1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines

67 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Định hướng phát triển hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty .... Định hướng phát triển về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nh Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull linesQuản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull linesQuản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull linesQuản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull linesQuản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN BULL LINES

Giáo viên hướng dẫn

TS Mai Thanh Huyền

Sinh viên thực hiện

Phan Ngọc Ánh Lớp: K56E3

Mã sinh viên: 20D130146

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bull Lines” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS Mai Thanh Huyền Ngoài ra không có bất kì sự sao chép của người khác Bài nghiên cứu là kết quả của quá trình học hỏi, thực tập và phân tích luận giải thực tế các vấn đề có liên quan đến đề tài Các số liệu, bảng biểu được sử dụng trong bài là số liệu hoàn toàn trung thực, được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với bộ môn, khoa và nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2024

Sinh viên

Phan Ngọc Ánh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại cùng toàn thể các thầy cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Mai Thanh Huyền đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý nhiệt tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp để bài khóa luận của em được hoàn thiện

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị của Công ty Cổ phần Bull Lines đã cung cấp đầy đủ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em được học hỏi, nắm bắt kiến thức thực tế để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận sự ý kiến đóng góp của thầy cô để em có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các anh chị trong Công ty Cổ phần Bull Lines luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 3.4: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Bull

6 Bảng 3.5: Doanh thu từ vận tải đường biển giai đoạn 2021-2023 27 7 Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường giao dịch trong giai đoạn 2019-2021 28 8

Bảng 3.7: Bảng ma trận đo lường rủi ro trong Công ty Cổ phần

9 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bull Lines 21

10

Biểu đồ 3.1: Những rủi ro thường gặp trong quy trình nhận hàng

11 Biểu đồ 3.2: Kinh nghiệm làm việc của nhân viên 35 12

Biểu đồ 3.3: Đánh giá biện pháp kiểm soát rủi ro trong quy trình

nhận hàng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Bull Lines 39 13

Biểu đồ 3.4: Biện pháp tài trợ rủi ro trong quy trình nhận hàng

nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Bull Lines 41

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

container LCL Less than container load Vận chuyển hàng lẻ WCA World Cargo Alliance Liên minh hàng hóa thế giới

C/O Certificate of original Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

AHP Analytic Hierarchy Process Phương pháp phân tích thứ bậc

FIATA International Federation of Freight Forwarders

Association

Liên đoàn các Hiệp hội Vận tải quốc tế

ETD Estimated time of departure Thời gian khởi hành dự kiến

Trang 6

THC Terminal Handling Charge Phụ phí xếp dỡ tại cảng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

1.6.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích 4

1.7 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 6

2.1 Một số khái niệm cơ bản 6

2.1.1 Khái niệm nhận hàng nhập khẩu, quy trình nhận hàng nhập khẩu 6

2.1.2 Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất 6

2.1.3 Khái niệm về quản trị rủi ro 8

2.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 9

2.2.1 Đặt lịch tàu (Booking tàu) 9

2.2.2 Theo dõi tiến trình đóng hàng và cập nhật thông tin từ nhà xuất khẩu 9

2.2.3 Nhận và kiểm tra chứng từ 10

2.2.4 Nhận thông báo hàng đến (A/N) và lấy lệnh giao hàng (D/O) 10

2.2.5 Thông quan hàng hóa nhập khẩu 10

2.2.6 Nhận hàng hóa nhập khẩu 11

2.2.7 Quyết toán và lưu hồ sơ 12

2.3 Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 12

2.3.1 Nội dung quản trị rủi ro trong nhận hàng nhập khẩu 12

2.3.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu 17

Trang 8

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN BULL LINES 19

3.1 Tổng quan về công ty 19

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và mạng lưới kinh doanh 20

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực của công ty 20

3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật 23

3.1.5 Tài chính của đơn vị 24

3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty 25

3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2021-2023 25

3.2.2 Tình hình hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty giai đoạn 2021-2023 27

3.3 Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu của công ty 28

3.3.1 Thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu của công ty 28

3.3.2 Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu của công ty 30

3.4 Đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu 42

3.4.1 Thành công 42

3.4.2 Hạn chế 44

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 45

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BULL LINES 47

4.1 Định hướng phát triển hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty 47

4.1.1 Định hướng chung về chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Bull Lines 47

4.1.2 Định hướng phát triển về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty 48

4.2 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Bull Lines 48

Trang 9

4.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu, nhận dạng, dự báo rủi ro 48

4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình phân tích và đo lường rủi ro 49

4.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả của quy trình kiểm soát rủi ro 50

4.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình tài trợ rủi ro 50

4.3 Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền 51

4.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 51

4.3.2 Kiến nghị đối với Tổng cục Hải quan 52

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 55

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và giao thương hàng hóa đã trở thành một đặc trưng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu Nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia đang ngày càng tăng lên, và để đáp ứng nhu cầu này, có rất nhiều hình thức vận tải khác nhau như: vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt Trong đó, hình thức vận tải đường biển đang trở thành sự lựa chọn phổ biến, đặc biệt là tại các quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam Tuy vậy, việc vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa là một quy trình phức tạp, đặc biệt là nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, trong quy trình này có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể xảy ra như hàng hóa có thể bị mất, bị hư hỏng, không đúng chủng loại, đặc biệt là khi nhập khẩu vào các nước có chính sách và quy định thủ tục hải quan phức tạp như Việt Nam Do đó, việc quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và hiệu quả hoạt động của công ty

Công ty Cổ phần Bull Lines là một trong những công ty hàng đầu với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế, đặc biệt là vận chuyển hàng bằng đường biển Nhưng trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng mặc dù đã có những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro, xong hiệu quả vẫn chưa cao, công ty vẫn chưa thực sự kiểm soát và hạn chế tối đa được một số rủi ro trong hoạt động nhận hàng nhập khẩu của mình, đặc biệt trong phương thức vận tải bằng đường biển Trong khi đó, rủi ro trong quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và ngày càng trở nên phức tạp Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và uy tín của công ty trên thị trường kinh doanh

Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất ra giải pháp để công ty có thể kiểm soát và hạn chế rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là điều vô cùng cần thiết, Do vậy, em lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bull Lines”

Trang 11

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ❖ Nghiên cứu trong nước:

- “Tăng cường quản trị rủi ro trong quy trình nhập khẩu tại Công ty TNHH Cúp Vàng” (Luận văn thạc sĩ, Đoàn Thị Thu Thủy, 2015) Ở đề tài này, tác giả nghiên cứu khái quát về rủi ro và rủi ro nhập khẩu bao gồm khái niệm rủi ro, rủi ro nhập khẩu, phân biệt nguy cơ rủi ro, rủi ro và tổn thất trong nhập khẩu, phân loại rủi ro nhập khẩu và các chỉ tiêu đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro nhập khẩu từ nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường quản trị rủi ro nhập khẩu tại Công ty TNHH Cúp Vàng

- “Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần cảng Hải Phòng” (Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương mại, Cao Tuyết Nhi, 2021) Bài nghiên cứu đã nêu ra được những rủi ro mà công ty Cổ phẩn cảng Hải Phòng đã gặp phải về đối tác, nhân sự, trang thiết bị, đồng thời đem đến cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng quản lí rủi ro tại doanh nghiệp Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thích hợp, hạn chế các tác nhân tiêu cực bằng các giải pháp tích cực hoặc chuyển giao rủi ro

- “Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ, Đại học Dân lập Hải Phòng, Vũ Thị Hải, 2018) Ở đề tài này, tác giả đã đi phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam để từ đó đánh giá và đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty

❖ Nghiên cứu nước ngoài:

- “Risk management of cargo damage in export operations of ocean freight forwarders in Taiwan” (Quản lý rủi ro hư hỏng hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu của các công ty giao nhận vận tải đường biển tại Đài Loan) của nhóm tác giả Wen-Jui Tseng, Ji-Feng Ding, và Min-Hua Li (2013) Nghiên cứu này áp dụng các phương pháp đánh giá an toàn làm cơ sở cho việc đánh giá quản trị rủi ro gồm: phương pháp phân tích qua bảng hỏi khảo sát, mô hình ma trận rủi ro… Tác giả cũng khuyến nghị rằng các nhà giao nhận vận tải đường biển tăng cường liên hệ với các chủ hàng để

Trang 12

hiểu rõ hơn về lý lịch của chủ hàng và đặc điểm hàng hóa của họ Điều này sẽ giúp các nhà giao nhận vận tải đường biển đưa ra các quyết định sáng suốt hơn liên quan đến việc xử lý hàng hóa và cho phép họ hình thành các liên kết trong chuỗi quản lý rủi ro của khách hàng

- "Supply Chain Risk Assessment and Control of Port Enterprises: Qingdao port as case study” (Đánh giá và kiểm soát rủi ro chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cảng: nghiên cứu điển hình về cảng Thanh Đảo) xuất bản trên ấn phẩm The Asian Journal of Shipping and Logistics (B Jian LI, Si Shen, 2018) Bài viết lấy cảng Qingdao làm đối tượng để nghiên cứu và đánh giá rủi ro dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp Tăng cường kiểm soát rủi ro, cải thiện hiệu quả dịch vụ cảng, nâng cao khả năng hoạt động của cảng Các rủi ro trong bài là nghiên cứu đề cập là rủi ro trong quy trình dịch vụ cảng, rủi ro vận hành và rủi ro đến môi trường bên ngoài Từ các rủi ro đó, bài viết đề xuất phương pháp AHP cải tiến được sử dụng để đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý rủi ro

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đã thể hiện được đầy đủ và chi tiết quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, làm rõ được các lý thuyết cơ bản rủi ro và hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Tuy nhiên, một số nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ tập trung vào một phần của quy trình vận chuyển hàng hóa Một số khác lại không đưa ra giải pháp cụ thể để cải thiện quy trình quản trị rủi ro Hơn nữa, mỗi đề tài nghiên cứu đều có một đối tượng khác nhau Do đó, đề tài nghiên cứu về “Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bull Lines” là đề tài đóng góp thêm tính mới, không trùng lặp với các công trình, bài nghiên cứu đã có.

Trang 13

- Đề xuất các giải pháp cũng như đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bull Lines

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bull Lines

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

- Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Bull Lines

- Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá số liệu giai đoạn

1.6.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

Phương pháp thống kê: Thu thập, phân loại thông tin, số liệu, qua đó đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty

Phương pháp phân tích: Phân tích các thông tin, số liệu từ những tài liệu nội bộ của công ty để nghiên cứu các mối quan hệ đảng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê từ đó đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của Công ty

Trang 14

Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê, sơ đồ hình vẽ về hoạt động kinh doanh qua các năm, từ đó so sánh chỉ ra sự khác nhau, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm

Phương pháp tổng hợp: Phân tích, đưa ra các nhận xét đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty 1.7 Kết cấu đề tài

Khóa luận được chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập

khẩu bằng đường biển

Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu

bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bull Lines

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty

Cổ phần Bull Lines

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm nhận hàng nhập khẩu, quy trình nhận hàng nhập khẩu

2.1.1.1 Khái niệm giao nhận hàng hóa

“Dịch vụ giao nhận (Freight Fowarding Service) là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập, chứng từ liên quan đến hàng hóa” (theo quy tắc mẫu của FIATA (Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế) về dịch vụ giao nhận)

Như vậy có thể hiểu dịch vụ giao nhận vận tải là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy từ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của bên thứ ba khác

2.1.1.2 Khái niệm nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

Dựa trên cơ sở của khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải, có thể thấy rằng vận tải hàng hóa bằng đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và cơ sở hạ tầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển

Từ đó, có thể rút ra rằng, nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là dịch vụ liên quan đến vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, làm thủ tục hải quan để tiến hành nhập khẩu hàng hóa bằng phương thức vận chuyển đường biển Dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đảm nhận toàn bộ khối lượng công việc kể từ khi nhận hàng tử người xuất khẩu đến khi giao hàng cho người nhập khẩu

2.1.2 Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất 2.1.2.1 Khái niệm về nguy cơ

Trang 16

“Nguy cơ là một nguồn, một tỉnh huống hoặc một hành động có tiềm năng gây ra tổn hại đối với con người, như tổn thương hay tác hại sức khỏe hoặc kết hợp cả hai tổn hại trên” (Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7301-1:2008)

Nguy cơ rủi ro là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra, là hiện tượng bất lợi đối với con người, luôn tiềm ẩn và song hành cùng các hoạt động của con người” (PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009, Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 334)

Như vậy, nguy cơ là khả năng xảy ra một sự kiện có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn hoặc thiệt hại Đánh giá nguy cơ thường dựa trên việc xác định xác suất xảy ra của sự kiện và mức độ nghiêm trọng của các hậu quả liên quan Trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nguy cơ được xem như một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro và lập kế hoạch quản trị rủi ro

2.1.2.2 Khái niệm về rủi ro

“Rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người và gây những thiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình Mặc dù rủi ro là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn của con người, nhưng con người lại hoàn toàn có thể kiểm soát được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro mang đến.” (PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009)

Khi nói đến rủi ro chúng ta cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau:

Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra: Bất ngờ là con người không thể lường

trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai và bất cứ nơi đâu

Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất: Khi rủi ro xảy ra, luôn để lại những

hậu quả Hay nói cách khác, mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất, trong một số trường hợp có thể là tổn thất không đáng kể hoặc tổn thất gián tiếp

Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi: Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ

và vì thế nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt động Bên cạnh đó, rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi còn nói lên tính khó lường trước, tính khách quan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động

Trang 17

Một sự kiện sẽ được coi là rủi ro nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện trên Việc nghiên cứu rủi ro thực chất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hạn chế những thiệt hại, tổn thất cho các đối tượng có liên quan

2.1.2.3 Khái niệm về tổn thất

“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội mất hưởng về con người, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi rogây ra” (PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009, "Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế", Trang 336)

Tổn thất có thể được chia thành hai loại: hữu hình và vô hình Tổn thất hữu hình bao gồm việc mất mát về tài sản, con người, hoặc sức khỏe Trong khi đó, tổn thất vô hình là những mất mát không thể nhìn thấy bằng mắt thường, ví dụ như tổn thất về tinh thần hoặc đe dọa đến sự nghiệp Trong một số trường hợp, tổn thất vô hình có thể lớn hơn cả tổn thất hữu hình Tuy nhiên, trong hoạt động thương mại quốc tế, thường chỉ tập trung vào việc đo lường và quản lý tổn thất hữu hình

Rủi ro và tổn thất có mối quan hệ nhân quả với nhau, theo đó rủi ro là nguyên nhân còn tổn thất là hậu quả Rủi ro phản ánh về mặt chất của sự kiện, bao gồm nguyên nhân, mức độ tính chất nguy hiểm còn tổn thất phản ánh về mặt lượng của sự kiện bao gồm mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần có nguyên nhân từ rủi ro gây ra, qua đó thấy được mức độ nghiêm trọng của sự kiện

2.1.3 Khái niệm về quản trị rủi ro 2.1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro

“Quản trị rủi ro là quán trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 28)

Như vậy, có thể hiểu quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro để thực hiện được các hoạt động tác nghiệp một cách hiệu quả, từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn, thực hiện được sứ mạng của doanh nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra

Trang 18

2.1.3.2 Khái niệm quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

“Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình tiến hành các tác nghiệp thương mại quốc tế” (PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009)

Như vậy quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế không chỉ đơn thuần là nhận dạng được rủi ro mà quan trọng hơn là phải đánh giá được mức độ nguy hiểm của rủi ro và đưa ra các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang đến trong từng tác nghiệp của chuỗi tác nghiệp thương mại quốc tế từ khi lựa chọn đối tác cho đến khi thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ liên quan khác

Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, phân tích, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình này bằng cách đưa ra các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang đến

2.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 2.2.1 Đặt lịch tàu (Booking tàu)

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương (sale contract), tiến hành booking tàu Khi booking tàu để nhập hàng, cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking Sau đó, họ sẽ liên hệ với nhà xuất khẩu để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch đã được xác định trước đó

Để lấy booking tàu, cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho hãng tàu: Cảng đi (port of loading), Cảng chuyển tải: có hai hình thức là chuyển tải: transit và đi thẳng: direct), Cảng đến (port of discharge), Tên hàng, trọng lượng, Thời gian tàu chạy (ETD), Thời gian đóng hàng và các yêu cầu khác như: loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió, Sau khi kiểm tra toàn bộ các thông tin trên booking tàu, nếu có điểm nào sai sót thì yêu cầu bên cấp booking chỉnh sửa, sau đó tiếp tục kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu

2.2.2 Theo dõi tiến trình đóng hàng và cập nhật thông tin từ nhà xuất khẩu

Trang 19

Đối với quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, công việc thực hiện giám sát, theo dõi toàn bộ tiến trình đóng hàng để cập nhật cho đối tác sẽ do nhà xuất khẩu, đại lý hoặc chi nhánh giao dịch FWD ở Việt Nam làm điều này Các thông tin cần phải được cập nhật như: ảnh chụp container rỗng, ảnh chụp bảng nhiệt độ (đối với hàng đông lạnh) theo dõi tình hình hàng hóa để bắt kịp timeline đã đề ra 2.2.3 Nhận và kiểm tra chứng từ

Người giao nhận nhận pre-alert và bản chụp chứng từ từ đại lý nước ngoài, kiểm tra đối chiếu giữa MBL và HBL xem các chi tiết có khớp nhau không (POL, POD, Seal, Shipping mark, Description of goods, G.W, Measurement) Nếu có sự khác nhau giữa MBL và HBL cần báo ngay cho đại lý yêu cầu họ kiểm tra lại và chỉnh sửa để nộp Manifest

2.2.4 Nhận thông báo hàng đến (A/N) và lấy lệnh giao hàng (D/O)

Trước ngày tàu cập ít nhất 1 ngày sẽ nhận được A/N – giấy thông báo chi tiết của hãng tàu/ đại lý giao nhận nhằm thông báo thời gian dự kiến cập bến của lô hàng Các thông tin trên A/N sẽ tương tự như trên Bill bao gồm: tên nhà XK, NK, số hiệu cont, seal, tên tàu, số chuyến, mô tả hàng hóa Ngoài ra, sẽ có thêm các phụ phí (local charges)

Sau đó tiến hành lấy D/O – chứng từ mà công ty vận chuyển (hãng tàu hoặc FWD) phát hành để ra chỉ thị cho đơn vị lưu khi giữ hàng (cảng, kho) giao hàng cho chủ hàng bao gồm các giấy tờ sau: Giấy giới thiệu; Bill gốc; Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu) Khi đi lấy lệnh giao hàng phải đóng phí làm D/O, phí vệ sinh container, phí THC, Handling

Đồng thời, hãng tàu đưa cho FWD ký tên vào 01 bản D/O và hãng tàu giữ lại bảng này để làm bằng chứng là bộ lệnh đã được giao cho người giao nhận FWD còn phải đối chiếu B/L với các thông tin trong D/O để đảm bảo thông tin chính xác Nếu phát hiện có sai sót, FWD sẽ phải yêu cầu hãng tàu sửa chữa

2.2.5 Thông quan hàng hóa nhập khẩu

❖ Khai hải quan điện tử và đóng thuế

Việc khai hải quan điện tử có thể tiến hành đồng thời, song song với lấy D/O

Trang 20

Nhân viên chứng từ sử dụng phần mềm ECUS5/VNACCS để khai hải quan điện tử, truyền dữ liệu lên tờ khai qua mạng hải quan điện tử Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan sẽ tự động thông báo số tiếp nhận, số tờ khai, phân luồng hàng hóa

Việc lên tờ khai chính thức rất quan trọng, yêu cầu thông tin chính xác, số liệu thực tế nhất Sau khi đã hoàn tất khai hải quan điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập, in bộ tờ khai ra và liên hệ khách hàng nộp thuế

❖ Đăng ký tờ khai tại cảng

Sau khai đã khai hải quan điện tử thành công, nhận được tờ khai từ hải quan, cần chuẩn bị bộ hồ sơ để đăng ký tờ khai tại cảng gồm: Tờ khai hải quan nhập khẩu, Vận đơn (B/L), Invoice, Packing list, C/O (nếu có), Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, Giấy giới thiệu, Đăng ký kiểm hóa (nếu tờ khai luồng đỏ) FWD đem bộ chứng từ đã chuẩn bị để hải quan kiểm tra Hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ của công ty để kiểm tra, sau đó chuyển hồ sơ qua bộ phận tính giả thuế để công ty đóng thuế

❖ Kiểm hóa (nếu luồng đỏ)

Để làm thủ tục kiểm hóa, FWD xem bảng phân công để liên lạc hải quan kiểm hóa Sau đó làm thủ tục đăng ký chuyển bãi kiểm hóa Xuống bãi làm thủ tục cắt seal kiểm hóa Khi container hàng đã ở bãi kiểm hóa thì điều công nhân cảng đến cắt seal, điều công nhân dỡ hàng ra khỏi container để phục vụ kiểm hóa Sau đó mời công chức hải quan kiểm hóa xuống kiểm tra hàng hóa theo mức độ hải quan yêu cầu

❖ Trả tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra và đóng dấu xong, hải quan sẽ chuyển qua cửa trả tờ khai hải quan FWD mua tem (lệ phí hải quan) dán vào tờ khai FWD kiểm tra xem đã đủ bộ chứng từ gồm: Tờ khai hải quan, Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ, Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa (nếu luồng đỏ)

2.2.6 Nhận hàng hóa nhập khẩu

Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai được thông quan, tiến hành in mã vạch và nộp cùng tờ khai đã thông quan cho hải quan giám sát ít nhất là 2 bộ Hải quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 1 bộ, còn 1 bộ hải quan sẽ giữ

Trang 21

Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, FWD đến phòng thương vụ của cảng và mang theo D/O đóng phí nâng/ hạ/ lưu container để xuất phiếu EIR (phiếu giao nhận container) Tiếp theo, giao cho tài xế các chứng từ như: phiếu EIR, D/O để tài xế trình hải quan giám sát cổng và cho xe rời khỏi cảng chờ hàng về kho

Khi xe chở hàng về đến kho, tiến hành kiểm tra các giấy tờ như: seal, tình trạng container hoặc xe chở hàng Sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang container trả về cảng hoặc ICD, theo chỉ định được ghi rõ trên giấy mượn container Sau đó FWD sẽ mang giấy cược container, phiếu EIR và phiếu thu đến đại lý hãng tàu để làm thủ tục nhận lại số tiền cược container

2.2.7 Quyết toán và lưu hồ sơ

Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan hàng nhập xong, hàng đã được giao cho khách hàng thì nhân viên chứng từ phải kiểm tra và sắp xếp chứng từ thành một bộ hoàn chỉnh Mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng Để đối chiếu trong trường hợp có phát sinh, khiếu nại Các chứng từ cần lưu giữ bao gồm:

− Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế

− Hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế − Hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa − Chứng từ vận tải, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật

− Sổ sách, chứng từ kế toán: Trả lại các chứng từ cho khách hàng và lưu lại 01 bộ Đồng thời kèm theo 01 bản Debit note (Giấy báo nợ) cho khách hàng 2.3 Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

2.3.1 Nội dung quản trị rủi ro trong nhận hàng nhập khẩu 2.3.1.1 Nhận dạng rủi ro

“Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (PGS.TS Trần Hùng, 2017:39)

Trong quá trình nhận dạng rủi ro cần xác định được nguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro và tổn thất nó gây ra để có thể phân tích và đo lường chính xác nhất

Trang 22

Cơ sở để nhận dạng rủi ro dựa trên phân tích nguồn rủi ro (yếu tố làm phát sinh mối nguy) và đối tượng rủi ro (đối tượng chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra)

- “Nguồn rủi ro: là các yếu tố môi trường, điều kiện khách quan, chủ quan có

mối quan hệ tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp Muốn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các nhà quản trị phải thường xuyên phân tích sự biến động của các yếu tố môi trường và ảnh hưởng của nó tới hoạt động của doanh nghiệp để nhận dạng các rủi ro có khả năng xảy ra.”

- “Đối tượng rủi ro: Nhóm đối tượng rủi ro hay đối tượng chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra bao gồm: Tài sản, nhân lực và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.” Một số rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là:

+ Rủi ro từ chủ thể đối tác, đặc biệt là các công ty giả mạo, không uy tín hoặc không đáp ứng các yếu tố quan trọng như giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh, điều kiện pháp lý, và tiềm lực tài chính yếu, cũng như việc vượt quá phạm vi được uỷ quyền

+ Rủi ro trong đàm phán: Điều khoản mơ hồ hoặc không rõ ràng có thể tạo điều kiện cho sự hiểu lầm và tranh chấp giữa các bên; hiểu lầm về ngôn ngữ và dịch văn bản có thể dẫn đến giao tiếp không chính xác, làm tăng rủi ro về sự hiểu lầm về ý nghĩa thực sự của các điều khoản, sự nhầm lẫn trong việc dịch tiếng và đánh văn bản…

+ Rủi ro về pháp lý: thuế suất thay đổi, các quy định về kiểm tra chất lượng thay đổi, quy định về chống bán phá giá, các quy định về danh mục hàng hoá nhập khẩu thay đổi,

+ Rủi ro về chứng từ: Chứng từ nhầm lẫn, thiếu sót, chậm trễ trong việc tiến hành giao bộ chứng từ cho hải quan hoặc nhà nhập khẩu, khai hải quan sai, hay là chậm trễ giao bộ chứng từ cho đại lý giao nhận, bộ chứng từ không đầy đủ,

+ Rủi ro trong kiểm tra, giám định hàng hoá: kiểm tra giám định hàng hoá không sát sao sẽ xảy ra những lỗi không đáng có, gây ra tổn thất cho cả hai bên

+ Rủi ro trong khâu nhận hàng: nhà xuất khẩu không giao hàng đúng hạn cho đại lý vận chuyển hay người vận chuyển chưa chuẩn bị kịp cơ sở vật chất và phương

Trang 23

tiện kỹ thuật để lấy hàng Nguyên nhân khách quan đến từ các yếu tố về thời tiết như bão lũ, sóng thần, Những sai sót, nhầm lẫn thông tin trong hợp đồng giữa hai bên và hãng tàu khiến quá trình nhận hàng gặp khó khăn, trục trặc

+ Rủi ro trong thanh toán: Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình thanh toán từ việc không đồng nhất đồng tiền thanh toán, tỷ giá biến động không kiểm soát được, các vấn đề về khủng hoảng kinh tế lạm phát khiến đồng tiền mất giá, ngân hàng hai phía chậm trễ trong quá trình thanh toán…

2.3.1.2 Phân tích và đo lường rủi ro 2.3.1.2.1 Phân tích rủi ro

Đây là bước tiếp theo của nhận dạng rủi ro, sau khi đã tìm ra được chính xác rủi ro, tổn thất gây ra sẽ tiến hành phân tích rủi ro đó Mục đích của việc phân tích rủi ro là tìm hiểu rõ nguyên nhân xảy ra rủi ro, nguồn gốc phát sinh vấn đề và sau đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả Do đó, phân tích rủi ro cần tập trung:

• Phân tích hiểm họa: là quá trình phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo

ra rủi ro hoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Để phân tích các điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro thì cần sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫu điều tra khác nhau để phát hiện ra mối hiểm họa

• Phân tích nguyên nhân rủi ro: là phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo

ra rủi ro hoặc những điều kiện, yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Các cách để tiếp cận nguyên nhân gây ra rủi ro như liên quan đến con người, liên quan đến yếu tố kỹ thuật và kết hợp cả hai nguyên nhân trên Hoặc cũng có thể xem xét nguyên nhân rủi ro theo hai nhóm đó là nguyên nhân khách quan (những điều kiện bất lợi về thiên nhiên như gió, bão, sóng ngầm, ) và các nguyên nhân chủ quan ( liên quan trực tiếp tới hành vi của con người)

• Phân tích tổn thất: Bằng cách tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất

trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai

2.3.1.2.2 Đo lường rủi ro

Trang 24

Đo lường rủi ro là việc xây dựng tần suất rủi ro và tiến độ hay mức độ nghiêm trọng của rủi ro Cùng với việc phân tích rủi ro thì đo lường rủi ro cũng rất quan trọng Mục đích của việc đo lường rủi ro là xác định xem tần suất xuất hiện rủi ro là cao hay thấp, mức độ nghiêm trọng cao hay thấp Qua đó có thể đo lường tổn thất mà nó gây ra ở mức độ nghiêm trọng như thế nào và tìm ra biện pháp để khắc phục

Bảng 2.1 Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện

Tần suất xuất hiện

• Nhóm (I): Rủi ro nhiều, mức độ tổn thất nghiêm trọng cao Nhà quản trị rủi

ro bắt buộc phải quan tâm đến nhóm này

• Nhóm (II): Tần suất xuất hiện cao, mức độ tổn thất không cao Nhà quản trị

cần tập trung quản trị rủi ro ở nhóm này nhưng ở mức độ thấp hơn nhóm I Nhà quản trị có thể chấp nhận rủi ro ở nhóm này

• Nhóm (III): Rủi ro ít ở mức độ tổn thất cao Tập trung quản trị rủi ro nhưng

ở mức độ tập trung nhiều lần

• Nhóm (IV): Mức độ tổn thất không lớn và xác suất xảy ra rủi ro không nhiều

Quản trị rủi ro ở nhóm này đòi hỏi ở mức độ thấp nhất 2.3.1.3 Kiểm soát rủi ro

“Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức.” (PGS.TS Trần Hùng, 2017:82) Có thể thấy, thực chất kiểm soát rủi ro là việc phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn

Trang 25

chế tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có nhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro cụ thể:

Biện pháp né tránh rủi ro: là việc né tránh những hoạt động, con người, tài

sản làm phát sinh tổn thất có thể có ngay từ đầu hoặc loại bỏ những nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận, có thể sử dụng các phương thức:

• Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra

• Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân xảy ra rủi ro

Biện pháp ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất nhằm mục

đích giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cách làm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra Bao gồm:

• Tập trung tác động vào môi trường rủi ro, phân tích sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro, hay thông qua trung gian để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương

• Mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổn thất • Chọn ngân hàng uy tín để mở L/C

Biện pháp giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất là các biện

pháp nhằm mục đích giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất) bằng cách:

• Cứu vớt, tận dụng những tài sản còn có thể sử dụng được

• Chuyển nợ bằng cách bồi thường cho bên thứ 3; Dự phòng rủi ro và Phân tán rủi ro

• Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro

Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người,

tổ chức khác và mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổn thất

Chấp nhận rủi ro: Là việc doanh nghiệp sẵn sàng đương đầu với rủi ro đó

nhưng với một hy vọng hay niềm tin rằng rủi ro không hoặc khó xảy ra Về nguyên tắc, tổ chức chỉ chấp nhận các rủi ro suy đoán

2.3.1.4 Tài trợ rủi ro

Trang 26

“Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 97)

❖ Các biện pháp tài trợ rủi ro:

- Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp các

rủi ro bằng chính nguồn vốn của mình hoặc vốn đi vay khác Tự tài trợ bao gồm tự tài trợ có kế hoạch và tự tài trợ không có kế hoạch

- Chuyển giao tài trợ rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế

khác và có hai loại đó là chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm Bao gồm chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm, chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm, trung hòa rủi ro

❖ Ba kĩ thuật tài trợ rủi ro:

- Tự tài trợ là chủ yếu và cộng thêm cả phần chuyển giao rủi ro - Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có 1 phần là tự tài trợ rủi ro - 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro

2.3.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu

Thứ nhất, quản trị rủi ro giúp nhận dạng, giảm thiểu và loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tổn thất về tài chính trong hoạt động kinh doanh

Thứ hai, quản trị rủi ro giúp hạn chế và xử lý kịp thời các tổn thất trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển khi rủi ro xảy ra Qua đó, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định, phục hồi và phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Thứ ba, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội trong kinh doanh, làm chủ tình thế, khi gặp khó khăn có thể biến khó khăn thành cơ hội

Thứ tư, quản trị rủi ro góp phần nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức, cá nhân, giúp doanh nghiệp gặp thuận lợi và thu hút tốt hơn với các đối tác, thực hiện thành công nhiều hơn các hợp đồng trong kinh doanh

Trang 27

Có thể thấy quản trị rủi ro đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định trong việc đảm bảo an toàn và thành công của quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

Trang 28

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BULL LINES

3.1 Tổng quan về công ty

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3.1.1.1 Sơ lược về công ty

Bảng 3.1: Thông tin chung về Công ty Cổ phần Bull Lines

Tên tiếng Việt CÔNG TY CỔ PHẦN BULL LINES Tên tiếng Anh BULL LINES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt BULL LINES., JSC

Website https://bullines.com/

3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Bull Lines được thành lập ngày 25/08/2017 theo Giấy phép ĐKKD số 0107976394 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, vốn điều lệ là 20.000.000.000 đồng Bull Lines là một tổ chức dẫn đầu trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam và khu vực mang sứ mệnh phát triển dịch vụ logistics, đem lại những

giá trị hơn cả sự kỳ vọng tới khách hàng, không ngừng sáng tạo để luôn là người đi

Trang 29

đầu trong lĩnh vực của mình Với slogan “BULL YOUR BIZ”, Bull Lines luôn đặt

mục tiêu cao hơn, đưa ra ý tưởng mới, làm mọi việc nhanh hơn, tốt hơn bằng hết khả năng của mình, hướng đến những giải pháp mang tính dài hạn cũng như hợp tác lâu

dài trên cơ sở mang lại niềm tin và sự thịnh vượng cho bất kỳ ai chúng tôi phục vụ

Cùng hệ thống kho và vận chuyển chủ lực ngành thương mại, đến nay, công ty đã hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế với 1 trụ sở chính tại Hà Nội và 3 chi nhánh tại Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và mạng lưới kinh doanh

Bull Lines có hoạt động đại lý cho các hãng tàu và hãng bay như: Evergreen, Maersk, Yang Ming, Ocean Network Express, Hapag-Lloyd, China Ocean Shipping Company, Vietnam Airlines, Turkish Airlines … ; là đối tác của các công ty logistics trên thế giới, cung cấp các dịch vụ logistics như đường biển, đường hàng không, kho bãi để phục vụ khách hàng

Dịch vụ vận tải đường hàng không: Bull Lines cung cấp dịch vụ hàng không

từ kho của người gửi đến sân bay hoặc kho của người nhận hàng như airport to airport, door to airport, airport to door, door to door…

Dịch vụ vận tải đường biển: Bull Lines đang cung cấp các dịch vụ gồm: vận

tải quốc tế hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL); dịch vụ gom hàng lẻ; dịch vụ làm hàng biển quá cảnh Việt Nam; cung cấp giải pháp làm hàng cho hàng quá khổ, quá tải, siêu trường, siêu trọng

Dịch vụ kho bãi, kho hàng: Bull Lines được kiên cố hóa với hệ thống an ninh,

chiếu sáng và thông gió tiêu chuẩn hoàn chỉnh, sẵn sàng phục vụ 24/24 theo yêu cầu của khách hàng

Đồng thời, Bull Lines hiện đang hoạt động tại ba miền Bắc – Trung - Nam, có đối tác khắp các khu vực trên cả nước, mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia đến đến khắp các khu vực trên toàn cầu, là thành viên của các tổ chức, hiệp hội logistics lớn như: World Cargo Alliance (WCA), ELITE Global Logistic Network,…

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực của công ty 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

Trang 30

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bull Lines

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Nhìn vào sơ đồ trên, có thể thấy bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Bull Lines tương đối cơ bản Đứng đầu bộ máy là Ban giám đốc, chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của công ty, điều hành và chỉ đạo các hoạt động của Công ty Dưới Ban giám đốc là các phòng ban sẽ thực hiện trực tiếp các nghiệp vụ cụ thể

3.1.3.2 Nguồn lực của công ty

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất

bại của công ty Công ty Cổ phần Bull Lines xây dựng chế độ lao động và tiền lương theo quy chế của công ty và đúng với luật pháp của Nhà nước Đội ngũ nhân sự của Công ty Cổ Bull Lines có khoảng 55 người gồm ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên

Ban giám đốc

Phòng hành chính

nhân sự, đào tạo

Phòng marketing,

thiết kế, nghiên cứu

sản phẩm

Phòng chăm sóc khách hàng

Phòng kinh doanh (sales)

Phòng chứng từ

Phòng kế toán tài

chính

Trang 31

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Bull Lines

Tiêu chí Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Căn cứ vào bảng số liệu, có thể thấy đội ngũ nhân sự của Bull Lines phần lớn

có trình độ học vấn khá cao, trình độ đại học và sau đại học chiếm 85,5% số lượng nhân viên Một số ít nhân viên còn lại tốt nghiệp từ các trường Cao đẳng, Trung cấp nhưng đã được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm làm việc và gắn bó với công ty được một thời gian Nguồn nhân lực có trình độ cao là điều kiện rất thuận lợi để phát triển,

hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Theo giới tính, số lượng nhân viên nam và nữ của công ty chênh lệch khá

cao Công ty chủ yếu sử dụng lao động nữ nhiều hơn lao động nam Tỷ lệ lao động nữ chiếm tỉ lệ cao 74,5% Công ty chủ yếu sử dụng lao động trẻ, tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 80% chủ yếu phân bổ cho phòng kinh doanh và

phòng chứng từ Nhìn chung, đội ngũ nhân viên của công ty hầu như còn khá trẻ

nhưng vẫn đảm bảo về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kết hợp với những nhân viên làm lâu năm, dày dặn kinh nghiệm, hỗ trợ nhân viên mới, vì vậy sẽ đáp ứng nhu cầu của công ty cho những kế hoạch trong tương lai

Trang 32

3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng để công ty hoạt động ổn

định, góp phần lớp giúp thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả Hiểu được điều đó, Công ty Cổ phần Bull Lines đã trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và tiên tiến để đáp ứng các nhu cầu của cán bộ và nhân viên trong công ty Cụ thể như sau:

Trụ sở chính: tại số 19 đường ven hồ Hạ Đình, Phường Hạ Đình, Quận

Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Văn phòng làm việc: Mỗi văn phòng được trang bị đầy đầy đủ máy tính,

máy in và các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Công ty và nhu cầu của nhân viên văn phòng Các trang thiết bị đều được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thương hiệu lớn để đảm bảo tiêu chuẩn về mặt chất lượng

Phương tiện vận tải: Bull Lines sở hữu hệ thống vận tải nội địa tại khu vực

miền Nam và miền Bắc được đầu tư với hệ thống 15 xe chuyên chở (xe đầu kéo) đặc thù, hiện đại để vận chuyển container từ cảng về kho bãi và từ nhà xưởng đến cảng biển; hệ thống giám sát lộ trình để quản lý đạt hiệu quả tối ưu

Trang 33

3.1.5 Tài chính của đơn vị

Bảng 3.3: Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bull Lines trong 3 năm (2021-2023)

Đơn vị: Đồng

Tổng tài sản 15,220,603,710 16,530,023,858 16,950,356,528 Tài sản ngắn hạn 9,880,699,840 10,959,612,404 10,763,512,410 Tài sản dài hạn 5,339,903,870 5,570,411,454 6,186,844,118

Tổng nguồn vốn 15,220,603,710 16,530,023,858 16,950,356,528 Vốn chủ sở hữu 12,820,735,352 13,503,430,512 14,158,560,830 Vốn vay 2,399,868,358 3,026,593,346 2,791,795,698

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm 2021-2023, Phòng tài chính – kế toán)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy trong 3 năm gần đây, tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên Năm 2021 tổng nguồn vốn khoảng hơn 15 tỷ đồng, đến năm 2023 khoảng gần 17 tỷ đồng, tức tăng khoảng 11,4% Nguồn vốn tăng lên có thể là công ty tận dụng lợi nhuận để đầu tư phát triển các hoạt động, dịch vụ, nguồn lực khác như nâng số nhân viên chất lượng, đào tạo nâng cao trình độ nhân viên hay mở rộng thị trường với các đối tác khác, Tài sản ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn tài sản dài hạn khoảng 1,5 - 2 lần, Điều này có thể thấy công ty đã tận dụng rất tốt những nguồn lực cố định, tối ưu được chi phí cố định…giúp doanh nghiệp đánh giá được chất lượng kinh doanh, nâng cấp dịch vụ của mình hiệu quả

Về tổng nguồn vốn, có thể thấy vốn chủ sở hữu công ty chiếm phần lớn so với tổng nguồn vốn của công ty Năm 2021 là 12,820,735,352 đồng (chiếm 84%) đến năm 2022 tăng lên là 13,503,430,512 đồng (chiếm 82%) và vốn chủ sở hữu là

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Thông tin chung về Công ty Cổ phần Bull Lines - Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines
Bảng 3.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Bull Lines (Trang 28)
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bull Lines - Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bull Lines (Trang 30)
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Bull Lines - Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Bull Lines (Trang 31)
Bảng 3.3: Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bull Lines trong 3 năm  (2021-2023) - Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines
Bảng 3.3 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bull Lines trong 3 năm (2021-2023) (Trang 33)
Bảng 3.4: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Bull Lines giai đoạn  2021-2023 - Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines
Bảng 3.4 Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Bull Lines giai đoạn 2021-2023 (Trang 34)
Bảng 3.5: Doanh thu từ vận tải đường biển giai đoạn 2021-2023 - Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines
Bảng 3.5 Doanh thu từ vận tải đường biển giai đoạn 2021-2023 (Trang 36)
Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường giao dịch trong giai đoạn 2019-2021 - Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines
Bảng 3.6 Cơ cấu thị trường giao dịch trong giai đoạn 2019-2021 (Trang 37)
Bảng 3.7. Bảng ma trận đo lường rủi ro trong Công ty Cổ phần Bull Lines - Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Bull lines
Bảng 3.7. Bảng ma trận đo lường rủi ro trong Công ty Cổ phần Bull Lines (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w