Thực trạng chăm sóc thiết yếu của điều dưỡng hộ sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2023

60 0 0
Thực trạng chăm sóc thiết yếu của điều dưỡng hộ sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu ban hành kèm theo được xây dựng dựa trên quy trình chuẩn 6bước chăm sóc thiết yếu do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.Kể từ thời điểm Quyết định 4673 được ban hành, bệnh viện Ph

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN .ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi ĐẶT VẤN ĐỀ .1 Chương 1 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH 4 1 Cơ sở lý luận 4 1.1 Một số khái niệm liên quan 4 1.1.1 Chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ 4 1.1.2 Hộ sinh và vai trò của hộ sinh trong quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và sau khi đẻ 4 1.2 Sự cần thiết việc thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ 6 2 Cơ sở thực tiễn 22 2.1 Trên thế giới .22 2.2 Tại Việt Nam 28 Chương 2 .31 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 31 1 Thông tin về địa điểm nghiên cứu 31 2 Thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh (thông qua bảng kiểm) .32 3 Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường tại Khoa Đẻ theo hướng dẫn chuẩn của Bộ y tế 35 3.1 Các bước thực hành tốt .36 3.2 Các bước thực hành chưa tốt 36 Chương 3 .38 BÀN LUẬN 38 Thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2023 38 1.1 Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da .38 1.2 Tiêm bắp 10 đơn vị Ocytocin 39 1.3 Kẹp dây rốn muộn, cắt dây rốn một thì .40 1.4 Kéo dây rốn có kiểm soát 40 1.5 Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong 2 giờ đầu sau đẻ .41 1.6 Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn 42 KẾT LUẬN 43 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH Hình 1 Tiêm 10 UI Oxytocin vào bắp đùi 11 Hình 2: Kéo dây rốn có kiểm soát 12 Hình 3 Xoa đáy tử cung sau sổ rau .13 Hình 4 Kẹp và cắt dây rốn muộn 1 thì 14 Hình 5: Da kề da ngay sau sinh 18 Hình 6: Tiêm oxytocin giai đoạn III 19 Hình 7: Kẹp cắt dây rốn .20 Hình 8: Kéo dây rốn có kiểm soát 20 Hình 9: Xoa dáy tử cung 21 Hình 10: Cho con bú sớm 22 Hình 11: Hình ảnh sản phụ sau sinh .38 Hình 12: Hộ sinh dặn dò và hỗ trợ cho em bé bú sớm 42 DANH MỤC BẢNG Bảng 2 1 Thực trạng chuẩn bị trước sinh (n=165) 33 Bảng 2 2 Các việc cần làm để duy trì thân nhiệt cho trẻ (n=165) 33 Bảng 2 3 Các việc cần làm để xử trí tích cực giai đoạn III (n=165) .34 Bảng 2 4 Các bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh (n=165) .35 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế CBYT Cán bộ y tế NVYT Nhân viên y tế DVCSCKSS Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản SKSS Sức khỏe sinh sản FIGO Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế (International Federation of Gynaecologists and Obstetricians) HC Hành chính HDQG HS Hướng dẫn Quốc gia ICM Hộ sinh Liên đoàn Hộ sinh Quốc tế (International Confederation of Midwives) NĐĐCKN Người đỡ đẻ có kỹ năng UI Đơn vị XTTCGĐ3 Xử trí tích cực giai đoạn 3 WHO Tổ chức Y tế thế giới (The World Health Organization) BVPSTW Bệnh viện Phụ sản Trung Ương TVM Tử vong mẹ TVTE Tử vong trẻ em TVSS Tử vong sơ sinh SP Sản phụ BS Bác sỹ Ths Thạc sỹ CK Chuyên khoa CBVC Cán bộ viên chức TC Tử cung NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, sức khỏe sinh sản trở thành một trong các lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà Nước và nhiều tổ chức quan tâm Chương trình sức khỏe sinh sản (SKSS) của Liên Hiệp Quốc họp tại Cairo - Ai cập (1994) xác định SKSS gồm 10 nội dung cơ bản, trong đó có chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh; trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng nhất [25] Theo Tổ chức Y tế thế giới nhận định: đẻ non, ngạt, nhiễm khuẩn nặng và dị tật bẩm sinh là 4 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh Nhận định này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trong nước về nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh Nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh là định hướng chiến lược nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho NCBSM sau đẻ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị để có những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh thì các bà mẹ phải được chăm sóc sức khỏe liên tục từ trước, trong và sau khi mang thai Sức khỏe, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú đều ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của đứa trẻ Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 530.000 phụ nữ bị tử vong trong quá trình sinh nở, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh chết non, hàng triệu trẻ sơ sinh tử vong trong ngày đầu hoặc tuần đầu sau sinh, 640 triệu phụ nữ ốm yếu liên quan đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ gặp biến chứng khi sinh [1], [11] Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong do biến chứng liên quan tới thai nghén và sinh đẻ là 1/76 so với 1/8000 ở các nước công nghiệp [14] Tử vong ở các nước phát triển xảy ra ở giai đoạn trước sinh chiếm 23,9%; giai đoạn trong sinh chiếm 15,5% và giai đoạn sau sinh là 60,6% [24] Tại Việt Nam, các chương trình can thiệp cải thiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong thời kỳ thai nghén và chuyển dạ có nhiều thành công và được đánh giá là một trong 10 nước đạt tiến độ thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm tử vong mẹ giai đoạn 1990 - 2010 [12] Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nỗ lực hơn nữa nhằm đạt mục tiêu thiên niên kỷ là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong mẹ, nghĩa là còn 58,3/100.000 ca đẻ sống [9] 2 Chảy máu sau đẻ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ đặc biệt là ở các nước đang phát triển Hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế ( ICM) và Hiệp hội Sản phụ khoa quốc tế ( FIGO) khuyến cáo xử trí tích cực giai đoạn 3 nhằm rút ngắn giai đoạn sổ rau, giảm lượng máu mất và ngăn ngừa được biến chứng chảy máu sau đẻ Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ sơ sinh chết trong 28 ngày đầu sau sinh Ở Việt Nam tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vẫn còn cao ( 12/1000) Nên việc thực hiện tốt quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng Ngày 10 tháng 11 năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4673/QĐ- BYT phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ Trong đó nêu rõ giao các bệnh viện, viện có giường bệnh và các trường đại học, cao đẳng và trung cấp có đào tạo nhân lực y tế chịu trách nhiệm thi hành quyết định Tài liệu ban hành kèm theo được xây dựng dựa trên quy trình chuẩn 6 bước chăm sóc thiết yếu do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo Kể từ thời điểm Quyết định 4673 được ban hành, bệnh viện Phụ sản Trung ương là một trong những cơ sở đầu tiên của cả nước triển khai thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ[8] Tuy nhiên việc thực hiện quy trình này còn gặp nhiều khó khăn, tại khoa Đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương như số lượng sản phụ đến sinh có bệnh lý ngày càng nhiều, đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, ối giảm, thai bất thường Tình trạng quá tải bệnh viện, lực lượng cán bộ y tế được bổ sung, tuyển dụng và luân chuyển công tác thường xuyên khiến cho việc thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ còn nhiều hạn chế Sau hơn 10 năm thực hiện, Hộ sinh của Khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã áp dụng thường xuyên Quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ quy trình này đã giúp tăng tỷ lệ trẻ được bú sớm sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tăng cường gắn kết mẹ con và giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh tránh tình trạng trao nhầm trẻ sơ sinh Để đánh giá tình hình thực tế của việc áp dụng quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của Khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung 3 ương từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của Quy trình này, chúng tôi tiến hành chuyên đề: “ Thực trạng chăm sóc thiết yếu của Điều dưỡng/ hội sinh cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2023” Với mục tiêu: 1 Thực trạng thực hiện quy trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ tại Khoa Đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2023 2 Đề xuất một số giải pháp trong vấn đề cần giải quyét trong thực hiện quá trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ tại Khoa Đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2023 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH 1 Cơ sở lý luận 1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1 Chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh (EENC - Early Essential Newborn Care): EENC là một quy trình chăm sóc thật đơn giản, tập trung vào việc cải thiện chất lượng chăm sóc trong và ngay sau khi sinh Điểm cốt lõi của EENC là “cái ôm đầu tiên”, một sự ôm ấp da kề da kéo dài giữa mẹ và con, cho phép việc sưởi ấm, cho bú và chăm sóc dây rốn thích hợp “Cái ôm đầu tiên” là chuỗi các hành động chăm sóc ngay sau đẻ tập trung vào việc đảm bảo tối đa sự tiếp xúc giữa sơ sinh và bà mẹ - điều đã được chứng minh là mang lại kết quả ngoạn mục trong việc cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Với hướng dẫn thực hành của Bộ Y tế, chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của hàng triệu người và có thể cứu sống 50.000 sơ sinh mỗi năm WHO đã đưa ra khuyến cáo áp dụng 6 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ bao gồm [18]: Bước 1: Ngay sau khi thai sổ lập tức lau khô trẻ, đặt trẻ nằm sấp trên bụng mẹ tiếp xúc da kề da Phủ khăn khô để giữ ấm Bước 2: Tiêm bắp 10 đơn vi oxytociṇ Bước 3: Chờ dây rốn ngừng đập mới tiến hành kẹp và cắt dây rốn Bước 4: Kéo dây rốn có kiểm soát trong khi trẻ vẫn nằm sấp trên ngực mẹ Bước 5: Sau khi rau sổ xoa đáy tử cung trong 2 giờ đầu sau đẻ, 15 phút 1 lần, đảm bảo cho tử cung co chặt và theo dõi chảy máu Bước 6: Hướng dẫn bà me chọ trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong giờ đầu sau đẻ 1.1.2 Hộ sinh và vai trò của hộ sinh trong quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và sau khi đẻ Định nghĩa về hộ sinh của Liên đoàn quốc tế hộ sinh (International Confederation of Midwives_ICM) là: “Một hộ sinh là một người đã hoàn thành 5 chương trình đào tạo về hộ sinh mà được công nhận tại quốc gia ở tại nơi đó, dựa trên các năng lực cần thiết của ICM về thực hành đở đẻ cơ bản và khuôn khổ chuẩn mực toàn cầu của ICM về đào tạo đỡ đẻ; người có trình độ chuyên môn cần thiết để được đăng ký và/hoặc được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp trong thực hành việc đở đẻ và sử dụng dưới chức danh hộ sinh”[7] Năm 2015, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y Trong đó, “Hộ sinh” là tên gọi nghề nghiệp của viên chức chuyên môn y tế thực hiện chăm sóc, tư vấn trong thời gian mang thai, chuyển dạ, giai đoạn hậu sản và chăm sóc sơ sinh [7] Vai trò của hộ sinh tùy thuộc vào vị trí công tác, tuy nhiên công việc của họ thường là chăm sóc, tư vấn cho sản phụ, giúp sản phụ phát hiện những rối loạn sinh lý thông thường và đề ra, thực hiện các kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng trường hợp, trực tiếp theo dõi diễn biến cuộc chuyển dạ, chăm sóc nhu cầu sinh lý cơ bản của sản phụ, phát hiện những biến chứng, những dấu hiệu bất thường sớm nhất để xử lý kịp thời các tai biến xảy ra, hạn chế tử vong; hướng dẫn sản phụ cho con bú, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời gian nằm viện,… [20] Trong giai đoạn chuyển dạ, người HS có nhiệm vụ tiếp nhận, thăm khám và tư vấn cho SP và gia đình, thông báo về các tai biến có thể xảy ra trong chuyển dạ, đồng thời họ cũng là người trực tiếp đỡ đẻ và xử trí các bước trong chuyển dạ đẻ thường, các bác sĩ chỉ cần can thiệp khi thấy có vấn đề bất thường xảy ra [9] Để bảo đảm mọi ca đẻ đều được chăm sóc an toàn, tất cả các CBYT trực tiếp chăm sóc, trong đó có HS đều phải có các kỹ năng HS cơ bản [5] Theo WHO khuyến nghị, HS cần được coi là đối tượng hành nghề y tế phù hợp nhất trong chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ chuyển dạ và sau đẻ nếu không phát hiện thấy yếu tố nguy cơ nào [5] Bộ y tế quy định hộ sinh là cán bộ y tế được phép thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ Việc thực hiện quy trình tốt nhất nên có 02 hộ sinh, trong trường hợp không đủ nhân lực có thể một người thực hiện [8]

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan