1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản trước sinh cho thai phụ tại khoa khám bệnh viện phụ sản trung ương năm 2023

43 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Trước Sinh Cho Thai Phụ Tại Khoa Khám Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương Năm 2023
Trường học Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,99 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (5)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (5)
      • 1.1.1. Khái niệm về chăm sóc trước sinh (5)
        • 1.1.1.1. Chuẩn bị trước lúc có thai (5)
        • 1.1.1.2. Dấu hiệu phát hiện một phụ nữ có thai (6)
      • 1.2.2. Chăm sóc phụ nữ khi mang thai (6)
        • 1.2.2.1. Mục đích của chăm sóc cho phụ nữ có thai (6)
        • 1.2.2.2. Những nội dung cần chăm sóc cho phụ nữ có thai (7)
      • 1.2.3. Những nội dung cần chăm sóc trong thời kỳ đầu của thai nghén (7)
      • 1.2.4. Những nội dung cần hướng dẫn thai phụ trong giai đoạn sau của thai nghén (11)
      • 1.2.5. Chăm sóc sức khỏe sản phụ trước khi sinh (12)
        • 1.2.5.1. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng (13)
        • 1.2.5.2. Vệ sinh thai nghén (13)
        • 1.2.5.3. Khám thai định kỳ (13)
        • 1.2.5.4. Tiêm phòng và uống viên sắt bổ sung (13)
        • 1.2.5.5. Mở các lớp tiền sản cho các bà bẹ mang thai và cho người nhà. 10 1.2. Cơ sở thực tiễn (13)
  • Chương 2: MÔ TẢ THỰC TRẠNG (16)
    • 2.1. Tổng quan Bệnh viện Phụ sản Trung ương (16)
    • 2.2. Các đơn vị, phòng chuyên sâu trong Khoa khám bệnh (17)
    • 2.4. Quy trình khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (18)
    • 2.5. Bộ công cụ đánh giá (24)
  • Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (25)
    • 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (26)
    • 3.2. Tình hình chăm sóc trước sinh (27)
      • 3.2.1. Số lần khám thai trong thời kỳ mang thai (27)
      • 3.2.2. Số lần tiêm pần thiết của tiêm phòng uốn ván trong thời gian mang thai (27)
      • 3.2.3. Uống viên sắt trong thời kỳ mang thai (27)
      • 3.2.4. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai (28)
      • 3.2.5. Dùng chất kích thích khi mang thai (28)
      • 3.2.6. Vệ sinh bộ phận sinh dục (28)
      • 3.2.7. Quan hệ tình dục khi mang thai (29)
      • 3.2.8. Thời gian ngủ trong ngày (29)
      • 3.2.9. Chế độ lao động khi mang thai (29)
      • 3.2.10. Thời gian nghỉ trước khi sinh (29)
      • 3.2.11. Tăng cân trong thời gian mang thai (30)
      • 3.2.12 Tham gia các lớp học tiền sản (30)
  • KẾT LUẬN (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Tăng cân trong thời gian mang thai....27 Trang 3 BYTBộ Y tếCBYTCán bộ y tếHS/ĐD/BSHộ sinh/ Điều dưỡng/ Bác sĩDVCSCKSS Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sảnBPTTBiện pháp tránh thaiDCTCDụng

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm về chăm sóc trước sinh

Thời gian mang thai trung bình của người phụ nữ là khoảng 38 đến 40 tuần Trong giai đoạn này người phụ nữ có rất nhiều thay đổi so với khi chưa có thai Để có một đứa trẻ khoẻ mạnh thì ngay từ khi chuẩn bị mang thai cặp vợ chồng đó cần chuẩn bị tốt về mặt sức khoẻ Trong quá trình mang thai cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý… thì trẻ khi đẻ ra mới khoẻ mạnh.

Do đó công tác chăm sóc trước sinh cho phụ nữ có thai hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm Sự chăm sóc tốt cho phụ nữ có thai góp phần nâng cao và cải thiện tình trạng sức khoẻ của thế hệ tương lai.

1.1.1.1 Chuẩn bị trước lúc có thai

- Không nên mang thai khi sức khoẻ không tốt: Khi đang mắc bệnh cấp tính.

- Không nên mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý, sinh lý, chưa muốn có con.

-Chuẩn bị tốt về tư tưởng, tâm lý để an tâm và thoải mái khi mang thai

-Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

-Nếu có bệnh đường sinh dục cần điều trị khỏi trước khi mang thai.

- Chuẩn bị cả thời gian và kinh tế để khi mang thai có đủ thời gian nghỉ ngơi và không lo lắng.

-Không dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, ma tuý, thuốc lá…

-Chuẩn bị tư tưởng và tinh thần tốt.

-Chuẩn bị về kinh tế.

-Điều trị bệnh đường sinh dục nếu có.

1.1.1.2 Dấu hiệu phát hiện một phụ nữ có thai

- Nghén: Buồn nôn hoặc nôn khi sáng sớm, thay đổi khẩu vị

… - Cảm giác thấy vú căng hơn.

- Quan sát thấy âm hộ, âm đạo sẫm màu hơn bình thường nếu khám âm đạo sẽ có: Dấu hiệu Hegar (Eo tử cung mềm) Dấu hiệu Noble (Thân tử cung to lên).

- Quan sát vú thấy quầng vú thâm, có hạt nhỏ mọc trên quầng vú, vú căng to hơn bình thường.

-Siêu âm: Cho thấy tình trạng phát triển của thai.

*Ngoài ra người phụ nữ cảm giác thấy - Thai máy.

- Bụng ngày một to lên.

- Về những tháng cuối sẽ sờ nắn thấy các phần của thai.

1.2.2 Chăm sóc phụ nữ khi mang thai

1.2.2.1 Mục đích của chăm sóc cho phụ nữ có thai

- Giúp thai phụ được khoẻ mạnh, để cả mẹ và con phát triển bình thường trong suốt thời kỳ thai nghén;

- Giúp phát hiện sớm các nguy cơ và tai biến có thể có trong quá trình thai nghén;

- Giúp thai phụ biết cách tự theo dõi bản thân và sự phát triển của thai; biết điều nên làm, việc nên tránh để quá trình thai nghén được an toàn ở mức cao nhất.

-Giúp cho việc sinh đẻ của thai phụ an toàn nhất.

-Giúp cho thai phụ nuôi con và chăm sóc con sau khi sinh tốt nhất.

-Góp phần làm giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và thai nhi.

- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình thai phụ.

1.2.2.2 Những nội dung cần chăm sóc cho phụ nữ có thai:

+Số lần khám thai định kỳ: Tối thiểu là 4 lần cho một lần có thai.

+Đến khám bất cứ lúc nào khi có dấu hiệu bất thường.

+Khám lần sau đúng hẹn.

-Phát hiện thai bất thường hay bình thường.

-Để phát hiện các nguy cơ khi có thai.

-Để lựa chọn nơi sinh an toàn nhất cho họ.

Mục tiêu chung là giảm bớt các tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong cho mẹ và con Cần cho thai phụ biết những dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay , vì đó là nhữngnguy cơ có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con như ra máu, ra nước ối, đau bụng từng cơn, có cơn đau bụng dữ dội, sốt, khó thở, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, phù nề, đi tiểu ít, tăng cân nhanh, thai đạp yếu, đạp ít hay không đạp.

1.2.3 Những nội dung cần chăm sóc trong thời kỳ đầu của thai nghén

- Trước hết cần cho thai phụ biết rõ lợi ích của dinh dưỡng, cụ thể cần làm cho họ biết dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho người mẹ:

+ Có sức đề kháng chống lại nguyên nhân bệnh tật nên ít mắc bệnh + Không bị thiếu máu khi có thai: Nếu bà mẹ dinh dưỡng không tốt, ăn uống kiêng khem thì cơ thể sẽ không đủ chất để tạo máu, dễ dàng đưa đến thiếu máu.

+ Con không bị nhẹ cân (suy dinh dưỡng): Mẹ được nuôi dưỡng tốt thì con cũng nhờ đó được hưởng các chất dinh dưỡng từ mẹ cung cấp; vì thế thai sẽ phát triển bình thường, không bị đẻ non, khi đẻ bà mẹ cũng ít phải can thiệp.

- Về chế độ ăn khi có thai:

Cần giúp cho thai phụ hiểu đúng nghĩa "ăn no" và "ăn đủ".

+ Để ăn no khi có thai bà mẹ cần tăng khẩu phần ăn lên 1/4 so với lúc chưa có thai; có thể ăn tăng hơn trong mỗi bữa, có thể ăn nhiều bữa hơn Để ăn được nhiều hơn như thế, cần thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến sao cho ngon miệng.

Trường hợp những tháng đầu, do tình trạng nghén, ăn uống có thể kém đi thì tăng cường nghỉ ngơi để đỡ tốn thêm năng lượng.

+Để ăn đủ chất, không nên nói bà mẹ mỗi ngày cần bao nhiêu gam chất đạm, chất béo, chất bột đường hay muối khoáng, vitamin hoặc cần phải cung cấp bao nhiêu calo, vì những điều đó không thực tế (trừ trường hợp thai phụ hỏi đến) Vấn đề cần nói với thai phụ là nêu lên tất cả những thức ăn có chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, ếch, lươn, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ nhất là đậu tương Các thức ăn chứa nhiều chất mỡ như dầu ăn, thịt, vừng, lạc; các loại nhiều chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột mì, đường, mật, mía, các loại quả ngọt; thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin như rau tươi, hoa quả các loại, các thực phẩm như tôm, cua, ốc Nên khuyên thai phụ không nên kiêng bất cứ loại thực phẩm nào họ vẫn ưa thích.

Với phụ nữ nước ta rượu, thuốc lá, thuốc lào hay ma tuý có lẽ ít người nghiện ngập, vì thế không đáng ngại, nhưng cũng có thể nêu (nhất là thuốc lào, thuốc lá và một số chất gây nghiện như “cỏ”, ma túy đá…) Ngoài ra nếu thai phụ là người có bệnh mạn tính đã được theo dõi điều trị, cần phải có chế độ ăn kiêng thì khi có thai họ vẫn cần một chế độ ăn hạn chế các thức ăn đó và nên khuyên họ hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên khoa điều trị bệnh cho họ trước đây.

* Về chế độ làm việc khi có thai:

- Cần khuyên thai phụ làm việc theo khả năng Nếu công việc trước khi có thai là công việc không nặng nhọc như day học, làm việc ở văn phòng, thì họ có thể làm việc bình thường cho đến khi nghỉ đẻ (trước ngày dự kiến đẻ một tháng) Nếu là công việc nặng nhọc hay độc hại như bốc vác, phải gánh gồng, đội nặng, phải tiếp xúc với hoá chất (thuốc trừ sâu, xăng dầu, chất phóng xạ ) thì khuyên nên xin chuyển tạm thời sang công việc khác trong thời gian thai nghén và nuôi con nhỏ Dù bất cứ công việc gì cũng không bao giờ làm việc quá sức.

- Trong thời gian thai nghén không làm việc ở trên cao (dễ bị tai nạn) và ngâm mình dưới nước (dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn), nhất là nước ao tù, cống rãnh.

- Trong thời gian làm việc nên xen kẽ những phút nghỉ ngơi giữa giờ. Nếu đang lao động thấy người mệt mỏi, đau bụng thì nên nằm nghỉ để các cơ thư dãn Nếu thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng vùng dưới xương ức thì nên đi khám kiểm tra xem có bất thường do thai nghén hay không.

- Vào tháng cuối trước ngày dự kiến đẻ cần nghỉ ngơi để mẹ có sức, con tăng cân.

Tuy thế không nghỉ ngơi một cách hoàn toàn, mà nên làm các công việc nhẹ trong nhà: đan lát, đọc sách, đi lại vận động cho máu lưu thông.

- Cần đảm bảo ngủ mỗi ngày ít nhất 8h Nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1h.

Không thức khuya, dậy sớm Không làm việc ban đêm Nếu công việc phải làm ca đêm (xí nghiệp sản xuất, trực đêm của cán bộ y tế) thì nên xin chuyển sang làm ca ngày, đặc biệt thai nghén ba tháng cuối nhất thiết không để người có thai phải làm việc đêm.

* Về vệ sinh thân thể:

MÔ TẢ THỰC TRẠNG

Tổng quan Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Vào ngày 19/7/1955, Bệnh viện “C” được thành lập theo Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A của Bộ Y tế, đây chính là nền móng đầu tiên của Bệnh viện Phụ sản Trung ương bây giờ Sau nhiều năm hoạt động, bệnh viện

“C” chính thức mang tên Bệnh viện Phụ sản Trung ương vào ngày 18/6/2003 theo Quyết định 2212/QĐ-BYT của Bộ Y tế [4]

Bệnh viện Phụ sản Trung ương được thành lập từ thời Pháp thuộc và ngày càng nâng cao trình độ phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 về sản khoa, phụ khoa Đây là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín trên toàn miền Bắc.

Bệnh viện có bề dày lịch sử lâu dài với đội ngũ chuyên gia y tế, bác sỹ giỏi có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm Các phòng, khoa… của bệnh viện cũng được trang bị đầy đủ máy móc y khoa hiện đại từ nước ngoài để phục vụ cho việc khám chữa bệnh Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã và đang là địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu của nước ta về các bệnh lý phụ sản và sinh đẻ.

Bệnh viện có quy mô hơn 1000 giường bệnh, 7 trung tâm, 14 chuyên khoa lâm sàng và 9 chuyên khoa cận lâm sàng Với đội ngũ 1.155 cán bộ gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và bác sĩ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương không chỉ đảm nhiệm khám chữa các bệnh về sản khoa và phụ khoa mà còn tham gia đào tạo y khoa và nghiên cứu khoa học Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện nay là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh trên cả nước.

Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo bài bản ở trong nước và học tập nâng cao tay nghề ở các nước có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển.

Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch, máy siêu âm hiện đại

Các đơn vị, phòng chuyên sâu trong Khoa khám bệnh

Khoa chia thành các phòng chuyên sâu với chức năng, nhiệm vụ khác nhau, để đảm bảo cho việc thăm khám cho bệnh nhân được thuận tiện:

Bộ phận Trực cấp cứu Phòng Khám thai

Phòng Tư vấn sức khỏe sinh sản - HIV

Phòng Đo loãng xương – chạy Monitoring sản khoa- Tiêm vắcxin Phòng Vật lý trị liệu

2.3 Chức năng, nhiệm vụ Khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Khám bệnh cho tất cả các đối tượng khám cấp cứu và mổ cấp cứu, hội chẩn và chỉ định kịp thời.

Khám và điều trị ngoại trú các bệnh thuộc Sản khoa, Phụ khoa và Vô sinh.

Thực hiện các thủ thuật cho người bệnh ngoại trú theo quy định của bệnh viện.

Khám và điều trị cho bệnh nhân tắc tia sữa Khám thai

Tư vấn sức khỏe sinh sản -

Chạy Monitoring sản khoa Tiêm vắcxin

Quy trình khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Lấy số khám và sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G)

B1 Lấy số khám và sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn B2 Xếp hàng chờ lấy phiếu khám

Xếp hàng chờ lấy phiếu khám Đến lượt đến các bàn kính số 5,6,7,8,9,10 để mua phiếu khám Bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT (nếu có).

Sản phụ đến khám bệnh tại phòng khám đã ghi trên phiếu.

9 bước khám thai là quy định bắt buộc phải tuân thủ trong việc chăm sóc người phụ nữ mang thai (Ban hành theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).[7],[13]

Hỏi thông tin cá nhân:

- Nghề nghiệp, điều kiện lao động (có tiếp xúc với các yếu tố độc hại)

- Địa chỉ (chú ý vùng sâu, vùng xa)

- Điều kiện sinh hoạt, kinh tế (chú ý ăn kiêng, thiếu ăn)

Hỏi về tiền sử bệnh: (Nếu có: mắc từ bao giờ, diễn biến thế nào, đã điều trị gì? kết quả điều trị, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? đang dùng thuốc gì?) Hỏi về tiền sử gia đình: trong gia đình có ai mắc bệnh gì không? Hỏi về kinh nguyệt: Có kinh lần đầu năm bao nhiêu tuổi, chu kỳ, số ngày, số lượng, màu sắc Kinh cuối từ ngày đến ngày

Hỏi về tiền sử hôn nhân, hoạt động tình dục và đánh giá nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục: Lấy chồng năm bao nhiêu tuổi? Hôn nhân lần thứ mấy? Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, sức khỏe bệnh tật của chồng Về tình dục cần khai thác bắt đầu có hoạt động tình dục từ tuổi nào, có bao nhiêu bạn tình, các vấn đề về tình dục, tiền sử bệnh LTQĐTD, làm việc ở xa nhà…

Hỏi về tiền sử sản khoa: Đã có thai bao nhiêu lần, sử dụng cách ghi theo 4 số (PARA), hỏi tiền sử những lần mang thai trước.

Hỏi về tiền sử phụ khoa: Có điều trị vô sinh, điều trị nội tiết, có các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh LTQĐTD, các khối u phụ khoa, các phẫu thuật phụ khoa.

Hỏi về các biện pháp tránh thai đã sử dụng.

Hỏi về lần có thai này: Ngày đầu kinh cuối? Các triệu chứng nghén.

Có xuất hiện các dấu hiệu bất thường: Thai phụ có thể cảm thấy đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng nhiều, có mùi hôi, mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu) Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị (dấu hiệu tiền sản giật).

Dự tính ngày sinh theo ngày đầu kinh cuối.

BƯỚC 2: KHÁM TOÀN THÂN Đo chiều cao (lần khám thai đầu)

Cân nặng: ghi kết quả vào phiếu khám (bình thường tăng được khoảng 10kg -15kg). Đếm mạch và đo huyết áp: cho mọi lần khám thai.

Khám tim phổi: trong lần đầu

Khám vú: trong lần đầu

Các dấu hiệu bất thường: như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt (thiếu máu), tăng phản xạ đầu gối (tiền sản giật) …

Ba tháng đầu: Nắn trên mu xem đã thấy đáy tử cung chưa Nhìn: xem có sẹo mổ cũ trên thành bụng không.

Ba tháng giữa: Đo chiều cao tử cung Tìm nghe tim thai khi đáy tử cung đã ngang rốn.

Ba tháng cuối: Đo khung chậu ngoài Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng Nắn ngôi thế đặc biệt từ sau tuần 36 vì lúc này ngôi thai thường đã thuận Nghe tim thai (dưới rốn nếu thai đã thuận). Đánh giá độ cao của đầu (trong một tháng trước dự kiến đẻ) Có 4 thao tác nắn bụng với các ngón tay duỗi tối đa (như hình vẽ) để thai phụ cảm thấy thoải mái Khi cần thiết thì thăm âm đạo.

BƯỚC 4: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT

- Thử nước tiểu: Thử nước tiểu tìm protein và đường cần làm cho mọi lần và mọi người thăm thai Không vì không thấy phù hoặc không có huyết áp cao, không có tiểu đường mà không thử.

-Xét nghiệm máu cơ bản: thử huyết sắc tố;

-Nếu có thiếu máu thì xét nghiệm phân xem có giun không.

- Thử HIV, giang mai và viêm gan (xem “Qui trình phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con”).

-Xét nghiệm khí hư (nếu cần).

BƯỚC 5: TIÊM PHÒNG UỐN VÁN

Khi khám thai lần đầu cần đánh giá xem thai phụ đã từng được tiêm uốn ván hay chưa và cần bổ sung hoặc tiêm mới hoàn toàn trong lần này Các lần khám thai tiếp phải kiểm tra xem việc hẹn tiêm phòng có được thực hiện đầy đủ hay không.

Hình 4: Tiêm phòng uốn ván

BƯỚC 6: CUNG CẤP THUỐC THIẾT YẾU

Một thứ thuốc có thể cung cấp cho mọi người có thai là viên sắt/folic Nguyên tắc là cho càng sớm càng tốt, uống mỗi ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai và 42 ngày sau đẻ Tối thiểu trước đẻ cần uống trong

90 ngày Nếu thai phụ có dấu hiệu thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều phòng lên liều điều trị: 2 - 3 viên/ ngày và tư vấn về chế độ ăn.

BƯỚC 7: GIÁO DỤC VỆ SINH THAI NGHÉN.

Dinh dưỡng: Người mẹ cần biết lợi ích của dinh dưỡng tốt cho bản thân và cho con Cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ giảm nguy cơ chảy máu khi sinh do giảm thiếu máu khi có thai, con sinh ra sẽ khỏe không bị nhẹ cân Mẹ hồi phục sau đẻ nhanh, đủ sữa cho con bú, trẻ sẽ phát triển tốt. Nếu dinh dưỡng kém Mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng khi mang thai ăn kiêng khem quá mức dễ mắc bệnh, nguy cơ chảy máu trong đẻ nhiều hơn, nguy có nhiễm khuẩn, dễ suy kiệt đẫn đến xu hướng đẻ non, thấp cân, con yếu Con sinh ra sẽ không đủ sữa, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ Chế độ ăn khi có thai Nếu ăn ít nên tăng số bữa ăn Đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con

Tăng giờ nghỉ để có dự trữ năng lượng.

Chế độ làm việc khi có thai: Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi. Thai phụ có thể làm việc cho tới tận lúc đẻ nếu sản phụ vẫn thấy thoải mái Không mang vác nặng trên đầu, trên vai, không làm việc dưới nước hoặc trên cao nguy hiểm, và tránh làm việc ban đêm.

Vệ sinh khi có thai: Mặc quấn áo rộng và thoáng, tắm rửa thường xuyên giữ vú và bộ phận sinh dục sạch Hàng ngày vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài Thường xuyên thay quần áo lót.

Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng.

Ngủ ít nhất 8 giờ/ngày Chú trọng giấc ngủ trưa.

Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói.

Tránh đi xa, tránh xóc xe.

BƯỚC 8: VÀO SỔ, GHI PHIẾU QUẢN LÝ THAI

BƯỚC 9: KẾT LUẬN, DẶN DÒ:

Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn.

Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 4 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện

Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 6 để đóng tiền,sau đó quay lại bàn kính số 4 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ BHYT.Người bệnh lấy thuốc BHYT tại khoa Dược – Tầng 2 nhà E Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 4 để làm các thủ tụcBHYT và lấy lại thẻ BHYT.

Bộ công cụ đánh giá

Bộ công cụ trong chuyên đề được xây dựng theo mục tiêu của chuyên đề và tham khảo chuyên đề của Nguyễn Thanh Huyền năm 2020.

Xin đóng góp của chuyên gia: 2 chuyên gia xin ý kiến là trưởng khoa khám bệnh và trưởng khoa khám theo yêu cầu BVPSTW. Đánh giá độ tin cậy: sử dụng bộ công cụ thu thập thử số liệu 10 thai phụ (không tham gia nghiên cứu sau đó) để đánh giá độ tin cậy và tiến hành chỉnh sửa cho đạt tiêu chuẩn sau đó sử dụng cho chuyên đề này

Nôi dụng bộ công cụ gồm 13 câu hỏi trong phiếu khảo sát

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

- Mẹ làm nghề tự do chiếm tỷ lệ 36.7% sau đó là buôn bán với tỷ lệ 10%, cán bộ công nhân viên là 53,3%.

- Đa số tuổi mẹ là 26-35 tuổi, chiếm tỉ lệ 53.3%; chỉ có 6.7% bà mẹ

- Đa số mẹ có trình độ học vấn từ phổ thông trở lên, chiếm tỉ lệ 83.3% Trình độ học vấn thấp chiếm tỷ lệ ít 16.7 %.

-Kinh tế mẹ khó khăn chỉ chiếm 16.7%, chủ yếu là đủ ăn với 83.3%

Tình hình chăm sóc trước sinh

3.2.1 Số lần khám thai trong thời kỳ mang thai

Số sản phụ đi khám thai ≥ 4 lần trong thai kỳ với tỉ lệ 50% Sản phụ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thăm khám thai.

Tuy nhiên còn một số sản phụ (chiếm 50%) chỉ đi siêu âm ở phòng khám tư nhân mà chỉ khi đi đăng ký sinh mới vào viện khám

Việc khám thai không quan trọng là khám ở đâu, quan trọng thai phụ cần phải hiểu được sự cần thiết của các mốc khám thai và phải khám ở cơ sở y tế đảm bảo được các quy trình khám thai Vì thế mới phát hiện được các nguy cơ của mẹ và thai để tránh được các biến chứng sau này.

Tại Bệnh viện PSTW là bệnh viện tuyến đầu của cả nước về Sản Phụ khoa, số lượng bệnh nhân khám rất đông, đối với các thai phụ không có nhiều thời gian hoặc họ chỉ đi khám ngoài giờ được, họ không thể chờ đợi để khám tại viện nên chủ yếu là khám tại phòng khám tư, đến khi sắp sinh mới đăng ký tại viện.

Cần chủ ý đối với thai phụ là nên khám ở nhũng cơ sở y tế đám bảo, Khi khám thai ngoài siêu âm cần phải đo huyết áp và làm một số xét nghiệm ở các mốc cần thiết.

3.2.2 Số lần tiêm pần thiết của tiêm phòng uốn ván trong thời gian mang thai

Sản phụ biết được tầm quan trọng của tiêm phòng uốn ván, không những phòng bệnh cho mẹ mà còn phòng uốn ván vốn cho trẻ sơ sinh vì thế số sản phụ tiêm đủ 2 mũi chiếm tỉ lệ 100%.

3.2.3 Uống viên sắt trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ Việt Nam bị thiếu máu chiếm tỉ lệ khá cao, tỉ lệ này càng tăng lên trong thai kỳ vì thế việc bổ sung sắt cho sản phụ rất quan trọng Trong điều tra của chúng tôi thì 100% sản phụ được bổ sung sắt trong thai kỳ Điều này đã giảm được nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cho mẹ lẫn cho thai nhi.

3.2.4 Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng n % Ăn kiêng 2 6,7 Ăn bình thường 18 60 Ăn bồi dưỡng 10 33,3

Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của sản phụ rất quan trọng, không những cho mẹ còn cho sự phát triển của thai nhi Nếu sản phụ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này thì nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai rất cao và mẹ dễ bị thiếu sữa sau sinh Trong điều tra này thì sản phụ ăn bình thường chiếm tỉ lệ 60%; ăn bồi dưỡng là 10 sản phụ với tỉ lệ

33.3 %, số sản phụ ăn kiêng chỉ 6.7 % do bệnh lý đái tháo đường.

Trong chuyên đề của chúng tôi, đa phần thai phụ đều được bổ thêm, có rất ít thai phụ phải ăn kiêng Thai phụ phải ăn kiêng toàn bộ là do bị tiểu đường tiểu đường thai kỳ Nhưng ta cần chú ý là thai phụ chỉ hạn chế tinh bột và đường, còn các nhóm dưỡng chất khác vẫn phải bổ sung đầy đủ: thịt, cá, trứng, rau, sữa không đường hoặc ít đường, hoa quả ít ngọt…

3.2.5 Dùng chất kích thích khi mang thai

Các chất kích thích như thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu được sử dụng trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và sự phát triển của thai nhi Các sản phụ của chúng tôi đều hiểu được điều này nên không có ai dùng những chất này trong thời gian mang thai

3.2.6 Vệ sinh bộ phận sinh dục

Vệ sinh bộ phận sinh dục rất quan trọng đối với phụ nữ và lại đặc biệt quan trọng đối với sản phụ Vì thế tất cả sản phụ trong điều tra của chúng tôi đã vệ sinh bộ phận sinh dục với nhiều loại dung dịch 100% sản phụ sử dụng nước sạch để làm vệ sinh bộ phận sinh dục và sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần chú ý dùng những dung dịch dịu nhẹ, không làm thay đổi pH âm đạo để tránh gây viêm nhiễm cho thai phụ.

3.2.7 Quan hệ tình dục khi mang thai

Trong thời gian mang thai, 10 sản phụ (33.3 %) không quan hệ tình dục Điều này thực tế không cần thiết, chỉ cần biết có thể quan hệ khi nào và khi nào thì không nên quan hệ vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thai nghén.

3.2.8 Thời gian ngủ trong ngày

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sản phụ và thai nhi Mỗi ngày nên ngủ trên 8 giờ Qua khảo sát này, có 28 sản phụ (93.3 %) ngủ trên 8 tiếng/ngày. Đối với thai phụ, do thay đổi nội tiết, tình trạng thiếu canxi gây tê bì tay chân, chuột rút, tình trạng đau mỏi do các khớp ngấm nước dãn ra, tình trạng kích thích bàng quang gây tiểu nhiều nên gây ra tình trạng mất ngủ ở thai phụ, Cần chú ý bổ sung canxi và cải thiện giấc ngủ cho thai phụ Các phương pháp cải thiện giấc ngủ như: ngâm chân nước ẩm, masage toàn thân, đọc sách, hạn chế điện thoại….

3.2.9 Chế độ lao động khi mang thai Để đảm bảo cho sức khỏe sản phụ và sự phát triển của thai nhi, thì chế độ lao động đối với họ không kém phần quan trọng 2 8 sản phụ (93.3 %) đã lao động nhẹ trong thời gian mang thai.

3.2.10 Thời gian nghỉ trước khi sinh

Hầu hết các sản phụ đều nhận thức khá tốt tầm quan trọng của yếu tố nghỉ ngơi trước khi sinh từ 1-3 tháng chiếm 53.3 % Tuy nhiên vẫn còn46.7% số sản phụ phải làm việc cho đến khi sinh Cần tư vấn cho các đối tượng này hiểu rõ tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi trước khi sinh, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

3.2.11 Tăng cân trong thời gian mang thai

93.3 % sản phụ tăng trên 9kg trong thai kỳ, trong đó có 53.3 % sản phụ tăng từ 9k-12kg.Tình trạng tăng cân của nhóm điều tra này tương đối tốt Chỉ có 2 (6,6 %) sản phụ tăng cân ít hơn 9kg Nhóm này cần chú ý đến trẻ sau sinh vì nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai khá lớn và mẹ dễ bị ít hay mất sữa.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w