Khái niệm về stress nghề nghiệpTrên thế giới, stress nghề nghiệp được định nghĩa là một tình huống trong đó cácyếu tố liên quan đến công việc tương tác với một nhân viên, những yếu tố đó
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận Error! Bookmark not defined 1.2 Cơ sở thực tiễn
Khái niệm về stress đã được nghiên cứu trong nhiều năm Trong lĩnh vực nghiên cứu về stress, hai nhà lý thuyết tiên phong là Hans Selye và Richard Lazarus Theo Lazarus, stress là một quá trình hai chiều, nó liên quan đến việc sản xuất các yếu tố gây stress bởi môi trường và phản ứng của một cá nhân chịu các tác nhân gây stress này Selye định nghĩa stress là một trạng thái biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm tất cả những thay đổi không đặc hiệu gây ra trong một hệ thống sinh học Mặc dù cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực nghiên cứu stress, nhưng hai nhà lý thuyết Hans Selye và Richard S Lazarus đều đề cập đến điểm chung đó là stress xảy ra khi các tác nhân tác động lên và làm con người có những phản ứng đáp ứng lại.
Khái niệm stress được các nhà tâm lý học Việt Nam định nghĩa là những yếu tố bất lợi bên ngoài kích thích tác động mạnh vào con người Nó là phản ứng sinh lý và tâm lý của con người khi đối phó với những tác động đó Stress bình thường góp phần giúp con người thích nghi với môi trường sống khi đặt con người vào quá trình thích ứng với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một trạng thái cân bằng mới Tuy nhiên nếu sự đáp ứng của cá nhân với stress không đầy đủ, không phù hợp thì cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý về thể chất và tâm lý của con người sẽ xuất hiện [9].
Giai đoạn bắt đầu Stress gây ra báo động trong não và cơ thể phản ứng lại bằng cách chuẩn bị hàng rào phòng thủ Hệ thống thần kinh được kích thích và các hormone được giải phóng làm mạch nhanh, hô hấp sâu và căng cơ Giai đoạn hai bắt đầu khi stress tiếp tục kích thích Trong giai đoạn này, các triệu chứng của phản ứng báo động biến mất, điều này cho thấy sự thích nghi của cơ thể với tác nhân gây stress Cơ thể huy động các nguồn lực để đạt được trạng thái cân bằng bất chấp sựu hiện diện của tác nhân gây stress Giai đoạn cuối là suy kiệt khi các tác nhân gây stress không được giải quyết, cơ thể luôn trong trạng thái kích hoạt, điều này gây quá tải đến hệ thống sinh học. Cuối cùng là các triệu chứng của giai đoạn đầu xuất hiện trở lại khiến cơ thể mệt mỏi và thương tổn [24].
Có rất nhiều nguồn gây stress Stress có thể là kết quả của các tác nhân gây stress về thể chất, tâm lý và xã hội Các tác nhân gây stress là tác nhân kích thích làm mất trạng thái cân bằng của cơ thể Các yếu tố gây stress có thể là cả bên trong và bên ngoài. Các yếu tố gây stress bên ngoài bao gồm các tình trạng thể chất bất lợi như đau hoặc nhiệt độ nóng hoặc lạnh hoặc môi trường tâm lý stress như điều kiện làm việc kém hoặc lạm dụng các mối quan hệ Các yếu tố gây stress bên trong bao gồm nhiễm trùng hoặc các tác nhân gây stress tâm lý Các tác nhân gây stress về tâm lý và xã hội thường chủ quan hơn là stress về thể chất [24].
1.1.2 Khái niệm về stress nghề nghiệp
Trên thế giới, stress nghề nghiệp được định nghĩa là một tình huống trong đó các yếu tố liên quan đến công việc tương tác với một nhân viên, những yếu tố đó làm thay đổi tâm lý và sinh lý theo cách mà người đó bị buộc phải đi chệch hướng từ hoạt động bình thường [21] Stress nghề nghiệp được CDC định nghĩa là các phản ứng có hại về thể chất và cảm xúc xảy ra khi các yêu cầu của công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động Stress nghề nghiệp còn được hiểu là sự tương tác giữa môi trường công việc với đặc điểm của nhân viên, yêu cầu công việc thêm và những áp lực khiến người đó không thể làm nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả [19].
1.1.3 Biểu hiện/ dấu hiệu của stress nghề nghiệp
Stress là một kích thích tác động mạnh vào con người, là phản ứng sinh lý và tâm lý của con người đối với tác động đó Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối với stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không tạo nên một sự cân bằng mới thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, biểu hiện ra bên ngoài với những dấu hiệu về thể chất và tâm lý [9].
Về mặt tâm lý, khi bị stress con người cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lo lắng, có thể gây khó ngủ và thường xuyên cáu gắt với người xung quanh Người bị stress khó thể thư giãn hay tập trung vào một việc gì đấy dẫn đến khó suy nghĩ logic và đưa ra quyết định chính xác Đồng thời người bị stress cũng cảm thấy chán nản với công việc và không muốn gắn bó với công việc đang làm [27].
Khi bị stress nghề nghiệp, ngoài những biểu hiện về tâm lý, con người cũng biểu hiện một số dấu hiệu về mặt thể chất Đó là những biểu hiện về bệnh tim như hồi hộp trống ngực, loạn nhịp tim Người bị stress thấy đau đầu, có thể có tăng huyết áp Những biểu hiện về rối loạn tiêu hóa dễ gặp ở người bị stress là chán ăn, ăn không tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng Ngoài ra những biểu hiện về mặt cơ xương cũng xuất hiện như đau thắt lưng [9], [27].
1.1.4 Yếu tố nguy cơ của stress nghề nghiệp
Stress nghề nghiệp liên quan đến tổ chức công việc, thiết kế công việc và quan hệ lao động Stress nghề nghiệp xảy ra khi nhu cầu của công việc không phù hợp hoặc vượt quá khả năng của người lao động hoặc khi kiến thức, khả năng của người lao động không phù hợp với kỳ vọng của tổ chức Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) xác định các yếu tố gây stress nghề nghiệp vào năm 1984, đó là sự tương tác giữa môi trường làm việc, nội dung công việc, điều kiện tổ chức với năng lực, nhu cầu, văn hóa công việc cá nhân của người lao động [20].
Nội dung công việc bao gồm các lĩnh vực đó là loại công việc thường mang tính chất đơn điệu, kém kích thích, thiếu sự đa dạng, người lao động cảm thấy vô nghĩa, không hứng thú khi làm việc Khối lượng và tiến độ công việc quá nhiều hoặc quá ít để làm, áp lực thời gian làm việc cũng là nguyên nhân gây stress Giờ làm việc là nội dung thường gây stress nhất khi quá nghiêm ngặt hoặc không linh hoạt, thời gian làm việc quá dài, đột xuất Một lĩnh vực gây stress trong nội dung công việc đó là thiếu sự tham gia vào việc ra quyết định, thiếu kiểm soát quá trình làm việc về thời gian hoàn thành, tốc độ hoàn thành, phương pháp làm việc [27].
Môi trường công việc bao gồm việc phát triển nghề nghiệp và trả lương Stress xảy ra khi người lao động cảm thấy không an toàn trong công việc, thiếu cơ hội thăng tiến hoặc thăng tiến quá mức, trả lương chậm và hệ thống đánh giá hiệu suất không rõ ràng hoặc không công bằng, bị khiển trách quá mức hoặc kém kỹ năng trong công việc Môi trường công việc còn đề cập tới vai trò trong tổ chức như việc không rõ ràng, các vai trò mâu thuẫn nhau cũng dễ gây stress Mối quan hệ giữa các cá nhân như không hỗ trợ, mối quan hệ kém với đồng nghiệp, tình trạng bắt nạt, quấy rối và bạo lực, bị cô lập trong môi trường làm việc là nguyên nhân phổ biến gây stress nghề nghiệp Vấn đề giao tiếp giữa đồng nghiệp, giao tiếp với lãnh đạo chưa hiệu quả cũng được đề cập tới trong những nguyên nhân thuộc môi trường làm việc [27].
Stress nghề nghiệp là một vấn đề được công nhận trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điều dưỡng là một nghề nghiệp có mức độ stress cao Stress nghề nghiệp đối với điều dưỡng lần đầu tiên được đánh giá bằng Menzies Ông xác định bốn nguồn gây stress trong điều dưỡng là: Chăm sóc người bệnh, ra quyết định, chịu trách nhiệm và sự thay đổi Các vai trò công việc của người điều dưỡng dựa trên lao động thể chất, tâm lý cảm xúc đau khổ của con người, giờ làm việc, nhân sự và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau [22].
1.1.5 Các ảnh hưởng của stress nghề nghiệp Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp tới cá nhân
Stress nghề nghiệp ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau Stress nghề nghiệp kéo dài có thể gây ra những bất thường và rối loạn chức năng hành vi trong công việc Ngoài ra stress còn làm giảm sức khỏe thể chất và tinh thần như giận dữ, nóng nảy thường xuyên, sống khép mình, không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh Trong trường hợp cực đoan, stress kéo dài gây nên các vấn đề tâm lý dẫn đến các rối loạn tâm thần và có thể tham gia vào các hoạt động không lành mạnh như hút thuốc lá và lạm dụng thuốc để tìm lại sự cân bằng [9], [18], [27]. Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp tới tổ chức làm việc.
Stress nghề nghiệp có thể gây ra thách thức lớn đối với sức khỏe và hiệu suất làm việc của người lao động trong tổ chức như làm tăng tỉ lệ nghỉ việc, giảm hiệu suất làm việc của nhân viên chủ chốt và một số lượng lớn nhân viên dẫn đến tăng số lượng lao động tuyển thêm để đáp ứng công việc Ngoài ra stress nghề nghiệp còn làm tăng tỉ lệ thực hành không an toàn và tỉ lệ tai nạn nghề nghiệp Những ảnh hưởng trên làm cho khiếu nại giữa khách hàng và tổ chức tăng lên, gia tăng mâu thuẫn pháp lý Hậu quả sau cùng là làm hỏng hình ảnh của tổ chức đối với nhân viên và bên ngoài [18]. Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp đối với điều dưỡng.
Stress gây nên những tình trạng rối loạn về mặt thực thể và tâm thần của ĐDV như mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, tăng huyết áp Những rối loạn này dẫn đến giảm trí nhớ, khả năng tập trung, hiệu quả công việc, gián tiếp dẫn đến tỉ lệ nghỉ việc tăng lên.
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Thông tin chung về Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí
Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí là Bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ
Y tế, được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1981 dưới sự giúp đỡ, viện trợ của nhân dân và chính phủ Thuỵ Điển với chức năng là Bệnh viện Vùng của khu Đông Bắc, có nhiệm vụ: Khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tỉnh Quảng Ninh, một phần các tỉnh lâ cận như: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, ….
Tháng 11/2020, Bệnh viện được Bộ Y tế chuyển giao nguyên trạng về trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Đây là một bước ngoặt lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển của Bệnh viện.
Bệnh viện có 42 đơn vị trực thuộc, bao gồm: 27 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 2 trung tâm, 6 phòng nghiệp vụ Cơ sở hạ tầng đồng bộ với các hệ thống cung cấp nhiệt, oxy, khí nén, thông thoáng khí khép kín, đảm bảo phục vụ người bệnh với tổng diện tích sàn xây dựng của Bệnh viện hơn 70.000 m 2 Từ quy mô 320 giường bệnh trong những năm đầu thành lập đến nay bệnh viện đã phát triển quy mô lên tới 1000 giường bệnh với 993 nhân viên.
Ngoài chức năng khám chữa bệnh, Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo thực hành tin cậy cho các sinh viên trong và ngoài nước: Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Trường Đại học Y dược Hải Phòng, Trường Đại học Y dược Thái Nguyên,
Thực trạng stress nghề nghiệp của Điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí
2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là ĐDV làm việc tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.
-Các ĐDV trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng;
-ĐDV có thời gian làm việc tại Bệnh viện từ 6 tháng trở lên;
-ĐDV đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
-ĐDV không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Các ĐDV không có mặt trong thời gian nghiên cứu: đi học, ốm, nghỉ thai sản, đi công tác, ….
Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
-Thời gian nghiên cứu: Từ 01/9/2023 đến 30/9/2023
- Địa điểm nghiên cứu: Các khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.
-Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang.
-Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.
- Lựa chọn theo tiêu chí lựa chọn trên: Chọn 150 ĐDV trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí trong thời gian 01 tháng từ 01/9/2023 đến 30/9/2023.
Công cụ, tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp thu thập số liệu:
-Công cụ thu thập số liệu:
Nội dung của phiếu điều tra gồm 3 phần tập trung vào các nhóm nội dung sau:
Phần I: Thông tin chung về đối tương nghiên cứu và các yếu tố liên quan:
Phần II : Các biểu hiện stress về mặt thực thể và tâm lý
Phần II : Đánh giá mức độ stress nghề nghiệp của điều dưỡng dựa trên thang đo ENSS. Công cụ thu thập số liệu về tình trạng stress của điều dưỡng được thiết kế theo thang đo ENSS ENSS là bản sửa đổi mở rộng và cập nhật của Thang đo căng thẳng điều dưỡng cổ điển (NSS) được phát triển bởi Gray-Toft & Anderson (1981) ENSS gồm 54 mục trên 8 lĩnh vực gồm:
1) Đối mặt với cái chết của NB (Câu 1, 8, 15, 24, 34, 44 và 50).
2) Mâu thuẫn với bác sĩ (Câu 2, 9, 25, 35 và 45).
3) Chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc (Câu 3, 10 và 17).
4) Các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng (Câu 4, 11, 18, 19, 20 và 47).5) Các vấn đề liên quan đến cấp trên (Câu 5, 27, 28, 37, 43, 46 và 51).
6) Khối lượng công việc (Câu 12, 21, 29, 38, 39, 42, 48, 52 và 54).
7) Không chắc chắn về hướng điều trị cho NB (Câu 6, 13, 16, 22, 26, 30, 33, 36 và 40).
8) NB và gia đình NB (Câu 7, 14, 23, 31, 32, 41, 49 và 53).
-Tiêu chuẩn đánh giá: Đối với các biểu hiện của stress: Người tham gia được yêu cầu trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong 4 phương án cho mỗi biểu hiện mà điều dưỡng viên nhận thấy tần suất xuất hiện đối với mình trong thời gian 1 tuần gần đây (1= Không bao giờ; 2= Đôi khi; 3= thường xuyên; 4= Rất thường xuyên) Đối với phần stress ở điều dưỡng viên: Người tham gia nghiên cứu được yêu cầu trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong 4 phương án cho mỗi câu hỏi (1 = chưa bao giờ stress, 2= Thỉnh thoảng stress, 3=Thường xuyên stress, 4= vô cùng stress) Tổng số điểm dao động từ 54 - 216 Điểm càng cao, có nghĩa là ĐD càng stress Mức độ stress được chia làm 3 mức độ như sau (Polit & Hungler, 1999). Điểm trung bình Mức độ stress
-Phương pháp thu thập số liệu:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng nhóm ĐDV của từng khoa thông qua bộ công cụ tự điền gồm các câu hỏi để đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp của ĐDV
Phương pháp phân tích số liệu:
-Số liệu được làm sạch sau đó được nhập và phân tích trên phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
-Việc thực hiện nghiên cứu được thông qua và cho phép của Hội đồng duyệt ý tưởng chuyên đề tốt nghiệp Trường, được sự chấp thuận và cho phép của Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.
-Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận tham gia của đối tượng nghiên cứu.
-Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.
2.2.2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Trong nghiên cứu, đa số ĐDV thuộc nhóm tuổi từ 25 đến dưới 35 chiếm 52%; thấp nhất là nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên chiếm 13,3% Phần lớn ĐDV là nữ giới chiếm 86%; nam giới chiếm 14% Tỷ lệ ĐDV đã kết hôn chiếm 64%, 34% ĐDV chưa kết hôn.
Bảng 3.2 Đặc điểm quá trình công tác của ĐTNC Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Trình độ chuyên Đại học 39 26 môn Cao đẳng 92 61,4
Thâm niên công 5-10 năm 29 19,3 tác 10-20 năm 34 22,7
Khoa phòng làm Các khoa Sản 8 5,3 việc Các khoa Nhi 14 9,3
Bảng 3.2 cho thấy: đa số ĐDV có trình độ Cao đẳng (61,4%), thấp nhất là ĐDV có trình độ trung cấp chiếm 5,3% Về thâm niên công tác, chiếm tỷ lệ cao nhất (42,7%) là những điều dưỡng làm việc dưới 5 năm và thấp nhất thuộc nhóm điều dưỡng làm việc trên 20 năm (15,3%) Về phân bố điều dưỡng theo khoa phòng, khoa phòng chiếm tỷ lệ cao nhất là các khoa nội (28%) và các khoa ngoại(17,3%) trong khi đó các khoa sản chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5,3%.
Bảng 3.3 Đặc điểm về môi trường làm việc của ĐTNC Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Kiêm nhiệm công Có 17 11,3 tác khác Không 133 88,7
Mức lương thỏa Có 81 54 đáng Không 69 46
Cơ sở vật chất Đạt 130 86,7
Kết quả nghiên cứu cho thấy 55,3% ĐDV phải làm thêm giờ; 11,3% kiêm nhiệm công tác khác, 87,3% được nghỉ đủ phép và ngày lễ; 54% cho rằng mức lương nhận được phản ánh đúng công sức lao động mình bỏ ra; có 55,3% ĐDV trực dưới 8 buổi/tháng và 44,7% trực từ 8-12 buổi/tháng Bên cạnh đó có tới 86,7% ĐDV cho rằng cơ sở vật chất hiện tại của đơn vị là đạt tiêu chuẩn.
2.2.2.2 Thực trạng nguy cơ stress nghề nghiệp và biểu hiện của stress của ĐTNC
Bảng 3.4 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng viên trong vấn đề đối mặt với cái chết của người bệnh
STT Nhóm 1: Đối mặt với cái chết của NB Trung bình
Mức độ stress (độ lệch)
1.1 Làm các thủ thuật gây đau đớn cho NB 2,11±0,61 Trung bình
1.2 Cảm giác bất lực khi không cứu được 2,29±0,75 Trung bình NB
1.3 Lắng nghe hoặc nói chuyện về các chết 2,13±0,64 Trung bình đang đến gần
1.4 Chứng kiến NB tử vong 2,12±0,80 Trung bình
1.5 Chứng kiến NB có mối quan hệ thân 2,31±0,72 Trung bình thiết tử vong
1.6 Bác sĩ không có mặt khi NB tử vong 1,71±0,89 Thấp
1.7 Chứng kiến sự chịu đựng của NB 2,41±0,64 Trung bình Mức độ nguy cơ stress chung 2,15±0,49 Trung bình
Bảng 3.4 cho thấy hầu hết các điều dưỡng viên thi thoảng gặp stress với 7 tiểu mục trong vấn đề đối mặt với cái chết của người Có tới 6/7 tiểu mục có mức độ nguy cơ stress trung bình Mức độ nguy cơ stress có điểm trung bình cao nhất là 2,41±0,64 ởtiểu mục chứng kiến sự chịu đựng của người bệnh ĐDV có tình trạng nguy cơ stress ở mức thấp đối với việc bác sĩ không có mặt khi NB tử vong Điểm trung bình cho nhóm đối mặt với cái chết của NB là 2,15±0,49 tương ứng với ĐDV có mức độ nguy cơ stress trung bình.
Bảng 3.5 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng viên trong vấn đề mâu thuẫn với bác sĩ
STT Nhóm 2: Mâu thuẫn với bác sĩ Trung bình Mức độ
2.1 Bị bác sĩ phê bình 2,07±0,59 Trung bình
2.2 Có mâu thuẫn với bác sĩ 1,62±0,78 Thấp
1.3 Bất đồng với bác sĩ liên quan tới việc
1.4 Ra quyết định liên quan đến người
2,07±0,67 Trung bình bệnh khi không có bác sĩ
1.5 Phải chuẩn bị dụng cụ/trợ giúp cho bác
1,87±0,51 Thấp sĩ trong công việc
Mức độ nguy cơ stress chung 1,86 ±0,43 Thấp
Trong nghiên cứu: nhóm vấn đề mâu thuẫn với bác sỹ, đa số các điều dưỡng đều chưa bao giờ stress hoặc thi thoảng mới stress 2 tiểu mục có mức độ nguy cơ stress trung bình là bị bác sĩ phê bình và việc ra quyết định khi không có mặt của bác sĩ Phân loại nguy cơ stress trong nhóm này ở mức độ thấp với ±SD = 1,86± 0,43.
Bảng 3.6 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng viên trong vấn đề chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc
STT Nhóm 3: Chưa có sự chuẩn bị về mặt Trung bình (độ Mức độ cảm xúc lệch) stress
3.1 Không đủ khả năng hỗ trợ tâm lý cho gia 1,79±0,61 Thấp đình người bệnh.
3.2 Bị hỏi về vấn đề mà không có câu trả lời 1,81±0,51 Thấp thỏa đáng
3.3 Cảm giác không đủ khả năng hỗ trợ tâm lý 1,91±0,49 Thấp cho người bệnh.
Mức độ nguy cơ stress chung 1,84 ±0,36 Thấp
Bảng 3.6 cho thấy về vấn đề chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc, đa số ĐDV stress ở mức độ 2 nghĩa là thi thoảng mới bị stress Phân loại mức độ nguy cơ stress của nhóm ở mức thấp Điểm trung bình stress chung cho cả nhóm là 1,84±0,36.
Bảng 3.7 Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng viên trong các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp
STT Nhóm 4: Vấn đề liên quan đến đồng nghiệp 4.1 Ít nói chuyện với đồng nghiệp khác khoa
4.2 Thiếu cơ hội chia sẻ với đồng nghiệp cùng khoa.
4.3 Thiếu cơ hội để bày tỏ cảm xúc tiêu cực với NB
4.4 Khó làm việc với điều dưỡng cùng khoa
4.5 Khó làm việc với điều dưỡng khác khoa
4.6 Khó làm việc với người ĐD khác giới
Mức độ nguy cơ stress chung
Trung bình (độ Mức độ lệch) stress 1,89±0,49 Thấp 1,83±0,47 Thấp 1,92±0,48 Thấp
Kết quả nghiên cứu cho thấy về vấn đề liên quan đến đồng nghiệp, đa số điều dưỡng viên stress ở mức độ 2 tức là chỉ thi thoảng gặp stress Tất cả các tiểu mục đều có mức độ nguy cơ stress thấp Điểm trung bình thấp nhất là vấn đề khó làm việc với người khác giới với điểm trung bình tương ứng là 1,51±0,59, chứng tỏ ĐDV gần như không gặp stress trong vấn đề nay.
Bảng 3.8 Mức độ nguy cơ stress của ĐDV trong vấn đề liên quan cấp trên
STT Nhóm 5: Vấn đề liên quan đến cấp trên Trung bình Mức độ
5.1 Có mâu thuẫn với ĐDT 1,69±0,65 Thấp
5.2 Thiếu hỗ trợ của ĐDT 1,84±0,64 Thấp
5.3 Bị ĐDT phê bình 2,14±0,71 Trung bình
5.4 Thiếu hỗ trợ của ĐDT BV 1,81±0,51 Thấp
5.5 Chịu trách nhiệm những việc ngoài nghĩa vụ 2,29±0,71 Trung bình 5.6 Thiếu hỗ trợ của cấp lãnh đạo khác 1,74±0,51 Thấp
5.7 Bị ĐDT bệnh viện phê bình 1,67±0,78 Thấp
Mức độ nguy cơ stress chung 1,88 ±0,40 Thấp
Bảng 3.8 cho thấy: về phân loại mức độ nguy cơ stress, vấn đề chịu trách nhiệm những việc ngoài nghĩa vụ có điểm trung bình cao nhất nhóm là 2,29±0,71 Thấp nhất là vấn đề bị ĐDT bệnh viện phê bình 1,67±0,78 Mức độ nguy cơ stress chung cho vấn đề liên quan đến cấp trên là thấp.
Bảng 3.9 Mức độ nguy cơ stress của ĐDV trong vấn đề khối lượng công việc
STT Nhóm 6: Vấn đề liên quan đến khối lượng Trung bình Mức độ công việc (độ lệch) stress
BÀN LUẬN
Thực trạng stress nghề nghiệp của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số ĐDV thuộc nhóm tuổi từ 25 đến dưới 35 chiếm 52%; thấp nhất là nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên chiếm 13,3% Đây cũng là một lợi thế của Bệnh viện về nhân lực ĐDV bao gồm nhiều các ĐDV trẻ.
Về giới tính, phần lớn ĐDV là nữ giới chiếm tỷ lệ 86%; nam giới chiếm tỷ lệ 14%. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Tăng Thị Hảo (2019) với tỷ lệ nữ giới chiếm 86,2%; nam giới chiếm 13,8% [6] Trong các nghiên cứu, nhóm ĐDV là nữ chiếm tỷ lệ cao phù hợp với đặc tính nghề nghiệp, nghề điều dưỡng cần sự khéo léo, chăm chỉ, nhẹ nhàng.
Trong nghiên cứu, ĐDV có trình độ học vấn là Trung cấp chiếm 5,3%; ĐDV có trình độ học vấn là Cao đẳng chiếm 61,4%; ĐDV có trình độ học vấn là Đại học chiếm 26% và ĐDV có trình độ học vấn là Sau Đại học là 7,3% Điều này cũng phù hợp với lộ trình của
Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (tại Thông tư Liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ), đến năm 2025, các địa phương phải hoàn tất việc nâng chuẩn viên chức ngành y tế trình độ trung cấp lên cao đẳng.
Về thâm niên công tác, chiếm tỷ lệ cao nhất (42,7%) là những điều dưỡng làm việc dưới 5 năm và thấp nhất thuộc nhóm điều dưỡng làm việc trên 20 năm (15,3%) Do đó, các ĐDV trẻ cần tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các ĐDV có thâm niên công tác lâu năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 55,3% ĐDV phải làm thêm giờ; 11,3% kiêm nhiệm công tác khác; 87,3% được nghỉ đủ phép và ngày lễ; 44,7% trực từ 8-12 buổi/tháng Khi các ĐDV phải làm thêm giờ, kiêm nhiệm công tác khác, tham gia trực đêm nhiều thì áp lực công việc cũng tăng lên, thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng bị ảnh hưởng Vì vậy lãnh đạo Bệnh viện cần bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý, phù hợp với chuyên môn của từng người.
3.1.2 Thực trạng stress nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Điều dưỡng là một nghề nghiệp đặc biệt vì công việc của người điều dưỡng dựa trên hoạt động thể chất, tâm lý, cảm xúc của con người Việc thường xuyên chứng kiến cơn đau, sự chịu đựng của NB Thậm chí là người chứng kiến cái chết của NB và sự mất mát của gia đình NB Những việc đó làm thay đổi cảm xúc, tâm lý và gây ra stress ở người ĐDV.
Bảng 3.4 cho thấy mức độ nguy cơ stress của ĐDV ở nhóm đối mặt với chết của
NB là trung bình (Điểm trung bình Stress là 2,15±0,49) Nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Thơ, các ĐDV tại bệnh viện Nhi Trung Ương cũng thường xuyên gặp stress với các tình huống tương tự là chứng kiến NB trải qua những cơn đau với điểm trung bình 2,36 ±0,70, làm các thủ thuật gây đau đớn cho NB và cảm giác bất lực khi không cứu được NB với điểm trung bình lần lượt là 2,29 ±0,76 và 2,17±0,65 [10] Thực tế cho thấy rằng khi chứng kiến cái chết và sự đau đớn của người khác, con người đều nảy sinh cảm giác đồng cảm, trong khi đó người ĐDV thường xuyên phải chứng kiến cái chết của người hàng ngày mình đặt tâm huyết vào chăm sóc Phải là nguời thông báo với NB về cái chết đang đến dần với họ, thậm chí những NB đó có thể là người quen, ruột thịt Những tình huống xảy ra thường xuyên đó có thể khiến cho người ĐDV ám ảnh, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và gây nên stress đối với họ.
Bác sĩ và điều dưỡng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời trong quá trình hồi phục của NB Chính vì mối quan hệ đó nên trong công việc sẽ không thể tránh khỏi những lúc bất đồng, tranh cãi, thậm chí một số người còn tồn tại quan điểm điều dưỡng là phụ tá cho bác sĩ dẫn tới các tình huống mâu thuẫn với nhau khiến ĐDV gặp stress Bảng 3.5 trong nghiên cứu thể hiện có 2 tình huống gây nguy cơ stress cho ĐDV ở mức độ trung bình là bị bác sĩ phê bình (ĐTB: 2,07 ±0,59) và ra quyết định liên quan đến người bệnh khi không có mặt bác sĩ (ĐTB: 2,07 0,67) còn lại là các tình huống gây nguy cơ stress ở mức độ thấp với tần suất gặp stress chủ yếu là không bao giờ và thỉnh thoảng Phân loại nguy cơ stress trong nhóm này ở mức độ thấp với ±SD
= 1,86± 0,43 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần ThịPhương Hà (2020) với điểm trung bình cho nhóm mâu thuẫn với bác sĩ là 1,90 ±0,44[4].
Bảng 3.6 cho thấy điểm trung bình chung cho nhóm vấn đề chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc là 1,84±0,36 tương ứng với mức độ nguy cơ stress thấp Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Tăng Thị Hảo tại bệnh viện Nhi Thái Bình là 1,83±0,10 [6] Tuy nhiên chỉ số này ở Việt Nam thấp hơn hẳn ở Ethiopia là 2,22 ±0,86 Nhìn chung các chỉ số stress này trong nghiên cứu có sự tương đồng và ở mức thấp chứng tỏ các ĐDV có nền tảng cơ bản về năng lực hỗ trợ tâm lý cho NB và người nhà NB Nghiên cứu có sự khá tương đồng với nghiên cứu trong nước chứng minh được chương trình đào tạo đã có sự cải tiến để chăm sóc cho NB một cách toàn diện về thể chất, tinh thần chứ không chỉ đơn thuần là chăm sóc thể chất như trước đây Nghiên cứu trong nước có các chỉ số thấp hơn ở Ethiopia chứng tỏ ngành đào tạo điều dưỡng có bước phát triển, các ĐDV trong nước có đủ năng lực tự tin trong công tác chăm sóc người bệnh [15]. Qua bảng 3.7 cho thấy, tất cả các vấn đề trong nhóm liên quan đến đồng nghiệp đều có phân mức nguy cơ stress ở mức thấp Điều này có thể lý giải do công việc quá nhiều khiến các ĐDV không có thời gian chia sẻ với nhau Mặt khác mặc dù tính chất công việc giống nhau nhưng đặc thù giữa các khoa vẫn có những nét đặc trưng Chính vì vậy việc các ĐDV thỉnh thoảng gặp stress trong khi làm việc với các điều dưỡng khoa khác là điều dễ hiểu Mặc dù vậy phân mức nguy cơ stress chung cho nhóm ở mức thấp với điểm trung bình stress là 1,77 ±0,38 Đây là chỉ số stress thấp nhất trong 8 nhóm của thang đo stress ENSS Tính chất công việc giống nhau, cùng ngành có sự cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau nên việc các ĐDV ít gặp stress trong nhóm vấn đề liên quan đến đồng nghiệp là điều hợp lý.
Qua bảng 3.8 cho thấy, mức độ nguy cơ stress của ĐDV trong nhóm vấn đề liên quan đến cấp trên ở mức độ thấp với điểm trung bình stress là 1,88 ±0,40 Trong đó việc chịu trách nhiệm về những việc ngoài nghĩa vụ có điểm trung bình stress cao nhất là 2,29 ±0,71.Nghiên cứu cũng ghi nhận được điểm trung bình stress đối với việc bị Điều dưỡng trưởng(ĐDT) bệnh viện phê bình là 1,67 ±0,78, bị điều dưỡng trưởng khoa phê bình là 2,14 ±0,71.Vấn đề thiếu sự hỗ trợ của ĐDT có điểm trung bình stress là 1,84±0,64 và mâu thuẫn với điều dưỡng trưởng là 1,69±0,65 Nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số thấp hơn tại Ethiopia ở các mục thiếu sự hỗ trợ của ĐDT (2,12±1,04) và mâu thuẫn với ĐDT (2,14±1,04) [15].Ngoài ra nghiên cứu của Trần Văn Thơ tại Nhi trung ương cho các chỉ số stress về mâu thuẫn với ĐDT và bị ĐDT phê bình lần lượt là 1,79±0,62 và 1,88 ±0,59 [10] Kết quả trên có thể lý giải do các ĐDT là những điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm, yêu cầu cao trong công tác chăm sóc người bệnh Chịu áp lực cao từ phía người bệnh và cấp trên nên khắt khe trong công tác chuyên môn và quản lý rèn luyện điều dưỡng viên đặc biệt là các ĐDV trẻ mới làm việc còn ít kinh nghiệm Các nguyên nhân khác có thể do sự phân công công việc chưa hợp lý, phù hợp cho các ĐDV Yêu cầu các ĐDV làm những công việc ngoài chuyên môn, nghĩa vụ của mình Để giải quyết tình trạng này cần thay đổi trong cách quản lý, bố trí công việc phù hợp Đồng thời các ĐDT tích cực làm gương cho ĐDV, cần khuyến khích, hỗ trợ ĐDV làm việc Không phê phán, chỉ trích nặng nề các ĐDV khi mắc lỗi mà tìm cách phòng ngừa, khắc phục hỗ trợ các ĐDV Chỉ có tạo được môi trường làm việc thân thiện, cởi mở giữa các ĐDV và giám sát cũng như lãnh đạo thì mới giảm được stress cho ĐDV giúp ĐDV làm việc tốt nhất.
Nghiên cứu ghi nhận được trong bảng 3.9 mức độ nguy cơ stress của ĐDV về nhóm vấn đề liên quan đến khối lượng công việc ở mức độ trung bình với điểm trung bình stress là2,15 ±0,41 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương Hà(2020) với điểm trung bình stress là 2,1 ±0,40 [4] Thực tế là khối lượng công việc là nguyên nhân gây stress không chỉ riêng ngành nghề nào Đối với ngành điều dưỡng lại càng cao vì tính chất công việc liên quan đến sức khỏe con người Việc quá tải bệnh nhân dẫn tới công việc nhiều lên Trong khi đó với áp lực tự chủ, bệnh viện không thể tuyển dụng quá nhiều nhân viên dẫn đến mỗi ĐDV đều phải làm việc tăng lên vì không đủ nhân viên làm việc trong khoa Khối lượng công việc nhiều và áp lực công việc cao làm cho các ĐDV không có thời gian để hỗ trợ tinh thần và đáp ứng các nhu cầu khác của NB và gia đình NB dẫn đến NB có thể không hài lòng, gây mâu thuẫn với các ĐDV Đây cũng là thực tế của nhiều bệnh viện dẫn đến stress cho ĐDV Mặt khác quá nhiều công việc giấy tờ, sổ sách và các nhiệm vụ không liên quan đến chăm sóc làm ĐDV càng mất nhiều thời gian để xử lý,gây áp lực lên việc thực hiện công việc chính Việc chỉ phải làm công việc chính và yêu thích sẽ hạn chế được các stress mang tới từ công việc Đây là điều dễ hiểu không chỉ riêng ngành nghề nào Chính vì vậy Bệnh viện cần hệ thống lại quản lý công việc để giảm tải các công việc không liên quan, hạn chế các công việc giấy tờ, có thể phân công nhiệm vụ chuyên biệt như sử dụng các thư ký y khoa để giảm tải các công việc ngoài chăm sóc giúp ĐDV tập trung vào công việc chăm sóc NB, mang lại hiệu quả cao, nâng mức độ hài lòng NB lên.
Kết quả bảng 3.10 chỉ ra rằng, mức độ nguy cơ stress chung đối với nhóm vấn đề liên quan đến không chắc chắn về hướng điều trị NB là thấp (ĐTB: 1,96 ±0,41) Kết quả này phản ánh ở Việt Nam, hiện nay ĐDV vẫn chưa được coi trọng, hay bác sỹ có quá nhiều công việc nên không có đủ thời gian chia sẻ thông tin với ĐDV, thêm vào đó ĐDV cũng chưa phát huy được vai trò “phối hợp” trong chăm sóc điều trị người bệnh, còn rụt rè sợ sai sót trong quá trình chăm sóc Vì vậy, điều dưỡng cần trao dồi kiến thức, cố gắng học tập tích lũy kinh nghiệm để mạnh dạn, tự tin, chủ động trao đổi với bác sỹ những thông tin về người bệnh để phối hợp trong chăm sóc và điều trị ngày một tốt hơn. ĐDV là người hằng ngày tiếp xúc, chăm sóc và giải quyết gần như tất cả các vấn đề xung quanh NB và gia đình NB Chính vì vậy hành vi, cách cư xử của người bệnh và gia đình NB ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cảm xúc tâm lý của ĐDV Những hành vi, cư xử không đúng mực của người bệnh hoặc thành viên gia đình của họ có thể làm cho các NVYT nói chung và đặc biệt là ĐDV áp lực, mệt mỏi vì phải xử lý, giải thích Bên cạnh đó có những trường hợp gia đình NB sử dụng bạo lực với ĐDV khiến họ bị tổn thương thân thể và ám ảnh tâm lý Mặc dù NB vào viện với thể chất đau đớn, khó chịu dễ có những hành vi, lời nói thô lỗ nhưng việc ĐDV thường xuyên gặp phải sẽ dẫn đến tình trạng stress.
Trong nghiên cứu, vấn đề về người bệnh và gia đình người bệnh khiến ĐDV có mức độ nguy cơ stress cao nhất trong 8 nhóm vấn đề với điểm trung bình stress là 2,43 ± 0,45 Kết quả bảng 3.11 thể hiện tất cả 8 tiểu mục trong nhóm đều ở mức nguy cơ stress trung bình với điểm trung bình stress khá cao Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số stress cao hơn nghiên cứu của Tăng Thị Hảo với điểm trung bình stress cho nhóm NB và gia đình NB là 2,11 ±0,26 [6] Những chỉ số trên một lần nữa khẳng định đa số ĐDV thường xuyên gặp stress tới từ những vấn đề liên quan đến NB và gia đình NB.
3.1.3 Một số biểu hiện của stress ở điều dưỡng viên
Biểu hiện về mặt thực thể là biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết, tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn với các biểu hiện thực thể của nhiều bệnh khác Trong nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở bảng 3.13, các biểu hiện stress về mặt thực thể mà ĐDV nhận thấy được ở mức độ đôi khi mắc phải chiếm đa số Phần lớn các ĐDV cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu với 38,7% ĐDV mắc ở mức độ thường xuyên và 3,3% ở mức độ rất thường xuyên Tiếp đến là các biểu hiện đau cổ, vai gáy và thắt lưng với tỉ lệ ĐDV cảm thấy ở mức độ thường xuyên là 27,3% và 6% ĐDV cảm thấy ở mức độ rất thường xuyên Các ĐDV thường xuyên cảm thấy khô miệng, chán ăn, khó tiêu chiếm 12% và 3,3% ở mức độ rất thường xuyên Dấu hiệu mạch nhanh, tăng tiết mồ hôi khi không gắng sức chỉ xuất hiện thường xuyên ở 6,7% và rất thường xuyên là 3,3% ở các ĐDV Các biểu hiện thực thể xuất hiện ở mức độ thường xuyên gặp khá cao sẽ dễ gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả làm việc của ĐDV Nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Hằng cùng cộng sự tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định Các chỉ số về mức độ thường xuyên cảm thấy ở các biểu hiện stress của Phạm Thị Hằng cùng cộng sự ở nhịp tim nhanh, huyết áp tăng là 1,9%, đổ nhiều mồ hôi là 7,1%, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ là 7,6%, miệng khô, chán ăn, ăn không ngon là 8,9% và đau các khớp là 8,2% [5] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh tại Bệnh viện Sản
Những thuận lợi và khó khăn công việc của ĐDV tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
1 Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
Mức độ nguy cơ stress của ĐDV tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí ở mức trung bình, điểm trung bình là 2,01±0,32.
Có 3 nhóm vấn đề có mức độ nguy cơ stress trung bình là đối mặt với cái chết của
NB, khối lượng công việc và vấn đề NB và gia đình NB Trong đó nhóm vấn đề về NB và gia đình NB có mức độ nguy cơ stress cao nhất với điểm trung bình là 2,43 ±0,45. Các nhóm vấn đề có mức độ nguy cơ stress thấp là mâu thuẫn với bác sĩ, chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc, các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng và các vấn đề liên quan với cấp trên, không chắc chắn về hướng điều trị cho NB Trong đó, vấn đề có mức độ nguy cơ stress thấp nhất là vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng với điểm trung bình là 1,77 ±0,38.
2 Biểu hiện stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
Các biểu hiện stress của ĐDV chủ yếu xuất hiện ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên ở mặt thực thể, tinh thần và cảm xúc. ĐDV xuất hiện các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu là phổ biến nhất về mặt thực thể.
Về mặt tinh thần các biểu hiện giảm tập trung và trí nhớ bị thường xuyên nhất Khó tính và cáu gắt là các biểu hiện về mặt cảm xúc Đa số các ĐDV ít biểu hiện stress về mặt hành vi.