Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
591 KB
Nội dung
iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Danh mục các chữ từ viết tắt iii Danh mục bảng biểu và biểu đồ iv Đặt vấn đề 1 Mục tiêu 3 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 1.1 Cơ sở lý luận 4 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vệ sinh tay thường quy 4 1.1.2 Sự liên quan về thực hành vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện 4 1.2 Cơ sở thực tiễn 6 1.2.1 Tình hình chung thực hiện các quy định V.S.T trong lâm sàng 6 1.2.2 Phân tích, đánh giá và các giải pháp tuân thủ quy định vệ sinh tay của một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam 7 1.2.3 Phân tích, đánh giá và các giải pháp tuân thủ quy định vệ sinh tay của một số công trình nghiên cứu trên Thế giới 13 1.2.4 Một số văn bản hiện hành quy định vệ sinh tay 13 Chương 2: Mô tả vấn đề cần giải quyết 14 2.1 Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu .14 2.2 Thông tin chung của đối tượng, thời gian, địa điểm và các biến số nghiên cứu .14 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu .14 2.2.2 Thời gian nghiên cứu .15 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 15 2.2.4 Cách thức nghiên cứu 15 2.3 Xử lý số liệu 15 2.4 Xác định tỷ lệ tuân thủ rửa tay 15 2.5 Các biến số và chỉ tiêu nghiên cứu chuyên đề 15 2.6 Kết quả khảo sát 17 2.6.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 17 2.6.2 Thực trạng kiến thức vệ sinh tay 18 2.6.3 Thực trạng điều dưỡng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện 19 Chương 3: Bàn luận 23 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 23 3.2 Thực trạng kiến thức và tuân thủ vệ sinh tay thường quy của Điều dưỡng khi tiêm ở các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2023 23 3.2.1 Về kiến thức 23 3.2.2 Về tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay 24 3.3 Một số tồn tại, khó khăn 25 3.4 Một số nguyên nhân 27 Kết luận - Đề xuất giải pháp 27 Tài liệu tham khảo 29 Phụ lục 31 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Đ.T.N.C: Đối tượng nghiên cứu K.B.C.B: Khám bệnh chữa bệnh K.S.N.K: Kiểm soát nhiễm khuẩn N.B: Người bệnh N.K.B.V: Nhiễm khuẩn bệnh viện N.V.Y.T: Nhân viên Y tế T.C.Y.T.G: Tổ chức Y tế Thế giới V.S.T: Vệ sinh tay V.S.T.T.Q: Vệ sinh tay thường quy T.C - C.Đ: Tích cực – Chống độc C.T: Chấn thương vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các nội dung giám sát vệ sinh tay .15 Bảng 2.2: Thông tin chung về giới, chức danh và thâm niên công tác của điều dưỡng nghiên cứu 17 Bảng 2.3: Nhận thức phải thực hiện 5 thời điểm vệ sinh tay 18 Bảng 2.4: Đánh giá kiến thức về tác dụng của găng tay trong chăm sóc N.B .18 Bảng 2.5: Đánh giá kiến thức về thời gian cần thiết để V.S.T với hóa chất 19 Bảng 2.6: Đánh giá hiệu quả của hai phương pháp vệ sinh tay 19 Bảng 2.7: Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay theo thời điểm 19 Bảng 2.8: Khảo sát các đối tượng sử dụng phương thức vệ sinh tay 20 Bảng 2.9: Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay theo giới .21 Bảng 2.10: Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay theo chức danh .21 Bảng 2.11: Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay chung 21 Bảng 2.12: Phân bố tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo nơi làm việc 21 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Quy trình rửa tay thường quy bằng xà phòng .11 Biểu đồ 2.1: Phân bố cô hội vệ sinh tay của điều dưỡng tại bệnh viện .17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Có nhiều tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện như: vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng; Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra khắp nơi trên thế giới WHO ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1.4 triệu người trên thế giới mắc N.K.B.V Một số nghiên cứu đã đưa ra 5 hậu quả N.K.B.V đối với người bệnh là: - Tăng ngày điều trị; - Tăng chi phí điều trị; - Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật; - Tăng tỷ lệ mắc bệnh; - Tăng tỷ lê tử vong; Chi phí điều trị cho một ca N.K.B.V tại Việt Nam là từ khoảng từ 2 đến 40 triệu đồng tùy vào cơ quan, bộ phận bị nhiễm khuẩn bệnh viện Nỗ lực kiểm soát các tác nhân gây N.K.B.V hiện tại và tương lai vẫn còn là một thách thức đối với những nhà quản lý y tế, những nhà nghiên cứu, thầy thuốc và điều dưỡng lâm sàng Hiện nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát N.K.B.V ngày càng cao, kháng sinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát N.K.B.V ngày càng được tăng cường, song N.K.B.V vẫn chưa giảm Các điều tra liên quốc gia do các nước và WHO tiến hành cho thấy N.K.B.V ở các nước Châu Âu và khu vực Thái Bình Dương là từ 7.7% đến 9% Tại Việt Nam, năm 2014 theo nghiên cứu tại các bệnh viện cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 2,5%, nhiễm trùng vết mổ trên những người bệnh có phẫu thuật chiếm từ 2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên các người bệnh có thở máy từ 40% – 50% Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chínhN.B, gia đình và xã hội, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí cho y tế đồng thời ảnh hưởng đến uy tín và tăng gánh nặng cho các cơ sở y tế; Có nhiều phương thức lây truyền N.K.B.V, tuy nhiên sự lây nhiễm qua bàn tay nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu WHO đã khuyến cáo, rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất đề phòng N.K.B.V Nhiều nghiên cứu 2 cũng khẳng định vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế Một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho thấy: Khi tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ N.K.B.V giảm từ 16,9% xuống còn 9,9% Trong các biện pháp K.S.N.K, vệ sinh tay (V.S.T) từ lâu luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, không chỉ trong chăm sóc N.B mà ngay cả ở cộng đồng khi đang phải đối mặt với nhiều bệnh dịch nguy hiểm xảy ra trên diện rộng như COVID-19, sởi, chân tay miệng, dịch tả, cúm A (H5N1, H1N1),… Vệ sinh tay thường quy (V.S.T.T.Q) trước và sau khi tiếp xúc với mỗi N.B luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa N.K.B.V Tỷ lệ N.K.B.V là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng chuyên môn của bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của N.B và N.V.Y.T, vì thế mang tính nhạy cảm về phương diện xã hội Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng N.K.B.V là ý thức tuân thủ của N.V.Y.T về V.S.T.Q còn hạn chế Chấp hành tuân thủ về vệ sinh tay thường quy có ảnh hưởng rất lớn trong việc hạn N.K.B.V, hạ thấp tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ lây chéo trong trong điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí điều trị, chi phí chăm sóc và chi phí cơ hội chung của gia đình và xã hội; Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Xương là bệnh viện hạng II tuyến Huyện có chức năng khám bệnh, cấp cứu, điều trị và phòng bệnh, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận rất nhiều người bệnh đến khám bệnh và điều trị tại bệnh viện Việc này cũng đồng nghĩa với tần suất chăm sóc và thăm khám của N.V.Y.T trên người bệnh rất nhiều, vì vậy khi N.V.Y.T thực hành tốt V.S.T.T.Q sẽ làm giảm nguy cơ N.K.B.V Bệnh viện đã và đang triển khai các chương trình V.S.T theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá khảo sát về thực trạng tuân thủ V.S.T của N.V.Y.T tại bệnh viện Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành khảo sát chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của Điều dưỡng khi tiêm ở các khoa Lâm sàng Bệnh viện đa khoa Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2023” 3 MỤC TIÊU 1 Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng khi tiêm ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2023 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vệ sinh tay thường quy Nhiễm khuẩn bệnh viện (hospital infection): Theo T.C.Y.T.T.G, Nhiễm khuẩn bệnh viện là “Các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện”; Vệ sinh tay (hand hygiene): Là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không có chất sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn Theo T.C.Y.T.T.G (2009) V.S.T là nền tảng trong việc phòng chống nhiễm trùng và K.S.N.K; Rửa tay (Hand washing): Là rửa tay với nước và xà phòng Rửa tay khử khuẩn (Antiseptic handwash): Là rửa tay với nước và xà phòng khử khuẩn Chà tay khử khuẩn (Antiseptic handrub): Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàn tay Những chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn thường chứa 60% đến 90% cồn ethanol hoặc isopropanol hoặc kết hợp các loại cồn trên với một chất khử khuẩn khác Xà phòng khử khuẩn (Antimicrobial soap): Là xà phòng ở dạng bánh hoặc dung dịch có chứa chất khử khuẩn Xà phòng thường (Normal/Plain soap): Là hợp chất có hoạt tính làm sạch, không chứa chất khử khuẩn Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn (Alcohol-based handrub): Là chế phẩm vệ sinh tay dạng dung dịch, dạng gel hoặc dạng bọt chứa cồn isopropanol, ethanol hoặc n-propanol, hoặc kết hợp hai trong những thành phần này hoặc với một chất khử khuẩn và được bổ sung chất làm ẩm, dưỡng da, được sử dụng bằng cách chà tay cho tới khi cồn bay hơi hết, không sử dụng nước Vệ sinh tay ngoại khoa (Surgical hand hygiene): Là rửa tay khử khuẩn hoặc chà tay khử khuẩn được kíp phẫu thuật thực hiện trước mọi phẫu thuật nhằm loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và định cư trên tay (từ bàn tay tới khuỷu tay) 5 Phổ vi khuẩn vãng lai (Transient flora): Là các vi khuẩn ở bề mặt da tay, chủ yếu do ô nhiễm khi tay tiếp xúc với N.B và bề mặt môi trường, dễ dàng loại bỏ bằng V.S.T.T.Q Phổ vi khuẩn định cư (Resident flora): Là các vi khuẩn tồn tại và phát triển trong tế bào biểu bì da tay, đồng thời cũng thấy ở bề mặt da tay và được loại bỏ (diệt khuẩn) bằng V.S.T ngoại khoa Vùng kề cận N.B (Patient zone): Là vùng xung quanh N.B như: Giường bệnh, bàn, ga trải giường, các dụng cụ thiết bị trực tiếp phục vụ N.B Vùng kề cận N.B thường ô nhiễm các vi sinh vật có từ N.B Tuân thủ vệ sinh tay: Trong nghiên cứu này là rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn tại các thời điểm cần V.S.T 1.1.2 Sự liên quan về thực hành vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm: Vi khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram (+): S epidermidis, S aurers, S hominis, v.v và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter, Enterobacter Các vi khuẩn gram (-) thường chiếm tỷ lệ cao ở tay N.V.Y.T thuộc đơn vị hồi sức cấp cứu, đặc biệt ở những người V.S.T dưới 8 lần/ngày Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da V.S.T.T.Q không loại bỏ được các vi khuẩn này khỏi bàn tay nhưng V.S.T thường xuyên có thể làm giảm mức độ định cư của vi khuẩn trên tay Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn trên da N.B hoặc trên các bề mặt môi trường bệnh viện (chăn, ga giường, dụng cụ phương tiện phục vụ N.B) và làm ô nhiễm bàn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị Mức độ ô nhiễm bàn tay phụ thuộc vào loại thao tác sạch/bẩn, thời gian thực hiện thao tác và tần suất V.S.T của N.V.Y.T Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây N.K.B.V, tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng V.S.T thường quy (rửa tay với nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch V.S.T chứa cồn trong thời gian 20 giây- 30 giây) Do vậy, V.S.T trước và sau tiếp xúc với mỗi N.B là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa N.K.B.V Vệ sinh tay trước phẫu thuật cần loại bỏ cả hai phổ vi khuẩn vãng lai và định cư, do vậy cần áp dụng quy trình V.S.T ngoại khoa