Ngoài ra, em cũng bày tỏ sự biết ơn tới các anh chị, nhân viên tại công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực tập tại đơn
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam
1.1.1 Tổng quan về công ty
- Tên đầy đủ (bằng Tiếng Việt): CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CARGOTRANS VIỆT NAM
- Tên giao dịch quốc tế: CARGOTRANS VIET NAM MERCHANDISE EXCHANGE TRANSPORT COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: CARGOTRANS CO.,LTD
- Địa chỉ: Số 20, xóm Cầu, Xã Hữu Hòa, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
- Người đại diện: Nguyễn Công Hưng
- Quản lý bởi: Chi cục Thuế Huyện Thanh Trì
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài Nhà nước
- Thông tin: https://cargotrans.vn/ info@cargotrans.vn
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam
Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 03 tháng 11 năm 2014, đặt địa chỉ đăng ký kinh doanh tại số 20, Xóm Cầu, Xã Hữu Hòa, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
Giai đoạn mới thành lập, hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, Cargotrans đƣợc điều hành bởi 3 thành viên chính, bao gồm ông Nguyễn Công Hƣng, ông Trần Quốc Đạt và bà Phạm Thị Phƣợng Cho đến nay, ông Nguyễn Công Hưng vẫn được tin tưởng chọn làm người đại diện pháp lý của Công ty và các doanh nghiệp có liên quan khác, bao gồm: Công ty cổ phần Bull Lines, Công ty TNHH Vin Lines và Công ty TNHH Sodi Group Đây đều là các doanh nghiệp sân sau, đƣợc thành lập nhằm phục vụ và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Cargotrans sau khi đã xây dựng đƣợc chỗ đứng và kinh nghiệm nhất định trong ngành
Sau khoảng 2 năm hoạt động, công ty chính thức thành lập các chi nhánh tại
Hồ Chí Minh và Hải Phòng, lần lƣợt vào 01/06/2016 và 01/09/2016 Gần một thập kỷ hình thành và phát triển, Cargotrans hiện đang là một forwarder hoạt động tích cực tại cả ba miền Bắc – Trung - Nam, đối tác phân bổ khắp các thị trường trên thế giới, mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia đến các khu vực trên toàn cầu, đặc biệt là bạn hàng thân thiết với các thị trường tại châu Á, châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Trung Đông Hoạt động năng nổ và chứng minh đƣợc nghiệp vụ chuyên môn cùng khả năng phát triển lâu dài, Cargotrans tự hào khi trở thành thành viên của các tổ chức, hiệp hội kinh doanh lớn nhƣ : World Cargo Alliance (WCA), JCtrans Logistics Network (JCTrans), Global Agent Network Freight Midpoint (FM),…
Bên cạnh trụ sở chính tại Hà Nội và các văn phòng đại diện tại Hải Phòng và
Hồ Chí Minh, Cargotrans đã hoàn thành xây dựng văn phòng đại diện tại Đà Nẵng trong năm 2023, phục vụ cho tầm nhìn phát triển đội ngũ hoạt động tại các cảng biển và cảng hàng không chiến lược của cả nước.
Lĩnh vực kinh doanh chính
Cargotrans tập trung kinh doanh hoạt động đại lý cho các hãng vận tải, bao gồm các cái tên nhƣ: China Ocean Shipping Company (COSCO), Maersk (MSK), Ocean Network Express (ONE), Evergreen (EMC), Hapag-Lloyd (HPL),…Ngoài ra, doanh nghiệp cũng thực hiện các hoạt động kinh doanh đại lý cho các công ty logistics trên toàn thế giới Bên cạnh đó, Cargotrans cũng cung cấp các dịch vụ logistics trên các tuyến đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không Các dịch vụ này đa dạng từ vận tải nội địa, khai báo hải quan, lưu kho hàng hoá, hỗ trợ các chuyến hàng từ nhà máy đến cảng và ngƣợc lại trong mọi khâu Tuy nhiên, các lĩnh vực kinh doanh chính tập trung vào:
1.2.1 Dịch vụ giao nhận, vận tải đường biển
Cargotrans đã xây dựng được mạng lưới rộng lớn và là đại lý của các hãng tàu uy tín nhƣ China Ocean Shipping Company (COSCO), Maersk (MSK), Ocean Network Express (ONE),… Công ty sẽ nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau nhƣ: đặt tàu, đóng hàng, vận chuyển container thường, container lạnh, hàng lẻ và hàng đặc biệt,… trên cơ sở hợp đồng uỷ thác
1.2.2 Dịch vụ giao nhận, vận tải đường hàng không
Ngoài các hãng tàu, Cargotrans cũng là đại lý cho nhiều hãng hàng không có hệ thống các đường bay trong khu vực, bao gồm: Vietnam Airlines, TK Airlines, Qatar, Etihad, Thai Airways, China Airlines, Eva Air, Korean Airlines, Tuy nhiên, do thủ tục xử lý các lô hàng bay khá phức tạp nên tỷ trọng trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty còn nhỏ
1.2.3 Dịch vụ giao nhận thủ tục hải quan
Ngoài ra, công ty cũng cung cấp các dịch vụ logistics tại đầu Việt Nam bao gồm khai báo hải quan, đăng ký tờ khai, thanh lý hải quan, lưu kho hàng hóa và xin giấy phép xuất nhập khẩu, C/O, … tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy hoạt động của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến ở công ty TNHH, đặc biệt là với Cargotrans khi số lƣợng các thành viên quản trị ít, các phòng ban phải hoạt động theo các quy trình tiêu chuẩn hoá nhằm nâng cao hiệu quả công việc và quản trị kinh doanh
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam
- Hội đồng quản trị Đứng đầu bộ máy hoạt động của Cargotrans là HĐQT có nhiệm vụ cung cấp vốn, xác định chiến lƣợc lâu dài của công ty và quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ
Có chức năng điều hành, thực hiện các chiến lƣợc mà HĐQT đề ra, tham gia vào xác định chiến lƣợc của công ty, xây dựng các quy định chế độ, chính sách chung của công ty về tổ chức nhân sự, tài chính Bên cạnh đó, BGĐ có nhiệm vụ lập kế hoạch hàng năm để trình HĐQT
- Phòng Hành chính - Nhân sự
Tham mưu cho BGĐ trong lĩnh vực hành chính, nhân sự, tổ chức tuyển dụng nhân viên, tổ chức thực hiện các nghĩa vụ với người lao động, lưu trữ hồ sơ nhân viên và cung cấp nhu yếu phục vụ hoạt động công ty
Hành chính, nhân sự, đào tạo
Phòng Marketing , nghiên cứu sản phẩm
Phòng Chăm sóc khách hàng
Thiết kế sản phẩm tham mưu cho BGĐ trong lĩnh vực marketing, nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kênh quảng cáo của công ty
- Phòng Chăm sóc khách hàng
Có nhiệm vụ quản lý, giao dịch, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng; tổ chức ghi nhận những khiếu nại, phản hồi, tổng kết và báo cáo
Xây dựng các kế hoạch kinh doanh định kỳ hàng tháng, quý, năm để thúc đẩy kinh doanh và giải quyết các vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh
Giải quyết các vấn đề liên quan đến chứng từ, hải quan, hỗ trợ đội ngũ sales và xử lý các phát sinh trong quá trình vận tải hàng hóa
Làm công tác hạch toán, kế toán, tài chính và kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách kế toán - tài chính và chế độ kế toán của công ty; lập và đảm bảo các kế hoạch kế toán: trả nợ ngân hàng, mua hàng, thanh toán khách hàng, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp các số liệu kế toán cho các cơ quan kế thuế làm việc
- Chi nhánh Hải Phòng, Hồ Chí Minh
Thực hiện kế hoạch công việc ở khu vực và hỗ trợ văn phòng chính ở Hà Nội theo chỉ đạo của BGĐ.
Nhân lực của đơn vị
Bảng 1.1 Tình hình nhân sự Cargotrans năm 2023
I Phân theo trình độ Đại học và trên Đại học 102 92,7%
II Phân theo giới tính
III Phân theo độ tuổi
IV Phân theo phòng ban
Phòng Hành chính, nhân sự, đào tạo 11 10%
Phòng Chăm sóc khách hàng 9 8,2%
Phòng Kế toán, tài chính 6 5,5%
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình nhân sự năm 2023 - Phòng Hành chính Nhân sự
Hiện tại, công ty đang hoạt động với 110 nhân sự, phân bổ tại trụ sở chính
Hà Nội và các chi nhánh ở Hồ Chí Minh, Hải Phòng Trong đó, HĐQT có 5 thành viên, bao gồm 3 thành viên sáng lập và hai thành viên khác gia nhập sau này Các thành viên của HĐQT có tới 4 người tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh và một người học song bằng Thương mại quốc tế và Kế toán Chính sự đa dạng trong chuyên môn cũng nhƣ các kiến thức liên quan đến kinh doanh quốc tế đã tạo nền tảng cho việc quản trị doanh nghiệp diễn ra hiệu quả, hoạch định các chiến lƣợc phát triển lâu dài, các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ trong bối cảnh ngành Logistics đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết
Các nhân sự còn lại đƣợc phân chia theo 6 phòng ban, hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ nhất định Sự phân bổ nhân sự theo phòng ban đƣợc thể hiện qua bảng trên Từ đó, có thể thấy, công ty luôn tập trung nhân lực mạnh mẽ nhất cho bộ phận Kinh doanh (47/110 nhân sự), một giải pháp hợp lý với mục tiêu mở rộng thị trường trên toàn cầu cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh đại lý của doanh nghiệp Nhân lực tại các bộ phận Kế toán hành chính và Chăm sóc khách hàng chiếm thiểu số (khoảng 5 - 8%), cho thấy kết quả của sự cắt giảm và đơn giản hoá bộ máy hành chính của Công ty sau giai đoạn Covid 19, tập trung vào đào tạo nhân lực đa kinh nghiệm và có thể đảm nhiệm nhiều khâu trong bộ máy
Ngoài ra, một đặc điểm nhân khẩu học đáng chú ý của bộ máy nhân sự Cargotrans đó chính là sự chiếm ƣu thế của lao động nữ, độ tuổi 21 - 35, tại mọi phòng ban của công ty Điều này đƣợc lý giải từ chính tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế và các ngành liên quan khác Chính đặc điểm này đã tạo nên tính nữ rõ rệt trong văn hoá kinh doanh của công ty, khi sự hợp tác và thống nhất đƣợc đề cao hơn tính cạnh tranh và thành tựu cá nhân Bởi vậy, các hoạt động đàm phán thương mại quốc tế của Cargotrans đều được tiến hành theo chiến lược nhượng bộ hoặc hợp tác, lấy tiến làm lùi, từ đó, xây dựng được mạng lưới các đối tác trung thành trên toàn cầu Ngoài ra, tỷ lệ nhân viên từ 21 - 28 tuổi đạt khoảng 70% (76/110 người) cũng tạo ra môi trường kinh doanh tích cực của doanh nghiệp khi những ý tưởng, thay đổi mới được đón nhận và công nghệ thông tin ngày càng đƣợc áp dụng hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình liên lạc đối tác và thủ tục hải quan.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cargotrans sở hữu 5 văn phòng trên khắp Việt Nam, trong đó, 1 trụ sở chính tại Thanh Xuân, Hà Nội, 2 chi nhánh đại diện tại Hải Phòng, 1 chi nhánh tại Hồ Chí Minh và chi nhánh mới thành lập tại Đà Nẵng Tất cả đều đƣợc đặt tại các địa điểm gần với các cảng biển, cảng hàng không lớn tại Việt Nam, trang thiết bị văn phòng hiện đại, đầy đủ, hỗ trợ hoạt động giao thương với các quốc gia khác trên thế giới
Hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ logistic, công ty đã đầu tƣ sở hữu hệ thống vận tải nội địa bao gồm 15 xe chuyên chở ( xe đầu kéo) đặc thù, hiện đại để vận chuyển container cùng hệ thống giám sát lộ trình giúp quản lý đạt hiệu quả tối ƣu Hệ thống 5 xe nâng và 3 cần cẩu cùng nhà ga tiêu chuẩn, kho hàng rộng 1200m 2 có thể đáp ứng nhu cầu lưu trữ với số lượng lớn cho phép cung cấp dịch vụ hậu cần tốt nhất.
Tài chính của đơn vị
Bảng 1.2 Tình hình tài chính tại Cargotrans giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
2 Tổng nguồn vốn 14.727.056.833 22.471.741.805 27.718.148.178 Trong đó:
Nợ phải trả 13.375.820.542 21.145.113.914 22.006.278.832 Vốn chủ sở hữu 1.351.236.291 1.326.627.891 5.711.869.346
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2021, 2022, 2023 - Phòng Kế toán
Tính đến hết năm tài chính 2023, tổng tài sản của công ty ghi nhận con số 27.718.148.178 VNĐ, mức tăng 23, 35% so với giá trị đầu năm Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định và các tài sản khác, giá trị riêng đƣợc thể hiện trong báo cáo tài chính doanh nghiệp
Với giá trị tương đương tài sản, nguồn vốn của công ty theo báo cáo năm
2023 lên tới gần 27 tỷ đồng, trong đó 79,4% là các khoản nợ phải trả, đạt 22.006.278.832 VNĐ Ngoài ra, vốn chủ sở hữu là 5.711.869.346 VNĐ, chứng kiến mức tăng vọt 430% khá mạnh mẽ so với thời kỳ đầu năm Điều này đƣợc lý giải bởi mức tăng gấp 5 lần vốn góp của chủ sở hữu trong năm này, chiếm 87,53% tổng nguồn vốn, cùng với đó là các khoản lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối, với tỷ lệ 12,47% Việc gia tăng mạnh mẽ vốn góp từ chủ sở hữu cho thấy một tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi khả năng góp vốn của các thành viên quản trị ngày càng tăng và tầm nhìn chiến lƣợc với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mở rộng Việc tăng vốn góp cũng là một bước đi hợp lý trong tình hình Cargotrans đang tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ các dịch vụ kho bãi, hậu cần, nâng cao chất lượng hệ thống phương tiện vận tải nội địa và đầu tư vào các công nghệ hiện đại trong bối cảnh thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt
Xét về khả năng thanh toán các khoản nợ, các con số ghi nhận tại Cargotrans đều rất khả thi Trong đó, năm 2023, với tổng tài sản 27.718.148.178 VNĐ và nợ phải trả 22.006.278.832 VNĐ, hệ số khả năng thanh toán của công ty là 1,25% (>1), cho thấy doanh nghiệp đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán tổng quát
Tuy nhiên, về khía cạnh hệ số sinh lời ròng của tài sản, ROA của doanh nghiệp chỉ đạt con số khiêm tốn 1,67%, trong khi thông thường trong ngành, các nhà đầu tư thường kỳ vọng ít nhất 5% Tình trạng tương tự đối với hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu khi ROE chi đạt 1,19% Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu không cao, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp chưa tương xứng với mức đầu tư tài chính, cần có những biện pháp để cải thiện và nâng cao.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI
Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam
Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2021 2022 2023 So sánh giữa các năm
Lƣợng tăng tuyệt đối (VNĐ)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2021, 2022, 2023 - Phòng kế toán
Về tổng doanh thu, có thể thấy, trong 3 năm gần nhất, Cargotrans ghi nhận những mức tăng trưởng khá ấn tượng với các con số trong năm 2021, 2022, 2023 lần lƣợt là 32.497.864.600 VNĐ, 45.001.086.600 VNĐ và 48.300.620.000 VNĐ
Xu hướng tăng trưởng dương là điều dễ dàng nhận thấy khi tốc độ tăng trưởng hàng năm đều rất cao, trung bình giai đoạn 2020-2022 là 20% Sức phát triển mạnh mẽ này có thể đƣợc lý giải bởi nguồn hàng hoá xuất nhập khẩu lớn sau năm 2020 khi Covid - 19 khiến các hoạt động sản xuất, cung ứng đứt gãy hàng loạt Sau khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đƣợc nới lỏng, Cargotrans dần trở lại hoạt động bình thường Thời điểm này, xuất nhập khẩu tăng mạnh, nhiều ngành phát triển ổn định trở lại, thị trường tiêu thụ của ngành kỹ thuật, vật liệu xây dựng tương đối cao Theo báo cáo của ResearchAndMarkets.com năm 2021, quy mô thị trường logistics toàn cầu ƣớc đạt 3.215 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020 (Hạ An,
2021, Bộ Tài chính: mof.gov.vn) Điều này cho thấy ngành logistics vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho Cargotrans Ngoài ra, tại giai đoạn này, công ty cũng có đƣợc nguồn thu từ việc chia lợi nhuận với hãng tàu, chênh lệch tỷ giá và đầu tƣ tài chính Tuy nhiên, có thể thấy sự chững lại nhất định trong năm 2023 khi mức tăng trưởng chỉ khoảng 7,33%, một con số đồng nhất với những khó khăn chung của ngành khi biến động giá năng lƣợng, sức ép tỷ giá và lạm phát cao Đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine hay việc lực lƣợng Houthi (Yemen) gia tăng tập kích tàu hàng đi qua Biển Đỏ sau khi chiến sự Israel - Hamas bùng phát hồi đầu tháng 10/2023 khiến nhiều các lô hàng đi qua khu vực này bị ảnh hưởng không nhỏ, lý giải cho sự tăng trưởng khiêm tốn của Cargotrans trong năm qua và dự báo tiếp diễn trong đầu năm 2024
Về chi phí, trong giai đoạn 2021-2023, Cargotrans ghi nhận tổng chi phí 3 năm lần lƣợt là 35.522.473.000 VNĐ, 31.579.853.300 VNĐ và 34.375.949.500 VNĐ Đây đều là những con số khá lớn trong tương quan với doanh thu, chiếm khoảng 70% tổng doanh thu Đặc biệt, năm 2021, tổng chi phí đã vƣợt quá mức doanh thu đạt đƣợc Điều này là do hoạt động đầu tƣ cùng các tác động tiêu cực của đợt dịch thứ hai tại Việt Nam tới công ty Từ khi bước vào thời kỳ số hoá, Cargotrans đã cố gắng nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc chuyển đổi số, tập trung đầu tƣ cho công nghệ, Các khoản đầu tƣ này dẫn đến những mức tăng đáng kể trong ngân sách Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh, bài toán về lưu kho, kiểm dịch và giãn cách xã hội càng trở nên khó khăn, đòi hỏi phải ứng dụng các kỹ thuật tự động trong nhiều khâu, tuy bảo đảm an toàn nhƣng lại dẫn đến mức âm lợi nhuận
3 tỷ vào năm 2021 Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến mức chi phí tăng gấp 1,5 lần là do các hiệp định thương mại quốc tế dần đi vào hiệu lực, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Việc mở cửa thị trường một mặt mang lại những cơ hội kinh doanh, một mặt gây sức ép khi hàng loạt các đối thủ cạnh tranh bước chân vào thị trường Điều này dẫn đến nhu cầu mở rộng đầu tƣ vào cơ sở vật chất với chiến lƣợc cạnh tranh lâu dài, nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics để giữ chân đƣợc khách hàng Sang năm
2022, mức chi phí đã giảm 11,09% do việc cắt giảm nguồn lao động, những nhân lực có thể đƣợc thay thế bởi hệ thống máy móc và công nghệ hiện đại, cùng với tái xây dựng lại bộ máy nhân sự, quản trị tại tất cả chi nhánh
Về lợi nhuận, trong giai đoạn 2021-2023, Cargotrans ghi nhận mức lợi nhuận dương vào năm 2022 và 2023 với 13.421.233.300VNĐ và 13.924.670.500VNĐ và mức lỗ 3.024.608.400 VNĐ năm 2021 Điều này gây ra chủ yếu do sự gia tăng của chi phí kinh doanh cũng nhƣ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong dịch bệnh khiến doanh nghiệp khó thích nghi Tuy nhiên, với mức lợi nhuận dương chỉ một năm sau đó, Cargotrans đã chứng tỏ việc đầu tư mạnh vào công nghệ là bước đi đúng đắn, giúp công ty trở thành lựa chọn của khách hàng khi cắt giảm đƣợc thời gian và nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa Nhìn chung, sau năm 2021, hoạt động kinh doanh của Cargotrans bắt đầu phục hồi trở lại và dần có lợi nhuận, tuy nhiên, điều đáng chú ý là các con số lợi nhuận này chỉ chiếm một tỷ lệ khá thấp so với doanh thu Điều này là bởi công ty tập trung vào cung cấp dịch vụ đại lý cước tàu và logistics với mức hoa hồng cạnh tranh, trung bình là 5% Tuy nhiên, với các chỉ số ROA, ROE thấp nhƣ đã phân tích ở trên, việc nâng cao lợi nhuận trong khi vẫn giữ đƣợc sức cạnh tranh sẽ là bài toán đƣợc đặt ra cho công ty trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Tình hình hoạt động thương mại quốc tế của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam
Với kinh nghiệm gần một thập kỷ hoạt động kinh doanh trong ngành Logistics, Cargotrans tập trung vào các lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế bao gồm làm đại lý môi giới quốc tế cho các hãng tàu, công ty logistics và giao nhận, làm thủ tục hải quan cùng các dịch vụ logistics khác nhƣ kho bãi, vận tải nội địa,
Trong đó, các nghiệp vụ thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế chủ yếu tập trung vào tư vấn cước biển và cước hàng không cho các doanh nghiệp logistics có các chuyến hàng xuất nhập khẩu từ hoặc tới Việt Nam Cargotrans đã xây dựng được mạng lưới rộng lớn và là đại lý của các hãng tàu uy tín như China Ocean
Shipping Company (COSCO), Maersk (MSK), Ocean Network Express (ONE), cũng như các hãng hàng không có hệ thống các đường bay trong khu vực, bao gồm: Vietnam Airlines, Thai Airways, China Airlines, Eva Air, Korean Airlines, … Công ty sẽ nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho trên cơ sở hợp đồng uỷ thác Ngoài ra, công ty cũng cung cấp các dịch vụ logistics tại đầu Việt Nam từ thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa, vận tải nội địa, giao nhận container và đóng hàng Giai đoạn đầu thành lập, Cargotrans chỉ hoạt động trong phạm vi trong nước Hoạt động chính lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu Sau đó, công ty bắt đầu mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự uỷ thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tuỳ thuộc vào hợp đồng mua bán
2.2.1 Tình hình hoạt động theo phương thức kinh doanh
Bảng 2.2 Doanh thu theo phương thức kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023
So sánh giữa các năm
Lƣợng tăng tuyệt đối (tỷ đồng)
Lƣợng tăng tuyệt đối (tỷ đồng)
Vận tải đường hàng không 5,24 8,75 9,74 3,51 66,96% 0,98 11,25%
Giao nhận thủ tục hải quan 3,08 2,91 4,15 -0,17 -5,74% 1,24 42,74% Khác 7,26 10,51 8,32 3.,25 44,75% -2.,19 -20,88%
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm - Phòng Kế toán
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy, so với tổng doanh thu của công ty, doanh thu đến từ ba hoạt động kinh doanh vận tải đường biển, vận tải đường hàng không và giao nhận thủ tục hải quan chiếm tỷ trọng khá cao, trung bình 70% trong toàn giai đoạn phân tích Điều này cho thấy, đây là ba phương thức kinh doanh chủ yếu của Cargotrans, đóng góp nhiều nhất vào nguồn thu của doanh nghiệp
Về vận tải đường biển, dễ dàng nhận ra đây là hoạt động kinh doanh mang lại tỷ trọng doanh thu cao nhất, chiếm khoảng 50% trong tổng doanh thu ghi nhận hàng năm Cụ thể, 52% năm 2021, 50,7%% năm 2022 và 54% năm 2023 Điều này là hoàn toàn hợp lý khi ngành vận tải đường biển chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa ở nước ta Đại dương bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất, tạo điều kiện cho tàu thuyền di chuyển từ châu lục này sang châu lục khác một cách dễ dàng Mặt khác, vận tải đường biển có chi phí vận chuyển thấp hơn trên các tuyến đường dài hơn so với các phương thức vận tải khác và khả năng vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, kể cả những hàng hóa nặng, cồng kềnh Chính bởi những ƣu điểm này mà từ lâu Cargotrans đã tập trung mạnh nhất vào cung cấp các dịch vụ vận tải đường biển, mạng lưới hãng tàu mà cụng ty làm đại lý cước biển cũng rộng lớn nhất, lý giải cho cơ cấu ẵ doanh thu hàng năm của hoạt động kinh doanh này
Về vận tải đường hàng không, đây là phương thức kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu doanh thu của Cargotrans, lần lƣợt 16,14% năm 2021, 19,46% năm 2022 và 20,17% năm 2023 So với tỷ trọng của vận tải đường biển, những con số này còn khá khiêm tốn, tuy nhiên có thể thấy rõ xu hướng gia tăng theo từng năm, cho thấy nỗ lực của công ty trong việc đa dạng hoá các phương thức kinh doanh, tránh phụ thuộc vào vận tải đường biển Xu hướng gia tăng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic đường hàng không cũng đến từ việc Cargotrans mở rộng làm đại lý của nhiều hãng bay uy tín trong khu vực nhƣ Thai Airways, China Airlines, Eva Air, Korean Airlines, …
Về giao nhận thủ tục hải quan, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong nhóm 3 phương thức kinh doanh chủ yếu, giao động xung quanh 8% mỗi năm, nhƣng đây lại là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho Cargotrans khi không phải chia hoa hồng với đại lý So với hai hình thức còn lại với tốc độ tăng trưởng khá ổn định, giao nhận thủ tục hải quan lại có sự giao động khi chứng kiến mức tăng mạnh mẽ trong năm 2021, do thời kỳ này công ty không có nhiều chuyến hàng giữa dịch bệnh nên tập trung vào cung cấp dịch vụ môi giới hải quan thông minh, nhƣng lại sụt giảm 5,74% năm
2022 khi chiến lược phát triển của Cargotrans được điều chỉnh lại theo hướng tập trung vào đại lý cước vận chuyển
2.2.2 Tình hình hoạt động theo mặt hàng
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu các mặt hàng chủ yếu (2021 - 2023) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm - Phòng Kế toán
Từ biểu đồ 2.3 ta khẳng định, các lô hàng mà Cargotrans xử lý tập trung vào 3 loại hàng hoá chính là dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và sản phẩm nông nghiệp Trên thực tế, cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp sẽ đa dạng hơn, nhƣng tỷ trọng riêng lẻ của các mặt hàng này lại rất nhỏ so với nhóm hàng chủ yếu trên
Cụ thể, đối với nhóm hàng dệt may, đây là mặt hàng có mặt trong đa số các lô hàng xuất khẩu đƣợc uỷ thác cho Cargotrans, chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng
30 - 40% mỗi năm Điều này là dễ hiểu bởi nhiều đối tác lâu năm và chiến lƣợc của công ty hoạt động trong lĩnh vực này, cụ thể nhƣ Công ty TNHH Dệt kim Đông
Xuân, Công ty Dệt May Hoàng Dũng, … Năm 2021, tỷ trọng các lô hàng dệt may xuất nhập khẩu tại Cargotrans giảm 7%, đạt giá trị hơn 2,27 tỷ đồng (Báo cáo tổng hợp doanh thu theo mặt hàng của Cargotrans năm 2021, Phòng Kế toán) do các quy định về giãn cách xã hội và kiểm soát dịch bệnh, các đối tác phải cắt giảm nhân công tại công xưởng, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng hàng hoá dệt may xuất khẩu Tuy nhiên, ngay trong ngay trong năm 2022 và 2023, tỷ trọng các lô hàng dệt may lại tăng trở lại ở mức 39,9% và 49,2%, mặc cho những thách thức mới sau đại dịch Điều này là bởi ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ƣu thế so với các quốc gia cạnh tranh với 19 Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn nhƣ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Đặc biệt, Chiến lƣợc phát triển ngành Dệt May và Da Giày Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 đƣợc Chính Phủ phê duyệt mới đây sẽ là nền móng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi – dệt – nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ƣu đãi từ các Hiệp định Đối với nhòm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, tỷ trọng vẫn tương đương lớn, chiếm khoảng ⅓ các lô hàng của doanh nghiệp Đặc biệt, ghi nhận mức tỷ trọng lớn 36,8% năm 2021, nguyên nhân là bởi nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nhiều ngành trong thời điểm dịch bệnh, đặc biệt là thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, chủng loại máy móc thiết bị đƣợc nhập khẩu nhiều nhất về nước ta trong năm 2021 với kim ngạch đạt 4,47 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9,66% tổng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước (An Hưng, 2022, Bộ Công thương: https://moit.gov.vn/) Với kinh nghiệm xử lý các thủ tục về giấy phép nhập khẩu, Cargotrans đã có những đơn hàng gia tăng mạnh trong năm này Đối với các sản phẩm nông nghiệp, các lô hàng xuất nhập khẩu mặt hàng này chiếm tỷ trọng từ 11% đến 17% trong giai đoạn 2021-2023, tuy không cao so với các nhóm hàng còn lại nhưng chứng kiến sự tăng trưởng trong những năm gần đây Sau khi giảm trong năm 2021 khi nhu cầu lượng thực trong nước gia tăng trong dịch bệnh dẫn đến giảm hàng xuất khẩu, đến năm 2023, Cargotrans ghi nhận thêm 6% các lô hàng nông sản bao gồm rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, thức ăn gia súc và nguyên liệu… Trong đó, xuất khẩu rau quả đƣợc coi là điểm sáng trong hoạt động của Cargotrans những tháng đầu năm 2023 khi giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng đến 64,2% so với cùng kỳ (Phương Lam, 2023, Báo Công thương, https://congthuong.vn/) Một trong những tác nhân chính thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng “ngoạn mục” của xuất khẩu ngành hàng rau quả là việc Trung Quốc - thị trường tiêu thụ trái cây, rau quả lớn nhất của Việt Nam đã bắt đầu mở cửa trở lại từ đầu năm 2023, khi các chính sách Zero – Covid dần được dỡ bỏ và tăng cường nhập khẩu trái cây chính ngạch từ Việt Nam
2.2.3 Tình hình hoạt động theo thị trường
Biểu đồ 2.4 Doanh thu theo thị trường (2021-2023) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm - Phòng Kế Toán
Tập trung chính vào khu vực Châu Á, các thị trường mà Cargotrans xử lý hàng hoá chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ, thị trường phương
Tây duy nhất chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu bạn hàng của doanh nghiệp Đầu tiên, việc Trung Quốc chiếm giữ vị trí top đầu trong các đơn hàng mà
Cargotrans xử lý là hiển nhiên khi mạng lưới đại lý thân thiết, lâu năm của công ty tập trung nhiều nhất tại quốc gia này Việc đánh mạnh vào thị trường Trung Quốc cũng là chiến lược hợp lý của doanh nghiệp khi đây là đất nước luôn chiếm tỷ trọng cao xét về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá với Việt Nam Theo số liệu Tổng cục Hải quan, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 175,65 tỷ USD, tăng 5,89% so với năm 2021 Trung Quốc đƣợc đánh giá là đối tác thương mại có thị trường NK lớn nhất của Việt Nam; đồng thời là thị trường XK lớn thứ hai sau Hoa Kỳ Chính bởi vậy, tỷ trọng các đơn hàng của Cargotrans với thị trường này luôn dao động trong khoảng 40-50% Tuy có sự chững lại trong năm
2021 khi chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách Zero-COVID nhƣng giá trị doanh thu từ thị trường này vẫn tăng đều trong giai đoạn 2021-2023 ngay sau khi
Trung Quốc Nhật Bản Đài Loan Mỹ Khác
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 những hàng rào chống dịch đƣợc gỡ bỏ, mang lại cơ hội kinh doanh cho Cargotrans với các lô hàng xuất khẩu nông sản Việt Nam (rau quả, gạo…)
Quy trình nghiệp vụ các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế chính của công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam
2.3.1 Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu tại Cargotrans
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu tại Cargotrans
- Bước 1: Theo dõi tình hình hàng hoá và phương tiện vận chuyển
Bộ phận Sales của Cargotrans sau khi nhận đƣợc hỏi giá từ đại lý hoặc khách hàng sẽ tiến hành tính toán, xem xét và báo giá cước Khi đạt được thoả thuận với khách hàng, nhân viên sales bắt đầu lấy booking, hoàn tất các thủ tục hàng hóa để chuẩn bị cho lô hàng
Bộ phận Chứng từ sẽ thực hiện kiểm tra giấy tờ, thông tin cần theo dõi Nếu có sai sót sẽ thông báo và xử lý kịp thời với khách hàng
- Bước 2: Giao hàng cho đơn vị vận chuyển
Bộ phận Sales sẽ xin thông tin shipper từ đại lý và chủ động liên hệ với chủ hàng để phối hợp vận chuyển hàng hoá đến địa điểm được chỉ định từ trước (kho, cảng xuất khẩu,…)
Sau đó, Cargotrans sẽ thực hiện khai báo và thông quan xuất khẩu, có thể khai báo dưới tên của công ty hoặc của chủ hàng tuỳ nhu cầu
Tiến hành kiểm nghiệm, giám định nếu có yêu cầu và lấy giấy chứng nhận , biên bản tương ứng từ bên thứ ba theo chỉ định Sau đó giao hàng xuất khẩu cho đơn vị vận chuyển đã đƣợc chỉ định
- Bước 3: Lập, bàn giao chứng từ vận tải hàng hoá
Bộ phận Sales yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ để làm vận đơn Sau đó gửi vận đơn HBL/HAWB nháp để khách hàng kiểm tra và gửi người vận tải hướng dẫn gửi hàng SI để làm MBL/MAWB Tiếp theo là xác nhận phương tiện đã khởi hành, công ty sẽ gửi bản chính và hoá đơn (debit note) cho khách hàng
Giao hàng cho đơn vị vận chuyển
Theo dõi tình hình hàng hoá và phương tiện vận tải
Lập, bàn giao chứng từ vận tải hàng hoá
Quyết toán chi phí và lưu hồ sơ
Sau khi người nhập khẩu thanh toán thì sẽ gửi chứng từ bằng chuyển phát nhanh sang nước nhập khẩu Người nhập khẩu làm thủ tục nhập lô hàng này
- Bước 4: Quyết toán chi phí và lưu hồ sơ
Bộ phận Sales kết hợp với bộ phận Kế toán để tiến hành thanh toán chi phí với hãng tàu, nhà nhập khẩu và các bên liên quan
2.3.2 Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu tại Cargotrans
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu tại Cargotrans
- Bước 1: Nắm bắt tình hình hàng hoá và phương tiện vận chuyển
Sau khi nhận đƣợc hỏi hàng từ đại lý, bộ phận Sales tiến hành liên hệ bên vận chuyển, kiểm tra lịch tàu, chi phí vận chuyển và các chi phí khác nhƣ vận tải nội địa, kiểm hoá, tuỳ vào từng lô hàng
- Bước 2: Chuẩn bị chứng từ
Sau khi người gửi hàng hoàn tất việc đóng gói hàng hóa thì Agent sẽ làm Vận đơn chủ (MBL/MAWB, HBL/HAWB) Sau đó Agent gửi chứng từ sang cho Cargotrans bản Pre-Alert bao gồm bộ chứng từ: MBL/MAWB, HBL/HAWB, Debit Note, thông tin về con tàu, lịch tàu chạy và ngày dự kiến tàu đến Nội dung này cần được Công ty kiểm tra và xác nhận và phải gửi trước ngày tàu đi chính thức
Nhân viên Sales sẽ nhận đƣợc Pre-alert và HBL final khi tàu đi Sau đó mail xin phân quyền từ hãng tàu Trước ngày dự kiến tàu đến thường từ 1 tới 2 ngày sẽ nhận đƣợc giấy báo hàng đến AN của hãng tàu Dựa vào số vận đơn trên giấy báo để kẹp vào các Debit/Credit của lô hàng Đồng thời khi nhận đƣợc giấy báo hàng đến thì nhân viên chứng từ có trách nhiệm thực hiện khai báo Manifest Chứng từ để khai Manifest bao gồm: MBL/MAWB, HBL/HAWB, HBL/HAWB và A/N của hãng tàu
Tiếp theo, nhân viên Cus sẽ tiến hành làm A/N, D/O và Debit note gửi cho khách hàng Sau đó làm đề nghị thanh toán OF, LCC gửi cho kế toán để thanh toán
Nắm bắt tình hình hàng hoá và phương tiện vận chuyển
Thông quan hàng hoá và nhận hàng hoá tại địa điểm đã đƣợc quy định
Quyết toán chi phí và lưu hồ sơ tiền OF, LCC cho hãng tàu Sau khi thanh toán phí OF, LCC với hãng tàu, nhân viên Cus sẽ gửi ủy nhiệm chi và EDO cho hãng tàu nếu là lệnh giao hàng điện tử Còn nếu là lệnh giấy thì xin hóa đơn
- Bước 3: Thông quan hàng hoá và nhận hàng hoá tại địa điểm đã được quy định
Sau khi nhận đƣợc tờ khai phân luồng, cầm bộ chứng từ và đi phân hồ sơ Bộ chứng từ cần: Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho người nhập khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu), hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản chính , hóa đơn thương mại: 1 bản chính, phiếu đóng gói hàng hóa: 1 bản chính, giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu: 1 bản, C/O và các chứng từ cần thiết khác Tuỳ theo hàng hoá đƣợc phân luồng nào sẽ xử lý theo quy định của Hải quan
Sau khi kiểm tra và đóng dấu xong, Hải quan sẽ chuyển qua cửa trả tờ khai Hải quan Nhân viên giao nhận mua tem (lệ phí hải quan) dán vào tờ khai, sau đó Hải quan sẽ trả lại bộ chứng từ Làm các thủ tục còn lại để lấy hàng hoá và thông quan hàng hoá, giao hàng đến địa chỉ của Consignee
- Bước 4: Quyết toán chi phí và lưu hồ sơ
Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và chuyển hàng về kho cho khách hàng xong, phải kiểm tra và sắp xếp lại chứng từ thành một bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trao trả lại chứng từ cho khách hàng và công ty cũng lưu lại 1 bộ Đồng thời kèm theo đó là 1 bản debit note - giấy báo nợ (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty) Trên đó gồm các khoản chi phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, chi phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các chi phí phát sinh (nếu có) Sau đó giám đốc ký tên đóng dấu vào giấy báo nợ này Nhân viên Sale mang toàn bộ chứng từ cùng với Debit Note quyết toán với khách hàng
Bộ hồ sơ trả khách: HBL gốc, hóa đơn , giấy đề nghị thanh toán , giấy biên nhận, giấy nộp tiền vào ngân sách (nếu bên mình nộp thuế giúp khách), tờ khai thông quan và bản in mã vạch (nếu làm hải quan)
2.3.3 Quy trình nghiệp vụ môi giới hải quan
Sơ đồ 2.3 Quy trình nghiệp vụ môi giới Hải quan của Cargotrans
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai báo Hải quan đúng quy định của Hải quan mà khách hàng cung cấp
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đánh giá hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế của Công ty TNHH
Thứ nhất, sau gần một thập kỷ hoạt động, Cargotrans đã xây dựng đƣợc mạng lưới đối tác thân cận, lâu năm trên nhiều thị trường trọng điểm, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á Các đại lý đã từng hợp tác mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp, cho thấy thành công của Cargotrans trong việc duy trì uy tín và giữ chân khách hàng sau nhiều lần làm hàng, mở rộng mối quan hệ hợp tác chiến lƣợc và lâu dài Bên cạnh đó, trong thời kỳ toàn cầu hóa, công ty cũng thành công trong việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đại lý trên nhiều quốc gia khác, gần đây nhất là các công ty Brazil hay thị trường
EU, khai thác triệt để lợi thế từ các FTA để trở thành bạn hàng với các doanh nghiệp logistics tiềm năng
Thứ hai, Cargotrans đã xây dựng đƣợc mối quan hệ với các hãng vận tải nổi tiếng, quy mô lớn nhƣ các hãng tàu Evergreen, ONE, Wanhai, MSC,…, các hãng bay trong khu vực châu Á nhƣ Vietnam Airlines, China Airlines, Eva Air, … và các hãng vận tải nội địa Chính bởi mối quan hệ đại lý cước vận tải kéo dài gần 10 năm này đã giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường với giá cước tốt, ưu đãi về phụ phí, số ngày lưu kho hàng hóa hay nới lỏng về yêu cầu đặt tàu
Thứ ba, doanh nghiệp luôn nỗ lực đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong kinh doanh Mọi thiết bị hiện đại đều đƣợc trang bị cho văn phòng kinh doanh, phục vụ hoạt động của đội ngũ nhân viên, các đầu máy mới, hệ thống xe cơ giới hay hệ thống X-ray cũng được lắp đặt phục vụ hoạt động lưu kho, kiểm soát hàng hóa Cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin đƣợc quan tâm, các ứng dụng, trang web đƣợc phổ biến trong công ty nhƣ Outlook, Skype giúp nâng cao hiệu quả làm việc, giao tiếp với khách hàng và trong nội bộ doanh nghiệp, hỗ trợ số hóa hoạt động kinh doanh
Thứ tư, Cargotrans duy trì được doanh thu ổn định và có xu hướng đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm và thị trường đối tác, tránh phụ thuộc vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể dẫn đến rủi ro kinh doanh Việc linh hoạt trong thời điểm dịch bệnh nhƣ cắt giảm lao động để tập trung đầu tƣ máy móc hiện đại thay thế, tích hợp các phòng ban, đổi mới bộ máy quản trị đã giúp Cargotrans có chiến lƣợc phát triển lâu dài phù hợp với thời đại của nền kinh tế số, kinh tế tri thức
Thứ nhất, việc tích hợp các phòng ban tuy giúp công ty giảm chi phí nhân lực để đầu tƣ vào công nghệ nhƣng lại tồn tại những hạn chế về hiệu quả công việc khi các nhiệm vụ chồng chéo, không đƣợc phân công rõ ràng, đúng chuyên môn ban đầu của các nhân sự Việc bàn giao công việc của các nhân viên cũ còn khá sơ sài, dẫn đến tình trạng khó năm bắt công việc với các nhân sự còn lại, nhất là ở phòng Kinh doanh
Thứ hai, tuy doanh thu luôn tăng trưởng nhưng mức lợi nhuận lại không tương xứng, thậm chí có năm ghi nhận con số âm Các hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) và hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) cũng đạt mức thấp so với mặt bằng ngành, cho thấy sự kém hiệu quả trong sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu
Thứ ba, Cargotrans đã đa dạng hóa, hợp tác với đối tác tại nhiều quốc gia nhưng một số thị trường lại không đem đến nguồn thu như kì vọng, đặc biệt là Mỹ Nhiều năm liền, Hoa Kỳ liên tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam Số lƣợng hỏi giá từ quốc gia này cũng đáng kể, thế nhƣng các lô hàng giao dịch thành công và nguồn doanh thu mang lại lại khá khiêm tốn so với tình hình chung của kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, Cargotrans định hướng hoạt động theo mô hình tối giản hóa các bộ phận, ưu tiên sự đa chức năng, đa nhiệm vụ của các nhân sự nhằm hướng tới sự học hỏi chuyên môn, nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên trong khi tiết kiệm đƣợc chi phí đào tạo nhân lực mới và nhân công để tập trung số hóa các khâu kinh doanh khác Ngoài ra, việc thiếu hụt lao động chất lƣợng cao trong ngành Logistics cũng là một nguyên nhân khi ngành này mới đƣợc tập trung giảng dạy, đào tạo căn bản trong những năm gần đây
Thứ hai, để duy trì mức giá cước và giá dịch vụ cạnh tranh, Cargotrans luôn đặt mức hoa hồng đại lý chỉ ở con số 5%, với các đối tác thân cận, làm hàng nhiều năm và thường xuyên, mức hoa hồng này còn có thể được thương lượng thấp hơn Đây chính là chiến lƣợc cạnh tranh chi phí thấp của công ty, tuy nhiên, do mạng lưới các đối tác chưa đủ rộng lớn để bù đắp cho mức hoa hồng thấp này nên lợi nhuận thu về vẫn còn khiêm tốn Ngoài ra, việc giảm lợi nhuận cũng do sự gia tăng chi phí đầu tƣ máy móc, cơ sở hạ tầng những năm gần đây khi doanh nghiệp muốn hiện đại hóa các khâu kinh doanh, thay thế con người bằng máy móc tại những phân đoạn cần thiết để năng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chỉ số vàng trong ngành logistics
Thứ ba, Cargotrans hoạt động đại lý cho mọi thị trường nhưng một số quốc gia, trong đó có Mỹ, công ty không trực tiếp xử lý các lô hàng mà thông qua một bên Co-loader thứ ba Điều này dẫn tới giá cước, giá dịch vụ sẽ bị cộng dồn hoa hồng thành 2 lần, kém hấp dẫn hơn so với nhiều đối thủ Tuy nhiên, đây vẫn là một bài toán khó giải đối với doanh nghiệp do một số thị trường Phương Tây đều có yêu cầu rất cao về vệ sinh dịch tễ, phát triển bền vững hay dấu chân Carbon, dẫn tới khó khăn trong việc xin giấy phép làm hàng nếu không có kinh nghiệm.
Đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu
Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam, em đã quan sát và nắm bắt đƣợc các nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế của doanh nghiệp Dựa trên những thành tựu và tồn tại đã đúc rút ra bên trên, em xin đề xuất một số vấn đề nghiên cứu nhƣ sau: Đề tài 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển của công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam Đề tài 2: Giải pháp tăng cường hiệu quả của quy trình xuất nhập khẩu đường biển của công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam