Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh năm 2023

MỤC LỤC

BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Thơ, các ĐDV tại bệnh viện Nhi Trung Ương cũng thường xuyên gặp stress với các tình huống tương tự là chứng kiến NB trải qua những cơn đau với điểm trung bình 2,36 ±0,70, làm các thủ thuật gây đau đớn cho NB và cảm giác bất lực khi không cứu được NB với điểm trung bình lần lượt là 2,29 ±0,76 và 2,17±0,65 [10]. Thực tế cho thấy rằng khi chứng kiến cái chết và sự đau đớn của người khác, con người đều nảy sinh cảm giác đồng cảm, trong khi đó người ĐDV thường xuyên phải chứng kiến cái chết của người hàng ngày mình đặt tâm huyết vào chăm sóc. Chính vì mối quan hệ đó nên trong công việc sẽ không thể tránh khỏi những lúc bất đồng, tranh cãi, thậm chí một số người còn tồn tại quan điểm điều dưỡng là phụ tá cho bác sĩ dẫn tới các tình huống mâu thuẫn với nhau khiến ĐDV gặp stress.

Nghiên cứu trong nước có các chỉ số thấp hơn ở Ethiopia chứng tỏ ngành đào tạo điều dưỡng có bước phát triển, các ĐDV trong nước có đủ năng lực tự tin trong công tác chăm sóc người bệnh [15]. Khối lượng công việc nhiều và áp lực công việc cao làm cho các ĐDV không có thời gian để hỗ trợ tinh thần và đáp ứng các nhu cầu khác của NB và gia đình NB dẫn đến NB có thể không hài lòng, gây mâu thuẫn với các ĐDV. Kết quả này phản ánh ở Việt Nam, hiện nay ĐDV vẫn chưa được coi trọng, hay bác sỹ có quá nhiều công việc nên không có đủ thời gian chia sẻ thông tin với ĐDV, thêm vào đó ĐDV cũng chưa phát huy được vai trò “phối hợp” trong chăm sóc điều trị người bệnh, còn rụt rè sợ sai sót trong quá trình chăm sóc.

Vì vậy, điều dưỡng cần trao dồi kiến thức, cố gắng học tập tích lũy kinh nghiệm để mạnh dạn, tự tin, chủ động trao đổi với bác sỹ những thông tin về người bệnh để phối hợp trong chăm sóc và điều trị ngày một tốt hơn. Các chỉ số trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù cao hơn hay thấp hơn các nghiên cứu tương tự tuy nhiên không loại trừ trường hợp có thể nhầm lẫn vơi biểu hiện của các bệnh khác mà ĐDV đang mắc phải. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cũng phản ánh công việc điều dưỡng vất vả, thường xuyên thức đêm, thực hiện hoạt động trái với giờ sinh lý dẫn đến xuất hiện các biểu hiện về mặt thực thể như một hệ quả liên hệ trực tiếp với stress, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của ĐDV và chất lượng cung cấp dịch vụ y tế của họ.

Đây cũng là tình trạng cần được các cấp quản lý BV quan tâm giải quyết vì các ảnh hưởng về mặt tâm lý sẽ ảnh hưởng quá trình chăm sóc cũng như giao tiếp của ĐDV với NB và gia đình NB gây những mâu thuẫn, không hài lòng không đáng có xảy ra. Chính những hành vi đó làm mọi người dễ nhận biết một người đang bị stress và nhiều lúc chính những hành vi đó gây nên những xung đột, những tác động xấu không chỉ đối với bản thân người ĐDV mà còn cả các mối quan hệ xung quanh họ. Đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng viên luôn chủ động trong công tác chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh, thực hiện đúng và đầy đủ các y lệnh của bác sĩ.

Bệnh viện luôn tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể như: các giải thi đấu thể thao, văn nghệ, giải trí … tăng cường giao lưu giữa các NVYT trong toàn Bệnh viện và hình thành các năng lực hoạt động nhóm. Hiện nay, số lượng người bệnh khá đông, bệnh nhân nặng nhiều, trong khi đó số lượng nhân viên y tế có hạn, phải phục vụ nhiều đối tượng nên công tác chăm sóc người bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Tích cực triển khai, học tập các văn bản của Bộ, Ngành, tổ chức thực hiện tốt 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN

Thiếu cơ hội để bày tỏ với đồng nghiệp khác trong khoa về 1 2 3 4 các cảm xúc tiêu cực của bản thân đối với người bệnh. Không đủ thời gian để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ điều 1 2 3 4 dưỡng của mình. 30 Không biết những điều được và không được phép cung cấp 1 2 3 4 cho bệnh nhân hoặc gia đình họ biết về tình trạng và điều trị.

Khi thấy người bệnh mà mình đã phát triển một mối quan hệ 1 2 3 4 thân thiết trong quá trình chăm sóc bị tử vong.