1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận vận tải cargotrans việt nam

70 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,72 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (9)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (10)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu (12)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (12)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.5.1. Phạm vi nội dung (12)
      • 1.5.2. Phạm vi không gian (13)
      • 1.5.3. Phạm vi thời gian (13)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (13)
      • 1.6.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu (14)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (15)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản (15)
      • 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu (15)
      • 2.1.2. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa (15)
      • 2.1.3. Khái niệm về dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển (15)
      • 2.1.4. Khái niệm về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển (16)
      • 2.1.5. Các chủ thể tham gia vào quy trình giao hàng xuất khẩu (16)
      • 2.1.6. Các chứng từ cần thiết trong quy trình giao hàng xuất khẩu (17)
    • 2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu (18)
      • 2.2.1. Phân loại dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển (18)
      • 2.2.2. Đặc điểm giao hàng xuất khẩu bằng đường biển (19)
      • 2.2.3. Nguyên tắc giao hàng xuất khẩu bằng đường biển (20)
    • 2.3. Cơ sở lý thuyết về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển (21)
      • 2.3.1. Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển (21)
      • 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao hàng xuất khẩu bằng đường biển (25)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI (29)
    • 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam (29)
      • 3.1.1. Sơ lược về công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam 21 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty (29)
      • 3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh (30)
      • 3.1.4. Cơ cấu tổ chức (30)
      • 3.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật (31)
      • 3.1.6. Tài chính của công ty (32)
    • 3.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 (32)
      • 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công Ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 (32)
      • 3.2.2. Doanh thu từ dịch vụ giao nhận theo các phương thức vận tải quốc tế của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam giai đoạn (34)
    • 3.3. Thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty (36)
      • 3.3.1. Nhận yêu cầu từ khách hàng (36)
      • 3.3.2. Chào giá/ Hỏi giá cho khách hàng (38)
      • 3.3.3. Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ (40)
      • 3.3.4. Chuẩn bị bộ chứng từ khai Hải Quan (42)
      • 3.3.5. Đóng hàng vào container và xuất ra cảng (0)
      • 3.3.6. Thông quan hàng xuất khẩu (46)
      • 3.3.7. Phát hành vận đơn (B/L) (48)
      • 3.3.8. Thực xuất tờ khai (49)
      • 3.3.9. Gửi chứng từ cho đại lý ở nước ngoài (49)
      • 3.3.10. Lập chứng từ và kết toán hồ sơ (51)
    • 3.4. Đánh giá quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty (51)
      • 3.4.1. Thành tựu (51)
      • 3.4.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân (54)
    • 4.1. Định hướng hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam đến năm 2030 (58)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam (59)
      • 4.2.1. Giải pháp về đội ngũ nhân viên của công ty (59)
      • 4.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất (60)
      • 4.2.3. Giải pháp về công nghệ (61)
      • 4.2.4. Giải pháp về giảm chi phí (62)
      • 4.2.5. Giải pháp về quản trị quan hệ với khách hàng (62)
      • 4.2.6. Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ (63)
    • 4.3. Một số kiến nghị để hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam (64)
      • 4.3.1. Về phía nhà nước (64)
      • 4.3.2. Về phía các hiệp hội, ngành nghề liên quan ........................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CARGOT

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, Logistics nói chung và hoạt động giao nhận vận chuyển nói riêng đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và bình thường hóa hậu đại dịch, xu hướng phát triển ngành Logistics lại càng trở nên đậm nét khi mà giờ đây, hoạt động thương mại quốc tế được thúc đẩy và mở rộng hơn bao giờ hết, song hành cùng với đó là sự phát triển của các loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Ta cũng có thể thấy việc hội nhập quốc tế còn tạo ra môi trường tích cực để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tiếp cận các giải pháp tiên tiến, đồng thời, sự cạnh tranh trong lĩnh vực Logistics cũng đang thúc đẩy các doanh nghiệp giao nhận vận tải nâng cao năng lực và hiệu suất để duy trì và mở rộng thị trường trong ngữ cảnh ngày càng quốc tế hóa của nền kinh tế Bên cạnh đó, hàng loạt các xu hướng phát triển ngành Logistics đang trở nên thịnh hành trên thị trường hiện nay như xu hướng phát triển công nghệ 4.0 và tự động hóa; sự tích hợp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực Logistics, đã giúp tối ưu hóa quy trình giao nhận và nguồn lực, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành Những xu hướng này buộc các doanh nghiệp về giao nhận vận tải không thể đứng yên trước những cơn bão chuyển mình của thị trường Logistics và xuất nhập khẩu toàn cầu Trong đó, việc tập trung vào tối ưu hóa, đổi mới và hoàn thiện quy trình vận chuyển được các công ty đã và đang được các doanh nghiệp giao nhận vận tải chú trọng trong những năm gần đây

Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế cũng không thể nằm ngoài những xu hướng toàn cầu trên Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi thấy được với nhiều năm hoạt động trong ngành Logistics, Cargotrans Việt Nam đã xây dựng được cho mình một đội ngũ nhân lực chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại, nghiệp vụ chuyên nghiệp cũng như một mô hình kinh doanh hiệu quả Tuy nhiên, nhìn vào quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển, công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cũng như những rủi ro nhất định trong hầu hết các khâu của quy trình dẫn đến những hao tổn về cả mặt thời gian và chi phí Ngoài ra, chất lượng dịch vụ của công ty có dấu hiệu suy giảm, tỉ lệ lỗi trong xử lý chứng từ đang gia tăng, ngày càng nhiều khiếu nại từ khách hàng do chậm tiến độ giao hàng và chất lượng dịch vụ khách hàng có xu hướng suy giảm do hạ tầng công nghệ còn yếu kém, thiếu nhạy bén với sự thay đổi của thị trường hay thiếu sự liên kết trong quy trình, Thêm vào đó còn có sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty 3PL vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, cung cấp dịch vụ vượt trội hơn hẳn so với công ty trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Ngoài ra, cùng với sự phát triển và mở rộng của hàng loạt các loại hình vận tải quốc tế khác nhau như: vận chuyển đường hàng không, đường biển, đường bộ, phương thức giao hàng xuất khẩu bằng đường biển vẫn luôn được con người ưu tiên sử dụng vì những ưu điểm rõ rệt như có thể vận tải khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, vận tải các tuyến đường xa cũng như chi phí vận tải thấp hơn so với các loại hình khác Và trên thực tế, loại hình vận tải này cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các loại hình dịch vụ của công ty TNHH Cargotrans Việt Nam Tuy nhiên, quy trình này là một hệ thống phức tạp với các khâu khác nhau, đặc biệt với sự liên quan của nhiều bên liên quan như khách hàng, hãng tàu, cơ quan hải quan, cơ quan cấp giấy phép, và cảng vụ Do đó, trong quá trình thực hiện, công ty thường phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro, bao gồm việc chậm tiến độ giao hàng, mất mát hoặc hư hại hàng hóa, cũng như những khó khăn trong quá trình thông quan hải quan Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của Cargotrans trong thời gian gần đây

Từ những xu hướng, những tồn tại và hạn chế kể trên có thể việc phân tích thực trạng và đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển đối với công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam là vô cùng cấp thiết và cần được quan tâm ngay lúc này Trên cơ sở đó, đề tài:

“Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu khóa luận với mục tiêu phân tích thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty, từ đó nhìn nhận được những mặt hạn chế để có cơ sở xây dựng giải pháp hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cho công ty Vấn đề này không chỉ cần thiết cho riêng công ty Cargotrans Việt Nam mà còn là mối quan tâm chung của hầu hết các công ty giao nhận vận tải trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như ngày nay.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung và quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển nói riêng đã và đang trở thành một vấn đề nóng được nhiều học giả, nhà kinh tế lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong những năm trở lại đây do tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng của nó đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cả trong và ngoài nước đã khai thác và nghiên cứu về quy trình giao hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển:

- “Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Mỹ Á” (Nguyễn Lý Ngọc Hà, năm

2017) Với đề tài này, tác giả đã nêu rõ được thực trạng cũng như những nhược điểm trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp một cách cụ thể, chi tiết Tuy nhiên, những giải pháp được đề ra mới chỉ đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, chưa có những phải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện tổng thể và tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ,

- “Giải pháp hoàn thiện quy trình hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Thương Mại Vận Tải Liên Quốc Tế” (Đinh Thị Hữu Đại, năm 2017) Mặc dù đề tài đã nghiên cứu kỹ lưỡng về thực tế những vấn đề còn tồn tại trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Thương Mại Vận Tải Liên Quốc Tế, những giải pháp hay các kiến nghị được đưa ra trong bài luận lại hướng đến quy trình xuất khẩu chung cho mọi hình thức, phương tiện vận tải mà chưa đi sâu vào hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

- “Cải thiện hoạt động giao nhận xuất khẩu bằng đường biển tại Việt Nam: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng” (Phạm Thanh Trà, Hoàng Anh Đào, Trần Thảo Nguyên, 2020) Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả đã tập trung phân tích được những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển thông qua mô hình gồm bốn biến số tại Việt Nam những năm gần đây Bên cạnh đó, nghiên cứu lại chưa thể đưa ra những giải pháp rõ nét cho việc hoàn thiện quy trình, ngoài ra, những giải pháp được đề cập khi áp dụng vào từng doanh nghiệp sẽ rất khác nhau do tính chất đặc thù cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

- “Nâng cao dịch vụ vận tải đường biển xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Vận tải Bách Việt” (Đặng Thị Vân Anh, 2021) Đề tài đã phân tích được quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa cả trong xuất khẩu và nhập khẩu của công ty vận chuyển Bách Việt, từ đó chỉ ra được những mặt ưu điểm, nhược điểm của quy trình và những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp Nhưng nói về những giải pháp, các đề xuất đó chưa thực sự sát với thực tế, còn mơ hồ chưa rõ ràng và nhất quán với thực tế của doanh nghiệp cũng như của thị trường logistics ngày nay

- “Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Long Hải” (Nguyễn Thị Thu Hường, 2022) Bài luận đã có một cái nhìn khái quát về thực trạng quy trình hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Long Hải, nhưng quy trình chưa được cụ thể hóa, các nghiệp vụ còn khá là chung chung Từ đó khiến cho việc đưa ra những định hướng chưa thể đáp ứng được nhu cầu, thực tế tại doanh nghiệp, các giải pháp không mang tính hiệu quả cao

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã nêu lên được những lý luận cơ luận cơ bản cũng như những thành tựu và những hạn chế, tồn tại trong các quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của các doanh nghiệp, nhưng vẫn còn hạn chế khi chưa đi sâu vào phân tích từng hoạt động, các khâu nhỏ trong quy trình cũng như các giải pháp đưa ra còn chưa thực sự mang lại tính hiệu quả cao và sát thực tế

Dựa trên quá trình nghiên cứu và tìm hiểu những đề tài đi trước đó cùng với quá trình thực tập thực tế tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam, tôi nhận thấy việc thực hiện đề tài: “Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam” là vô cùng cần thiết cho công ty Cargotrans nói chung và các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói chung Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng cung ứng dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty nhằm đánh giá những lợi thế, thành tựu và những hạn chế, thiếu sót trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển Từ đó nêu những định hướng và đề xuất những giải pháp giúp cải tiến, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ này của công ty, bên cạnh đó, giúp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp giao nhận vận tải trong nước và quốc tế.

Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa và quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại các công ty giao nhận vận chuyển

- Tìm hiểu và phân tích thực trạng về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam Từ những phân tích đó, tiến hành đánh giá những khía cạnh đã đạt được và những mặt hạn chế, tồn tại trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty

- Đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao, hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển, đồng thời đưa ra những định hướng phát triển quy trình này tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu về quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, trên thực tế về hoạt động logistics, chúng ta có nhiều dạng dịch vụ liên quan đến vận tải, bao gồm vận tải hàng hải, vận tải thuỷ nội địa, vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, và vận tải đường ống Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam cũng có sự đa dạng hóa trong dịch vụ logistics của mình, bao gồm nhiều hình thức vận chuyển như bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ,

Tuy nhiên, dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu loại hình dịch vụ của công ty, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập và quy trình còn nhiều hạn chế Vì vậy, đề tài sẽ tập trung vào việc phân tích quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp

Về không gian, đề tài nghiên cứu về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam ở nhiều thị trường trên toàn cầu như Trung Quốc, Mỹ, Đông Nam á, Châu Âu,

Về thời gian, đề tài nghiên cứu quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam giai đoạn gần đây, tập trung từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 4 năm 2024 để đảm bảo tính cập nhật dữ liệu, tính mới mặc dù công ty được thành lập từ năm 2014 Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp định hướng cho công ty đến năm 2030.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Từ nguồn tài liệu nội bộ của công ty từ năm 2021-2023: các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…từ bộ phận hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán, kinh doanh của công ty

Dữ liệu được thu thập từ các đề tài luận văn, chuyên đề liên quan đến giao nhận vận chuyển, logistics và xuất nhập khẩu trước đó

Tiến hành thu thập tài liệu về những lý thuyết liên quan đến hoạt động logistics trong và ngoài nước từ các tài liệu, giáo trình, văn bản từ Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, các hiệp định liên quan đến logistics và xuất nhập khẩu

Thu thập dữ liệu thông qua các nền tảng Internet như: các trang web, các tờ báo, tạp chí về xuất nhập khẩu và giao nhận vận chuyển

 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu thu thập dưới dạng sơ cấp được nghiên cứu thông qua hai phương thức chính sau:

Phương pháp quan sát: dữ liệu được thu thập thông quan phương pháp quan sát trực tiếp các hoạt động của công ty trong thời gian thực tập, phương pháp này cho phép tiếp xúc trực tiếp với dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại phòng kinh doanh, cũng như qua quá trình học hỏi các anh chị nhân viên của công ty

Phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra: tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ, nhân viên chức vụ cao của công ty phụ trách các hoạt động về kinh doanh, kế toán - tài chính, xuất nhập khẩu để thu thập những dữ liệu cần thiết Đồng thời gửi phiếu khảo sát online cho các anh chị nhân viên tại các phòng ban như phòng kinh doanh, phòng chứng từ, từ đó tổng hợp nhận xét của từng cá nhân và thông qua hướng điều chỉ, đảm bảo tính khách quan cho đề tài nghiên cứu

1.6.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này sử dụng bảng biểu, sơ đồ hoặc hình vẽ để mô tả vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh, chất lượng hoạt động trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty Thông qua phương pháp thống kê mô tả thì dữ liệu được thể hiện dưới dạng bảng biểu hoặc biểu đồ, từ đó ta có thể đánh giá được quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

Phương pháp phân tích: là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu đã thống kê được từ tài liệu nội bộ của công ty về hiệu quả hoạt động của công ty nói chung và về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển nói riêng trong thời gian phân tích nhằm đánh giá sự hợp lý và không hợp lý của những dữ liệu này

Phương pháp so sánh: Thực hiện việc lập các bảng thống kê và sơ đồ hình vẽ về hoạt động kinh doanh của công ty qua nhiều năm, từ đó tiến hành so sánh để phân tích sự khác biệt, tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận cụ thể qua các kỳ, đồng hời đối chiếu với các chỉ tiêu đã đặt ra để đánh giá các khía cạnh mạnh, yếu, hiệu quả và không hiệu quả Mục tiêu là tìm ra các biện pháp cần thiết để cải thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được áp dụng để tổng hợp và so sánh các phân tích trước đó, nhằm tạo ra một cái nhìn toàn diện về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của các doanh nghiệp giao nhận vận chuyển nói chung và đặc biệt là của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam Dựa trên các dữ liệu này, quá trình phân tích được thực hiện để phát hiện và đánh giá những thành công và các vấn đề còn tồn tại, đồng thời đề xuất những giải pháp hợp lý cho công ty trong thời gian tới.

Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời cảm ơn; danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ; danh mục từ viết tắt; tài liệu tham khảo; kết cấu khóa luận bao gồm 4 chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình giao hàng xuất khẩu

- Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Cargotrans Việt Nam

- Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Cargotrans Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Thực thế, ta có thể hiểu xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác Đó là định nghĩa dễ hiểu, còn theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm xuất khẩu theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thể như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

2.1.2 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa

Theo quy tắc mẫu của FIATA - Hiệp hội giao nhận quốc tế (Federation Internationale des Associations de Transitaires et Assimiles) thì dịch vụ giao nhận được định nghĩa như sau: "Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, giao hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ kế trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa",

Theo luật Thương Mại Việt Nam 2005 thì "giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, trong đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người giới, sau đó tổ chức việc vận chuyển, hoa kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách hang)"

Như vậy, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải, nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi giỏi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)

2.1.3 Khái niệm về dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Nguyễn Hồng Đàm - Hoàng Văn Châu - Nguyễn Như Tiến - Vũ Sỹ Tuấn (2003, trang 215) đã định nghĩa: “Dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển được hiểu là hoạt động thương mại thực hiện các công việc liên quan đến chuyên chở hàng hóa như đóng gói, sắp xếp, vận chuyển hàng lên tàu, nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) ở quốc gia này đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) ở quốc gia khác bằng đường biển, trong đó phương tiện thường dùng chính là tàu thuyền, còn cần cẩu, xe cẩu tự hành là các phương tiện đóng vai trò xếp dỡ hàng hóa.”

2.1.4 Khái niệm về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Nguyễn Hồng Đàm - Hoàng Văn Châu - Nguyễn Như Tiến - Vũ Sỹ Tuấn (2003, trang 304) đã định nghĩa: “Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển là quy trình vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu bằng đường biển Quy trình này bao gồm các hoạt động từ khi hàng hóa được nhận tại cảng xuất khẩu cho đến khi được giao cho người nhận tại cảng nhập khẩu Quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển gồm các bước như vận chuyển, lưu kho, xếp dỡ hàng hóa, thủ tục hải quan và các thủ tục giấy tờ liên quan, cùng với các dịch vụ hậu cần khác như bảo hiểm, kiểm tra chất lượng, đóng gói, và vận chuyển nội địa để đưa hàng hóa từ cảng đến điểm đích Quy trình này đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều đối tượng, bao gồm các doanh nghiệp vận tải biển, các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa, và các bên liên quan khác.”

2.1.5 Các chủ thể tham gia vào quy trình giao hàng xuất khẩu

Người gửi hàng (Shipper, còn gọi là chủ hàng): là người yêu cầu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép Mục tiêu của chủ hàng là sử dụng dịch vụ vận chuyển sao cho tối thiểu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo hàng hóa đến với người nhận đúng về thời gian, số lượng, chất lượng Bởi vậy, người gửi hàng cần hiểu biết về đặc điểm của các phương án vận chuyển khác nhau, đặc biệt về thời gian bốc xếp, vận chuyển, chuyển tải, trao đổi thông tin, chứng từ trong quá trình vận chuyển

Người nhận hàng (Consignee, còn gọi là khách hàng): là người yêu cầu được nhận hàng hóa đúng địa điểm, thời gian, số lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá thỏa thuận theo đơn đặt hàng đã thông báo với người gửi hàng Người nhận hàng quan tâm tới chất lượng dịch vụ trong mối tương quan với giá cả

Người vận chuyển (Carrier): là người cung cấp dịch vụ vận chuyển và hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (thu cước phí vận chuyển từ khách hàng ở mức cao nhất có thể) Đồng thời, người vận chuyển cũng cố gắng tối thiểu hóa chi phí lao động, nhiên liệu và phương tiện vận tải Trong hoạt động của mình, người vận chuyển được hỗ trợ bởi các đại lý vận tải (transport agent) như người môi giới vận tải (broker) hay người giao nhận (freight forwarder)

Người giao nhận (Freight Forwarder): Là một cá nhân hoặc công ty đứng ra tổ chức tiếp nhận và luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến điểm đích cuối cùng cho bên có nhu cầu Về cơ bản, đây là một bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích Theo Hiệp hội FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân họ không phải là người chuyên chở Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa, ”

Các đại lý phương tiện vận chuyển: là bên thay mặt cho người vận chuyển thực hiện các chứng từ liên quan đến giao hàng và vận chuyển hàng hoá

Các ga, cảng: là bên chịu trách nhiệm giao nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, xếp dỡ,

Công ty bảo hiểm: là nơi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường nếu có rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển

Ngân hàng: là trung gian thực hiện nghiệp vụ thanh toán và bảo lãnh

Cơ quan chức năng đại diện cho chính phủ: Bộ Công thương, cơ quan Hải quan (các tổng cục, cục, chi cục), cơ quan giám định, kiểm dịch, y tế, cơ quan quản lý ngoại hối,

2.1.6 Các chứng từ cần thiết trong quy trình giao hàng xuất khẩu

Vận đơn đường biển (Bill of Lading): Vận đơn đường biển (Ocean Bill of

Lading/ Marine Bill of Lading hay viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa (Transport document) bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng (shipper), theo yêu cầu của người gửi hàng, sau khi đã xếp hàng lên tàu (shipped on board) hoặc sau khi đã nhận hàng để chở (received for shipment)

Bảng kê chi tiết hàng hóa (Cargo list): Là bảng kê các hàng hóa gửi đi Bảng kê do chủ hàng lập và xuất trình cho người đại diện của người vận tải Đơn lưu khoang (Booking note): Lăn bản của người thuê tàu gửi cho hãng tàu

(người chuyên chở) yêu cầu dành chỗ trên tàu để vận chuyển hàng hóa Đơn lưu khoang thường được các hãng tàu chợ in sẵn thành mẫu đơn để người thuê tiện điền vào các khoản mục:

Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Phân loại dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

2.2.1.1 Theo hình thức thuê tàu:

 Thuê tàu chợ (Liner booking):

Tàu chợ là tàu kinh doanh thường xuyên trên một luồng nhất định, ghé qua những cảng nhất định, theo một lịch trình định trước

Thuê tàu chợ hay còn gọi là lưu cước tàu chợ (booking a shipping space) hoặc lưu khoang theo một biểu cước phí đã định sẵn (liner tariff) là chủ hàng thông qua người môi giới thuê tàu (broker) hoặc trực tiếp tự mình đưa ra yêu cầu chủ tàu (shipowner) hoặc người chuyên chở (carrier) dành cho thuê một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở một lô hàng từ cảng này đến cảng khác, và chấp nhận thanh toán tiền cước phí cho người chuyên chở theo một biểu cước phí đã định sẵn

Mối quan hệ giữa chủ tàu và người chuyên chở được điều chỉnh bằng một văn bản được gọi là vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

 Thuê tàu chuyến (Voyage Charter)

Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu

Thuê tàu chuyến (voyage charter) là hình thức thuê tàu trong đó chủ tàu (shipowner) hoặc người chuyên chở (carrier) cho người thuê tàu (charter) thuê toàn bộ hoặc một phần dung tích hoặc trọng tải con tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng chất xếp hàng đến cảng dỡ hàng với mức cước (freight) và các điều kiện của hợp đồng vận chuyển do hai bên thỏa thuận

Mối quan hệ giữa chủ tàu là người cho thuê tàu (charter) và chủ hàng là người đi thuê tàu (charter) được điều chỉnh bằng một văn bản là hợp đồng tàu chuyến (voyage charter party-C/P)

2.2.1.2 Theo đối tượng vận chuyển

 Phương pháp gửi hàng nguyên công (FCL/FCL - Full Container Load) Thuật ngữ FCL – Full Container Load được hiểu là: Lô hàng đủ lớn để xếp nguyên trong một hay nhiều container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container Khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đồng nhất đủ chứa đầy một hoặc nhiều container thì áp dụng phương pháp FCL/FCL Trong phương thức này, người chuyên chở nhận nguyên container từ người gửi hàng ở nơi đi và giao nguyên container cho người nhận hàng ở nơi đến Cả quá trình chỉ có một người gửi hàng và một người nhận hàng

 Phương pháp gửi hàng lẻ bằng container (LCL/LCL - Less than a container Load)

Thuật ngữ LCL – Less than a Container Load được hiểu là: Những lô hàng lẻ đóng chung trong một container mà người gom hàng dù là hãng tàu hay người giao nhận phải chịu trách nhiệm xếp hàng vào và đưa hàng ra khỏi container Khi người gửi hàng có khối lượng hóa nhỏ, không đủ để xếp đẩy một container thì áp dụng phương pháp LCL/LCL Trong phương thức này, người chuyên chở nhận lẻ hàng hóa từ nhiều chủ hàng và giao lẻ hàng hóa cho nhiều chủ hàng, nên tồn tại nhiều người giao và nhiều người nhận

 Phương pháp gửi hàng bằng container kết hợp (FCL/LCL - LCL/FCL) Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL Tùy theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

 Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

 Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như phương pháp gửi hàng lẻ

2.2.2 Đặc điểm giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Phương thức giao hàng xuất khẩu bằng đường biển bao gồm đặc điểm của hoạt động giao hàng quốc tế nói chung và cả đặc điểm riêng của giao hàng bằng đường biển nói riêng Nhìn chung, hoạt động giao hàng xuất khẩu có 4 đặc điểm như sau:

- Hoạt động giao hàng xuất khẩu không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ tác động và làm cho hàng hóa có sự thay đổi về mặt không gian Nhưng giao nhận hàng xuất khẩu lại có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân

- Hoạt động giao hàng xuất khẩu có tính chất thụ động vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng; các quy định, nguyên tắc; những ràng buộc về pháp luật; các tập quán phong tục của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba;

- Hoạt động giao hàng xuất khẩu mang tính thời vụ Vì hoạt động giao hàng phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu, mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ, tùy theo thời vụ của hàng hóa, do đó, hoạt động giao hàng xuất khẩu cũng mang tính thời vụ

- Hoạt động giao hàng xuất khẩu phụ thuộc vào cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cũng như trình độ, kinh nghiệm của người giao nhận

- Hoạt động giao hàng xuất khẩu không dự trữ được Dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu là kinh doanh các sản phẩm vô hình, có đặc trưng đặc biệt là không dự trữ được Đây là những sản phẩm không tồn tại dưới dạng vật chất hay vật phẩm cụ thể, người ta không nhìn thấy hay sờ mó thấy sản phẩm vô hình trước khi tiêu dùng nó

Do quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và cất trữ, lưu kho bãi sau đó mới tiêu dùng được Một dịch vụ sẽ biến mất nếu ta không sử dụng nó

2.2.3 Nguyên tắc giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu tại các cảng biển Việt nam như sau:

- Việc giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng Hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (hãng tàu) Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan

- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các phụ phí, chi phí liên quan cho cảng

- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng

Cơ sở lý thuyết về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

2.3.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

2.3.1.1 Nhận yêu cầu từ khách hàng

Thông thường, nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ, tìm kiếm khách hàng hoặc các nhà xuất khẩu sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp và thông báo có đơn hàng cần xuất khẩu Chủ hàng sẽ tự động hoặc nhân viên kinh doanh (sales logistics) sẽ yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết của lô hàng Các thông tin sẽ cần được làm rõ như sau:

- Thông tin hàng hóa: Loại hàng, số lượng hàng, các quy định của nước nhập khẩu về mặt hàng hay các yêu cầu đặc biệt trong việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa,

- Thông tin cảng: Vị trí cảng đi và cảng đích là yếu tố quan trọng vì nó giúp xác định khoảng cách vận chuyển, qua đó doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận có thể tính toán giá cước và thời gian vận chuyển

- Hãng tàu: Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà nhân viên sales sẽ tư vấn cho họ lựa chọn dịch vụ Cũng có những trường hợp khách hàng đã quen sử dụng dịch vụ của một hãng tàu thì nhân viên kinh doanh sẽ báo giá cước của hãng tàu đó cho khách hàng của mình

2.3.1.2 Chào giá/ Hỏi giá cho khách hàng

Mỗi hãng tàu sẽ có bảng giá và lịch tàu chạy khác nhau Căn cứ vào thông tin khách hàng cung cấp, nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ với hãng tàu phù hợp với nhu cầu của khách hàng để hồi giá Thông qua giá chào của các hãng tàu, doanh nghiệp tính toán chi phí và tiến hành chào giá cho khách hàng

Nếu giá cước và lịch tàu đã chào được khách hàng chấp nhận thì khách hàng sẽ gửi Booking Request (yêu cầu đặt chỗ) cho doanh nghiệp để xác nhận lại các thông tin: Người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng, trọng lượng, loại container, cảng xếp, cảng dỡ, ngày tàu chạy,

2.3.1.3 Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ

Bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận sẽ căn cứ trên Booking Request của khách hàng và gửi Booking Request đến hãng vận chuyển để đặt chỗ Hãng vận tải sẽ xác nhận việc đặt chỗ đã thành công cho Forwarder bằng cách gửi Booking Note/ Booking Confirmation (khi làm booking cho hàng nguyên container – FCL thì Booking Confirmation còn được gọi là Lệnh cấp container rỗng)

Sau khi có Booking Note/ Booking Confirmation của hãng tàu, nhân viên kinh doanh sẽ gửi Booking này cho khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủ tục xuất khẩu Trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ khai thuê hải quan và vận chuyển nội địa của doanh nghiệp thì khách hàng sẽ phải gửi thông tin chi tiết lô hàng xuất khẩu, thời gian đóng hàng cho bộ phận giao nhận Sau khi tiếp nhận nhân viên phòng giao nhận sẽ theo dõi và phối hợp với khách hàng để sắp xếp đưa container rỗng đến đóng hàng và vận chuyển ra cảng hoặc vận chuyển hàng đến đóng vào container ở cảng rồi tiến hành làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu

2.3.1.4 Chuẩn bị bộ chứng từ khai Hải Quan

Nhân viên phụ trách của bên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận sẽ liên hệ với khách hàng về bộ chứng từ có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu Bao gồm các chứng từ sau đây:

- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu

- 1 Packing list (bên khách hàng cung cấp)

- 1 Invoice (bên khách hàng cung cấp)

- Định mức (bên khách hàng cung cấp)

Sau khi có bộ chứng từ, nhân viên giao nhận sẽ đến cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan Hồ sơ hải quan gồm:

- Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản cho người xuất khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu)

- Hợp đồng mua bán hàng hóa (Purchase order): 1 bản chính

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chính Phiếu đóng gói (Packing list): 1 bản chính

- Giấy đăng ký kinh doanh: bản sao y kèm bản chính đối chiếu (nếu doanh nghiệp mới xuất khẩu lần đầu)

- Giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu: 1 bản

Sau khi đã chuẩn bị hoàn chỉnh hồ sơ, nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đó đến cơ quan hải quan để đăng ký hải quan Một sai sót nhỏ trong bộ chứng từ cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận của lô hàng Vì vậy, để quá trình được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, đòi hỏi nhân viên chứng từ phải làm việc hết sức cẩn thận và chuyên nghiệp Khi hàng đến cảng, nhân viên giao nhận sẽ đưa nhân viên hải quan đến vị trí container và tiến hành kiểm tra hàng

2.3.1.5 Đóng hàng vào container và xuất ra cảng

 Đối với hàng nguyên container (FCL/FCL)

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điển và ký Booking Note ( giấy lưu cước) rồi đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với Cargo List (danh mục hàng xuất khẩu) Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng mượn và giao Packing List, Seal Chủ hãng lấy container rỗng về địa điểm quy định để đóng hàng vào container, lập Packing List

Tiếp đến là mang container đã đóng hàng ra cảng để làm thủ tục hải quan (có thể được miễn kiểm tra tùy loại hàng) và giao Packing List cho Phòng Thương vụ của cảng để cũng làm thủ tục rồi đến Hải quan đăng ký hạ bãi container

 Đối với hàng lẻ (LCL/LCL)

Chủ hàng gửi Cargo List cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu hoặc bên giao nhận để thỏa thuận về thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa

+ Chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy thác) mang hàng ra cũng kiểm tra hải quan, giao cho người chuyên chở hoặc giao cho bên giao nhận tại CFS hoặc ICD rồi lấy B/L ( có ghi chú Part of container hoặc House B/L) Nếu có yêu cầu thì có thể đóng thêm dấu “Surrendered” vào House B/L Trong trường hợp này, khi nhận hàng ở cảng đến sẽ không cần xuất trình House BL gốc, nhưng bên giao nhận phải điện báo cho đại lý của mình ở nước hàng đến biết vả để họ giao hàng cho consignee (người nhận hàng)

+ Người chuyên chở sẽ chịu trách nhiệm đóng hàng vào trong container, bốc container lên tàu và thực hiện chuyên chở hàng đến cũng đích Nếu doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dịch vụ giao nhận thì bên giao nhận sẽ là người đông hàng của nhiều chủ hàng vào container rồi giao nguyên container cho hãng tàu

 Đối với hàng rời khác

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI

Giới thiệu về công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

- Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

- Tên tiếng Anh: Cargotrans VietNam Merchandise Exchange Transport Company Limited

- Tên viết tắt: Cargotrans Co., Ltd

- Ngày thành lập Công ty: Ngày 01 tháng 11 năm 2014

- Địa chỉ trên ĐKKD: Số 20, Xóm Cầu, Xã Hữu Hòa, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Vận tải hoàng hóa bằng đường bộ, đường thủy

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Năm 2014: Cargotrans Logistics bắt đầu hoạt động từ ngày 11 tháng 3 năm

2014 Cho đến nay, Công ty đã trải qua 8 năm hình thành và phát triển bắt đầu từ cơ sở tại xã Hữu Hòa, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội Khi đó Công ty khởi sự với đội ngũ gồm 10 nhân viên cốt cán, phục vụ các tuyến đường vận tải biển và hàng không sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc Trong thời gian đầu tiên, thành viên Công ty gặp phải không ít khó khăn trong việc xử lý hàng hóa của khách hàng Điều kiện cơ sở vật chất chưa được đầu tư đầy đủ nên mỗi người đều phải tự sử dụng nguồn lực của mình phục vụ khách hàng Xã hội phát triển, Công ty cũng đón nhận những cơ hội mới

Tháng 12/2015: Cargotrans Logistic trở thành thành viên của Hiệp hội WCA (Liên minh hàng hóa thế giới – World Cargo Alliance) - mạng lưới giao nhận hàng hóa lớn nhất và mạnh nhất thế giới với thành viên là các freight forwarder độc lập WCA có hơn hơn 7.313 văn phòng tại 191 quốc gia trên thế giới Tổ chức này có chức năng cung cấp cho mỗi thành viên khả năng liên hệ với các đối tác vận chuyển cùng network từ mọi nơi trên thế giới Sau đó là các hiệp hội lớn khác như: JCtrans Logistics Network, Global Agent Network Freight Midpoint (FM), ,…

Năm 2016: nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế dẫn đến nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng cao, công ty quyết định thành lập chi nhánh tại Hải Phòng vào tháng 6 và tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9 Đây là cột mốc đánh dấu sự mở rộng thị trường tại miền Bắc cũng như sự thâm nhập thị trường miền Nam của công ty

Từ 2017- nay: sau khi vượt qua giai đoạn thử thách nhất, Công ty đã có kết quả báo cáo tài chính tích cực Từ đó đến nay, Công ty không ngừng đạt được những thành tựu mới, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường giao nhận vận tải các tuyến đường Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc Ban quản lý sau hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics đã tạo dựng được những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng từ Công ty cũ để mời họ quay trở lại sử dụng dịch vụ mà Cargotrans cung cấp Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, ban lãnh đạo Công ty đã có những hướng đi kịp thời để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp sản xuất, tạo ra các dịch vụ bổ sung, từng ngày làm thỏa mãn đối tác của mình

Lĩnh vực kinh doanh chính của Cargotrans là hoạt động đại lý cho các hãng tàu, Công ty Logistics trên thế giới Ngoài ra, công ty cũng cung cấp các dịch vụ logistics như đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường biển, kho bãi để phục vụ khách hàng

Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty theo nguyên tắc trực tuyến,đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc thống nhất chỉ huy, một nguyên tắc quan trọng của quản trị Trong Công ty, các thông tin được truyền đi nhanh chóng, kịp thời và chính xác, trách nhiệm được phân định rõ ràng, luôn có sự thống nhất và tập trung cao độ

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans

Nguồn: Phòng kế toán Cargotrans

Phòng hành chính nhân sự đào tạo

Phòng marketing, thiết kế, nghên cứu sản phẩm

Phòng chăm sóc khách hàng

Phòng kế toán tài chính

Chi nhánh Hải Phòng, HCM

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị thường tham gia vào quá trình xây dựng và đánh giá kế hoạch chiến lược của tổ chức Họ định rõ mục tiêu dài hạn, hướng phát triển và chiến lược để đạt được mục tiêu đó

Ban giám đốc: Ban giám đốc nắm quyền điều hành thực hiện các chiến lược đề ra Tham gia vào xác định chiến lược của công ty và xây dựng các quy định, chế độ, chính sách chung của công ty về tổ chức nhân sự, lương, tài chính kế toán

Phòng hành chính, nhân sự, đào tạo: Phòng Hành chính, nhân sự, và đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn nhân lực và các hoạt động hành chính của tổ chức Bộ phần này sẽ tham gia các hội đồng của công ty như: tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Phòng marketing, thiết kế, nghiên cứu sản phẩm: Phòng Marketing, Thiết kế và Nghiên cứu Sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, quảng bá và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Các nhiệm vụ chính của phòng như: nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu,…

Phòng chăm sóc khách hàng: Nhiệm vụ chính của phòng chăm sóc khách hàng là thăm hỏi, quan tâm đến khách hàng trong quá trình dịch vụ được họ sử dụng, trải nghiệm bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau như là: email, facebook, zalo, website hay gọi điện trực tiếp và tổ chức ghi nhận, tổng hợp ý kiến khiếu nại của khách hàng trong Công ty, phân tích nguyên nhân, hành động khắc phục phòng ngừa

Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ chính là xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của công ty Phòng ban này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo doanh số bán hàng tăng lên và đóng góp vào sự phát triển của công ty

Phòng chứng từ: Nhiệm vụ của phòng chứng từ là phối hợp với các bộ phận khác trong công ty: bộ phận đại lý, tally, kế toán để việc khai thác tàu/hàng được nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo công việc chung của công ty cũng như công việc thuộc bộ phận chứng từ

Phòng kế toán, tài chính: Phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra việc giải ngân đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước, giám sát việc chấp hành các chính sách kinh tế tài chính và chế độ kế toán trong doanh nghiệp, lập báo cáo kết quả hoạt động SX-KD hàng tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu của BLĐ

3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trụ sở chính: Số 20, Xóm Cầu, Xã Hữu Hòa, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội

 Phòng 306 tòa nhà Tasaco, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải An, Hải Phòng Phòng 3B, số 19M, đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

3.1.6 Tài chính của công ty

 Danh sách thành viên góp vốn:

Bảng 3.1 Danh sách thành viên góp vốn

STT Tên thành viên Giá trị phần vốn góp (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng kế toán Cargotrans

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công Ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 3.2 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận Công ty Cargotrans Logistics Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế toán Cargotrans

Năm 2021, doanh thu của Cargotrans ghi nhận ở mức hơn 32 tỷ đồng (tăng

13,1% so với năm 2020) Dù năm 2021 là năm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, các công ty logistics nói chung và Cargotrans nói riêng phải đối diện với nhiều thách thức lớn như: nhiều nhà máy phải giảm hoạt động nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi dẫn đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng giảm; hệ thống vận chuyển toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề do đóng cửa biên giới, giới hạn chuyển phát và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng; sự biến động trong nhu cầu vận chuyển do sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng và sản xuất; hay các biện pháp kiểm soát và an toàn tăng cường đã dẫn đến sự phức tạp trong thủ tục hải quan Tuy nhiên, do là một doanh nghiệp đầu ngành, các hoạt động của Cargotrans vẫn được duy trì như bình thường trong đại dịch Covid-19 Do rủi ro và thách thức tăng lên, Cargotrans cũng đã áp dụng chính sách tăng giá dịch vụ để đối phó với chi phí vận chuyển tăng cao, đồng thời thiết lập các mối quan hệ chiến lược với đối tác cung ứng và khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp có thể duy trì và tăng doanh thu

Tuy nhiên, trong năm này, Cargotrans lại ghi nhận lợi nhuận ở mức -3 tỷ đồng Mức lợi nhuận âm là do sự tăng cao về chi phí gần như gấp đôi so với năm 2020 Đại dịch Covid tuy không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty nhưng lại đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành logistics Do vậy, công ty quyết định đầu tư vào công nghệ để tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng linh hoạt của họ trong bối cảnh biến động, cụ thể như: công nghệ Blockchain giúp theo dõi sự di chuyển của hàng hóa một cách an toàn; công nghệ AI và Machine Learning (học máy); và hàng loạt máy móc, phương tiện xếp dỡ tự hành tại kho bãi của công ty;

Năm 2022, doanh thu tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng (khoảng

38,5% so với năm 2021), đạt con số 45 tỷ đồng Bởi lẽ trong năm này, tình hình Covid-19 đã dần được kiểm soát và nền kinh tế cũng dần được phục hồi, từng bước thực hiện chính sách “bình thường hóa” với đại dịch, từ đó sự tăng cường trở lại của thương mại quốc tế và nhu cầu vận chuyển tăng cao sau hơn một năm đã giúp doanh thu của Cargotrans tăng mạnh mẽ Bên cạnh đó, sau một năm thực hiện đổi mới công nghệ và tối ưu quy trình logistics đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho công ty, khi mức chi phí ghi nhận sự giảm rõ rệt so với 2021 (khoảng 31,5 tỷ đồng), chiếm khoảng 70,1% tổng doanh thu (so với 80,2% năm 2020 và 109,3 năm 2021) Như vậy, do sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và nỗ lực giảm thiểu chi phí, lợi nhuận của Cargotrans năm

2022 đạt con số cao nhất từ trước đến nay (13,4 tỷ đồng), tăng hơn 16 tỷ đồng

Năm 2023, cả doanh thu và lợi nhuận của công ty cho thấy sự tăng trưởng chững lại rõ rệt khi doanh thu ghi nhận mức tăng hơn 3 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ tăng hơn 0,5 tỷ đồng Bởi vì kinh tế thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn khi mà các động lực chủ chốt của tăng trưởng toàn cầu đều suy yếu do hàng loạt những sự kiện như: Covid-19, căng thẳng chính trị và thương mại… Điều này đã tạo làn sóng tiêu cực lan rộng, gieo rắc sự không chắc chắn trong cả bức tranh kinh tế toàn cầu Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, Cargotrans cũng phải đối mặt với không ít thách thức như tình trạng giảm số lượng đơn hàng khi kinh tế tăng trưởng chậm và xảy ra nhiều bất ổn chính trị trên thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động vận chuyển quốc tế của doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh về giá lẫn dịch vụ diễn ra ngày càng gay gắt khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường với mục tiêu chiếm lĩnh, sẵn sàng chấp nhận lỗ 3-5 năm để giành được thị phần Vì vậy, năm 2023 không ghi dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của Cargotrans, tuy nhiên công ty vẫn duy trì được sự ổn định nhất định

3.2.2 Doanh thu từ dịch vụ giao nhận theo các phương thức vận tải quốc tế của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023

Trên thị trường cạnh tranh, mỗi Công ty Logistics lớn đều được biết đến với đặc trưng riêng về dịch vụ, giúp doanh nghiệp sản xuất quyết định xem đâu là lựa chọn tối ưu Đến với Cargotrans,công ty cung cấp các loại hình dịch vụ chính là các dịch vụ xuất nhập khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải nội địa, Biểu đồ dưới đây thống kê cơ cấu dịch vụ chuyên biệt theo các phương thức vận tải mà Cargotrans đang cung cấp:

Nguồn: Phòng kế toán Cargotrans

Nhìn chung, doanh thu của các loại hình dịch vụ của Cargotrans trong giai đoạn 2021-2023 đều ghi nhận mức tăng trưởng ổn định Trong đó, vận tải đường biển chứng kiến mức tăng lớn nhất (gần 10 tỷ đồng), theo sau đó là mức tăng hơn 4 tỷ đồng của vận tải đường hàng không và gần 1 tỷ đồng của vận tải nội địa Xét về tỷ trọng, dịch vụ vận tải đường biển vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dịch vụ của Cargotrans (hơn 50%), tiếp đó là các dịch vụ vận tải đường hàng không (16% - 20%) và các loại dịch vụ vận tải nội địa và vận tải đường sắt

Vận tải đường biển: Trong tình hình dịch bệnh, cụ thể là vào năm 2021 là năm nhiều khó khăn đối với dịch vụ vận tải đường biển bởi sự suy giảm trong hoạt động thương mại trên thế giới và ở Việt Nam Khó khăn với ngành vận tải đường biển và

Vận tải đường biển Vận tải đường hàng không

Vận tải nội địa Vận tải đường sắt

Biểu đồ 3.3 Doanh thu theo các phương thức vận tải quốc tế của Công ty Cargotrans Logistics Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 cảng biển trong nửa đầu năm 2021 không chỉ do khối lượng thương mại giảm mà còn bởi tình trạng thiếu nhân công và không thể đổi thủy thủ đoàn như thường lệ, bởi các quy định hạn chế và cách ly đối với người nhập khẩu tại các nước Các yêu cầu về giao thức y tế mới trong bối cảnh dịch bệnh và ngay cả khi đã chuyển sang giai đoạn

“bình thường mới” dẫn đến nhiều quy trình hơn tại các cảng biển, làm ảnh hưởng đến lộ trình chung của các đội tàu Tuy nhiên, so với các loại hình dịch vụ vận tải khác, dịch vụ vận tải biển ít bị tác động bởi dịch COVID-19 hơn và đạt được những tăng trưởng nhất định Giá cước vận tải biển cao bởi nhu cầu tăng cao, trong khi nguồn cung container rỗng thiếu hụt cùng với sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh khiến lợi nhuận Cargotrans trong dịch vụ vận tải biển tăng đột biến trong năm 2022 (tăng 35% so với năm 2021) Bên cạnh đó, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng trưởng mạnh cũng giúp các công ty khai thác cảng đạt được lợi nhuận tích cực bất chấp khó khăn do dịch Covid-19 Tuy nhiên, sau khi lập đỉnh vào tháng 9/2022, giá cước vận tải biển có dấu hiệu điều chỉnh, đặc biệt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 Do vậy, dịch vụ vận tải đường biển của Cargotrans ghi nhận mức tăng trưởng chỉ bằng một nửa so với 2022 (khoảng 14,13%)

Vận tải đường hàng không: năm 2021, trong số các phương thức vận tải thì hàng không ghi nhận mức giảm mạnh nhất, do bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp hạn chế đi lại giữa các quốc gia trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp Tuy nhiên, bước sang năm 2022, cùng với sự hồi phục của khu vực châu Âu và Hoa Kỳ khi các nước mở cửa lại nền kinh tế cũng như khuyến khích thương mại quốc tế, dịch vụ vận tải đường hàng không của Cargotrans tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, tăng khoảng 67% - mức tăng lớn nhất trong các loại dịch vụ trong giai đoạn kể trên Loại hình dịch vụ này tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2023, đạt doanh thu 9,7 tỷ đồng (tăng 11,2% so với năm 2022)

Vận tải nội địa: doanh thu của dịch vụ vận tải nội địa luôn đứng thứ ba các loại hình vận tải mang lại doanh thu lớn nhất cho Cargotrans Doanh thu của loại hình vận tải này cho thấy mức độ tăng trưởng đều qua các năm và ghi nhận mức tăng 25% trong giai đoạn 2021-2023 Để có được mức tăng trưởng này, Cargotrans đã nỗ lực rất lớn trong liên kết, hợp tác với các nhà vận tải nội địa, từ đó giúp tiết kiệm và chi phí cũng như nguồn lực của công ty khi tiến hành các dịch vụ về vận tải nội địa

Vận tải đường sắt: Ngược lại với ba loại hình vận tải ở trên, đây là loại hình vận tải kém được ưa chuộng nhất tại Cargotrans khi luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu phương thức vận tải của doanh nghiệp Doanh thu từ phương thức vận tải bằng đường sắt cũng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 0.9 tỷ năm 2021 xuống còn 0.5 tỷ vào năm 2023 (giảm 55,5%) Tỷ trọng thấp của loại hình này có thể hiểu là do tính kém linh hoạt cũng như sự vượt trội hơn hẳn của những loại hình vận tải kể trên.

Thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty

3.3.1 Nhận yêu cầu từ khách hàng

Bộ phận Sale sẽ thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của công ty là tìm kiếm và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty theo một số cách như sau:

- Tìm trong các website hoặc các danh mục có thông tin của các công ty xuất nhập khẩu như mã số thuế, trang vàng,…

- Dựa vào các mối quan hệ đã có để tiếp cận và trao đổi về dịch vụ

- Gọi điện trực tiếp đến bộ phận phụ trách xuất nhập khẩu của các công ty đó để giới thiệu

- Gửi báo giá tới các khách hàng mới nếu họ đồng ý tiếp tục tìm hiểu về dịch vụ

Trong quá trình tìm kiếm dữ liệu để liên lạc với khách hàng, nhân viên bán hàng của Cargotrans vẫn gặp rất nhiều khó khăn như tìm sai số điện thoại, email, thông tin đã cũ, không thể biết được là nhập từ tuyến nào về tuyến nào, điều kiện giao hàng cụ thể là gì – điều này rất quan trọng vì doanh nghiệp xuất khẩu theo điều kiện nhóm E và F mới là khách hàng mục tiêu của công ty Điều này cho thấy, nhóm dữ liệu

“khách hàng lạnh” của công ty vẫn chưa thật sự tối ưu về những thông tin cần thiết để nhân viên bán hàng có thể chào bán dịch vụ đúng đối tượng hơn cũng như tốn nhiều thời gian khi tiếp cận sai tệp khách hàng, hay chưa thể tạo được tập khách hàng mục tiêu của mình

Việc gửi báo giá tới khách hàng thường bao gồm những mục cơ bản nhất là cước biển (Ocean Freight) và Phí địa phương tại Việt Nam (Local Charge) tại 2 cảng chính như: cảng Hải Phòng và cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), hãng vận tải (Carrier), thời gian vận chuyển (Transit time), Ngoài ra, sẽ gửi thêm bảng giá về dịch vụ hải quan và trucking nội địa nếu khách hàng cần thêm

Nguồn: Phòng kinh doanh Cargotrans

Quá trình tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận của Cargotrans là một hành trình vô cùng gian nan và đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực rất lớn của nhân viên kinh doanh Thường việc lọc khách hàng diễn ra qua 4 giai đoạn chính: + Giai đoạn 1: Chào giá để lọc khách hàng bằng giá

+ Giai đoạn 2: Chăm sóc thật sát, thật nhiệt tình với khách hàng cho thông tin zalo, email gửi báo giá Nếu nhanh, tại giai đoạn này cũng đã có khách hàng

Bản thân tác giả trong giai đoạn này đã có khách đặt lịch tàu cho 15 container (11 container thường và 4 container Open Top) hàng xuất từ Cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh đi Shanghai, Trung Quốc Tuy nhiên, sau khi nhận lời đặt hàng của khách, vì container Open Top là loại đặc biệt nên công ty Cargotrans không đạt được thỏa thuận

Mẫu báo giá chung của Cargotrans:

We would like to send you our quotation as below:

1 Customs fee: $ /container or shipment

2 Customs inspection fee: $ /container or shipment (if any)

3 Lift on/off fee: At cost ($ /container or shipment)

4 Facility fee: At cost ($ /container or shipment)

5 Trucking fee: depend on distance

Carrier POL POD ETD/TT Ocean freight Valid time

If you need further support, please feel free to contact us Thank you! với Shipper để hỗ trợ đóng hàng vào container, vận chuyển ra cảng Để có thể xuất được lô hàng Cargotrans cần phải tách 15 container hàng này thành 2 lô hàng nhưng không đúng với mong muốn của Shipper và nhà nhập khẩu bên Trung Quốc Cuối cùng, với lô hàng này, tác giả không tiếp tục duy trì được mối quan hệ với nhà xuất khẩu Điều này cho thấy, giai đoạn khách hàng đưa thông tin hàng để kiểm tra đến trước khi có booking là vô cùng nhạy cảm vì rất dễ bị khách hủy đơn đặt hàng ngay trước mắt

+ Giai đoạn 3: Tiếp tục chăm sóc khách hàng, cập nhật thông tin thị trường sau khi đã chọn được những khách hàng thực sự tiềm năng sau giai đoạn 2

+ Giai đoạn 4: Nhận những yêu cầu thực tế của khách hàng (khi khách hàng đang có hàng và cần tìm kiếm giá cả tốt cho lô hàng của mình)

Nguồn: Phòng kinh doanh Cargotrans

3.3.2 Chào giá/ Hỏi giá cho khách hàng

Dựa vào những thông tin mà khách hàng cung cấp, nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ với hãng tàu để hỏi giá, lịch tàu chạy phù hợp với nhu cầu của khách Căn cứ vào giá chào của hãng tàu, nhân viên kinh doanh sẽ tính toán giá cước và báo giá cho khách Cách tính giá cước của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam theo công thức như sau:

Giá cước = Giá cước tàu + Phụ phí + Handling fee (phí làm hàng)

Yêu cầu thực tế của khách hàng tại Cargotrans

Here is an inquiry based on EXW to Shanghai by sea, FCL:

 Equipment: 1*20GP (Shipper will do loading by themselves)

 Gross weight: 20 tons per 20 GP

 Cargo will be ready in 1st January

Please advise us your complete cost and vessel schedule Thank you!

Phỏng vấn anh Nguyễn Công Hưng - giám đốc của công ty đã cho thấy rằng:

“Trong bước hỏi giá chào giá cho khách hàng, có một vấn đề mà công ty Cargotrans thường gặp đó là chào giá cao, giá không cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện tại, để có thể thu hút khách hàng, công ty cần đáp ứng được chất lượng dịch vụ tối ưu với mức giá tối thiểu Tuy nhiên, đây là một khó khăn lớn trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay Công ty cũng cần phải đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, mà trong tình hình dịch bệnh, hầu hết các hãng tàu đều tăng giá cước dẫn đến giá báo cho khách cũng tăng đáng kể, không thể giữ mức giá thấp như cũ.” Vì vậy, công ty cần phải xử lý một cách khéo léo để không đánh mất khách hàng vì yếu tố này

Sau khi đưa ra báo giá và lịch tàu chạy, nếu khách hàng đồng ý thì họ sẽ gửi lại Booking Request (Yêu cầu đặt chỗ) cho bộ phận kinh doanh để xác nhận lại thông tin hàng hóa như: người gửi, người nhận, tên hàng, trọng lượng, loại container, cảng đi, cảng đến, ngày tàu chạy

Thông qua các giai đoạn bán hàng như trên, khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ giao nhận của công ty thì hai bên sẽ tiến tới ký kết hợp đồng để thống nhất về giá cả dịch vụ và những quy tắc cần phải thực hiện cho cả 2 bên trong quá trình hợp tác Hợp đồng thể hiện quan hệ làm ăn và trách nhiệm pháp lý giữa Công ty TNHH Giao nhận Vận Tải Cargotrans và khách hàng thuê dịch vụ giao nhận Hợp đồng này được công ty soạn thảo gồm các điều khoản cơ bản thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không cần ký kết hợp đồng Trường hợp thứ nhất, khách hàng sẽ trả tiền dịch vụ cho công ty trước khi hàng về thì lúc này hai bên có thể không cần hợp đồng, nhìn vào ta có thể thấy rủi ro sẽ rơi vào khách hàng nhưng với uy tín trong kinh doanh thì việc giao nhận hàng sẽ được thực hiện chính xác theo thoả thuận Trường hợp nữa là khách hàng và công ty đã hợp tác thân quen, nhiều lần, rõ ràng về quy trình, công nợ, nhiều lần giao hàng thành công, an toàn và suôn sẻ hiệu quả thì không cần soạn thảo hợp đồng dịch vụ cho đôi bên

Dịch vụ khách hàng sử dụng của công ty rất đa dạng:

 Chỉ sử dụng cước tàu

 Chỉ làm dịch vụ hải quan và vận tải nội địa

 Sử dụng cả cước biển, dịch vụ hải quan và vận tải nội địa

Trong quá trình làm hợp đồng, về điều khoản thanh toán tiền dịch vụ vẫn còn nhiều khó khăn Cụ thể trong khoản 1 điều 5 Hợp đồng nguyên tắc của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans ghi “Trong vòng 07 ngày kể từ ngày bên B (công ty TNHH

Giao Nhận Vận Tải Cargotrans) xuất hóa đơn cho bên A (doanh nghiệp xuất khẩu), Bên A phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền trong hạn mức dư nợ là 100.000.000 VND (một trăm triệu đồng) cho toàn bộ cước vận chuyển của mỗi lô hàng Đối với nghĩa vụ thanh toán nằm ngoài hay vượt quá hạn mức dư nợ quy định tại khoản khoản này, bên A phải thanh toán ngay cho bên B trong vòng 01-02 ngày kể từ ngày bên B xuất hóa đơn cho bên A” có thể hiểu khách hàng phải thanh toán tất cả công nợ trong vòng 7 ngày, nếu công nợ vượt quá 100 triệu thì phần vượt quá phải thanh toán trong vòng 2 ngày Tuy nhiên công ty không có bao giờ bắt buộc khách phải trả phần chênh luôn, chỉ cần khách hàng thanh toán tất cả đúng hạn là được và nhiều tình huống, công ty và khách hàng chỉ thỏa thuận bằng tin nhắn email trao đổi giữa 2 bên Đây là điều rủi ro cho công ty rất nhiều vì đã có trường hợp khách hàng không trả công nợ và phần vượt công nợ đúng hạn, khiến cho mỗi lần đòi công nợ rất khó khăn và mối quan hệ giữa 2 bên không còn được tốt để tiếp tục hợp tác

3.3.3 Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ

 Xác nhận thông tin lô hàng

Đánh giá quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty

TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

Cụ thể về những thành tựu của việc hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam trong giai đoạn 2019-2022 như sau:

Thứ nhất, kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định qua từng năm

Doanh thu và lợi nhuận của Cargotrans vẫn theo hướng tăng đều qua các năm Đặc biệt là kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển luôn nằm trong tốp đầu dịch vụ đem về doanh thu cho công ty Điều này cho thấy được sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng vào dịch vụ của công ty Đây cũng là kết quả cho sự cố gắng và tiến bộ từng ngày của công ty để từng bước có được chỗ đứng vững chắc trong thị trường Mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nhưng những ảnh hưởng này lại không đáng kể, doanh thu và lợi nhuận và doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng ổn định tạo tiền đề vững chắc cho những bước phát triển, cải tiến sau này

Thứ hai, tăng số lượng khách hàng

Tìm kiếm khách hàng một cách chủ động đã giúp công ty đa dạng hóa nguồn khách hàng hơn, tránh dựa vào một số khách hàng quan trọng Điều này giúp cắt bớt rủi ro khi đối tác lớn bất ngờ hủy bỏ hợp đồng hoặc chuyển sang đối tác khác Bên cạnh đó việc chủ động để tìm kiếm khách hàng giúp công ty cải thiện khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng tiềm năng Cụ thể, sau khi triển khai các biện pháp trong việc tìm kiếm khách hàng cùng 1 số yếu tố khác, số khách hàng đã tăng rõ rệt từ 121 khách hàng trong năm 2021 lên 435 khách hàng trong năm 2023 (theo biểu đồ 3.4)

Nguồn: Bộ phận chăm sóc khách hàng Cargotrans Thứ ba, tỷ lệ khách hàng hài lòng quay lại sử dụng dịch vụ và giới thiệu thêm khách hàng mới có xu hướng tăng

Nhờ việc chủ động hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, phần lớn khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty TNHH Giao Nhận Vận Chuyển đều đánh giá tích cực và cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty Nhiều khách hàng đã quay lại nhiều lần và giới thiệu lượng khách mới tiềm năng

Biểu đồ 3.4 Số lượng khách hàng của Cargotrans giai đoạn 2021 – 2023

Biểu đồ 3.5 : Đánh giá độ hài lòng từ khách hàng của công ty Cargotrans giai đoạn 2021 – 2023

Nguồn: Bộ phận chăm sóc khách hàng Cargotrans

Theo biểu đồ 3.5, ta có thể thấy rõ được tỷ lệ khách hàng hài lòng với dịch vụ của công ty có xu hướng tăng lên theo các năm Cụ thể, trong năm 2021 tỷ lệ khách hàng hài lòng là 83,7%, con số này đã tăng lên đến 87,6% trong năm 2023 Tỷ lệ khách hàng chưa hài lòng với dịch vụ của công ty theo đó cũng giảm đáng kể, từ 16,3% trong năm 2019 xuống còn 12,4% trong năm 2023 Kéo theo đó, tỷ lệ khách hàng hài lòng và quay lại sử dụng dịch vụ cũng tăng trưởng 9,2% sau 3 năm gần đây (từ 40,5% năm 2021 lên 49,7% năm 2023)

Nói về mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Cargotrans, chị Nguyễn Thanh Hà - trưởng phòng chăm sóc khách hàng của công ty cho biết: “Để có thể đạt được tỷ lệ khách hàng hài lòng về dịch vụ của công ty tăng theo từng năm, bộ phận chăm sóc khách hàng nói riêng và toàn thể công ty nói chung đã phải nỗ lực cải thiện nghiệp vụ rất nhiều trong từng khâu làm hàng cho khách, bắt đầu từ khi chào giá cho đến những dịch vụ sau giao hàng Trong quá trình hoạt động, tiêu chí hàng đầu của công ty là đặt khách hàng lên hàng đầu, cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, trong những năm gần đây mức độ tăng trưởng về tỷ lệ hài lòng của khách hàng cũng đến từ việc phát triển những dịch vụ sau bán của Cargotrans từ năm 2020.”

Thứ tư, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sẵn sàng lao động cho công ty

Theo thống kê, nhân viên ở độ tuổi 20-30 tuổi chiếm 61% tổng số nhân sự của công ty Trong những năm qua, công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans đã đào tạo và có cho mình một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, nhanh nhẹn xử lý các tình huống trong công việc Cùng với đó là trình độ nghiệp vụ cao trong lĩnh vực giao hàng xuất khẩu, tận tâm với công ty và có thể đáp ứng linh hoạt được các yêu cầu của khách hàng cũng như những thách thức của thị trường

3.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Song song với những thành tựu đã đề cập ở trên, vẫn còn một số những tồn tại nhất định trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023 như sau:

Thứ nhất, quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty chưa có sự chuyên môn hóa cao và sự phối hợp giữa các nhân viên còn chưa chặt chẽ

Mặc dù đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Cargotrans vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn Các khâu trong quy trình vẫn còn tách biệt và chưa được tích hợp một cách chặt chẽ, dẫn đến nhiều lỗi và rủi ro trong quá trình làm việc Sự liên kết không linh hoạt giữa các phòng ban và nhân viên khiến cho việc xử lý thông tin và hàng hóa trở nên chậm trễ, thiếu sự đồng thuận và gây ra nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện quy trình của công ty Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất và uy tín của doanh nghiệp trong ngành Chị Trần Thanh Tâm - trưởng phòng kinh doanh cho biết: “Hạn chế lớn nhất trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển nói riêng và giao nhận hàng hoá nói chung của công ty là sự thiếu liên kết, quá trình kết nối còn chậm chạp giữa các khâu, công đoạn trong tổng thể quy trình Chúng tôi đã và đang tìm kiếm những giải pháp phù hợp để có thể cải thiện tình hình này trong thời gian tới”

Thứ hai, nghiệp vụ trong công tác giao nhận của nhân viên còn kém

Công ty đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc cải thiện công tác giao nhận hàng hóa, trong đó có vấn đề về năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên Điều đáng lo ngại là đội ngũ nhân viên trẻ chưa có đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cần thiết để đáp ứng được các yêu cầu của công tác giao nhận So với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới, đội ngũ nhân viên của công ty vẫn còn kém hơn phần nào về trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ, điều này dẫn đến sự chậm trễ trong các đơn hàng và ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

Thứ ba, một số chứng từ còn bị lỗi và chưa thống nhất với nhau

Trong công tác thực hiện trong giao nhận, còn gặp một số lỗi trong khâu làm chứng từ Một số chứng từ còn chưa thống nhất với nhau trong Master B/L và House B/L về tên hàng hóa, trọng lượng, cảng đi, cảng đến, do vậy đã làm chậm thời gian trong quá trình thực hiện giao nhận hàng hoá xuất khẩu của 1 số khách hàng Theo ghi nhận từ báo cáo thống kê nội bộ của công ty Cargotrans, trong năm 2023 số chứng từ gặp vấn đề là 64 chứng từ trên tổng số 589 chứng từ của khách hàng, chiếm 10,9%

Thứ tư, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, hoạt động kém

Hệ thống máy móc, kỹ thuật của công ty đã sử dụng nhiều năm nên đã không hoạt động nhanh và hay xảy ra lỗi, đặc biệt máy móc chuyên dụng cho quá trình đóng hàng chưa được công ty đầu tư thiết bị hiện đại nên đóng hàng hóa lâu và không được thuận tiện

Anh Nguyễn Công Hưng - giám đốc của công ty Cargotrans cũng cho biết thêm:

“Cargotrans là công ty vừa và nhỏ với lượng vốn không lớn, điều này có gây hạn chế trong việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ, hay bất kì hoạt động nào khác của công ty

Định hướng hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam đến năm 2030

Để giữ vững được vị trí hiện nay trong thị trường giao nhận đầy cạnh tranh và phát triển hơn nữa, công ty đề ra những mục tiêu phát triển dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển như sau:

- Tiếp tục khai thác tiềm năng cung cấp dịch vụ giao nhận cửa tới cửa trọn gói cho các khách hàng

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tốt những điểm là thế mạnh của công ty để cung cấp dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển – dịch vụ chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của công ty, một cách chuyên nghiệp đến khách hàng

- Đầu tư và thực hiện những chiến dịch Marketing có sức ảnh hưởng nhiều hơn để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa Qua đó, công ty mở rộng được thị trường kinh doanh của mình

- Mở thêm các văn phòng đại diện tại một số thị trường tiềm năng như Đà Nẵng, Quảng Ninh,… để mở rộng được mạng lưới kinh doanh dịch vụ giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty

- Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều hãng tàu, hãng hàng không, đại lý nước ngoài uy tín để có thể cung cấp dịch vụ với giá tốt hơn cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty

- Phấn đấu nâng cao năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh, phát huy thế mạnh của mình; hướng đến khách hàng bằng sự chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động; đa dạng trong sản phẩm dịch vụ và chu đáo nhiệt tình trong phong cách phục vụ, đặc biệt đưa dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển trở thành thế mạnh cạnh tranh trên thị trường

- Tiếp tục liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực về các lĩnh vực Logistics, dịch vụ xuất nhập khẩu, đầu tư nâng cấp phương tiện, ô tô vận tải Tăng cường nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, với mục tiêu cung cấp cho khách hàng những loại hình dịch vụ chuyên nghiệp, tạo niềm tin với khách hàng, nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới

- Đẩy mạnh và làm tốt công tác Marketing để tìm kiếm thêm nhiều hợp đồng hơn nữa nhằm mở rộng thị trường kinh doanh

Bảng 4.1 Các chỉ tiêu kế hoạch của Cargotrans từ năm 2024 đến năm 2030 Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế toán Cargotrans

Nói về định hướng của công ty, bà Trịnh Thị Trang - phó giám đốc công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam: “Mục tiêu của Cargotrans trong thời gian tới là tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty, đặc biệt hoàn thiện và nâng cao dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển hơn nữa, xây dựng công ty trở thành một thực thể vững mạnh, có uy tín thương hiệu ở thị trường Việt Nam, tạo lập một văn hoá doanh nghiệp có bản sắc riêng Ngoài ra, với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, Cargotrans sẽ là đối tác chiến lược của 500 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam.”

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

4.2.1 Giải pháp về đội ngũ nhân viên của công ty

 Cơ sở đề xuất giải pháp

Quá trình từ lúc tiếp cận khách hàng đến hoàn thành đơn hàng cho khách hàng nhập khẩu thì bước khó khăn nhất là thuyết phục khách hàng dùng dịch vụ bên công ty Bước này khó khăn nhất tập trung vào phòng kinh doanh, đặc biệt là vị trí Sale

Do tính khắc nghiệt của vị trí này mà việc đào thải rất lớn, đi đôi với đó là liên tục phải tuyển thêm nhân viên Sale mới và chưa có nhiều kinh nghiệm Chính vì điều này, công ty cần thêm những giải pháp để cải thiện năng lực cho nhân viên

Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần trao đổi rõ ràng với ứng viên về chính sách đãi ngộ, chế độ lương bổng, các khoản tăng thêm để ứng viên yên tâm làm công việc của mình - một trong những vị trí chịu nhiều áp lực về doanh số trong một khoảng thời gian tương đối ngắn

Công ty nên thường xuyên trao đổi, thảo luận kiến thức nghiệp vụ thông qua các buổi nói chuyện do chính công ty tổ chức hoặc gửi đi học thêm ở các trung tâm có thể liên kết Bên cạnh đó, một trong những cách được lưu giữ kiến thức, kinh nghiệm lâu hơn là có thể viết ra những cuốn sách điện tử viết về các chính sách mặt hàng, quy trình thực hiện các lô hàng, quy trình bán hàng,….để mọi nhân viên có thể tiếp cận dễ dàng và có thể tra lại khi cần thiết, vì suy cho cùng, để có được một đơn hàng là vô cùng khó khăn mà mỗi lần chào dịch vụ tới khách hàng là gặp một mặt hàng khác nhau nên nếu chỉ trau dồi qua kinh nghiệm thực tế thì rất khó có được thêm kiến thức nên sách sẽ là một nguồn tư liệu quý giá cho tất cả nhân viên trong đó đặc biệt có nhân viên bán hàng

4.2.2 Giải pháp về cơ sở vật chất

 Cơ sở đề xuất giải pháp Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, việc xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại là vô cùng cần thiết Hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật này giúp cho công ty tăng tính hiệu quả trong việc vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu rủi ro hư hỏng, thất thoát hàng hóa trong quá trình giao nhận Việc này đồng thời giúp cho công ty nâng cao được lợi nhuận và tăng cường uy tín dịch vụ của mình trên thị trường Bằng cách nâng cấp, đồng bộ hóa các thiết bị và cơ sở vật chất, công ty có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy, từ đó giúp cho công ty trở thành đối tác giao nhận hàng đáng tin cậy trên thị trường

 Nội dung giải pháp Để thực hiện biện pháp xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, công ty cần thực hiện các bước sau:

- Đánh giá hiện trạng: Đầu tiên, công ty cần phân tích và đánh giá hiện trạng của hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại để xác định những điểm mạnh và điểm yếu của nó

- Xây dựng kế hoạch đầu tư: Sau khi đánh giá hiện trạng, công ty cần xây dựng kế hoạch đầu tư để nâng cấp, thay thế hoặc mua sắm thiết bị mới, tăng cường cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh

- Đầu tư vào các công nghệ mới: Công ty cần nghiên cứu và đầu tư vào các công nghệ mới để cải thiện hoạt động sản xuất, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật

- Tuyển dụng nhân lực có kinh nghiệm: Công ty cần tuyển dụng và đào tạo nhân lực có kinh nghiệm để quản lý và vận hành hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ và hiện đại

- Tập trung vào việc bảo trì và bảo dưỡng: Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các hệ thống trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh doanh dịch vụ của công ty để giảm tối đa việc bị hư hỏng, trục trặc gây giảm hiệu suất làm việc Đối với các phần mềm quan trọng phục vụ công việc như khai báo hải quan, phần mềm chứa dữ liệu và các nghiệp vụ quan trọng cần thỏa thuận rõ ràng với các bên cung cấp về chính sách bảo hành, sửa chữa, cung cấp bản cập nhật mới nhất, kịp thời nhất để theo kịp tiến độ công việc và khối lượng hàng hóa mà công ty cần thực hiện

4.2.3 Giải pháp về công nghệ

 Cơ sở đề xuất giải pháp

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ không chỉ là một lựa chọn mà là một yếu tố quyết định giữa sự tồn tại và tiêu tan Việc tích hợp các giải pháp công nghệ vào ngành Logistics không chỉ giúp nâng cao độ chính xác và tốc độ trong các quy trình mà còn mở ra những cánh cửa mới của sự sáng tạo

Từ trí tuệ nhân tạo dự báo nhu cầu đến IoT giúp theo dõi hàng hóa và blockchain bảo vệ tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, công nghệ đã trở thành nguồn động viên quan trọng đằng sau sự phát triển vượt bậc của ngành Logistics

Là khó khăn cần được giải quyết cấp bách nhất mà các doanh nghiệp Logistics đều gặp là thiếu sót một phần mềm quản lý tổng thể Có một phần mềm tích hợp các chức năng nghiệp vụ phục vụ hoạt động của công ty sẽ tạo nên môi trường phối hợp hiệu quả giữa tất cả các bộ phận, giảm thiểu sai sót và các công việc thừa Nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

Hầu hết các doanh nghiệp lớn ngành logistics trên thế giới chỉ sử dụng một phần mềm ERP duy nhất để quản lý công việc theo một thể thống nhất giúp kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, khắc phục kịp thời khi gặp sự cố, quá trình làm việc nhanh chóng, tiết kiệm đến 50 nguồn nhân lực

Một số kiến nghị để hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

Hiện nay, ngành giao nhận hàng hóa đang phát triển nhanh chóng và có nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước Với vai trò quan trọng trong khâu lưu thông, các doanh nghiệp vận tải và giao nhận trong nước, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, đều mong muốn có một môi trường pháp lý ổn định và đáng tin cậy để thúc đẩy và phát triển ngành giao nhận

Do đó, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thuế, thủ tục hải quan và thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải và giao nhận trong nước, cũng như hỗ trợ các công ty trong nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm việc xây dựng cảng biển quốc tế và đầu tư vào các thiết bị hiện đại để vận chuyển hàng hoá Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận rất cần một hệ thống pháp luật đồng bộ và thống nhất để tạo điều kiện hoạt động dịch vụ tốt hơn Do đó, các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục công việc hoàn thiện các thủ tục và chính sách pháp luật để phục vụ việc phát triển hoạt động giao nhận hiện nay Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quan tâm và đưa ra các quy định và chính sách phát triển hoạt động dịch vụ giao Đồng thời, đề nghị Nhà nước đầu tư đáng kể vào cơ sở vật chất để cải thiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bao gồm mở rộng cảng biển, nâng cấp thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa hiện đại Cần đầu tư để nâng cấp tuyến đường sắt đạt tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống đường bộ, cầu cống để đáp ứng nhu cầu tăng của khách hàng Những nỗ lực này sẽ giúp tạo ra một hệ thống giao nhận hàng hoá đa phương thức thuận tiện, tăng cường sức cạnh tranh trong ngành giao nhận hàng hóa

4.3.2 Về phía các hiệp hội, ngành nghề liên quan

4.3.2.1 Đề xuất với Bộ Giao Thông Vận Tải

Lĩnh vực xuất nhập khẩu bằng đường biển nói chung và giao hàng xuất khẩu nói riêng được đánh giá là một loại hình dịch vụ đầy tiềm năng và đem lại nguồn lợi lớn cho Việt Nam Tuy nhiên, hệ thống giao thông vận tải, cảng biển của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp Hầu hết các cảng hoạt động nhỏ lẻ, bên cạnh đó các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động bốc, xếp và dỡ hàng như xe kéo, container, máy kiểm tra hàng, máy cẩu hàng còn lạc hậu và cũ, quá trình nâng cấp dàn trải, tốn nhiều thời gian và chưa thực sự hiệu quả Vì vậy, Bộ Giao Thông Vận Tải cần:

Thứ nhất, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên tuyến hành lang vận tải thủy chính, hành lang huyết mạch nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư cảng, bến và phương tiện hiện đại, có kích thước lớn để thúc đẩy xu hướng vận chuyển hàng container bằng đường thủy từ cảng biển cửa ngõ vào sâu trong nội địa và ngược lại Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cảng theo cụm, kết nối thuận lợi tối đa với đường bộ, cảng cạn, tạo điều kiện hình thành các cảng đầu mối có quy mô lớn có công nghệ bốc xếp hiện đại, tiến tới hình thành các Trung tâm logistics và tham gia vận tải đa phương thức

Thứ hai, nghiên cứu phát triển phương tiện vận chuyển chuyên dùng, phương tiện chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng (luồng tuyến, tĩnh không cầu…) theo từng khu vực và tuyến vận tải ven biển

Thứ ba, ứng dụng CNTT hiện đại hóa công tác quản lý, hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuyền viên, phương tiện thủy nội địa

Thứ tư, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương với các doanh nghiệp Vận tải - Cảng - Logistics và các hội, hiệp hội về giao nhận vận tải nói chung và về đường biển nói riêng theo phương châm

"đồng hành cùng doanh nghiệp"

4.3.2.2 Đề xuất với cơ quan Hải quan Để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam nói chung và dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển nói riêng, cơ quan hải quan cũng cần có những hành động cụ thể như:

Thứ nhất, cải cách, hiện đại hóa công tác giám sát của cơ quan hải quan tại các cảng biển nhằm tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vận tải Thứ hai, cơ quan Hải quan cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh lượng hàng xuất nhập khẩu, giao lưu buôn bán với các quốc gia trên thế giới Thứ ba, công khai mọi thủ tục Hải quan để doanh nghiệp biết và làm đúng theo quy trinh của thủ tục hải quan, đồng thời có cơ sở giảm sát, điều tra việc làm của nhân viên Hải quan, giảm bớt các thủ tục lằng nhằng không cần thiết

Thứ tư, quy định thời gian tối đa cho việc làm thủ tục của một lô hàng xuất, nhập khẩu Đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại hóa công tác Hải quan, áp dụng các thủ tục bằng điện tử hóa tạo sự tiện lợi và nhanh chóng cho các doanh nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chính phủ (2018), Nghị định 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá, ban hành ngày 08 tháng 03 năm 2018

2 Đặng Đình Đào - Trần Văn Bão - Phạm Cảnh Huy - Đặng Thị Thuý Hồng (2018), Giáo trình Quản trị Logistics (Dùng cho ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh), NXB Tài chính, Hà Nội

3 Đặng Thị Thuý Hồng (2020), Tập bài giảng Nghiệp vụ giao nhận và Vận tải hàng hóa quốc tế, Bộ môn Thương mại quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

4 Cargotrans Logistics (2020), Hồ sơ năng lực công ty, tài liệu chưa xuất bản đã được sự đồng ý của tác giả, Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

5 Cargotrans Logistics (2020), Tài liệu thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu, tài liệu chưa xuất bản đã được sự đồng ý của tác giả, Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam

6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá

7 Nguyễn Hồng Đàm - Hoàng Văn Châu - Nguyễn Như Tiến - Vũ Sỹ Tuấn (2003), Giáo trình Vận tải và Giao nhận trong ngoại thương, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội

8 Phạm Mạnh Hiền (2010), Nghiệp vụ Giao nhận, Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội

9 Quốc hội (2014), Luật Hải quan, ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014

10 Tạ Văn Lợi (2020), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

1 Vincent Kirenga Munanira, P M (2018), The Effect of Third Party Logistics Service Providers on Supply Chain Performance in Rwanda Manufacturing Companies: A Case of Bralirwa Limited, International Journal of Research in Management

17 Romano, P (2003), Co-ordination and integration mechanisms to manage logistics processes across supply networks, Journal of Purchasing and Supply management

18 A Agapiou, L C (2010), The role of logistics in the materials flow control process Construction Management and Economics, Journal of Purchasing and Supply management

19 Romano, P (2003), Co-ordination and integration mechanisms to manage logistics processes across supply networks, Journal of Purchasing and Supply management

20 Mesjasz-Lech, A (2015), Effects of IT use in Improving Customer Service Logistic Processes, Procedia Computer Science

21 Scottsdale, A (2021), APL Logistics Launches LSS+, Retrieved from https://apllogistics.com/2021/01/press-release-apl-logistics-launches-lss

CÁC PHỤ LỤC CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1 Theo đánh giá và nhận xét của Anh (Chị), hiện nay quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty đã hoàn thiện chưa? Nếu chưa thì xin Anh (Chị) vui lòng cho biết công ty đang thường gặp phải khó khăn ở những khâu nào trong quy trình này?

2 Theo Anh (Chị), những khâu nào ít xảy ra rủi ro và sai sót trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty?

3 Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết, trong khâu nhận yêu cầu từ khách hàng có những hạn chế gì không? Nếu có thì nguyên nhân chủ yếu là do đâu?

4 Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết, trong khâu chào giá, hỏi giá có những hạn chế gì không? Nếu có thì nguyên nhân chủ yếu là do đâu?

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans - hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận vận tải cargotrans việt nam
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans (Trang 30)
Bảng 3.1. Danh sách thành viên góp vốn - hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận vận tải cargotrans việt nam
Bảng 3.1. Danh sách thành viên góp vốn (Trang 32)
Bảng 3.2. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận Công ty Cargotrans Logistics - hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận vận tải cargotrans việt nam
Bảng 3.2. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận Công ty Cargotrans Logistics (Trang 32)
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kế hoạch của Cargotrans từ năm 2024 đến năm 2030 - hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận vận tải cargotrans việt nam
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kế hoạch của Cargotrans từ năm 2024 đến năm 2030 (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w