng 8 cho thấy nguy cơ ĐD bị stress liên quan đến khối lượng công việc ở mức độ thấp.
Bảng 9 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng trong vấn đề không chắc chắn về hướng điều trị NB (np)
Nhóm 7: Không chắc chắn về hướng điều Điểm trung Mức độ trị NB bình Stress
Bác sĩ không cung cấp đủ thông tin về NB 1,5 Thấp
Bác sĩ ra chỉ định điều trị dường như là không 1,45 Thấp thích hợp
Sợ gây ra lỗi trong quá trình chăm sóc cho NB 1,78 Thấp
Bác sĩ không có mặt trong tình huống cấp cứu 2,76 Trung bình Cảm thấy không được đào tạo đầy đủ cho 1,54 Thấp công việc.
Không biết những gì được và không được 1,66 Thấp cung cấp cho BN
Tiếp xúc với những nguy hiểm cho sức khỏe 2,37 Trung bình Phải đảm nhận trách nhiệm khi kinh nghiệm 2,78 Trung bình không đủ.
Không nắm chắc về hoạt động của các thiết bị 1,77 Thấp
Kết quả bảng 9 cho thấy nguy cơ ĐD bị căng thẳng mức độ trung bình xảy ra khi bác sĩ không có mặt trong tình huống cấp cứu, khi phải tiếp xúc với những nguy hiểm cho sức khỏe và phải đảm nhận trách nhiệm khi kinh nghiệm không đủ.
Bảng 10 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng trong vấn đề về NB và gia đình NB Điểm trung Mức độ Nhóm 8: Vấn đề về NB và gia đình NB bình Stress
NB có những đòi hỏi không hợp lý 2,54 Trung bình Gia đình NB có những đòi hỏi không hợp lý 2,66 Trung bình Bất cứ điều gì sai sót đều bị đổ lỗi 3,05 Trung bình Phải là người giải quyết các vấn đề với gia đình 2,09 Trung bình NB
Cảm thấy không được đào tạo đầy đủ cho công 1,54 Thấp việc
Phải làm việc với NB có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục 3,50 Cao
Phải làm việc với sự cư xử tồi tệ từ gia đình của 3,50 Cao
Không biết gia đình NB có tố việc chăm sóc 2,57 Trung bình thiếu chu đáo
Trung bình chung: 2,68 Trung bình
Kết quả bảng 10 cho thấy ĐD bị căng thẳng mức độ cao khi làm việc mà
NB và hoặc gia đình của NB có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục, cư xử tồi tệ với mình; các nguy cơ khác đều ở mức trung bình, chỉ có yếu tố cảm thấy không được đào tạo đầy đủ cho công việc ở mức thấp.
2.3.5 Tổng hợp mức độ stress của điều dưỡng theo từng nhóm vấn đề:
Bảng 11 Mức độ stress của điều dưỡng theo từng nhóm vấn đề
TT Các nhóm vấn đề
Nhóm 1 Đối mặt với cái chết của NB
Nhóm 2 Mâu thuẫn với bác sỹ
Chưa có sự chuẩn bị về mặt
Các vấn đề liên quan đến đồng
Nhóm 5 Các vấn đề liên quan đến cấp Điểm Phân loại trung bình mức độ stress
Nhóm 6 Khối lượng công việc 1,61 Thấp
Nhóm 7 Không chắc chắn về hướng 1,95 Thấp điều trị cho NB
Nhóm 8 NB và gia đình NB 2,68 Trung bình
Mức độ stress chung 1,80 Thấp
Qua đánh giá chung tình trạng stress của 8 nhóm yếu tố cho ta thấy: các ĐD viên trong nhóm nghiên cứu có mức độ stress thấp và trung bình; Thấp nhất là khi có các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp (1,31) và các vấn đề liên quan đến cấp trên (1,61); Cao nhất là nhóm vấn đề về người bệnh và gia đình người bệnh (2,68 & 2,1).
2.4 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng
Bảng 12 Các yếu tố liên quan đến stress của điều dưỡng (n = 70) Đặc điểm Số Tỷ lệ % Điểm Mức độ lượng trung bình stress
Số buôi trực/ ≤4 lần 07 10 1,65 Thấp tháng >4 lần 63 90 3,76 Cao
Số NB trung ≤20NB 15 21,4 1,78 Thấp bình chăm sóc >20NB 55 78,6 2,45 Trung bình trong buổi trực
Thường xuyên Có 39 55,7 2,34 Trung bình chăm sóc ca Không 31 44,3 1,98 Thấp bệnh nặng
Có áp lực trong Có 45 64,3 2,99 Trung bình công việc Không 25 35,7 1,56 Thấp
Làm thêm bên Có 19 27,1 3,02 Cao ngoài khi hết giờ Không 51 72,9 1,87 Thấp làm tại viện
Thu nhập trong Thấp 44 62,8 3,05 Cao gia đình Trung bình 21 30 2,34 Trung bình
Có biến cố trong Có 03 4,3 3,02 Cao gia đình Không 67 95,7 1,87 Thấp
Kết quả bảng 11 cho thấy ĐD phần lớn thu nhập thấp, trực nhiều hơn
4 buổi một tháng, chăm sóc nhiều người bệnh và có nhiều người bệnh nặng trong ca trực nên cảm thấy áp lực trong công việc (64,3%).
BÀN LUẬN
3.1 Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng Điều dưỡng của TTYT huyện Tứ Kỳ đa số là nữ (chiếm 74%) điều này phù hợp với công việc chăm sóc và phục vụ NB Có tới 90,1% ĐD có trình độ đại học và sau đại học, đây là con số khá cao, cao hơn nhiều TTYT tuyến huyện và tuyến tỉnh của khu vực Hải Dương và nhiều BV lớn tuyến TW, điều đó cho thấy tinh thần học tập cũng như việc đầu tư học tập cho cán bộ nhân viên của TTYT huyện Tứ Kỳ là rất lớn Phần lớn ĐD có độ tuổi từ 30-
40 cho thấy lực lượng cán bộ trẻ nhưng đã có kinh nghiệm làm việc và đã có gia đình nên cuộc sống trong giai đoạn này tương đối ổn định, ĐD yên tâm công tác Ở độ tuổi này tỷ lệ stress của ĐD thấp hơn so với những ĐD tuổi dưới 30, bởi những ĐD viên khi mới ra trường, bắt đầu làm việc họ chưa quen với công việc, chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong công việc và cả trong cuộc sống, bồng bột hơn, nông nổi hơn nên dễ xảy ra stress hơn. Nghiên cứu chỉ ra 6/8 lĩnh vực nguy cơ gây căng thẳng cho ĐD các khoa lâm sàng ở mức độ thấp, còn lại 2 lĩnh vực là mức độ trung bình Trong 2 lĩnh vực đó nhóm yếu tố căng thẳng nghề nghiệp đến từ “vấn đề liên quan đến NB và gia đình người bệnh” gây căng thẳng nhiều nhất với 2,68 điểm Lĩnh vực này đề cập đến các vấn đề như người bệnh/gia đình có những đòi hỏi không hợp lý, phải làm việc với người bệnh/gia đình hung hăng/bạo lực/ có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục, phải làm việc với sự cư xử tồi tệ từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là vấn đề bất cứ điều gì sai sót đều bị đổ lỗi.
Hành vi của người bệnh ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh Hành vi thô lỗ hoặc hung dữ của người bệnh/thành viên gia đình của họ có thể làm cho ĐD giảm hiệu quả hoặc phạm sai lầm trong quá trình chăm sóc và điều trị NB Trong khi có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến công việc đang thực hiện của họ, sự thô lỗ và thái độ không tốt của người bệnh/ gia đình người bệnh đóng một vai trò rất quan trọng Trên thực tế chỉ ra rằng, thái độ thô lỗ và khó chịu của người bệnh đối với các nhân viên y tế đã làm giảm năng lực xử lý hiệu quả các công việc đơn giản và phải làm nhiều thủ tục hơn Việc làm của ĐD hằng ngày họ không cần NB hay NNNB phải cổ vũ tung hê, nhưng họ rất cần lời nói cảm ơn hay xin lỗi, cái nhìn thiện cảm hay sự tôn trọng từ phía NB và gia đình NB. Đôi khi do nhu cầu của người bệnh/ gia đình người bệnh về dịch vụ chăm sóc, điều trị ngày càng cao mà bệnh viện thì không đáp ứng được tất cả, do đó người nhà người bệnh cảm thấy người thân của họ không được chăm sóc tốt hoặc bị bỏ bê kết hợp với việc không hiểu về chuyên môn y khoa (cũng có thể do nhân viên y tế không giải thích cặn kẽ hoặc giáo dục sức khỏe một cách tường tận) từ đó sinh ra những lời nói và hành động tồi tệ từ phía NB và gia đình của họ. Nghiên cứu của tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Nguyệt: khi NB/ người nhà NB có những đòi hỏi không hợp lý, khi phải làm việc với người bệnh/người nhà NB hung hăng/bạo lực, phải làm việc với người bệnh/người nhà NB có lời lẽ lăng mạ, sỉ nhục, phải làm việc với sự cư xử tồi tệ từ gia đình của người bệnh thì mức độ stress ĐD ở mức độ trung bình [10].
Nhóm yếu tố căng thẳng nghề nghiệp đến từ “vấn đề đối mặt với cái chết của NB” gây căng thẳng thứ hai với 2,10 điểm Đối mặt với cái chết của người bệnh đề cập đến các vấn đề như: làm các thủ thuật gây đau đớn cho NB, chứng kiến sự chịu đựng của người bệnh, cảm thấy bất lực khi không cứu chữa được cho người bệnh đang phó thác tính mạng cho mình cũng như đang khẩn cầu sự trợ giúp từ phía mình, nhìn thấy NB tử vong. Điều dưỡng là người tiếp xúc với NB từ khi bắt đầu nhập viện tới lúc ra viện, hằng ngày trực tiếp chăm sóc người bệnh từ những điều đơn giản nhất như vệ sinh thân thể đến thực hiện các quy trình kỹ thuật cho đến phụ giúp các BS thực hiện, ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, các phẫu thuật khó
… sự đóng góp của ĐD trong chăm sóc người bệnh là vô cùng to lớn Bên cạnh đó, đội ngũ ĐD còn là những nhân viên công tác xã hội giúp cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần, đồng thời chia sẻ thông tin chăm sóc người bệnh, mang lại niềm tin, hy vọng cho người bệnh và gia đình Như vậy, BV cần đưa giải pháp đẩy mạnh các hoạt động can thiệp nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện không ngừng được nâng cao làm giảm tình trạng đau của người bệnh khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn từ đó hạn chế được vấn đề ĐD phải chứng kiến cảnh người bệnh trải qua cơn đau và cảm giác bất lực khi thấy thấy tình trạng người bệnh tiến triển xấu.
Nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai ở nhóm ĐD vừa học vừa làm có mức điểm chăm sóc người bệnh đau đớn là 1,99 [11]. Điều dưỡng là một nghề không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ năng mà còn đòi hỏi đạo đức, tình thương đối với mỗi người bệnh Cho dù là ĐD viên nhiều kinh nghiệm cũng khó có thể chịu đựng những trường hợp người bệnh qua đời trước mắt mình hay tình trạng biểu hiện đau đớn của những người bệnh nặng Khi đó người ĐD phải giữ được bản thân cân bằng và cố gắng không để bị rơi vào tình trạng căng thẳng Sự bình tĩnh của ĐD viên trong các tình huống nghiêm trọng này sẽ tạo ra môi trường ổn định cho người bệnh và bình ổn tâm lý tốt.
Nghiên cứu cho thấy nhóm vấn đề liên quan đến khối lượng công việc nguy cơ căng thẳng ở mức thấp, kết quả nghiên cứu này khác với những nghiên cứu ở các BV lớn tuyến tỉnh, tuyến TW Nghiên cứu của Trần Thị Phương Hà có các yêu tố gây lên tình trạng stress của ĐD: Quá tải công việc,tính chất công việc nhàm chán diễn ra liên tục, nhiều thủ tục giấy tờ hành chính, phân công công việc không hợp lý [12] Nghiên cứu của Lâm Minh Quang tại BVĐHYD thành phố Hồ Chí Minh, những ĐD có cảm nhận công việc đơn điệu, cảm thấy công việc quá tải, thời gian làm việc kéo dài, không được cấp trên phân công công việc hợp lý thì đều có tỷ lệ stress cao hơn [13].Nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy nhóm vấn đề liên quan đến đồng nghiệp (từ ĐD trong cùng khoa đến khác khoa, từ bác sĩ hay ĐDT khoa, ĐDT BV đến lãnh đạo cấp trên) nguy cơ căng thẳng đều ở mức độ thấp, chỉ có yếu tố quyết định liên quan tới người bệnh khi bác sĩ không có mặt gây ra ở mức cao nhất (căng thẳng mức độ trung bình) Chính vì vậy khi thiếu bác sĩ, bác sỹ có quá nhiều công việc hay bác sĩ thiếu trách nhiệm trong công việc là nguy cơ gây căng thẳng cho ĐD Vì vậy BV cần có chính sách thu hút nhân lực bác sĩ để không bị thiếu hay không để bác sĩ kiêm nhiệm quá nhiều công việc khác dẫn đến ít có thời gian bên NB ĐD cần mạnh dạn, tự tin, chủ động trao đổi với bác sỹ những thông tin về người bệnh phát huy tốt vai trò phối hợp trong chăm sóc và điều trị ngày một hiệu quả hơn.
Nghiên cứu nhóm vấn đề liên quan đến đồng nghiệp không gây cho chúng ta ngạc nhiên bởi mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên và lãnh đạo TTYT Tứ Kỳ khá cởi mở và thân thiện, đoàn kết vì mục tiêu chung.
Với nhóm các tác nhân gây stress từ việc cảm thấy mình chưa được chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ tâm lý cho NB/gia đình người bệnh được thể hiện ở mức độ nhẹ Điều đó cho thấy hệ thống đào tạo, chương trình đào tạo nói chung và chương trình đào tạo cho hệ cử nhân ĐD vừa làm vừa học nói riêng ở nước ta đã và đang được thực hiện khá tốt, đáp ứng được nhu cầu về kiến thức, kỹ năng, giúp ĐD viên có sự chuẩn bị tốt nhất.
3.2 Một số yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp của điều dưỡng
Có 90% ĐD phải trực nhiều hơn 4 buổi/ tháng (trừ những người nuôi con nhỏ và mới tham gia trực), số lượng người trực trong một khoa thường là 01 ĐD phải chăm sóc theo dõi cho tất cả NB trong khoa (trừ khoa HSCC và khoa Phụ sản có 02 ĐD trực) và cũng thường xuyên phải chăm sóc, theo dõi NB nặng.
Nghiên cứu cho thấy nhóm ĐD phải trực nhiều hơn 4 buổi/ tháng có ĐTB mức độ stress cao hơn nhóm phải trực ít hơn 4 buổi/tháng (3,76 so với 1,65); nhóm ĐD phải chăm sóc hơn 20 NB trong buổi trực có ĐTB mức độ stress cao hơn nhóm phải chăm sóc ít hơn 20 NB trong buổi trực, khác biệt này có ý nghĩa thống kê Các yếu tố này dẫn đến stress cho ĐD.
Thu nhập thấp không chỉ trong gia đình mà so với cả mặt bằng ngoài xã hội cũng là yếu tố gây căng thẳng cho ĐD Thu nhập tăng thêm thấp, cuộc sống gia đình cần chi tiêu nhiều khiến ĐD phải đi làm thêm ngoài giờ hay tranh thủ làm việc khác tại nhà để kiếm thêm thu nhập, hơn nữa có một số ĐD gia đình có nhiều biến cố (ly hôn một mình nuôi con hay có bố mẹ, con cái bệnh nặng) cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Nghiên cứu cho ta thấy nhóm ĐD phải làm thêm khi hết giờ làm tại viện có ĐTB mức độ stress cao hơn nhóm không làm thêm (3,02 so với1,87), nhóm có thu nhập thấp ĐTB mức độ stress cao hơn nhóm thu nhập trung bình và cao; nhóm có biến cố gia đình mức độ stress cũng cao hơn nhóm không có biến cố Sự khác biệt đó rất có ý nghĩa, đây là nhóm đối tượng dễ bị stress và stress cao nhất trong toàn TTYT.
4.1 Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại TTYT huyện Tứ Kỳ Điểm trung bình chung mức độ stress của ĐD viên các khoa lâm sàng tại TTYT huyện Tứ Kỳ là 1,8 – căng thẳng mức độ thấp, trong 8 nhóm yếu tố được dùng để đo lường mức độ căng thẳng nghề nghiệp của bộ câu hỏi ENSS, 2 nhóm yếu tố gây căng thẳng nhiều nhất (có điểm trung bình cao nhất) cho ĐD ở các khoa lâm sàng và mức độ stress trung bình đó là: nhóm vấn đề về NB/GĐNB và nhóm Đối mặt với cái chết của NB (với điểm trung bình lần lượt là 2,68 và 2,1) ; Thấp nhất là nhóm các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp và cấp trên (1,31).
4.2 Một số yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp của điều dưỡng
Nghiên cứu cho thấy nhóm ĐD phải trực nhiều hơn 4 buổi/ tháng có ĐTB mức độ stress cao hơn nhóm phải trực ít hơn 4 buổi/tháng (3,76 so với 1,65); nhóm ĐD phải chăm sóc hơn 20 NB trong buổi trực có ĐTB mức độ stress cao hơn nhóm phải chăm sóc ít hơn 20 NB trong buổi trực, khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Thu nhập thấp không chỉ trong gia đình mà so với cả mặt bằng ngoài xã hội cũng là yếu tố gây căng thẳng cho ĐD.