1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế Ngân Hà

67 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực tập và hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp "Quảntrị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công tyTNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà", Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế Ngân Hà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAOHÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦACÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ NGÂN

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

TS MAI THANH HUYỀN LÃ THỊ THANH TUYỀNLớp HC: K56E1

Mã sinh viên: 20D130051

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quản trị rủi ro trong quy

trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận quốctế Ngân Hà” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và

sự giúp đỡ từ phía Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà và sự hướng dẫnnhiệt tình của TS Mai Thanh Huyền.

Bài viết sử dụng tài liệu của một số các trang web và giáo trình của khoaKinh tế và Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Thương Mại Tất cả các số liệu vàthông tin trong bài nghiên cứu đều trung thực, được trích nguồn rõ ràng, đã đượcxác nhận bởi công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình.

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2023Sinh viên

Lã Thị Thanh Tuyền

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp "Quản

trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công tyTNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà", em luôn nhận được sự quan tâm, hướng

dẫn giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Kinhdoanh quốc tế.

Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn toàn thể quý thầy cô Trường Đại họcThương Mại, thầy cô giáo khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế đã dành nhiềutâm huyết, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình họctập và rèn luyện tại trường Các thầy cô đã định hướng và tạo điều kiện cho emhoàn thành tốt đề tài khóa luận Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS MaiThanh Huyền người đã hướng dẫn, cho em những lời khuyên, chia sẻ và đónggóp cho bài khóa luận thêm phần hoàn thiện.

Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn các cấp lãnh đạo và cán bộ côngnhân viên của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà đã nhiệt tình hợp tác,tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứubài luận.

Do khả năng của bản thân cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên khoáluận không tránh khỏi những thiếu sót Em cũng rất mong nhận được những ýkiến đóng góp của thầy cô giáo để khoá luận tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn !

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2

2.1 Một số khái niệm cơ bản 6

2.1.1 Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất 6

2.1.1.1 Khái niệm về nguy cơ 6

2.1.1.2 Khái niệm về rủi ro 6

2.1.1.3 Khái niệm về tổn thất 7

2.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro 7

2.1.3 Khái niệm về giao hàng xuất khẩu bằng đường biển 8

2.1.4 Khái niệm về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu 9

2.2 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển 9

2.3 Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển 12

2.3.1 Vai trò của quản trị rủi ro 12

2.3.2 Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằngđường biển 12

Trang 5

2.3.2.1 Nhận dạng rủi ro 12

2.3.2.2 Phân tích và đo lường rủi ro 13

2.3.2.3 Kiểm soát rủi ro 15

2.3.2.4 Tài trợ rủi ro 16

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro trong giao hàngxuất khẩu bằng đường biển 17

2.3.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 17

2.3.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 18

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAOHÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAONHẬN QUỐC TẾ NGÂN HÀ 20

3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà 20

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà 20

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 20

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 21

3.1.4 Nhân lực của công ty 22

3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận quốc tếNgân Hà giai đoạn 2021-2023 23

3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận quốctế Ngân Hà 23

3.2.2 Tình hình hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Côngty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà 26

3.3 Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu của Công tyTNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà 28

3.3.1 Thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu của Công ty TNHH Giaonhận quốc tế Ngân Hà 28

3.3.2 Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằngđường biển của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà 31

3.4 Đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩubằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà 42

Trang 6

3.4.2 Hạn chế 43

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 44

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰMNÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAOHÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAONHẬN QUỐC TẾ NGÂN HÀ 46

4.1 Định hướng phát triển đối với hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình giaohàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế NgânHà 46

4.1.1 Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty 46

4.1.2 Định hướng phát triển về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàngxuất khẩu bằng đường biển của công ty 47

4.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình giao hàngxuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà 47

4.2.1 Hoàn thiện và nâng cao năng lực nghiên cứu nhận dạng và dự báorủi ro 48

4.2.2 Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ phân tích và đo lường rủi ro 49

4.2.3 Hoàn thiện quá trình kiểm soát rủi ro 49

4.2.4 Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro 50

4.3 Một số kiến nghị 51

4.3.1 Kiến nghị với Tổng cục Hải quan 51

4.3.2 Kiến nghị với Cơ quan Nhà nước 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 55

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện 14Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Ngân Hà 22Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hàtrong giai đoạn 2021 – 2023 23Bảng 3.3 Thống kê doanh thu theo loại hình dịch vụ kinh doanh của Công ty

TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà giai đoạn 2021 – 2023 25Bảng 3.4 Doanh thu từ hoạt động vận tải bằng đường biển của Công ty TNHHGiao nhận quốc tế Ngân Hà 26Bảng 3.5 Tần suất rủi ro xảy ra gây tổn thấy cho Công ty TNHH Giao nhận quốc tếNgân Hà trong hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển giai đoạn 2021-2023 37Bảng 3.6 Phân loại rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện 38

Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng doanh thu mặt hàng xuất khẩu bằng đường biển của công tyTNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà năm 2023 27Biểu đồ 3.2 Các mối hiểm họa trong quy trình giao hàng xuất khẩu của Công tyTNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà 34Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế NgânHà 21

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

1 C/O Certificate of original Giấy chứng nhận xuấtxứ hàng hóa

khách hàng

International Federation ofFreight Forwarders

Liên đoàn các Hiệp hộiGiao nhận Vận tải Quốctế

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một trong nhữngxu thế mà bất kì một quốc gia hay lãnh thổ nào cũng đều hướng tới để góp phầnphát triển đất nước Nếu ví nền kinh tế như một cỗ máy thì ngành giao nhận vận tảichính là chất dầu để bôi trơn các hoạt động của nền kinh tế diễn ra trôi chảy và suônsẻ, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của quốc gia Trongnhững năm gần đây, sự gia tăng thương mại giữa các quốc gia, các châu lục kéotheo sự phát triển nhanh các phương thức giao nhận vận tải hàng hóa, đặc biệt làphương thức giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển Với lợi thế về đường bờbiển dài trải dài theo chiều từ Bắc xuống Nam với hệ thống cảng biển đa dạng đượcsự đầu tư của Nhà nước, dịch vụ giao nhận/ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằngđường biển của Việt Nam sẽ rất có cơ hội để phát triển một cách mạnh mẽ.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, Công ty TNHHGiao nhận quốc tế Ngân Hà đang trên đà phát triển, đã và đang dần chứng minhđược năng lực, tạo dựng được hình ảnh và uy tín để xây dựng chỗ đứng cho chínhmình, qua đó nâng tầm giá trị công ty Thông qua quá trình thực tập tại công ty vàcác báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhận thấy hoạt động vận tải bằng đườngbiển đang là phương thức có khối lượng vận chuyển hàng hoá lớn khi mà doanh thucủa phương thức này chiếm tỷ lệ cao Tuy nhiên đối với Ngân Hà hiện nay, quátrình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty vẫn chưa thực sự được tốiưu tốt, tồn tại một số vấn đề rủi ro liên quan đến thời gian vận chuyển hàng hóa, rủiro trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hay trong quá trình thanhtoán, khiến phần nào đó đã gây ra tổn thất về kinh tế đồng thời ảnh hưởng đến uytín doanh nghiệp Do đó việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp giúp giảmthiểu rủi ro, tăng hiệu quả kinh doanh cũng như hoàn thiện quy trình thực hiện xuấtkhẩu bằng đường biển của doanh nghiệp đang là vấn đề cần chú trọng lúc này.Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuấtkhẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà” làm đề tài

Trang 10

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, hiện nay có một số bài nghiên cứu,khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đề tài nghiên cứu của một số tác giả như:

Nghiên cứu “Risk management of cargo damage in export operations ofocean freight forwarders in Taiwan” (Nghiên cứu quản lý rủi ro hư hỏng hàng hóa

trong hoạt động xuất khẩu của các công ty giao nhận vận tải đường biển tại ĐàiLoan) của tác giả Wen-Jui Tseng, Ji-Feng Ding và Min-Hua Li (2013), áp dụngnăm quy trình quản lý rủi ro của phương pháp đánh giá an toàn chính thức làm cơsở cho việc đánh giá quản lý rủi ro Nghiên cứu này khuyến nghị các nhà giao nhậnvận tải đường biển tăng cường liên lạc với các chủ hàng mới để hiểu rõ hơn về lýlịch của chủ hàng và đặc điểm hàng hóa của họ Điều này sẽ giúp các nhà giao nhậnvận tải đường biển đưa ra các quyết định sáng suốt hơn liên quan đến việc xử lýhàng hóa và cho phép họ hình thành các liên kết trong chuỗi quản lý rủi ro củakhách hàng.

Nghiên cứu “A study on international trade risks of ocean freightforwarders” (Nghiên cứu về rủi ro thương mại quốc tế của các công ty giao nhận

vận tải đường biển) của tác giả Chou, Tsung-Yu (2016), xem xét các rủi ro thươngmại được thực hiện bởi ngành giao nhận vận tải đường biển ở Đài Loan và áp dụngcác thuật toán quyết định mờ đa tiêu chí (FMCDM) để xây dựng mô hình đánh giácác rủi ro đó cho ngành này trong một nghiên cứu thực nghiệm Kết quả cho thấyrằng các rủi ro quan trọng nhất mà các công ty này gặp phải là rủi ro đối tác, tiếptheo là rủi ro trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và rủi ro trong hoạt động kho.Các rủi ro hàng đầu bao gồm không quen thuộc với quy định và thủ tục hải quan ởnước ngoài cũng như khả năng thiếu hụt trong hoạt động kho.

Nghiên cứu “Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế”

của tác giả Hoàng Thị Đào, Nguyễn Đức Minh (2017) phân tích sự cần thiết xâydựng hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp, giới thiệu các mô hình quản trị rủi rodoanh nghiệp tốt theo thông lệ đang được áp dụng trên thế giới hiện nay để thamkhảo áp dụng.

Trang 11

Đề tài “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình giao nhận hàng hóanhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Thủy Dương Xanh” của Nguyễn

Thị Huệ (2018), khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại Khóa luận đã hệthống hóa cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đườngbiển của công ty, đồng thời cũng nhận dạng được những rủi ro hay xuất hiện từ đóđưa ra các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong quy trình này, nâng caohiệu quả của công ty.

Đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biểntại Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải Ngoại Thương” của Phạm Thị Ninh (2021),

Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương mại Đề tài đã khái quát được quytrình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển, từ đó đi đến phân tích và đánh giá cácrủi ro trong quy trình tại công ty Ngoại Thương từ đó đề xuất các giải pháp để kiểmsoát phù hợp.

Với các đề tài nghiên cứu tham khảo ở trên, có thể thấy các công trìnhnghiên cứu này mặc dù đã khái quát được phần nào về nhận dạng và đưa ra giảipháp để khắc phục, kiểm soát các rủi ro các rủi ro nói chung và trong quy trình giaohàng nói riêng Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra trong các đề tài còn mang tính lýthuyết, chưa giải quyết hiệu quả, triệt để các vấn đề rủi ro trong quy trình giao hàngxuất/nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp Do đó với các vấn đề đã nêu trênkết hợp với các số liệu, thông tin tổng hợp được trong quá trình thực tập, em đã đề

xuất đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biểncủa Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà” để tiến hành phân tích, đánh giá

những rủi ro mà công ty gặp phải và đưa ra các giải pháp để quản trị rủi ro tốt nhất,nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề sau:

Khái quát hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến quản trị rủiro, quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của các công ty logistics.

Trang 12

Tìm hiểu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình giao nhận bằngđường biển của Công ty Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà và từ đó đánhgiá thực trạng nhằm đánh giá những mặt đã đạt được và vấn đề còn tồn tại trongquản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc quản trị rủi ro trong quy trình giaohàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà.

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro trong quy trình giaohàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong

quá trình thực tập tại công ty, làm việc trực tiếp với các anh chị nhân viên trongcông ty Bằng phương pháp quan sát, tìm hiểu và phân tích của bản thân để đánh giávề chất lượng dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển mà công ty cung cấpcũng như những rủi ro mà công ty gặp phải trong quy trình giao hàng xuất khẩu củamình.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong khóa luận, nguồn dữ liệu thứ

cấp được thu thập từ Nguồn dữ liệu nội bộ của Công ty TNHH Giao nhận quốc tếNgân Hà cũng như: báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023, thêm vào đó là các tàiliệu, hợp đồng được tham khảo trong quá trình thực tập tại công ty Dựa vào kết quả

Trang 13

phiếu điều tra về quản trị rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng khẩu bằng đườngbiển của công ty để có những dữ liệu thực tế từ doanh nghiệp Ngoài ra, nguồn dữliệu thứ cấp còn được thu thập từ bên ngoài như các bài viết liên quan được đăng tảitrên báo, tạp chí, website của công ty (galaxylog.net), google.com

Phương pháp phân tích: Phân tích các thông số, dữ liệu liên quan đến công

ty để biết được tình hình hoạt động của công ty, những kết quả công ty đã đạt đượcvà những hạn chế còn tồn tại.

Phương pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về tình hình hoạt động cũng như đưa

ra giải pháp trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn.

Trang 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG GIAOHÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAONHẬN QUỐC TẾ NGÂN HÀ

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất

2.1.1.1 Khái niệm về nguy cơ

“ Nguy cơ là một nguồn, một tình huống hoặc một hành động có tiềm năng gâyra tổn hại đối với con người, như tổn thương hay tác hại sức khỏe hoặc kết hợp cảhai tổn hại trên” (Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7301 – 1:2008)

“Nguy cơ rủi ro là là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra, là hiện tượngbất lợi đối với con người, luôn tiềm ẩn và song hành cùng các hoạt động của conngười” (PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mạiquốc tế, tr.134).

2.1.1.2 Khái niệm về rủi ro

Theo Frank Knight, một học giả người Mỹ trong lĩnh vực bảo hiểm và quảntrị rủi ro, cho rằng: “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được " (Risk andmanagement, Frank Knight, Prentice Hall, 1998, tr.23).

“Rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người và gây ranhững thiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình Mặc dù rủi ro là sựkiện khách quan, xảy ra ngoài ý muốn của con người, nhưng con người lại hoàntoàn có thể kiểm soát được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biệnpháp hạn chế tối đa những tổn thất rủi ro mang đến” (PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009,Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, tr.334).

Có thể khái quát rằng:

Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra Bất ngờ là con người không thể lường

trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trongtương lai và bất cứ nơi đâu.

Trang 15

Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Khi rủi ro xảy ra luôn để lại những hậu

quả, trong một số trường hợp có thể là tổn thất không đáng kể hoặc tổn thất giántiếp Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Rủi ro có tính khó lường trước, tính kháchquan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động.

Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ

và vì thế nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt động Bêncạnh đó, rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi còn nói lên tính khó lường trước, tínhkhách quan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động.

Ba vấn đề trên được coi là ba điều kiện của rủi ro Hay nói cách khác một sựkiện được coi là rủi ro nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện trên.

2.1.1.3 Khái niệm về tổn thất

“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội mất hưởng về conngười, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi rogây ra” (PGS TS Doãn Kế Bôn, 2009, Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mạiquốc tế, tr.336).

Tổn thất có thể là hữu hình (tổn thất tài sản, con người, sức khỏe) và cũng cóthể là vô hình (tinh thần, đe dọa sự nghiệp ) Tổn thất vô hình hoàn toàn có thể đolường và quy đổi ra thành tiền, và trong không ít các trường hợp tổn thất vô hìnhcòn lớn hơn cả tổn thất hữu hình Trong hoạt động thương mại quốc tế, thườngngười ta chỉ đề cập đến những tổn thất hữu hình.

Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau cùng phản ánh một sự kiện khôngmay xảy ra, nhưng có mối quan hệ nhân quả, theo đó, rủi ro là nguyên nhân còn tổnthất là hậu quả.

2.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro

“Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánhgiá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậuquả của rủi ro” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 28).

Mục tiêu của quản trị rủi ro là tối ưu sử dụng các nguồn lực thông qua việc tối

Trang 16

rủi ro không chỉ đơn thuần là hoạt động thụ động, né tránh hay phòng tránh, mà cònlà những hoạt động chủ động, tích cực của nhà quản trị trong công việc dự kiếnnhững thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra và tìm cách làm giảm nhẹ hậu quả của chúng.

Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụnhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi rotrong quá trình tiến hành các tác nghiệp thương mại quốc tế (PGS.TS Doãn Kế Bôn,2009, giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 375).

Như vậy quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế không chỉ đơnthuần là nhận dạng được rủi ro mà quan trọng hơn là phải đánh giá được mức độnguy hiểm của rủi ro và đưa ra các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất những tổnthất do rủi ro mang đến trong từng tác nghiệp của chuỗi tác nghiệp thương mại quốctế từ khi lựa chọn đối tác cho đến khi thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụliên quan khác Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế cần phải đượctiến hành một cách đồng bộ từ xác lập kế hoạch nhân sự đến triển khai các tácnghiệp trong từng khâu, từng tác nghiệp với khả năng huy động và vận dụng tối đavới các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp theo phương châm“phòng ngừa” được ưu tiên trước mắt.

2.1.3 Khái niệm về giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Giao nhận vận tải là bấtkỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đónggói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quanđến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán,thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.

Căn cứ vào khái niệm về dịch vụ giao nhận, ta có thể tổng hợp và đưa ra kháiniệm về giao hàng xuất khẩu bằng đường biển như sau: “Giao hàng xuất khẩu bằngđường biển là dịch vụ liên quan đến vận chuyển và làm các thủ tục để giao hàngxuất khẩu thông qua phương thức vận chuyển đường biển” Dịch vụ giao nhận hànghóa xuất khẩu bằng đường biển đảm nhận toàn bộ khối lượng công việc kể từ khinhận hàng từ người bản đến khi giao hàng cho người mua Đồng thời dịch vụ nàyphải chuẩn bị kiểm tra toàn bộ các chứng từ hàng hóa, kiểm tra đối chiếu với các

Trang 17

quy định của nó, trên cơ sở đó tham mưu khách hàng nhập các bộ chứng từ hoànhảo để công việc vận chuyển tiến hành trôi chảy, tiết kiệm, hiệu quả

2.1.4 Khái niệm về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu

Từ những khái niệm được nêu ở trên có thể khái quát được rằng “Quản trị rủiro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển là là quá trình nhận dạngphân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro trong quy trình giao hàng xuấtkhẩu đường biển, cụ thể là các dịch vụ liên quan đến vận chuyển và làm thủ tục đểgiao hàng xuất khẩu, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắcphục các hậu quả của rủi ro này".

2.2 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Bước 1: Chào giá và tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Công ty tiếp nhận các thông tin, yêu cầu từ khách hàng Thực hiện kiểm tracác thông tin liên quan như: cảng đi/đến, thời gian, tên hàng, khối lượng/kích thước,số lượng, điều kiện cơ sở giao hàng,…

Căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp nhân viên kinh doanhsẽ liên hệ với hãng tàu để hỏi giá và lịch trình tàu chạy phù hợp vì mỗi hãng tàu cólịch trình tàu chạy, tuyến chạy tàu cũng như có thế mạnh riêng trên các tuyến đường.Sau khi đàm phán và khách hàng đã chấp nhận mức giá thì tiến hành ký hợpđồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ giao nhận sẽ gồm những điều khoản được hai bênchấp thuận bằng hình thức văn bản, có chữ ký, đóng dấu của hai bên.

Bước 2: Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ

Khách hàng sẽ gửi booking request (yêu cầu đặt chỗ) cho bộ phận kinhdoanh Bộ phận kinh doanh sẽ căn cứ trên booking request của khách hàng và gửibooking request đến hãng tàu để đặt chỗ Sau đó hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗđã thành công cho bộ phận kinh doanh bằng cách gửi booking confirmation Sau khicó booking confirmation của hãng tàu, nhân viên kinh doanh sẽ gửi booking nàycho khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu.

Trang 18

Bước 3: Chuẩn bị chứng từ, lấy hàng từ kho của chủ hàng và giao hàng tạicảng

Khi khách hàng đã hoàn tất việc chuẩn bị hàng hóa Nhân viên giao nhận sẽđem lệnh cấp container rỗng đến phòng điều độ của hãng tàu (thường ở cảng dohãng tàu chỉ định) để đổi lệnh lấy container Sau khi đóng hàng xong sẽ vận chuyểncontainer có hàng hạ bãi tại cảng chờ xếp hàng theo trên booking confirm) và đóngphí hạ container cho cảng vụ.

Chuẩn bị chứng từ hải quan bao gồm:+ Tờ khai hải quan hàng xuất: 02 bản chính+ Hợp đồng ngoại thương: 01 bản sao

+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao+ Phiếu đóng gói: 01 bản chính, 01 bản sao+ Giấy giới thiệu: 01 bản chính

+ Vận đơn: 01 bản sao

Bước 4: Làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu

Nhân viên chứng từ sẽ nhận thông tin vào hồ sơ từ nhân viên kinh doanh đểtiến hành xử lý và kê khai hải quan, thông quan hàng hóa Sau đó, nhân viên giaonhận sẽ làm việc với cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa xuất khẩu.

Nhân viên giao nhận thực hiện truyền số liệu qua mạng hải quan điện tử:Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử để nhập số liệu vàotờ khai Khi thành công, hệ thống của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờkhai và phân luồng hàng.

+ Luồng xanh: Hệ thống đã thông quan và nhân viên hiện trường sẽ đến hảiquan giám sát làm nốt thủ tục thanh lý tờ khai hải quan, nộp thuế và nhận quyếtđịnh thông quan.

+Luồng vàng: Hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ Khi đã có kết quả,nhân viên chứng từ sẽ đứng ra làm thủ tục hải quan tại chi cục.

Trang 19

+Luồng đỏ: Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ chứng từ, sau đó tiến hành kiểm hóathực tế hàng hóa Khi đã có kết quả, nhân viên chứng từ sẽ đứng ra làm thủ tục hảiquan tại chi cục.

Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng,hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu.

Bước 5: Hoàn tất giao hàng và gửi chứng từ

Khi hoàn tất các thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhân viên giao nhậnphải báo và gửi bộ chứng từ cho khách hàng để chuyển cho bên nhập khẩu Sau đó,nhân viên giao nhận thông báo cho bộ phận lập chứng từ tình hình lô hàng để đónghồ sơ, đồng thời nhập dữ liệu thông tin và xuất hóa đơn cho khách hàng để thanhtoán.

Bước 6: Quyết toán chi phí

• Người giao nhận quyết toán chi phí với nhà cung cấp

Người giao nhận yêu cầu nhà cung cấp (hãng tàu, air co-loader ) gửi Debitnote để kiểm tra và xác nhận Người giao nhận cung cấp thông tin viết hóa đơn đểnhà cung cấp phát hành hóa đơn Trên cơ sở debit note và hóa đơn, người giao nhậnthanh toán cho nhà cung cấp.

Người giao nhận cũng thanh toán phí hoa hồng cho đại lý của mình ở nướcngoài Việc thanh toán của người giao nhận với các nhà cung cấp hoặc đại lý có thểdiễn cho từng lô hàng hoặc thanh toán vào cuối tháng căn cứ vào bảng kê những lôhàng trong tháng.

• Người giao nhận quyết toán chi phí với khách hàng

Sau khi giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, người giao nhận phát hànhDebit note và hóa đơn cho khách hàng và theo dõi thanh toán Chi phí này có thể làcác khoản mà người giao nhận thay mặt chủ hàng trả trước cho bên thứ ba.

Để thu tiền, sau khi cung cấp dịch vụ, người giao nhận lập debit note gửi cho chủhàng, liệt kê các loại chi phí mà khách hàng cần trả Người giao nhận trả lại tờ khai

Trang 20

gốc cho khách hàng khi khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết tronghợp đồng.

2.3 Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển2.3.1 Vai trò của quản trị rủi ro

Nhận dạng, giảm thiểu và triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro tronghoạt động của tổ chức, qua đó xây dựng môi trường kinh doanh lãnh mạnh bêntrong và bên ngoài cho doanh nghiệp.

Nếu gặp phải những rủi ro không mong muốn thì công tác quản trị rủi ro sẽhạn chế, xử lý tốt nhất các tổn thất và giúp doanh nghiệp nhanh ổn định, hồi phục,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêuđể ra, tổ chức triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

Tận dụng tốt cơ hội trong kinh doanh, làm chủ tinh thể, biến khó khăn thànhcơ hội nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực của tổ chức.

Quản trị rủi ro góp phần nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức, cá nhân, giúpdoanh nghiệp gặp thuận lợi và thu hút tốt hơn với các đối tác, thực hiện thành côngnhiều hơn các hợp đồng trong kinh doanh.

2.3.2 Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằngđường biển

2.3.2.1 Nhận dạng rủi ro

“ Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro cóthể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (PGS.TS Trần Hùng,2017, Giáo trình quản trị rủi ro).

Mỗi nguồn rủi ro có thể gây ra một hoặc nhiều rủi ro khác nhau và một rủi rocó thể do một hay nhiều nguồn gây rủi ro tạo ra Các DN cần sử dụng các phươngpháp khác nhau để có thể nhận dạng được tối đa các rủi ro mà DN của mình có thểphải đối mặt, từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp xử lý và ứng phó thích hợp.

Trang 21

Trong quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro, thì trước hết, cần xác định rõnguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro và tổn thất mà rủi ro đó gây ra để có thể phân tíchvà đo lường rủi ro chính xác nhất.

Các phương pháp nhận dạng rủi ro mà DN có thể áp dụng là:

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phân tích bảng tổng kết tài sản, báocáo hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích từng tài khoản chi tiết các khoản chiphí và lợi nhuận và đối chiếu với kế hoạch tài chính được thiết lập đầu năm tàichính để có được những số liệu, nhận định về rủi ro Trên cơ sở đó, có thể xác địnhcác nguy cơ rủi ro của DN về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý Đâylà phương pháp khách quan, có độ tin cậy nhưng khó áp dụng tại nhiều doanhnghiệp do đòi hỏi nhân sự quản trị rủi ro phải có năng lực và kỹ năng tốt về rủi ro,tổn thất.

Phương pháp lưu đồ: Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn tảcác hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể,nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt kê các tổn thất tiềmnăng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực.

Phương pháp thanh tra hiện trường: Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt độngdiễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong DN, nhà quản trị tìm hiểuđược các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro.

Trong quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro, thì trước hết, cần xác định rõnguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro và tổn thất mà rủi ro đó gây ra để có thể phân tíchvà đo lường rủi ro chính xác nhất.

Một số rủi ro mà DN gặp phải trong quá trình giao nhận hàng XK bằng đườngbiển là: Rủi ro từ đối tác, rủi ro từ nguồn nhân lực của DN, rủi ro từ ngôn ngữ,

2.3.2.2 Phân tích và đo lường rủi ro

Phân tích rủi ro: “Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa,

xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáotrình quản trị rủi ro).

Trang 22

Phân tích hiểm họa: Nhà quản trị phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặcnhững điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Nhà quản trị có thểthông qua quá trình kiểm soát trước, trong và sau để phát hiện ra mối hiểm họa.

Phân tích nguyên nhân rủi ro: bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyênnhân chủ quan.

+ Nguyên nhân khách quan gồm những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão,sóng ngẩm , những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh Những nguyên nhânnày ngoài tầm kiểm soát, rất khó khổng chế của doanh nghiệp và thường dẫn đếnthiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.

+ Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ các hành vi trựctiếp hoặc gián tiếp của con người tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động thươngmại quốc tế.

Phân tích tổn thất Có thể phân tích tổn thất thông qua việc phân tích những tổn

thất đã xảy ra; nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổnthất sẽ xảy ra Hoặc căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoánnhững tổn thất có thể có.

Đo lường rủi ro: Thực chất là tỉnh toán, xác định tần suất rủi ro và biên độ rủiro, từ đó phân nhóm rủi ro Hay nói cách khác, nhà quản trị xây dựng ma trận về tầnsuất và biên độ rủi ro Dựa vào mức độ cao thấp của biên độ và tần suất, nhà quảntrị xác định các chỉ thị, chiến lược trong quản trị rủi ro.

Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khíacạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro Trên cơ sở kếtquả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro:

Bảng 2.1 Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện

Tần suất

Trang 23

2.3.2.3 Kiểm soát rủi ro

“Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biệnpháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thểxảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trìnhquản trị rủi ro).

Có nhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro cụ thể:

Biện pháp né tránh rủi ro: Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra, né tránh

bằng cách loại bỏ những nguyên nhân xảy ra rủi ro

Biện pháp ngăn ngừa tổn thất: Tập trung tác động vào môi trường rủi ro, tập

trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro, thông qua trung gianhoặc người thứ 3 để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương, mua bảohiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổn thất, lựa chọn ngân hàng uy tín để mởL/C

Biện pháp giảm thiểu rủi ro:

Trang 24

Cứu vớt, tận dụng những tài sản còn có thể sử dụng được, chuyển nợ bằng cáchbồi thường cho bên thứ 3, dự phòng, phân tán rủi ro, xây dựng các kế hoạch phòngngừa rủi ro

Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho ngườikhác, tổ chức khác Thêm vào đó mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừatổn thất.

Chấp nhận rủi ro: là việc doanh nghiệp sẵn sàng đương đầu với rủi ro đó nhưngvới một hy vọng hay niềm tin rằng rủi ro không hoặc khó xảy ra Về nguyên tắc, tổchức chỉ chấp nhận các rủi ro suy đoán

2.3.2.4 Tài trợ rủi ro

“Tài trợ rủi ro được định nghĩa như là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra vàcung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổnthất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bấttrắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực” (PGS.TS Trần Hùng, 2017,Giáo trình quản trị rủi ro).

Các biện pháp tài trợ rủi ro:

- Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp các rủiro bằng chính nguồn vốn của mình hoặc vốn đi vay khác Tự tài trợ bao gồm tự tàitrợ có kế hoạch và tự tài trợ không có kế hoạch.

- Chuyển giao tài trợ rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tếkhác và có hai loại đó là chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảohiểm Bao gồm chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm, chuyển giao tài trợ phi bảohiểm, trung hòa rủi ro.

Ba kỹ thuật tài trợ rủi ro là :

- Tự tài trợ là chủ yếu và cộng thêm cả phần chuyển giao rủi ro.- Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có 1 phần là tự tài trợ rủi ro.- 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro.

Trang 25

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro trong giao hàngxuất khẩu bằng đường biển

2.3.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

● Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển chịu nhiều tác động từ hộinhập kinh tế quốc tế Với tinh thần hợp tác, tích cực, chủ động, Việt Nam khôngngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược với các nền kinhtế lớn trên thế giới Về xuất khẩu hàng hóa, việc tham gia các FTA góp phần thúcđẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu Vậy nên, chỉ cần có sự thay đổi trong chính sáchNK hàng hóa từ Việt Nam hay bất kỳ hoạt động chiến tranh thương mại hay biếnđộng gì trên thế giới cũng gây ảnh hưởng đến việc giao hàng xuất khẩu bằng đườngbiển.

● Môi trường kinh tế

Dịch vụ vận tải hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển là một ngành chịu ảnhhưởng lớn bởi sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là chính sáchkinh tế, mức độ tăng trưởng GDP, sự ổn định giá cả, tỷ giá hối đoái, kim ngạchXNK…tác động lên cả phương tiện vận chuyển nội địa và quốc tế, các dịch vụ hảiquan.

● Môi trường chính trị - xã hội

Một quốc gia có nền kinh tế chính trị ổn định thì sẽ thuận lợi hơn trong việcgiao hàng xuất khẩu bằng đường biển với các quốc gia khác trên thế giới Ngược lại,với một quốc gia đang có chiến tranh, xung đột hay có các biến động về chính trị -xã hội thì sẽ rất khó khăn trong việc giao và nhận hàng.

● Môi trường tự nhiên

Trong quá trình vận tải biển thì các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết,thiên tai, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hàng hóa không được giaođúng thời hạn, làm chậm trễ, trì hoãn quá trình giao hàng xuất khẩu, làm giao hàngchậm cho đối tác và phải giải quyết nhiều vụ tranh chấp, tiền bảo hiểm.

Trang 26

● Khách hàng

Ngày nay, khách hàng là yếu tố quan trọng, vì thế các chủ thể DN trước khisản xuất đã cố gắng tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời theo sátnhu cầu đó để kinh doanh Tuy nhiên, khách hàng có thể tạo áp lực DN bằng cáchép giá hoặc đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn, nếu DN không đáp ứng được cácđòi hỏi quá cao của khách hàng thì doanh nghiệp cần phải thương lượng với kháchhàng hoặc tìm kiếm khách hàng mới ít có ưu thế hơn.

● Nhà cung ứng dịch vụ

Nhà cung ứng của dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển gồm các tổchức cung ứng sản phẩm, dịch vụ như các hãng tàu, đại lý của Công ty ở nướcngoài và các công ty nhỏ làm thuê trong nước - đóng vai trò là nhà cung ứng dịchvụ vận tải hàng hóa trực tiếp Số lượng và quy mô nhà cung cấp sẽ quyết định đếnhiệu quả của quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển.

● Hàng hóa

Xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, do vậy tốc độlưu thông hàng hóa ngày càng cao, nhu cầu chuyên chở hàng hóa XNK sẽ ngàycàng lớn Do vậy, để theo kịp xu hướng phát triển này, ngành dịch vụ giao nhậnhàng hóa phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng hiện đại, antoàn, có sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, hàng hóa có rất nhiều loại với rất nhiều đặc điểm khác nhauđể chứng nhận về chất lượng, số lượng, C/Ocủa chúng nên phải chuẩn bị chứng từcho phù hợp Với việc này, nếu không thực hiện đúng và đủ thì cũng sẽ là rủi rođáng kể và mất nhiều chi phí cho việc giải quyết rủi ro.

2.3.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

● Nguồn nhân lực

Quá trình ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kinh doanh của DN phụ thuộc rấtnhiều vào năng lực làm việc cũng như khả năng, kinh nghiệm chuyên môn của nhânviên Nguồn nhân lực càng chuyên nghiệp, có chuyên môn cao thì sẽ hạn chế được

Trang 27

rủi ro trong kinh doanh, trong hoạt động giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro và cũng trựctiếp đưa ra giải pháp để giải quyết những rủi ro đó.

● Cơ sở vật chất, công nghệ và kỹ thuật

Cơ sở vật chất, công nghệ và kỹ thuật tốt, hiện đại, phù hợp sẽ tạo điều kiệnthúc đẩy hoạt động kinh doanh của các DN giao nhận Cơ sở hạ tầng và trang thiếtbị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ,chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa, thì cần phải được trang bị những trangthiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm trahàng.

● Tài chính

Tình hình tài chính của công ty càng tốt và ổn định thì rủi ro xảy ra sẽ cànggiảm Tài chính cũng là cơ sở để DN triển khai các quy trình giao hàng xuất khẩubằng đường biển và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp Tài chính mà tốt, mạnh thìgiúp công ty mua bảo hiểm thường xuyên và mức bảo hiểm cao hơn Khi rủi ro xảyra, tài chính đóng vai trò lớn trong khắc phục hậu quả, đặc biệt là các quỹ dự phòngrủi ro giúp giảm thiểu hậu quả, khôi phục kinh doanh nhanh chóng.

Trang 28

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNHGIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHHGIAO NHẬN QUỐC TẾ NGÂN HÀ

3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Ngân Hà

Tên giao dịch quốc tế: GALAXY INTERNATIONAL LOGISTICS

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Hiện nay công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Ngân Hà đã và đang hoạt độngkinh doanh trên các lĩnh vực bao gồm:

Giao nhận vận tải: Cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận chuyển giao nhận,

vận chuyển bốc/xếp hàng hóa nội địa và xuyên quốc gia bằng đường bộ, đường biển,đường hàng không và vận tải đa phương thức.

Trang 29

Kê khai hải quan: Thực hiện làm thủ tục kê khai hải quan nhập khẩu cho

nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào và làm thủ tục kê khai hải quan xuất khẩucho sản phẩm hoàn thiện/nguyên phụ liệu dư thừa hoặc xuất bán cho đối tác.

Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu: Hỗ trợ khách hàng khi chưa tìm được đối

tác uy tín trong việc vận chuyển, giúp khách hàng giải quyết các khó khăn trong tưcách pháp nhân, đàm phán với đối tác nước ngoài, xử lý các quy trình và thủ tụctrong thương mại quốc tế, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình mua – bán vàvận chuyển của khách hàng.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 3 1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế NgânHà

Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết lập theo cơ cấu tổ chức theo chức năng.Mỗi phòng ban thực hiện từng chức năng để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ chung.Mô hình này giúp chuyên môn hóa cho phép các bộ phận tập trung vào chuyên môncủa họ hơn Cụ thể chức năng của các phòng ban:

Trang 30

- Đứng đầu là Ban giám đốc: chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tất cả hoạt

động của công ty, quản lý các phòng ban nội bộ công ty, đóng vai trò quan trọng vàhỗ trợ chiến lược cho định hướng công ty.

- Các bộ phận bên dưới sẽ được chia thành các phòng ban bao gồm : Phòngkế

toán, phòng nghiệp vụ, phòng kinh doanh và phòng hành chính - nhân sự, chịu tráchnhiệm quản lý và thực hiện các công việc chuyên môn.

3.1.4 Nhân lực của công ty

Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Ngân Hà

(Nguồn: Phòng HCNS Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Ngân Hà)

Tuổi tác: Độ tuổi chủ yếu của lao động tập trung vào nhóm 22-30 tuổi Công ty

luôn tập trung vào việc thu hút và tuyển dụng nhân viên trẻ để đáp ứng nhu cầu pháttriển và đổi mới Tuy số lượng lao động 30-40 tuổi và 40-50 tuổi tăng nhẹ, nhưng tỷlệ chúng chiếm trong tổng số lao động vẫn thấp Lao động ở độ tuổi này được côngty phân bổ ở những vị trí như quản lý, kế toán dày dặn kinh nghiệm và giữ các vị trínòng cốt trong công ty.

Giới tính: Số lao động nam và nữ khá cân bằng do công ty chỉ hoạt động

thương mại, cần ít nhân sự về kỹ thuật Số lượng nữ tăng lên chủ yếu là ở bộ phậnKinh doanh và Hành chính do để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty,thúc đẩy hiệu quả làm việc ở các phòng ban để vận hành ổn định doanh nghiệp saukhi dịch bệnh được kiểm soát.

Trình độ học vấn: Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỉ lệ khá thấp,

trong khi đó nhóm lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất Vớitỷ lệ lao động có trình độ đại học cao, Ngân Hà đã và đang xây dựng cho mìnhnguồn nhân lực lớn có đầy đủ cả về tri thức và kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả

Trang 31

các công việc được giao phó Với nhóm lao động có trình độ trên đại học chủ yếugiữ các vị trí lãnh đạo cấp cao, trưởng/phó phòng, điều này đảm bảo rằng việc racác quyết định, quản lý sẽ được thực hiện bởi những cá nhân có trình độ chuyênmôn, và kỹ năng cao.

Hiện nay, công ty vẫn luôn chú trọng bồi dưỡng nhân lực, nâng cao cải thiện cảvề số lượng, chất lượng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tạimôi trường thực tế cũng như qua các lớp nghiệp vụ, từ đó có được cho mình độingũ nhân viên chất lượng cao.

3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhậnquốc tế Ngân Hà giai đoạn 2021-2023

3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhậnquốc tế Ngân Hà

Trong suốt quá trình phát triển từ khi thành lập cho đến nay, Ngân Hà ngàycàng khẳng định được vị thế vững chắc trong tâm trí khách hàng, cũng như chỗđứng trong lĩnh vực Logistics đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và thị trường đangcó dấu hiệu chững lại như hiện nay.

Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hàtrong giai đoạn 2021 – 2023

(Đơn vị: VNĐ)

Tổng doanh thu 35.294.480.561 44.025.489.624 50.113.251.123

Tổng chi phí 34.497.958.465 43.097.987.641 49.108.627.915

Trang 32

Lợi nhuận trước

Năm 2022, cả 2 chỉ số về tổng doanh thu và chi phí có sự tăng trưởng mạnhmẽ, mức tăng ghi nhận trong khoảng từ 8,6 - 8,7 tỷ (24,7 - 24,9%) so với năm 2021.Lợi nhuận trước thuế và sau thuế có thể thấy đều ghi nhận mức tăng trưởng dương,riêng lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức tăng trưởng là 16,44% - cho thấy việc đầu tư,mở rộng và nâng cao chất lượng của công ty đã đạt được hiệu quả tích cực Đây lànhững tín hiệu đáng mừng về khả năng phục hồi của doanh nghiệp sau đại dịch.

Sang đến năm 2023, tổng doanh thu và chi phí ghi nhận mức tăng trongkhoảng 13,8% - 14% (6,0 - 6,1 tỷ) so với năm 2022 Lợi nhuận trước và sau thuế cóxu hướng tăng nhưng mức tăng trưởng đã chậm lại khoảng 8,31%, điều này là doảnh hưởng khó khăn của nền kinh tế, tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ cùngvới đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty logistics nội địa và nước ngoài Tuynhiên lợi nhuận sau thuế của 2023 vẫn cao hơn so với các năm trước Điều nàycàng chứng minh rằng công ty đang nỗ lực hết mình để đầu tư đáp ứng những yêucầu của khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ và kết quả đạt được là doanhthu và lợi mỗi năm của công ty đều có xu hướng tăng và thương hiệu công ty ngàycàng được khẳng định vững chắc trong tâm trí khách hàng cũng như chỗ đứng tronglĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam.

Trang 33

Bảng 3.3 Thống kê doanh thu theo loại hình dịch vụ kinh doanh của Công tyTNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà giai đoạn 2021 – 2023

Tiêu chíphân

Doanhthu(tỷ đồng)

Tỷ lệ%

Doanhthu(tỷ đồng)

Tỷ lệ %

Doanhthu(tỷ đồng)

Tỷ lệ %

Giaonhậnvận tải

Kê khaiHảiquan

Dịch vụkho bãivà mộtsố dịchvụ khác

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà)

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, trong các hoạt động kinh doanh của công tythì dịch vụ giao nhận vận tải là dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình chiếm76.35% doanh thu Đây được coi là phương thức chính của hoạt động xuất nhậpkhẩu của công ty và luôn đem về lợi nhuận ổn định hàng năm cho công ty.

Theo sau đó là dịch vụ kê khai hải quan, trung bình chiếm 18,12% doanh thu.Mặc dù trong giai đoạn từ 2021 – 2023, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động kê khai Hải

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN