1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty tnhh real logistics

30 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 817,57 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THỰC (0)
    • 1.1. Quá trình hình thành phát triển (6)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung (6)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (6)
    • 1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính (7)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức (7)
    • 1.4. Nguồn nhân lực (9)
    • 1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật (10)
    • 1.6. Tình hình tài chính (11)
  • Chương 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THỰC (13)
    • 2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 (13)
    • 2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty Tiếp Vận Thực (17)
      • 2.2.1. Dịch vụ giao nhận vận tải (17)
      • 2.2.2. Dịch vụ kê khai hải quan (21)
      • 2.2.3. Dịch vụ kho bãi (22)
    • 2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty (23)
    • 2.4. Cơ hội và thách thức (25)
      • 2.4.1. Cơ hội (25)
      • 2.4.2. Thách thức (25)
  • Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (26)
    • 3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Tiếp Vận Thực. 21 1. Những thành công đạt trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp (26)
      • 3.1.2. Những khó khăn và nguyên nhân trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp (26)
    • 3.2. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty Tiếp Vận Thực (28)
    • 3.3. Đề xuất vấn đề nghiên cứu (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Sau hơn 10 năm cung cấp dịch vụ logistics, công ty đã đạt được những con số ấn tượng bao gồm 01 trụ sở chính, 01 chi nhánh tại Hà Nội và nhiều văn phòng trải khắp Việt Nam Hải Phòng, Đà

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THỰC

Quá trình hình thành phát triển

Công ty TNHH Tiếp Vận Thực là công ty có hoạt động hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và hoạt động theo quy định hiện hành của Nhà nước được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24/12/2009 Một số thông tin về công ty:

- Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH Tiếp Vận Thực

- Tên quốc tế: REAL LOGISTICS COMPANY LIMITED

- Người đại diện pháp luật: Nguyễn Vũ

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước

- Trụ sở chính: 39 - 41 Đường B4, Phường An Lợi Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Công ty TNHH Tiếp Vận Thực định hướng sẽ luôn là đơn vị uy tín nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics, trở thành đầu cầu kết nối cho con đường giao thương trong nước và quốc tế Real Logistics hiện là đối tác chiến lược, hàng đầu của các hãng vận tải lớn, hãng tàu biển quốc tế như: Yang Ming, Evergreen, ONE, COSCO, CMA CGM, MSC, A.P Moller – Maersk, SITC,

Sau hơn 10 năm cung cấp dịch vụ logistics, công ty đã đạt được những con số ấn tượng bao gồm 01 trụ sở chính, 01 chi nhánh tại Hà Nội và nhiều văn phòng trải khắp Việt Nam (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, ); lên tới 200 đại lý dịch vụ tại khắp các quốc gia trên thế giới; hơn 100 nhân sự kinh nghiệm trong toàn hệ thống (văn phòng và thị trường); hơn 600 khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty đã đạt được những cột mốc phát triển đáng tự hào như sau:

Năm 2009: Công ty Real Logistics thành lập

Năm 2012: Thành lập văn phòng liên kết tại Đà Nẵng

Năm 2014: Công ty mở Chi nhánh tại Hà Nội và văn phòng tại Hải Phòng

Năm 2016: Trở thành thành viên chính thức của WCA

Năm 2017-2018: Mở thêm các văn phòng tại Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,

Năm 2019: Vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp TP HCM tiêu biểu năm 2019”.

Lĩnh vực kinh doanh chính

Với sứ mệnh “Đồng hành với sự phát triển của Doanh nghiệp”, công ty luôn chú trọng không ngừng nâng cao các dịch vụ chuyên nghiệp đa dạng, cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm, kiểm soát chi phí hợp lý và hiệu quả, hướng tới trở thành

1 trong 10 công ty dẫn đầu trong cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao tại Việt Nam vào năm 2030

Nhờ hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics, công ty đã xây dựng nhiều loại hình dịch vụ, hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng và chủ yếu tập trung vào các loại hình dịch vụ sau:

- Dịch vụ giao nhận vận tải: cung cấp các hoạt động liên quan đến nhận hàng, giao hàng, bốc, xếp hàng, vận chuyển hàng nội địa và xuyên quốc gia bằng tất cả các đường: đường hàng không, đường biển, đường sắt và đường bộ

- Dịch vụ kho bãi và lưu trữ: cung cấp Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa; Dịch vụ kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu và thiết bị

- Dịch vụ kê khai hải quan: Tư vấn và thực hiện các thủ tục khai báo hải quan cho các đơn hàng xuất nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Tiếp Vận Thực được thiết kế theo mô hình chức năng, chia thành các bộ phận, phòng ban khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ, chức năng tương ứng

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Real Logistics

Nguồn: Báo cáo nhân sự công ty Real Logistics

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban được phân chia rõ ràng, cụ thể như sau:

Giám đốc trực tiếp điều hành và giám sát hoạt động của các phòng ban, đề ra mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cũng như bố trí cơ cấu, quy chế quản lý nội bộ,

Phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý các phòng ban, quản lí hoạt động kinh doanh và thay mặt giám đốc khi vắng mặt để chỉ đạo hoạt động

Phòng Nhân sự: Quản lý toàn bộ nhân viên trong công ty, phụ trách các vấn đề về nhân sự như tuyển dụng nhân viên, đào tạo nghiệp vụ, chế độ lương thưởng

Phòng Kế toán: Kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi và thanh toán các khoản nợ, nộp ngân sách cho nhà nước và trả lương cho nhân viên

Phòng xuất nhập khẩu: Bộ phận Logistics phụ trách các công việc theo dõi đóng hàng, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi; Bộ phận chứng từ lập chứng từ nhập và xuất cho lô hàng, thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa, quản lý lưu trữ các chứng từ công văn, chịu trách nhiệm phát hành vận đơn, lệnh giao hàng; Bộ phận

Phòng nhân sự Phòng kế toán

Bộ phận chăm sóc khách hàng

Chi nhánh và các văn phòngPhó giám đốc

4 giao nhận thực hiện thủ tục giao nhận hàng hóa tại cảng, kho, sân bay, Bộ phận Chăm sóc khách hàng theo dõi và xử lý thắc mắc liên quan đến vấn đề về hàng hóa của khách hàng

Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, giới thiệu và phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng, xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng

Chi nhánh và các văn phòng: Thực hiện chính sách, phương án mà trụ sở chính đã đề ra để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và đem lại hiệu quả.

Nguồn nhân lực

Bảng 1.1 Bảng cơ cấu nhân lực công ty giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Báo cáo Thống kê nhân sự giai đoạn 2021 –2023

Về số lượng lao động: Trong giai đoạn 2021-2023, số lượng lao động của công ty liên tục tăng Sự gia tăng số lượng nhân viên như trên là do việc mở rộng quy mô kinh doanh Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực logistics như hiện nay đòi hỏi công ty phải mở rộng quy mô và bổ sung thêm nhân lực để đáp ứng nhu cầu vận hành

Về trình độ: Trong giai đoạn 2021 – 2023 , chất lượng nhân viên của công ty ngày càng cải thiện tốt hơn, tỷ lệ lao động trình độ thạc sĩ, đại học tăng lên, trong khi tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng, trung cấp giảm xuống Số lượng nhân viên có trình độ sau Đại học tập trung chủ yếu ở vị trí trong Ban Giám đốc, các Trưởng phòng (chiếm từ 7,6% đến 9,52%), nhân viên có trình độ Đại học là các nhân viên trong các phòng ban, bộ phận

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ

Thạc sĩ 8 7.60% 9 8.04% 12 9.52% 1 12.50% 3 33.33% Đại học 58 55.24% 62 55.36% 71 56.35% 4 6.90% 9 14.52% Cao đẳng và trung cấp 39 37.16% 41 36.61% 43 35.71% 2 5.13% 2 4.88%

5 như Phòng kế toán, Phòng Kinh doanh, bộ phận chứng từ, bộ phận logistics, bộ phận chăm sóc khách hàng, (chiếm hơn 55%) và nhân viên trình độ cao đẳng chủ yếu là nhân viên thuộc bộ phận giao nhận (chiếm khoảng 35,71 đến 37,16%) do tính chất công việc không yêu cầu trình độ học vấn quá cao Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản chiếm phần lớn đã giúp công ty nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện để công ty ngày càng mở rộng và phát triển

Về giới tính: Giai đoạn 2021-2023, tỉ lệ lao động nữ có xu hướng tăng lên trong khi lao động nam có xu hướng giảm xuống Bên cạnh đó, công ty có tỉ lệ lao động nữ bình quân luôn cao hơn lao động nam Điều này là do cơ cấu số lượng nhân sự ở các vị trí chứng từ và logistics chiếm phần lớn, các công việc ở các bộ phận này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ nên thường phù hợp hơn với nữ giới (chiếm hơn 55%) Mặt khác, tỉ lệ lao động nam là khoảng hơn 44% và phần lớn lao động nam thuộc bộ phận giao nhận, hiện trường bởi vì các bộ phận này cần sự nhanh nhẹn, sức khoẻ tốt để làm việc trực tiếp tại cảng, sân bay

Về độ tuổi: Tỷ lệ lao động độ tuổi 30 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi khác (gần 51% năm 2023) và tăng 2% trong giai đoạn 2021– 2023 Đây là nhóm lao động đã có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn Chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là nhóm lao động trẻ với độ tuổi 20 – 30 (34% năm 2023) Nhóm lao động này hạn chế về kinh nghiệm nhưng có lợi thế về sức khỏe, khả năng ứng dụng công nghệ và học hỏi nhanh chóng Khoảng 12% ở độ tuổi 40-50, số liệu năm 2023, chủ yếu là ở ban giám đốc, trưởng phòng có khả năng lãnh đạo công ty tốt, đóng góp hiệu quả vào sự thành công và phát triển của công ty Riêng tỷ lệ lao động nhóm tuổi > 50 đang có xu hướng giảm qua từng năm do nhóm độ tuổi này có nhiều hạn chế về sức khỏe và khả năng đáp ứng các yêu cầu về sự nhanh nhạy, linh hoạt của công việc.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Hiện nay Công Ty TNHH Real Logistics có văn phòng chính tại số 39 - 41 Đường B4, Phường An Lợi Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và các chi nhánh, văn phòng tại các tỉnh thành khác Tất cả các văn phòng đều được trang bị đủ cơ sở vật chất như bàn ghế làm việc, máy tính bàn có kết nối Internet cho nhân

6 viên Phòng được chia làm các khu vực khác nhau, các phòng làm việc đều có hệ thống chiếu sáng tốt, điều hòa, quạt và máy lọc nước

Ngoài ra công ty cũng chuẩn bị đầy đủ máy fax, máy in, phòng bếp với đầy đủ đồ dùng phục vụ bữa trưa, chỗ nghỉ ngơi cho nhân viên công ty Hàng ngày công ty đều thuê nhân viên dọn vệ sinh để đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, trong lành.

Tình hình tài chính

Vốn điều lệ ban đầu của công ty Tiếp vận thực là 30,000,000,000 tỉ đồng Kể từ khi mới thành lập cho tới hiện tại, qua các năm, tổng số vốn điều lệ của công ty đã gia tăng đáng kể so với ban đầu Nguyên nhân là do công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh và việc gia tăng vốn điều lệ giúp tạo ra sự dự phòng tài chính để đối phó với các tình huống khó khăn

Bảng 1.2 Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2021 – 2023

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2021 – 2023

Tổng tài sản của công ty có xu hướng không ổn định trong giai đoạn 2021 – 2023 Trong khi năm 2022, tổng tài sản tăng 18,14% so với năm 2021 thì đến năm 2023, tổng tài sản giảm 7,56% so với cùng kỳ năm 2022 Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cơ cấu tài sản của công ty Giai đoạn 2021-2023, tỷ trọng tổng tài sản dài hạn đã giảm từ 43,39% năm 2021 còn 38,49% vào năm 2023 trong khi tài sản ngắn hạn tăng từ 56,61% năm 2021 lên 61,51% năm 2023, điều này là do các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng, nguyên nhân đến từ việc doanh nghiệp nới lỏng chính sách bán hàng, chấp nhận việc công nợ của khách hàng để tạo sự cạnh tranh

Số liệu Tỉ trọng Số liệu Tỉ trọng Số liệu Tỉ trọng TỔNG TÀI SẢN 86,974,525,276 100% 102,750,628,251 100% 94,979,655,443 100%

Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2021 – 2023

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2021 – 2023

Năm 2021, cơ cấu vốn tập trung vào nợ ngắn hạn Nguồn nợ ngắn hạn là 35,880,956,794 đồng, chiếm 41,25% cơ cấu của tổng nguồn vốn Đến năm 2023, vốn chủ sở hữu tăng lên 44,340,852,631 đồng, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn Cơ cấu của nợ ngắn hạn đã giảm còn 32,501,145,327 đồng Vốn chủ sở hữu tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả Việc bổ sung, tăng vốn chủ sở hữu cũng thể hiện doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 1.4 Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2021 – 2023

Hệ số thanh toán ngắn hạn luôn nằm trong khoảng từ 1 đến 2 và gia tăng qua các năm 2021 – 2023, điều này phản ánh công ty có thể đảm bảo năng thanh toán các tốt các khoản nợ vay ngắn hạn, rủi ro phá sản của doanh nghiệp là thấp Đây là một trong những yếu tố quan trọng xây dựng uy tín của công ty

Số liệu Tỉ trọng Số liệu Tỉ trọng Số liệu Tỉ trọng TỔNG NGUỒN

Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.372167176 1.668993085 1.79740935

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THỰC

Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021 – 2023

Sau hơn 10 năm hoạt động, Real Logistics luôn nỗ lực để hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, mở rộng, đa dạng ngành nghề kinh doanh Trong giai đoạn 2021 –

2023, mặc dù chịu sự tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, những con số đạt được về doanh thu cũng công ty vẫn khá khả quan

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2021 – 2023

CHỈ TIÊU Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn bán hàng 279,610,454,313 315,046,889,312 296,425,112,089 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính 1,357,067,890 4,632,189,354 3,501,196,707 Chi phí tài chính 2,368,707,143 6,432,985,321 5,812,240,965 Chi phí bán hàng 15,789,221,340 30,678,134,098 23,450,897,861 Chi phí quản lý doanh nghiệp 29,024,789,147 32,457,054,326 34,713,706,324 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 24,820,136,425 47,814,293,849 34,763,286,133 Chi phí thuế

TNDN hiện hành 6,178,001,231 11,393,613,402 8,516,820,934 Lợi nhuận sau thuế

Giai đoạn 2021 – 2023, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động Tổng doanh thu năm 2022 đạt 427,783,405,371 đồng, tăng 22,13% so với năm

2021 Năm 2023 đạt 391,635,748,013 đồng, giảm 8,45% so với năm 2022 Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4 trên diện rộng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước cũng như hoạt động kinh doanh của công ty Tuy nhiên, sang đến năm 2022, khi các nước trên thế giới dần dỡ bỏ phong tỏa tạo điều kiện cho sản xuất và nền kinh tế phục hồi trở lại thì xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 371,30 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021, điều này cũng kéo theo tác động tích cực đến ngành dịch vụ logistics, cụ thể là lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng và đạt mức cao nhất trong ba năm vừa qua, ở mức 36,420,680,447 đồng Đây là dấu hiệu tích cực cho việc phục hồi sau đại dịch của công ty Năm 2023, toàn cầu đối mặt với tình hình kinh tế đầy thách thức và phức tạp Lạm phát tăng cao, gây áp lực lớn lên nền kinh tế và đời sống của người dân Tình trạng hàng hóa dư thừa làm gia tăng tình trạng sụt giảm kinh tế Ngoài ra, việc hàng hóa không thể xuất khẩu đi được đã làm cho sự cạn kiệt nguồn cung và tạo ra một sự mất cân đối cung

- cầu Điều này dẫn đến sự cắt giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ liên quan

Vì vậy dẫn đến việc giảm giá và làm giảm doanh thu, lợi nhuận và khả năng đầu tư cho tương lai Tổng lợi nhuận sau thuế của Real Logistics năm 2023 đạt 26,246,465,199 đồng, giảm 10,174,215,248 đồng (tương ứng giảm 27,94%)

Bảng 2.2 Doanh thu dịch vụ logistics theo lĩnh vực dịch vụ của công ty

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 – 2023

Bảng số liệu trên thể hiện 3 lĩnh vực kinh doanh chính của Real Logistics giai đoạn năm 2021 - 2023 cho thấy giao nhận vận tải là dịch vụ đem lại nguồn thu chính cho công ty, chiếm tỉ trọng lần lượt là 55,36%; 54,73% và 53,82% Vì đây là mảng dịch vụ

Số liệu Tỉ trọng Số liệu Tỉ trọng Số liệu Tỉ trọng

Tiêu chí phân loại Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

11 cốt lõi được Công ty tập trung khai thác; đồng thời chi phí trung bình của dịch vụ này cũng cao hơn so với các dịch vụ còn lại nên doanh thu từ giao nhận vận tải là rất lớn Ngoài ra, dịch vụ kê khai hải quan cũng có xu hướng tăng trong 3 năm qua từ 40,75% lên 42,25% và dịch vụ kho bãi có tăng trưởng nhưng mức tăng không lớn (từ 3,89% lên 4,22%) và giảm vào năm 2023 (3,93%)

Bảng 2.3 Doanh thu dịch vụ logistics theo khu vực thị trường giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 –2023

Theo bảng thống kê, khu vực Châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc tiêu dùng dịch vụ logistics theo doanh thu trong các năm 2021 (với doanh thu là 176,193,820,457 đồng, chiếm tỷ trọng 50,31%), 2022 (với doanh thu là 220,967,843,619 đồng, chiếm tỷ trọng 51,65%), và 2023 (với doanh thu là 209,670,489,765 đồng, chiếm tỷ trọng 53,54%) Điều này là do thị trường châu Á tập trung nhiều đối tác lâu năm của công ty như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,

Doanh thu từ thị trường Châu Âu chứng kiến sự biến động bởi trong năm 2022 các dịch vụ công ty cung cấp phần nhiều bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột chính trị lớn nhất thế giới là xung đột Nga – Ukraina Sang tới năm 2023, cuộc xung đột này không có tiến triển tích cực cùng với đó là nội bộ của Liên minh châu Âu – EU xuất hiện những rạn nứt lớn kéo dài Những điều này làm cho tỷ trọng doanh số ở thị trường châu Âu giảm đi chỉ còn chiếm 22,89% trong tổng doanh thu năm 2023 (giảm 16,03% so với năm

Trong khi đó, tỉ trọng doanh thu ở thị trường châu Mỹ ngày càng tăng, từ 18,13% năm 2021 lên 19,06% năm 2023 Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự nhận diện của công ty ở thị trường châu Mỹ đang ngày càng lớn mạnh

Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Châu Á 176,193,820,457 50.31% 220,967,843,619 51.65% 209,670,489,765 53.54%

Thị trường Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Hoạt động thương mại quốc tế của công ty Tiếp Vận Thực

Hoạt động thương mại quốc tế của công ty được thực hiện chủ yếu thông qua loại hình vận tải giao nhận quốc tế, kê khai hải quan và dịch vụ kho bãi

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng doanh thu theo nhu cầu sử dụng dịch vụ giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Sinh viên tính toán qua bảng 2.2

2.2.1 Dịch vụ giao nhận vận tải

Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh theo cơ cấu dịch vụ giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 –2023

Nhìn chung, vận tải quốc tế đường biển luôn là hoạt động kinh tế quốc tế chiếm tỷ trọng lớn và đem lại nhiều doanh thu nhất cho Công ty trong giai đoạn 2021-2023 Trong khi đó, vận tải qua đường hàng không chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu

Tỉ trọng doanh thu theo nhu cầu sử dụng dịch vụ giai đoạn

Kê khai hải quan Giao nhận vận tải Dịch vụ kho bãi

Số liệu Tỉ trọng Số liệu Tỉ trọng Số liệu Tỉ trọng Đường biển 121,430,297,631 62.62% 150,670,231,965 64.35% 134,728,964,031 63.92% Đường hàng không 48,570,628,139 25.05% 56,710,319,823 24.22% 50,390,815,689 23.91% Khác 23,913,159,440 12.33% 26,744,128,611 11.42% 25,653,561,706 12.17% Tổng 193,914,085,210 100% 234,124,680,399 100% 210,773,341,426 100%

Loại hình vận tải Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là các hình thức vận tải khác bao gồm vận tải qua đường bộ và đường sắt Điều này khá dễ hiểu vì phần lớn (hơn 80%) hàng hoá trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển nên kết quả kinh doanh như trên của công ty Tiếp Vận Thực là phù hợp với tình hình thực tế Tỷ trọng 3 loại hình vận tải quốc tế trong 3 năm giữ ở mức khá ổn định, không biến động quá nhiều

Giao nhận vận tải đường biển:

Doanh thu từ giao nhận đường biển có sự biến động khá lớn trong giai đoạn từ 2021-2023, cụ thể: năm 2022 tăng 24,08% so với 2021 và 2023 giảm 10,58 % so với

2022 Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi trong năm 2021, Covid 19 đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời xảy ra hiện tượng thiếu hụt container rỗng dẫn tới nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng, tuy nhiên sang tới năm 2022 dịch bệnh dần được khống chế giúp khắc phục tình trạng trên, khiến cho doanh thu và tỷ trọng của dịch vụ giao nhận đường biển tăng lên đáng kể Bên cạnh đó, sau khi các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia có hiệu lực như EVFTA, CPTPP, AHKFTA, … đã tạo cơ hội lớn cho giao nhận hàng hoá quốc tế của Việt Nam Real Logistics đã tận dụng được cơ hội này để phát triển dịch vụ vận tải quốc tế đường biển góp phần giúp tăng doanh thu từ giao nhận đường biển trong năm 2022 Tuy nhiên, sang tới năm 2023, lạm phát tăng cao, nền kinh tế toàn cầu trở nên ảm đạm, sức tiêu dùng suy giảm gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường vận tải biển đã khiến doanh thu sụt giảm so mạnh với năm 2022, về mức 134,728,964,031 đồng

Biểu đồ 2.2 Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 –2023

Công ty cung cấp đa dạng các dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng hóa đường biển, trong đó khối lượng vận chuyển của hình thức hàng lẻ (LCL) và hàng container (FCL) đều tăng mạnh trong năm 2022 và giảm nhẹ trong năm 2023 Dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container luôn chiếm tỉ lệ lớn hơn so với dịch vụ vận chuyển hàng lẻ, hàng rời do chủ yếu là nguyên vật liệu, thiết bị có khối lượng lớn, kích thước lớn cho sản xuất, gia công

Khối lượng vận chuyển bằng đường biển

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu thị trường dịch vụ vận tải quốc tế của công ty giai đoạn 2021-2023 Đơn vị tính: Phần trăm Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 –2023

Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, duy trì và phát triển được mối quan hệ tốt đẹp với hầu hết tất cả các hãng tàu có mặt trên thị trường bao gồm từ Maersk, CMA-CGM, Evergreen, OOCL, Thị trường lớn nhất của Real Logistics trong vận tải biển quốc tế là châu Á (chiếm khoảng hơn 56%), tiếp đến là châu Âu (chiếm khoảng hơn 23%) và châu Mĩ (chiếm khoảng 3-5%)

Giao nhận vận tải đường hàng không:

Dịch vụ vận tải quốc tế đường hàng không được xem là một trong những dịch vụ quan trọng của công ty Để có được ưu thế về giá cước và chỗ, Real Logistics đã kí kết hợp đồng đại lý với nhiều hãng hàng không ở nhiều nước với giá cước cạnh tranh, thời gian vận chuyển nhanh chóng, luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng

Năm 2023, dịch vụ vận tải quốc tế đường hàng không chiếm 23,91% tổng doanh thu dịch vụ của công ty, chỉ đứng sau vận tải quốc tế đường biển Các hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không chủ yếu là hàng mẫu dự án, hàng có giá trị công nghệ cao, có khối lượng không quá lớn cần thời gian vận chuyển nhanh và an toàn

Cơ cấu thị trường dịch vụ vận tải quốc tế của công ty giai đoạn 2020-2022

Khác Châu Mĩ Châu Âu Châu Á

Các tuyến hàng không chính mà công ty đang cung cấp hiện nay bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Úc, Đức, Ý, Bỉ, Mỹ, Singapore Trong đó, hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam chiếm hơn 60% số chuyến bay, tiếp đó là các tuyến Hàn Quốc, Châu Âu Điều này có thể lý giải do Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy quan hệ đối tác với Việt Nam để đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện ổn định và giá cả cạnh tranh, qua đó giúp tăng cường việc trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc

Giao nhận vận tải khác:

Giao nhận vận tải khác gồm đường bộ và đường sắt So với lĩnh vực giao nhận đường biển và hàng không thì doanh thu của giao nhận quốc tế đường bộ, đường sắt chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, khoảng 3-5% trên tổng doanh thu dịch vụ kinh tế quốc tế mỗi năm Nguyên nhân là do đây là loại hình ít phổ biến hơn cả trong giao nhận hàng hoá quốc tế, đồng thời công ty chưa quá chú trọng vào loại hình dịch vụ này Các tuyến đường bộ chủ yếu mà Real Logistics thực hiện là từ Việt Nam sang các nước châu Á như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Bên cạnh đó, Real Logistics Việt Nam cũng tạo ra sự lựa chọn bền vững với dịch vụ vận tải đường sắt Khả năng kết nối quốc tế từ khắp châu Á đến châu Âu thông qua đường sắt giúp khách hàng có thêm phương án vận chuyển an toàn và hiệu quả

2.2.2 Dịch vụ kê khai hải quan

Dịch vụ kê khai hải quan chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp, chỉ sau dịch vụ vận tải quốc tế Năm 2021, kê khai hải quan mang tới 40,75% doanh thu Trong 2 năm 2022 và 2023, loại hình này có tỷ trọng tăng Cụ thể, năm 2022 chiếm 41,05% doanh thu, đến năm 2023, kê khai hải quan đã mang đến hơn 42,25% doanh thu cho doanh nghiệp

Giải thích cho việc dịch vụ kê khai hải quan luôn giữ ở mức cao bởi vì Real Logistics với bề dày hơn 10 năm đã xây dựng được một đội ngũ nhân lực với kiến thức sâu về quy định hải quan và thủ tục nhập xuất khẩu Điều này giúp đảm bảo rằng thông tin kê khai được thực hiện một cách chính xác và đáp ứng đúng thời hạn Hiện nay, với việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, Real Logistics đã tối ưu hóa quy trình kê khai

17 hải quan Hệ thống phần mềm quản lý thông tin, tự động hóa và giao dịch điện tử giúp công ty giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu quả trong việc xử lý thông tin quan trọng Ngoài ra, công ty tạo ra một hệ thống liên kết giữa kê khai hải quan và các dịch vụ khác như vận chuyển, lưu trữ và quản lý chuỗi cung ứng, tạo nên một mô hình hoạt động toàn diện và tiện ích cho khách hàng

Hiện nay, Real Logistics có hơn một triệu mét vuông các trung tâm phân phối lưu trữ và trung tâm hợp nhất có vị trí chiến lược để hỗ trợ một loạt các ngành công nghiệp

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty

Hình 2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Nguồn: Tài liệu hồ sơ năng lực của công ty

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng:

Công ty tìm kiếm và liên hệ với khách hàng có nhu cầu để tư vấn dịch vụ Sau khi kết nối được với khách hàng, nhân viên kinh doanh tiến hành thỏa thuận và báo giá cho khách hàng cũng như các thông tin liên quan về hãng tàu, lịch tàu liên quan đến lô hàng của khách

Bước 2: Kí kết hợp đồng dịch vụ giao nhận:

Khi cả hai bên đạt được sự thỏa thuận thì đi đến ký kết hợp đồng dịch vụ giao nhận Hợp đồng dịch vụ giao nhận sẽ gồm những điều khoản đã được hai bên đồng ý thỏa thuận với hình thức bằng văn bản, có chữ kí đóng dấu của cả hai bên Hợp đồng được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản

Bước 3: Tiếp nhận thông tin lô hàng và kiểm tra bộ chứng từ:

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến (Arrival notice), khách hàng gửi mail bộ chứng từ cho Real Logistics Các nhân viên làm chứng từ có trách nhiệm kiểm tra lô hàng có nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có giấy phép hay không, kiểm tra sự phù hợp của các thông tin và số liệu trên bộ chứng từ về người bán, người mua, các thông số của lô hàng, phương thức thanh toán, Bộ chứng từ thường bao gồm: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, giấy báo hàng đến Tùy theo đặc điểm của từng lô hàng mà bộ chứng từ cần có thêm các giấy tờ khác như giấy chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan, giấy chứng nhận hun trùng, giấy kiểm định,

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng D/O từ đại lý của hãng tàu:

Thông báo hàng đến sẽ được gửi đến trước 1-2 ngày so với ngày dự kiến tàu đến Nhân viên giao nhận đã được sự ủy thác từ khách hàng, đem thông báo hàng đến, B/L và giấy giới thiệu của khách hàng (nếu có), đóng những chi phí cần thiết để lấy lệnh giao hàng D/O của hãng tàu, giấy trả container rỗng, lệnh cược container về kho (tùy theo hãng tàu, tùy theo loại hàng) Nhân viên nhận lệnh giao hàng có dấu hiệu đã thu phí đầy đủ, có chữ ký của hãng tàu, tiến hành kiểm tra lệnh giao hàng ngay ở đó

Bước 5: Khai báo hải quan:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan, nhân viên Real Logistics sẽ tiến hành khai báo Hải quan điện tử qua phần mềm ECUSK2 Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và chính xác của các dữ liệu được truyền, cán bộ Hải quan tiến hành việc phân luồng tờ khai và phản hồi cho doanh nghiệp

Bước 6&7: Nhận hàng tại cảng và giao hàng cho khách:

Nhân viên giao hàng chuẩn bị xe kho và liên lạc với chủ hàng thông báo về ngày giờ dự tính sẽ giao hàng

Bước 8: Thanh toán chi phí làm hàng:

Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan cho hàng hoá và chuyển hàng về kho cho khách hàng thì công ty sẽ tiến hành việc thanh toán chi phí làm hàng với khách

Cơ hội và thách thức

Thứ nhất, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, hoạt động giao thương quốc tế được trở lại bình thường; Chính phủ Việt Nam tích cực hợp tác, ký kết các hiệp định tự do thương mại tự do FTA thế hệ mới, tạo điều kiện linh động cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như mở rộng quy mô, thị trường quốc tế

Thứ hai, nhu cầu về dịch vụ logistics chuyên nghiệp ngày càng tăng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp logistics như công ty Tiếp vận thực cung cấp các giải pháp đổi mới sáng tạo, từ dịch vụ vận chuyển, lưu trữ đến quản lý chuỗi cung ứng

Thứ ba, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng Internet, việc liên hệ giữa các bên đối tác diễn ra thuận lợi giúp quá trình xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biến, kho bãi, kết nối… còn hạn chế, bất cập Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập Sự phát triển bất cân đối của hệ thống cảng biến Việt Nam khi hơn 92% lưu lượng container phía Nam tập trung ở Cảng Cát Lái dẫn đến tình trạng quá tải, kẹt cảng,… gây ra sự lãng phí rất lớn

Thứ hai, trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cả trong và ngoài nước Nếu không linh hoạt và không có các chiến lược kinh doanh mang tính lâu dài, bền vững thì sẽ dễ dàng bị các đối thủ đánh bại

Thứ ba, về vấn đề chi phí logistics, chi phí vận tải tại Việt Nam hiện đang ở mức cao (gấp 3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới) và không đồng đều ở các khu vực, nguyên nhân chủ yếu do các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí hiện khá cao, gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác Bên cạnh đó, việc hạn chế về quy mô vốn, trình độ quản lý, nguồn nhân lực có nghiệp vụ chuyên môn cao cũng khiến các doanh nghiệp trong nước trong đó có công ty Tiếp Vận Thực khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Tiếp Vận Thực 21 1 Những thành công đạt trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

3.1.1 Những thành công đạt trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

Sau nhiều năm hoạt động, Công ty TNHH Tiếp Vận Thực đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường Đến nay công ty đã đạt được một số thành công nhất định

Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Với đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, nắm bắt được xu thế thị trường, do vậy từ khi thành lập công ty đến nay, công ty liên tục mở rộng quy mô thị trường và lĩnh vực kinh doanh

Về độ uy tín trên thị trường: Trải qua hơn 10 năm phục vụ khách hàng tận tình và chu đáo, công ty đã dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực này Công ty luôn nhận được đánh giá cao cũng như mức độ hài lòng từ khách hàng và có một lượng khách hàng tiềm năng luôn tin tưởng vào dịch vụ của công ty

Về quy mô thị trường: Công ty không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng tệp khách hàng, hệ thống đại lý trên toàn thế giới Trong đó phải kể đến mối quan hệ hợp tác với các hãng tàu, hãng hàng không uy tín như: Cosco, Evergreen, Maersk, ONE, MSC, VN Airline, MH cargo…Từ đó giúp công ty có thêm những lợi thế trong việc đáp ứng được những mong muốn của khách hàng đối với dịch vụ vận chuyển

Về nguồn nhân lực: Ban lãnh đạo của công ty luôn cố gắng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn, không ngừng nỗ lực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể nhân viên Chính vì vậy, công ty sở hữu một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, luôn cập nhật kiến thức từ thị trường để đảm bảo mang đến những dịch vụ hậu cần ở chất lượng cao nhất

3.1.2 Những khó khăn và nguyên nhân trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh của Real Logistics vẫn còn một số tồn tại sau:

Về doanh thu và lợi nhuận: Năm 2023 tình hình kinh tế trở nên khó khăn, trước ảnh hưởng của việc tăng chi phí, thay đổi trong thị trường vận chuyển cũng như yếu tố kinh tế, chính trị toàn cầu, dẫn đến kết quả doanh thu năm 2023 giảm sút so với năm

Về đối thủ cạnh tranh: Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 4.000 - 4.500 doanh nghiệp cung cấp logistics trực tiếp và có đến hơn 30.000 công ty liên quan Việc đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều tạo áp lực lớn cho công ty trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng, cũng như có thể đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu của khách hàng khi phải cạnh tranh với các công ty có bề dày kinh nghiệm hơn, đáp ứng được giá cả, chất lượng tốt hơn

Về nghiệp vụ giao nhận: Công ty vẫn còn tồn tại tình trạng sai sót về nghiệp vụ giao nhận, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, Ví dụ, đã xảy ra trường hợp nhân viên giao nhận khi làm thủ tục thông quan hàng hóa ở cảng, khi kiểm tra lại bộ hồ sơ thì chứng từ bị sai hoặc thiếu chứng từ Nhân viên Real Logictis phải mất thời gian liên hệ công ty khách hàng lấy chứng từ thay thế hoặc bổ sung thêm chứng từ; hoặc trường hợp áp mã

HS sai do sự sai sót từ nhân viên khi làm những mặt hàng không phải thế mạnh của công ty

Về phía công ty: Quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng hóa của công ty chưa thực sự logic, hiệu quả Thực trạng quy trình giao hàng của công ty cho thấy công ty vẫn chưa thực sự phát huy được thế mạnh tại Việt Nam, chưa thực sự tạo được vị thế bình đẳng trên thị trường Một phần vì những lý do khách quan về chính sách, môi trường Nhưng phần khác là do bản thân công ty chưa hạn chế được rủi ro phát sinh và khả năng xử lý khi rủi ro xảy ra cũng chưa thực sự hợp lý

Về phía nhà nước: Hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định về quy trình xuất nhập khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu đang dần được hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều thủ tục hành chính rườm rà, rắc rối gây khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và vận tải Ví dụ, trên thực tế, kết quả đo thời gian giải phóng hàng hoá xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tổng

23 thời gian từ khi đăng ký tờ khai đến khi thông quan/giải phóng hàng thì thời gian của hải quan chiếm 28%, còn lại thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc xử lý thủ tục của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan đến quá trình làm thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Khi thời gian thông quan/giải phóng hàng hóa xuất, nhập khẩu chậm trẽ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Về phía thế giới: Giai đoạn 2021-2023 là giai đoạn đặc biệt khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng do nhiều yếu tố bất lợi như dịch bệnh Covid-19, thiên tai và căng thẳng thương mại, gây ảnh hưởng xấu đến nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ, cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa Do đó doanh nghiệp phải dành nhiều nguồn lực để ứng phó với sự biến động của thị trường nên chưa thể tập trung phát triển năng lực quản trị và năng lực cạnh tranh.

Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty Tiếp Vận Thực

Qua phân tích ở các phần trên, có 02 vấn đề đặt ra để hoạt động kinh doanh quốc tế đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, đặc biệt là tối đa hoá hơn nữa nguồn thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển quốc tế - dịch vụ có cơ cấu doanh thu cao nhất của Real Logistics:

Thứ nhất, Real Logistics cần tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ kinh doanh quốc tế của Công ty

Thứ hai, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng các dịch vụ kinh doanh quốc tế của Công ty bằng cách quản trị hiệu quả các rủi ro trong quá trình thực hiện các dịch vụ này.

Đề xuất vấn đề nghiên cứu

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tiếp vận thực và những đánh giá của bản thân về hạn chế đang tồn tại của công ty, em xin đề xuất 2 đề tài nghiên cứu làm khóa luận như sau: Đề tài 1: Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Real Logistics

24 Đề tài 2: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận vận chuyển bằng đường biển của công ty TNHH Real Logistics Đề tài 3: Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Real Logistics

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN