1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh real logistics

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Vì vậy, trong bài luận này, em sẽ tập trung đánh giá phân tích kĩ và sâu về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp, đưa ra các yếu tố bên trong và bên ngoài tác đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Mã sinh viên : 20D260025

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Hoàn thiện quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Tiếp Vận Thực” là công trình nghiên cứu của cá nhân em được xây dựng trong quá trình thực tập và làm việc tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực

Bài khóa luận tốt nghiệp của em được xây dựng từ những tìm hiểu thực tế và dựa trên một số tài liệu liên quan với nguồn gốc rõ ràng, xác thực dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giảng viên hướng dẫn Lê Thị Việt Nga Tất cả các dữ liệu thống kê, kết quả tính toán được trình bày trong bài đều được cung cấp từ các bộ phận liên quan của công ty Em xin cam đoan các số liệu phân tích được nêu trong khóa luận chưa từng được công bố hay sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2024

Sinh viên thực hiện Hương Lê Thu Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, người luôn hết lòng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường Đại học Thương Mại để em có kiến thức nền tảng lựa chọn và hoàn thành khóa luận Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Thị Việt Nga, người đã giúp đỡ trực tiếp dìu dắt và chỉ bảo em để em hoàn thành tốt nhất bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Bên cạnh đó, em cũng xin cám ơn Công ty TNHH Tiếp Vận Thực đã tạo điều kiện cho em được thực tập, học hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp Em xin cám ơn các anh chị Bộ phận Chăm sóc khách hàng và Phòng Kế toán, Phòng Kinh Doanh đã giúp đỡ, quan tâm, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành bài khóa luận trong suốt thời gian em thực tập tại công ty

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những sự góp ý cũng như nhận xét quý báu từ phía thầy cô để giúp em hoàn thiện tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Em xin kính chúc thầy cô nhiều sức khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người Em xin chúc toàn bộ nhân viên và ban lãnh đạo Công ty TNHH Tiếp Vận Thực đạt được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3.1 Mục tiêu tổng quan 3

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

1.6.2 Phương pháp xử lí dữ liệu 4

1.7 Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ……… 6

2.1 Khái quát về dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 6

2.1.1 Khái niệm về dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 6

2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 6

2.1.3 Vai trò của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 7

2.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế 8

2.2.1 Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải 8

2.2.2 Chuẩn bị chứng từ hàng nhập khẩu 9

2.2.3 Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định 10

2.2.4 Quyết toán chi phí 11

Trang 5

2.3 Các chứng từ cần có trong nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 11

2.3.1 Vận đơn đường biển 11

2.3.2 Giấy báo hàng đến 13

2.3.3 Lệnh giao hàng 14

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế 15

2.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15

2.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 17

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH REAL LOGISTICS 20

3.1 Tổng quan về công ty TNHH Real Logistics 20

3.1.1 Khái quát về công ty TNHH Real Logistics 20

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính 21

3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 47

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 51

Trang 6

4.1 Định hướng phát triển nhằm hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu

bằng đường biển tại công ty TNHH Real Logistics 51

4.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của ngành giao nhận vận tải 51

4.1.2 Định hướng phát triển của công ty TNHH Real Logistics 53

4.1.3 Quan điểm của công ty TNHH Real Logistics về hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 54

4.2 Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Real Logistics 55

4.2.1 Giải pháp tối ưu hóa quy trình trao đổi thông tin giữa nhân viên và khách hàng; nhân viên với nhân viên 55

4.2.2 Giải pháp kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ 56

4.2.3 Giải pháp đối với quy trình thủ tục hải quan 56

4.2.4 Giải pháp về khâu chuẩn bị phương tiện vận tải 57

4.2.5 Giải pháp về khâu nhận hàng 57

4.2.6 Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ 58

4.2.7 Giải pháp về nguồn nhân lực 58

4.3 Một số kiến nghị 59

4.3.1 Kiến nghị về phía cơ quan Nhà nước 59

4.3.2 Kiến nghị với các bên liên quan 60

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 7

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Real Logistics 22

Hình 3.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty 32

Hình 3 3.Vận đơn chủ và vận đơn thứ 36

37

Hình 3.4 Invoice của Đại lý nước ngoài phát hành cho Công ty TNHH Real Logistics 37

Hình 3.5 Thông báo hàng đến của hãng tàu phát hành 38

Hình 3.6 Thông báo hàng đến do Real Logistics phát hành 40

Hình 3.7 Lệnh giao hàng do hãng tàu phát hành 42

Hình 3.8 Lệnh giao hàng do Real Logistics phát hành 43

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt

Từ viết tắt Tiếng Anh

International Federation of Freight Forwarders

Association

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế

13 EDO Electronic Delivery Order Lệnh giao hàng điện tử

Trang 9

cảng

16 ETD Estimated Time of Arrival Thời gian dự kiến khởi hành

hóa

Harmonized Commodity Description and Coding

quan của lô hàng

phương

Receipt Phiếu ghi lại tình trạng container

Trang 10

Progressive Agreement for Trans – Pacific Partnership

Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Partnership Agreement Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

33 FAST Freight Assistance System Technology

Phần mềm quản lý giao nhận vận tải

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Từ khi mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 683 tỷ USD Đây là thành tựu ấn tượng khi trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, phức tạp và bất thường, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung và và không ngừng nâng tầm vị thế quốc tế Song song với nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, tại Việt Nam, vai trò của các công ty giao nhận ngày càng trở nên quan trọng khi hằng năm đều chứng kiến sự gia tăng về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, công ty TNHH Tiếp vận thực đã đạt được nhiều thành công Dưới sự dẫn dắt tài tình của ban lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, công ty đã phát huy được các thế mạnh của mình và đạt kết quả tăng trưởng cao hằng năm về cả quy mô, thị trường và chất lượng phục vụ Tuy nhiên, trong quá trình thực tập ở công ty, được trực tiếp tham gia vào quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, em nhận thấy quy trình của công ty còn một số hạn chế cần phải cải thiện để từ đó giúp nâng cao hiệu suất quy trình, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, tạo vị thế ngày một lớn mạnh cho công ty Xuất phát từ thực trạng trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu của sinh viên cũng như giảng viên trên cả nước liên quan đến vấn đề này Trong đó phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau:

Luận văn “ Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng

đường biển tại Công ty Giao Nhận Vận Tải Con Cá Heo”, Phạm Phương Trung (2023) tác giả đã đưa ra các lý luận thực tiễn cũng như quy trình giao nhận hàng

Trang 12

nhập khẩu của công ty với loại hàng FCL cùng giải pháp để hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu tại công ty Tuy nhiên các giải pháp chưa được áp dụng một cách hiệu quả

Luận văn “ Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại

Công ty TNHH vận tải Bách Việt”, Trần Tiến Anh (2021) Đề tài đã hoàn thiện cơ

sở lý luận hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, phân tích chuyên sâu quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển và đưa ra các giải pháp cho công ty Tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn khá chung chung cho toàn bộ quy trình nhận hàng nhập khẩu mà chưa mang tính cụ thể cho quy trình nhập khẩu bằng đường biển

Luận văn “ Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của

Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam”, Nguyễn Đức Thành (2021) Tác giả đã

đưa ra lý thuyết và chi tiết các bước quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Tác giả đã đưa ra các giải pháp cho việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển Tuy nhiên một số giải pháp chưa mang tính thực tế với công ty và chưa phù hợp với xu thế hiện nay

Luận văn “ Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của

Công ty TNHH giao nhận quốc tế Trường Thành”, Trần Thị Lệ Hằng (2020) Bài

đã phân tích quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng Tuy nhiên bài luận vẫn chưa phân tích sâu vào thực trạng diễn biến trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

Luận văn “ Hoàn thiện quy trình hoạt động nhập khẩu hàng quốc phòng tại

Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (GAET) Tổng cục CNQP, Bộ Quốc Phòng, Trần Thị Minh Tuyết (2013) Đề tài này tác giả đã làm rõ các vấn đề

lý thuyết cơ bản liên quan đến hoạt động nhận hàng nhập khẩu, từng bước trong quy trình Tuy nhiên đề tài tập trung phân tích hoạt động nhập khẩu với mặt hàng cụ thể là hàng quốc phòng

Nhìn chung các bài luận trên đều đưa ra các cơ sở lý luận thực tiễn và các vấn đề thực tế đối với thực trạng của mỗi doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết khó khăn của từng doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp hoàn thiện được quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, nâng cao khả năng cạnh

Trang 13

tranh Tuy nhiên còn nhiều giải pháp trong các tài liệu trên chưa mang tính ứng dụng cao đối với thời đại hiện nay

Vì vậy, trong bài luận này, em sẽ tập trung đánh giá phân tích kĩ và sâu về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp, đưa ra các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới quy trình đó và đề xuất giải pháp một cách sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để giúp công ty nâng cao chất lượng dịch vụ, hoạt động doanh nghiệp trơn tru và hiệu quả hơn

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu tổng quan

Đề tài nghiên cứu quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Tiếp Vận Thực chỉ ra các ưu điểm, hạn chế của quy trình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Tiếp Vận Thực

Trang 14

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc quan sát trực tiếp và ghi chép lại về các nghiệp vụ liên quan đến quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và tiến hành phỏng vấn từ nhân viên trong công ty

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:

 Các trang thông tin chính thống của các Bộ, cơ quan liên quan đến xuất nhập khẩu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Hải quan Việt Nam,

 Các nguồn tài liệu nội bộ của công ty TNHH Tiếp Vận Thực: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,

 Các nguồn dữ liệu khác như luận án tiến sĩ, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, thông tin và tài liệu trên Internet về giao nhận xuất nhập khẩu

1.6.2 Phương pháp xử lí dữ liệu

- Phương pháp thống kê: thu thập, phân loại thông tin, dữ liệu nhằm đánh giá về thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Tiếp Vận Thực thông qua tài liệu nội bộ mà công ty cung cấp giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023

- Phương pháp phân tích: sử dụng quá trình tư duy logic để phân tích, làm rõ các số liệu, bảng biểu, thông tin thu thập được, Qua đó nhận xét về thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty

1.7 Kết cấu khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp” Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Real Logistics” gồm 4 chương chính như sau:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Trang 15

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH REAL LOGISTICS

Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY THNH REAL LOGISTICS

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ

2.1 Khái quát về dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

2.1.1 Khái niệm về dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: là bất kì loại hình dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa

Khái niệm về dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan nhằm đảm bảo việc tiếp nhận hàng hóa từ nơi gửi hàng ở quốc gia này đến nơi nhận hàng ở quốc gia khác bằng đường biển được nhanh chóng, an toàn và chính xác

Khái niệm về dịch vụ nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển là tập hợp nghiệp vụ, thủ tục có liên quan để đảm bảo việc tiếp nhận hàng hóa được đóng trong một hoặc nhiều container với kích thước và số khối theo yêu cầu từ nơi gửi hàng ở quốc gia này đến nơi nhận hàng ở quốc gia khác bằng đường biển được nhanh chóng, an toàn và chính xác

2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

- Tính vô hình: Tính vô hình không thể thấy vì nó không hiện hữu trước khi mua và người sử dụng dịch vụ sẽ không thể biết trước được là lô hàng đó có được vận chuyển đúng theo lịch trình, có đảm bảo được an toàn và đúng nơi nhận hay không mãi cho tới khi nhận được hàng

- Tính không lưu giữ được: Hoạt động giao nhận chỉ xuất hiện khi có nhu cầu của khách hàng nên người cung cấp dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt dịch vụ Dịch vụ được cung ứng ra bao nhiêu thì sử dụng hết bấy nhiêu, không có khả năng tồn kho

- Tính không tách rời: thể hiện sự đồng thời về cả không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu thụ dịch vụ vận chuyển Khi hàng hóa được vận chuyển tức là người vận tải cung cấp dịch vụ vận chuyển và khách hàng đang tiêu dùng dịch vụ vận chuyển được cung cấp

Trang 17

- Tính không ổn định: Chất lượng của dịch vụ giao nhận hàng hóa thường không ổn định do nhiều yếu tố khách quan (điều kiện thời tiết, hạ tầng giao thông…) và cả những yếu tố chủ quan (chất lượng của phương tiện vận chuyển, bến bãi, …….) làm tác động không nhỏ đến tính ổn định của vận chuyển hàng hóa

- Tính không sở hữu: Khi quá trình giao nhận vận tải diễn ra, khách hàng sẽ nhận được kết quả là hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm đích chứ không được chuyển giao quyền sở hữu phương tiện vận tải, công cụ vận tải Tương tự, hàng hóa được chủ hàng giao cho người vận tải tuy nhiên quyền sở hữu hàng hóa không được chuyển giao trong hợp đồng

- Tính thích ứng: Đặc điểm của dịch vụ giao nhận là xuất hiện dựa trên nhu cầu của khách hàng và được tạo ra trong quá trình khách hàng sử dụng dich vụ do đó dịch vụ giao nhận luôn phải thích ứng được với các nhu cầu thay đổi của khách hàng

2.1.3 Vai trò của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

Diện tích biển chiếm 2/3 tổng diện tích Trái Đất, một cách hoàn toàn tự nhiên đã khiến vận tải đường biển đã trở thành phương thức hữu hiệu để luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia Đặc biệt vai trò đó càng được thể hiện rõ nét trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

Đối với nền kinh tế vĩ mô, dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển góp phần mở rộng thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới một cách thuận lợi, tạo ra sự luân phiên hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước Đồng thời, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó Dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển còn tạo ra cơ hội việc làm, giải quyết các vấn đề của xã hội, thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển Thông qua việc nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, các con đường giao thương với các nước trên thế giới sẽ được tạo dựng nên, từ đó giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia

Trang 18

Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển giúp doanh nghiệp tăng nguồn hàng của mình từ các nơi trên thế giới Thông qua dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, các doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được các chi phí về vận chuyển và thời gian vận chuyển, quản trị tốt lịch trình hàng hóa, giảm thiểu rủi ro không mong muốn Điều này tạo điều kiện để doanh nghiệp gia tăng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, giúp tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, dịch vụ nhận hàng nhập khẩu đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu dịch vụ nhận hàng nhập khẩu phát triển sẽ giúp tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường và tập khách hàng một cách nhanh chóng

2.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế

2.2.1 Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải

Sau khi hợp đồng nhập khẩu hàng hóa được kí kết, người nhập khẩu sẽ tìm tới các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận và cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hóa Công ty giao nhận sẽ tiếp nhận tất cả các thông tin liên quan và các yêu cầu về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển từ phía khách hàng

Các thông tin cần thiết phải có bao gồm: - Tên hàng hóa

- Phân loại hàng hóa: hàng thường, hàng nguy hiểm, hàng hóa chất, hàng đã qua sử dụng

- Số lượng hàng hóa, trọng lượng hàng, kích thước hàng, số lượng container đóng hàng hóa

- Điều kiện giao hàng Đối với điều kiện EXW cần phải có thêm thông tin về địa chỉ lấy hàng

- Cảng đi, cảng đến

- Thời gian người bán có thể cung cấp hàng

Trang 19

Những yêu cầu mà công ty giao nhận thường tiếp nhận từ khách hàng bao gồm: thay mặt khách hàng làm thủ tục hải quan nhập khẩu, nhận hàng tại cảng biển, vận chuyển hàng an toàn tới nơi khách hàng yêu cầu,

Sau khi tiếp nhận yêu cầu, công ty giao nhận sẽ gửi thông tin cho đại lý nước ngoài Nhân viên Làm giá sẽ tổng hợp lại để lựa chọn ra mức giá tối ưu nhất từ các đại lí sau đó cộng thêm chi phí dịch vụ đầu nhận hàng và làm bản báo giá gửi cho người nhập khẩu

Sau khi người nhập khẩu xem và đồng ý với mức báo giá, chấp nhận sử dụng dịch vụ, hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận và kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa Tiếp theo, nhân viên kinh doanh sẽ báo với đại lý nước ngoài để đặt lịch tàu, đồng thời cung cấp các thông tin về người gửi hàng và người nhận hàng bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, e-mail, mã số thuế công ty, Đại lý nước ngoài sẽ xác nhận đặt tàu thành công bằng cách gửi cho công ty giao nhận Booking confirmation

Trước khoảng thời gian tàu chạy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận cần thường xuyên phối hợp với đại lý nước ngoài để cập nhập lịch trình của tàu và theo dõi những thay đổi của lịch trình, nếu có thay đổi cần kịp thời báo cho bên người nhập khẩu để có phương án xử lý Cùng khoảng thời gian này, doanh nghiệp giao nhận sẽ nhận được bộ chứng từ MBL, HBL nháp từ phía đại lý, doanh nghiệp cần kiểm tra các thông tin để đảm bảo tính chính xác của lô hàng và báo ngay cho đại lí nếu phát hiện sai sót

2.2.2 Chuẩn bị chứng từ hàng nhập khẩu

Đối với hình thức nhập khẩu hàng nguyên container, trong thời gian hàng hóa được vận chuyển từ cảng đi, doanh nghiệp giao nhận sẽ nhận được thông báo tình trạng hàng đến (Pre-alert) từ phía đại lý Doanh nghiệp vẫn cần phối hợp với người nhập khẩu để kiểm tra chứng từ nhập khẩu cần có, đồng thời so sánh, đối chiếu HBL và MBL với đại lý nước ngoài để xem các thông tin cần thiết chính xác hay chưa:

- Thông tin về Shipper- Người gửi hàng, Consignee- Người nhận hàng - Vessel/ Voyage- Tên tàu/ số chuyến

- POL- Cảng xếp hàng, POD- Cảng dỡ hàng - Container/ Seal- Số container/ số chì

Trang 20

- Thông tin mô tả hàng hóa: Tên hàng, mã HS code - Số lượng, trọng lượng, kích thước hàng hóa - Ngày tàu chạy

Các thông tin phải đảm bảo trùng khớp giữa HBL và MBL Nếu có sai sót, doanh nghiệp giao nhận cần mail thông báo cho đại lý để kiểm tra lại thông tin, chỉnh sửa vận đơn

Trước ngày tàu đến, hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến Doanh nghiệp giao nhận sẽ phát hành AN cho khách hàng để chuẩn bị chứng từ làm thủ tục nhập khẩu

2.2.3 Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định

Sau khi tàu cập cảng đến, người nhập khẩu phối hợp với doanh nghiệp giao nhận thực hiện các thủ tục hải quan cho hàng hóa

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận sẽ có bộ phận chứng từ khai báo hàng nhập khẩu và thông quan hàng nhập khẩu Khách hàng có thể tự khai báo hải quan hoặc do công ty giao nhận đứng ra để khai báo hải quan Nếu khách hàng tự khai báo thì sau khi có kết quả phân luồng sẽ chuyển thông tin và chứng từ sang cho bên công ty giao nhận để tiến hành thủ tục thông quan tại cảng Hoặc nếu khách hàng ủy quyền cho công ty giao nhận thì nhân viên chứng từ sẽ dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử để khai báo và truyền tờ khai qua mạng Nội dung tờ khai bao gồm: tên hàng, số lượng, phương tiện vận tải, xuất xứ hàng hóa Hàng hóa có thể bị phân vào một trong ba luồng sau:

Hàng hóa luồng xanh: Hàng hóa được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế, chuyển tới bước thu lệ phí và đóng dấu là có thể lấy hàng hóa Phân hàng luồng xanh giúp rút ngắn được chi phí lưu kho, chi phí logistics cho doanh nghiệp và đẩy nhanh được tốc độ lấy hàng

Hàng hóa luồng vàng: hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (Chứng từ giấy), nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa Sau khi việc kiểm tra được tiến hành, nếu không phát hiện thêm bất kỳ vi phạm nào, quá trình thông quan sẽ chuyển tới bước thu lệ phí và đóng dấu và sau đó doanh nghiệp có thể lấy hàng hóa

Hàng hóa luồng đỏ: hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra thực tế với các mức độ kiểm tra toàn bộ lô hàng, 10% hoặc 5% tùy từng trường hợp Khi hàng hóa rơi vào luồng đỏ, việc kiểm tra chi tiết có thể khiến hàng

Trang 21

bị chậm lịch trình giao hàng dự kiến hoặc phải đóng các khoản phạt, thuế bổ sung tùy vào loại hàng Lúc này, nhân viên hiện trường cần phối hợp với nhân viên hải quan để giảm thiểu rủi ro và các chi phí phát sinh không đáng có, giúp đảm bảo hàng hóa được giao đúng lịch trình Ngoài ra khi hàng vào luồng đỏ, nhân viên Hiện trường cần phải luôn cập nhật thông tin hàng hoá cho Công ty để nhân viên Kinh doanh thông báo tới khách hàng và đưa ra các phương án xử lý kịp thời

Sau khi hàng hóa được thông quan, Công ty giao nhận sẽ giao hàng hóa cho người nhập khẩu tại địa điểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng

2.2.4 Quyết toán chi phí

Sau khi hàng hóa được giao tới người nhập khẩu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận sẽ quyết toán các chi phí dịch vụ như: cước vận chuyển, local charges ở đầu nhập khẩu, phí trucking nội địa, lưu bãi (nếu có), phí hoa hồng cho Đại lý nước ngoài và các chi phí khác Gửi lại người nhập khẩu bộ chứng từ hoàn chỉnh đồng thời có kèm theo Debit note trong đó liệt kê các chi phí dịch vụ, phí thu hộ đại lý nước ngoài mà người nhập khẩu cần phải thanh toán cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận Thời hạn và phương thức thanh toán tùy thuộc vào việc hai bên người nhập khẩu và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã thống nhất với nhau

Sau khi kết thúc quy trình nhận hàng nhập khẩu và quyết toán chi phí với với khách hàng thì doanh nghiệp giao nhận sẽ lưu giữ lại hồ sơ để tiện đối chiếu

2.3 Các chứng từ cần có trong nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

2.3.1 Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng (shipper), theo yêu cầu của người gửi hàng, sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để chở

Nội dung chính cần có trong vận đơn đường biển:

- Số vận đơn (Number of bill of lading/bill no): Được quy định bởi người phát hành vận đơn, trong đó sẽ chứa các thông tin về hãng tàu nhận chở và logo của hãng Ngoài ra nó còn được dùng để tra cứu bill of lading và khai báo với hải quan

Trang 22

- Người gửi hàng hay người xuất khẩu (Shipper): Các thông tin của người gửi hàng

- Người nhận hàng (Consignee ): Thông tin của người nhận hàng

- Tên tàu (Vessel name): Ghi rõ tên tàu sẽ nhận vận chuyển cũng như mã hiệu của chuyến đi

- Cảng xếp hàng (Port of lading – POL): Tên và địa chỉ nơi bốc hàng lên tàu - Cảng dỡ hàng (Port of discharge – POD): Tên và địa chỉ nơi dỡ hàng xuống

- Mô tả hàng hóa (Descriptions of good): Mô tả về hàng hóa được vận chuyển

- Số kiện và cách đóng gói hàng (Number of containers or packages ): Số kiện hàng và cách đóng gói của mỗi kiện hàng sẽ khác nhau chính vì thế cần được ghi rõ về số lượng hàng số thùng hàng để có thể dễ dàng kiểm soát trong quá trình vận chuyển

- Thể tích hàng(Measurements/Volume): cũng như số kiện và cách đóng gói thì thể tích về khối lượng và thể tích bao bì của mỗi đơn hàng là không giống nhau chính vì thế cần được thể hiện trên tờ vận đơn để bên chuyên chở có thể tiện hơn trong việc bốc dỡ hàng hóa

- Trọng lượng tính cả bao bì (Total Weight/ Gross weight)

- Số bản vận đơn (Number of original bill of lading ): thể hiện số bản vận đơn gốc được phát hành

- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and date of issue ): Thường sẽ là ngày bốc dỡ hàng hoặc sẽ trễ hơn một ngày Địa điểm sẽ là tên nước xuất khẩu hàng đi - Chữ ký của người vận chuyển (Carrier’s signature): Tại đây sẽ là chữ ký của người vận chuyển hay của đại lý ủy quyền phát hành

Chức năng của vận đơn đường biển:

- Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng do người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng

- Vận đơn đường biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở Vận đơn đường biển có giá trị đầy đủ như một

Trang 23

hợp đồng, toàn bộ nội dung ghi ở mặt trước và mặt sau vận đơn là cơ sở pháp lý giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa người chuyên chở và người sở hữu vận đơn

- Vận đơn đường biển là bằng chứng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn Chức năng sở hữu hàng hóa được thể hiện ở chỗ, người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn, là người có quyền yêu cầu người chuyên chở phải giao hàng cho mình tại cảng đích khi anh ta xuất trình một vận đơn gốc

Có 3 loại vận đơn thường được dùng trong quy trình nhận hàng nhập khẩu:

- Vận đơn gốc (Original B/L) : người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O)

- Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng

- Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành) Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc

2.3.2 Giấy báo hàng đến

Thông báo hàng đến hay Arrival Notice là một thông báo mà hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận tải đường biển gửi cho người nhận lô hàng để thông báo cho họ về ngày lô hàng đến địa điểm đích

Thông thường, thông báo hàng đến sẽ bao gồm thông tin liên hệ, mô tả hàng hóa đã nhận, số lượng đơn vị hàng đã đến và mọi khoản phí phải trả khi nhận hàng Cấu trúc của thông báo hàng đến phụ thuộc vào các yêu cầu do cảng nơi nhận hàng đưa ra

Chức năng thông báo hàng đến là thông báo cho tất cả các bên liên quan rằng hàng hóa đã đến cảng và đang chờ nhận hàng Điều này dùng để cho người nhận biết rằng container đã đến cảng đích và chuẩn bị nhận hàng

Trang 24

Đặc điểm của giấy báo hàng đến:

Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) không có trong bộ chứng từ hàng xuất, chỉ có trong bộ chứng từ hàng nhập khẩu

Giấy báo hàng đến sẽ thông tin cho người nhận hàng về tình trạng hàng về, thông tin lô hàng, số lượng và chi phí vận tải tại đầu nhập sau khi hãng tàu hoặc công ty vận tải phát hành

Khi nhận được thông báo hàng đến, doanh nghiệp có thể kiểm tra tình trạng hàng hóa, thời điểm nhận hàng, vị trí hàng tại thời điểm đến, đồng thời thực hiện thanh toán, khai báo hải quan, và mang hàng về kho

2.3.3 Lệnh giao hàng

Lệnh giao hàng là chứng từ mà người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở ký cấp cho chủ hàng để làm bằng chứng đến nhận hàng tại bãi container hay kho cảng

Trong D/O đều có những thông tin quan trọng cần thiết, bao gồm:

- Tên người gửi hàng - Tên người nhận hàng - Tên tàu

- Ngày tàu đến thực tế - Cảng dỡ hàng

- Hiệu lực của D/O

- Ký mã Hiệu hàng hoá, số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá

- Hạn Dem – Det đối với hàng nguyên container

Phân loại D/O

- D/O do forwarder phát hành:

Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển ban hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng đó Tuy nhiên, nếu D/O của forwarder nhưng forwarder không phải là người phát hành Bill, khi đó, người nhận hàng không có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo

Trang 25

- D/O do hãng tàu phát hành:

Hình thức D/O này là do hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này) Thông thường, Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng

Thông thường, lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu cập cảng Về cơ bản, lấy D/O có thể diễn ra trước, sau hoặc song song với việc làm thủ tục hải quan vì nó độc lập với quy trình làm thủ tục hải quan

Hiện nay, trong thời kỳ công nghệ kĩ thuật số ngày càng phát triển, nhiều hãng tàu đã áp dụng EDO (Electronic Delivery Order) EDO là lệnh giao hàng thực hiện điện tử được hàng phát hành thông qua hình thức đăng ký mail dưới dạng file PDF thay cho lệnh DO giấy truyền thống Lệnh giao hàng điện tử EDO đem đến nhiều lợi ích, giúp nhiều doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn trong quá trình giao nhận hàng hóa tại cảng

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế

2.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Yếu tố chính trị- pháp luật: phạm vi hoạt động của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau Do đó, các yếu tố về chính trị- pháp luật của mỗi quốc gia sẽ đều tác động đến việc thực hiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

Về chính trị, môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia khác và thương nhân nước ngoài giao dịch hợp tác với quốc gia đó, tạo thuận lợi cho việc nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn Ngược lại, khi những biến động trong môi trường chính trị, xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển Ví dụ, tại một đất nước xảy ra tình trạng xung đột vũ trang hoặc căng thẳng chính trị biển đảo có thể dẫn đến việc không tiến hành được hoạt động nhận và giao hàng cho hãng tàu

Trang 26

biển, hoặc tàu biển phải thay đổi lộ trình khi đi qua nước đó gây ra sự chậm trễ trong việc thực hiện quy trình này

Về pháp luật, việc nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ảnh hưởng bởi các quy phạm pháp luật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, công ước chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, ); các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia về giao nhận vận tải, hợp đồng và tín dựng thư Đây là các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động nhận hàng nhập khẩu Vì vậy, khi thực hiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, các doanh nghiệp giao nhận cần tìm hiểu về những nguồn luật khác nhau để giúp quá trình nhận hàng diễn ra thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí

- Yếu tố kinh tế: Trong bối cảnh giao thương quốc tế ngày càng mở rộng, nhiều hiệp định thương mại tự do được kí kết, các rào cản dần được gỡ bỏ đã tạo điều kiện cho sự lưu thông, trao đổi hàng hóa trên thế giới diễn ra xuyên suốt Từ đó làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Qua đó có thể thấy rằng yếu tố kinh tế thuận lợi là tiền để góp phần thúc đẩy thực hiện quy trình giao nhận hàng hóa diễn ra nhanh chóng

Mặt khác, khi các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độc tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sự ổn định của giá cả, lạm phát, tỉ giá hối đoái, kim ngạch xuất nhập khẩu, thay đổi theo chiều hướng tiêu cực sẽ tạo ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giao nhận vận tải Khi đó, để thực hiện quy trình nhận hàng nhập khẩu thuận lợi, giảm thiểu các rủi ro, các doanh nghiệp cần phải theo dõi, phân tích và dự báo biến động các yếu tố kinh tế để có các giải pháp, chính sách tương ứng cho từng thời điểm cụ thể

- Yếu tố tự nhiên: dịch vụ nhận hàng nhập khẩu gắn liền với các điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai Vì vậy sự thay đổi của các nhân tố tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến dịch vụ nhận hàng nhập khẩu Khi điều kiện tự nhiên tốt có thể tác động thuận lợi cho quá trình giao nhận hàng hóa, ngược lại nếu các điều kiện tự nhiên xấu như bão lũ, sóng thần, sẽ làm hàng hóa có nguy cơ bị đổ vỡ, xảy ra mất mát, tổn thất, hư hỏng, Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết xấu còn làm lịch trình giao hàng bị chậm trễ khi tàu biển phải chờ đợi tại cảng hoặc đổi tuyến đường biển để tránh tình hình thời tiết xấu, làm gia tăng chi phí vận chuyển

Trang 27

- Yếu tố công nghệ: Ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến có thể giúp cho việc thực hiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển hiệu quả hơn Chất lượng của các trang thiết bị phục vụ việc điều hành quá trình giao nhận càng hiện đại thì lại càng dễ dàng, giúp tăng khả năng đáp ứng dịch vụ được nhanh và chính xác hơn

- Đối thủ cạnh tranh: Cùng với sự phát triển của ngành giao nhận toàn cầu, số lượng công ty tham gia kinh doanh dịch vụ nhận hàng hóa nhập khập bằng đường biển ngày càng nhiều Điều này giúp các công ty mới thành lập, công ty con có thể học hỏi được kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh đi trước Đồng thời sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận với nhau cũng thúc đẩy các doanh nghiệp phải cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy trình, sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp của mình, mở rộng mối quan hệ với các hãng tàu để có được giá cước tốt, đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả giúp giành được lợi thế về cho doanh nghiệp mình

- Yếu tố khách hàng: Khách hàng là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với công ty giao nhận, vận chuyển khách hàng là một trong những lực lượng chi phối tới việc thực hiện quy trình giao nhận Khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận luôn mong muốn doanh nghiệp đưa ra mức giá hợp lí đi kèm với chất lượng dịch vụ cao Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp giao nhận phải đầu tư nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, dịch vụ để đạt được sự hài lòng của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình

2.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của công ty Bộ phận nhân sự từ các cấp quản lý đến đội ngũ nhân viên các phòng ban đều có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nếu các thành viên của công ty có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết rõ nghiệp vụ giao nhận, giàu kinh nghiệm, thông thạo các tuyến đường, nắm vững mức cước và hiểu biết điều luật ngoại thương sẽ giúp thực hiện quy trình giao nhận

Trang 28

hiệu quả, đẩy mạnh doanh thu công ty, tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín của công ty với khách hàng

Ngược lại nếu nguồn nhân lực công ty không có trình độ tốt và đào tạo kĩ lưỡng sẽ làm cho năng lực cung ứng dịch vụ, sản phẩm của công ty giảm một cách nhanh chóng, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định quy mô và chất lượng của hoạt động giao nhận hàng hóa Cơ sở vật chất như văn phòng, máy móc, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa, các hệ thống mã vạch là cơ sở cho hoạt động kinh doanh Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ, hiện đại giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiết kiệm được chi phí, đảm bảo quá trình gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng được thuận lợi, giúp cho việc thực hiện quy trình nhận hàng diễn ra dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn Ngoài ra, doanh nghiệp sở hữu cơ sở vật chất tốt còn giúp phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng, giúp duy trì được mối quan hệ hợp tác lâu dài tròn việc sử dụng các dịch vụ giao nhận mà công ty công cấp, đem về nguồn doanh thu lớn cho công ty

- Nguồn tài chính: Nguồn tài chính có thể là: vốn tự có, vốn từ các nguồn huy động được, vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, Các nguồn vốn sẽ được dùng để phục vụ cho công tác nhận giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển được coi là mạnh phải là doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về tài chính Bởi tiềm lực mạnh về tài chính mới có khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ động trong các vấn đề thanh toán, mở rộng quy mô thị trường, hạ giá thành dịch vụ, chi trả các chi phí, để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đặc biệt trong dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển thì chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện là rất lớn Việc có nguồn tài lực tài chính tốt sẽ giúp các công ty đứng vững và phát triển lâu dài Ngoài ra, tiềm lực tài chính mạnh giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động marketing, đưa ra các chính sách giúp phục vụ khách hàng hiệu quả,

Trang 29

Ngược lại, nếu doanh nghiệp giao nhận gặp khó khăn về tài chính thì doanh nghiệp cũng khó tạo lập, duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường

-Hoạt động marketing: Muốn thành công trong dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, các doanh nghiệp cần đẩy mạng hoạt động marketing của mình lên hàng đầu Hoạt động marketing trong doanh nghiệp gồm việc tìm hiểu cặn kẽ thị trường, tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh giao nhận để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp nhằm đưa các sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất

Giao nhận là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt, cuộc đua giành khách hàng giữa các doanh nghiệp giao nhận ngày càng trở nên quyết liệt Một doanh nghiệp sở hữu hoạt động marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp vượt lên trên đối thủ của mình trong việc tiếp cận khách hàng nhằm thuyết phục họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp một cách lâu dài và bền vững

Trang 30

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH REAL

LOGISTICS

3.1 Tổng quan về công ty TNHH Real Logistics

3.1.1 Khái quát về công ty TNHH Real Logistics

- Giới thiệu chung

Công ty TNHH Tiếp Vận Thực là công ty có hoạt động hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và hoạt động theo quy định hiện hành của Nhà nước được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24/12/2009 Một số thông tin về công ty:

+ Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH Tiếp Vận Thực

+ Tên quốc tế: REAL LOGISTICS COMPANY LIMITED + Mã số thuế: 0309561064

+ Người đại diện pháp luật: Nguyễn Vũ

+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước + Trụ sở chính: 39 - 41 Đường B4, Phường An Lợi Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Công ty TNHH Tiếp Vận Thực định hướng sẽ luôn là đơn vị uy tín nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics, trở thành đầu cầu kết nối cho con đường giao thương trong nước và quốc tế Real Logistics hiện là đối tác chiến lược, hàng đầu của các hãng vận tải lớn, hãng tàu biển quốc tế như: Yang Ming, Evergreen, ONE, COSCO, CMA CGM, MSC, A.P Moller – Maersk, SITC,

Sau hơn 10 năm cung cấp dịch vụ logistics, công ty đã đạt được những con số ấn tượng bao gồm 01 trụ sở chính, 01 chi nhánh tại Hà Nội và nhiều văn phòng trải khắp Việt Nam (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, ); lên tới 200 đại lý dịch vụ tại khắp các quốc gia trên thế giới; hơn 100 nhân sự kinh nghiệm trong toàn hệ thống (văn phòng và thị trường); hơn 600 khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Trang 31

+ Năm 2014: Công ty mở Chi nhánh tại Hà Nội và văn phòng tại Hải Phòng + Năm 2016: Trở thành thành viên chính thức của WCA

+ Năm 2017-2018: Mở thêm các văn phòng tại Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam,

+ Năm 2019: Vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp TP HCM tiêu biểu năm 2019”

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính

Với sứ mệnh “Đồng hành với sự phát triển của Doanh nghiệp”, công ty luôn chú trọng không ngừng nâng cao các dịch vụ chuyên nghiệp đa dạng, cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm, kiểm soát chi phí hợp lý và hiệu quả, hướng tới trở thành 1 trong 10 công ty dẫn đầu trong cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao tại Việt Nam vào năm 2030

Nhờ hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics, công ty đã xây dựng nhiều loại hình dịch vụ, hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng và chủ yếu tập trung vào các loại hình dịch vụ sau:

- Dịch vụ giao nhận vận tải: cung cấp các hoạt động liên quan đến nhận hàng, giao hàng, bốc, xếp hàng, vận chuyển hàng nội địa và xuyên quốc gia bằng tất cả các đường: đường hàng không, đường biển, đường sắt và đường bộ

- Dịch vụ kho bãi và lưu trữ: cung cấp Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa; Dịch vụ kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu và thiết bị

- Dịch vụ kê khai hải quan: Tư vấn và thực hiện các thủ tục khai báo hải quan cho các đơn hàng xuất nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Tiếp Vận Thực được thiết kế theo mô hình chức năng, chia thành các bộ phận, phòng ban khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ, chức năng tương ứng

Trang 32

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Real Logistics

Nguồn: Báo cáo nhân sự công ty Real Logistics

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban được phân chia rõ ràng, cụ thể như sau: Giám đốc trực tiếp điều hành và giám sát tất cả hoạt động của các phòng ban, chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật

Phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý các phòng ban, thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao Đồng thời trực tiếp lãnh đạo, giám sát công việc của các bộ phận tại chi nhánh Phó giám đốc cùng giám đốc làm việc với các đối tác, bộ ban ngành để đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra tốt

Phòng Nhân sự: Quản lý toàn bộ nhân viên trong công ty, phụ trách các vấn đề về nhân sự như tuyển dụng nhân viên, đào tạo nghiệp vụ, chế độ lương thưởng

Phòng Kế toán: Kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi và thanh toán các khoản nợ, nộp ngân sách cho nhà nước và trả lương cho nhân viên

Phòng xuất nhập khẩu: Bộ phận Logistics phụ trách các công việc theo dõi đóng hàng, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi; Bộ phận chứng từ lập chứng từ nhập và xuất

Giám đốc

Phòng nhân sự Phòng kế toán Phòng xuất nhập khẩuBộ phận LogisticsBộ phận chứng từBộ phận giao

nhậnBộ phận chăm

sóc khách hàng

Phòng kinh doanh

Chi nhánh và các văn phòngPhó giám đốc

Trang 33

cho lô hàng, thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa, quản lý lưu trữ các chứng từ công văn, chịu trách nhiệm phát hành vận đơn, lệnh giao hàng; Bộ phận giao nhận thực hiện thủ tục giao nhận hàng hóa tại cảng, kho, sân bay, Bộ phận Chăm sóc khách hàng theo dõi và xử lý thắc mắc liên quan đến vấn đề về hàng hóa của khách hàng

Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, giới thiệu và phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng, xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng Đồng thời cũng là bộ phận marketing, chịu trách nhiệm quảng bá và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp

Chi nhánh và các văn phòng: Thực hiện chính sách, phương án mà trụ sở chính đã đề ra để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và đem lại hiệu quả

3.1.4 Nguồn nhân lực

Bảng 3.1 Bảng cơ cấu nhân lực công ty giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Báo cáo Thống kê nhân sự giai đoạn 2021 –2023

Về số lượng lao động: Trong giai đoạn 2021-2023, số lượng lao động của công ty liên tục tăng Sự gia tăng số lượng nhân viên như trên là do việc mở rộng quy mô kinh doanh Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực logistics như hiện nay đòi hỏi công ty phải mở rộng quy mô và bổ sung thêm nhân lực để đáp ứng nhu cầu vận hành

Về trình độ: Trong giai đoạn 2021 – 2023 , chất lượng nhân viên của công ty ngày càng cải thiện tốt hơn, tỷ lệ lao động trình độ thạc sĩ, đại học tăng lên, trong

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ

105100%112100%126100%76.67%1412.5%Thạc sĩ87.60%98.04%129.52%112.50%333.33%Đại học 5855.24%6255.36%7156.35%46.90%914.52%Cao đẳng và trung cấp3937.16%4136.61%4335.71%25.13%24.88%

So sánh 2021-2022 So sánh 2022-20232023

Giới tính

Độ tuổi

TổngChỉ tiêu

Trình độ

Trang 34

khi tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng, trung cấp giảm xuống Số lượng nhân viên có trình độ sau Đại học tập trung chủ yếu ở vị trí trong Ban Giám đốc, các Trưởng phòng (chiếm từ 7,6% đến 9,52%), nhân viên có trình độ Đại học là các nhân viên trong các phòng ban, bộ phận như Phòng kế toán, Phòng Kinh doanh, bộ phận chứng từ, bộ phận logistics, bộ phận chăm sóc khách hàng, (chiếm hơn 55%) và nhân viên trình độ cao đẳng chủ yếu là nhân viên thuộc bộ phận giao nhận (chiếm khoảng 35,71 đến 37,16%) do tính chất công việc không yêu cầu trình độ học vấn quá cao Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản chiếm phần lớn đã giúp công ty nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện để công ty ngày càng mở rộng và phát triển

Về giới tính: Giai đoạn 2021-2023, tỉ lệ lao động nữ có xu hướng tăng lên trong khi lao động nam có xu hướng giảm xuống Bên cạnh đó, công ty có tỉ lệ lao động nữ bình quân luôn cao hơn lao động nam Điều này là do cơ cấu số lượng nhân sự ở các vị trí chứng từ và logistics chiếm phần lớn, các công việc ở các bộ phận này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ nên thường phù hợp hơn với nữ giới (chiếm hơn 55%) Mặt khác, tỉ lệ lao động nam là khoảng hơn 44% và phần lớn lao động nam thuộc bộ phận giao nhận, hiện trường bởi vì các bộ phận này cần sự nhanh nhẹn, sức khoẻ tốt để làm việc trực tiếp tại cảng, sân bay

Về độ tuổi: Tỷ lệ lao động độ tuổi 30 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi khác (gần 51% năm 2023) và tăng 2% trong giai đoạn 2021– 2023 Đây là nhóm lao động đã có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn Chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là nhóm lao động trẻ với độ tuổi 20 – 30 (34% năm 2023) Nhóm lao động này hạn chế về kinh nghiệm nhưng có lợi thế về sức khỏe, khả năng ứng dụng công nghệ và học hỏi nhanh chóng Khoảng 12% ở độ tuổi 40-50, số liệu năm 2023, chủ yếu là ở ban giám đốc, trưởng phòng có khả năng lãnh đạo công ty tốt, đóng góp hiệu quả vào sự thành công và phát triển của công ty Riêng tỷ lệ lao động nhóm tuổi > 50 đang có xu hướng giảm qua từng năm do nhóm độ tuổi này có nhiều hạn chế về sức khỏe và khả năng đáp ứng các yêu cầu về sự nhanh nhạy, linh hoạt của công việc

3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện nay Công Ty TNHH Real Logistics có văn phòng chính tại số 39 - 41 Đường B4, Phường An Lợi Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh,

Trang 35

Việt Nam và các chi nhánh, văn phòng tại các tỉnh thành khác Tất cả các văn phòng đều được trang bị đủ cơ sở vật chất như bàn ghế làm việc, máy tính bàn có kết nối Internet cho nhân viên Phòng được chia làm các khu vực khác nhau, các phòng làm việc đều có hệ thống chiếu sáng tốt, điều hòa, quạt và máy lọc nước

Ngoài ra công ty cũng chuẩn bị đầy đủ máy fax, máy in, phòng bếp với đầy đủ đồ dùng phục vụ bữa trưa, chỗ nghỉ ngơi cho nhân viên công ty Hàng ngày công ty đều thuê nhân viên dọn vệ sinh để đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, trong lành

3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Real Logistics giai đoạn 2021-2023

3.2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh chung của Công ty giai đoạn 2021 – 2023

Sau hơn 10 năm hoạt động, Real Logistics luôn nỗ lực để hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, mở rộng, đa dạng ngành nghề kinh doanh Trong giai đoạn 2021 – 2023, mặc dù chịu sự tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, những con số đạt được về doanh thu cũng công ty vẫn rất đáng ghi nhận

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023

(Đơn vị tính: đồng)

Doanh thu 350,247,789,147 427,783,405,371 391,635,748,013 Chi phí 325,427,652,722 379,969,111,522 356,872,461,880 Tổng lợi nhuận trước

Thuế TNDN hiện hành 6,178,001,231 11,393,613,402 8,516,820,934 Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2021 – 2023

Giai đoạn 2021 – 2023, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động Tổng doanh thu năm 2022 đạt 427,783,405,371 đồng, tăng 22,13% so với năm 2021 Năm 2023 đạt 391,635,748,013 đồng, giảm 8,45% so với năm 2022 Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4 trên diện rộng đã gây ảnh

Trang 36

hưởng nghiêm trọng đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước cũng như hoạt động kinh doanh của công ty Tuy nhiên, sang đến năm 2022, khi các nước trên thế giới dần dỡ bỏ phong tỏa tạo điều kiện cho sản xuất và nền kinh tế phục hồi trở lại thì xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 371,30 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021, điều này cũng kéo theo tác động tích cực đến ngành dịch vụ logistics, cụ thể là lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng và đạt mức cao nhất trong ba năm vừa qua, ở mức 36,420,680,447 đồng Đây là dấu hiệu tích cực cho việc phục hồi sau đại dịch của công ty Năm 2023, toàn cầu đối mặt với tình hình kinh tế đầy thách thức và phức tạp Lạm phát tăng cao, gây áp lực lớn lên nền kinh tế và đời sống của người dân Tình trạng hàng hóa dư thừa làm gia tăng tình trạng sụt giảm kinh tế Ngoài ra, việc hàng hóa không thể xuất khẩu đi được đã làm cho sự cạn kiệt nguồn cung và tạo ra một sự mất cân đối cung - cầu Điều này dẫn đến sự cắt giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ liên quan Vì vậy dẫn đến việc giảm giá và làm giảm doanh thu, lợi nhuận và khả năng đầu tư cho tương lai Tổng lợi nhuận sau thuế của Real Logistics năm 2023 đạt 26,246,465,199 đồng, giảm 10,174,215,248 đồng (tương ứng giảm 27,94%)

Qua những con số trên có thể thấy rằng trong vòng 3 năm từ 2021 đến 2023, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng nhưng vẫn chịu ảnh hưởng bởi các biến động của của nền kinh tế và tỉ lệ tăng trưởng không ổn định do phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty giao nhận trên thị trường Để khắc phục điều này, công ty đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng

Bảng 3.3 Doanh thu dịch vụ logistics theo lĩnh vực dịch vụ của công ty

(Đơn vị tính: đồng)

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 – 2023

Kê khai hải quan 142,720,641,146 40.75% 175,595,817,624 41.05% 165,470,950,566 42.25%Giao nhận vận tải 193,914,085,210 55.36% 234,124,680,399 54.73% 210,773,341,426 53.82%

Trang 37

Bảng số liệu trên thể hiện 3 lĩnh vực kinh doanh chính của Real Logistics giai đoạn năm 2021 - 2023 cho thấy giao nhận vận tải là dịch vụ đem lại nguồn thu chính cho công ty, chiếm tỉ trọng lần lượt là 55,36%; 54,73% và 53,82% Vì đây là mảng dịch vụ cốt lõi được Công ty tập trung khai thác nên doanh thu từ giao nhận vận tải là rất lớn Ngoài ra, dịch vụ kê khai hải quan cũng có xu hướng tăng trong 3 năm qua từ 40,75% lên 42,25% và dịch vụ kho bãi có tăng trưởng nhưng mức tăng không lớn (từ 3,89% lên 4,22%) và giảm vào năm 2023 (3,93%)

Bảng 3.4 Doanh thu dịch vụ logistics theo khu vực thị trường giai đoạn 2021-2023

(Đơn vị tính: đồng)

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 –2023

Theo bảng thống kê, khu vực Châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc tiêu dùng dịch vụ logistics theo doanh thu trong các năm 2021 (với doanh thu là 176,193,820,457 đồng, chiếm tỷ trọng 50,31%), 2022 (với doanh thu là 220,967,843,619 đồng, chiếm tỷ trọng 51,65%), và 2023 (với doanh thu là 209,670,489,765 đồng, chiếm tỷ trọng 53,54%) Điều này là do thị trường châu Á tập trung nhiều đối tác lâu năm của công ty như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,

Doanh thu từ thị trường Châu Âu chứng kiến sự biến động bởi trong năm 2022 các dịch vụ công ty cung cấp phần nhiều bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột chính trị lớn nhất thế giới là xung đột Nga – Ukraina Sang tới năm 2023, cuộc xung đột này không có tiến triển tích cực cùng với đó là nội bộ của Liên minh châu Âu – EU xuất hiện những rạn nứt lớn kéo dài Những điều này làm cho tỷ trọng doanh số ở thị trường châu Âu giảm đi chỉ còn chiếm 22,89% trong tổng doanh thu năm 2023 (giảm 16,03% so với năm 2022 và 6,32% so với năm 2021)

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN