1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hành vi khách hàng công ty oishi company

46 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Vi Khách Hàng Công Ty Oishi
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 9,92 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MÔ TẢ THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG (5)
    • 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp (5)
      • 1.1.1. Thông tin doanh nghiệp (5)
      • 1.1.2. Lĩnh vực hoạt động và các dòng sản phẩm (5)
      • 1.1.3 Lịch sử hình thành (6)
        • 1.1.3.1. Mô tả sản phẩm (7)
        • 1.1.3.2. Danh mục sản phẩm (8)
      • 1.1.4. Tình hình kinh doanh (9)
    • 1.2. Thực trạng ngành hàng (9)
      • 1.2.1. Đặc trưng ngành hàng (9)
      • 1.2.2. Tổng giá trị và sản lượng ngành hàng (10)
      • 1.2.3. Kênh bán hàng (11)
    • 1.3. SWOT của doanh nghiệp khi cho ra mắt sản phẩm mới (12)
    • 1.4 Đối thủ cạnh tranh (13)
      • 1.4.1 Đối thủ trực tiếp (13)
      • 1.4.2 Đối thủ gián tiếp (14)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC TẾ (15)
    • 2.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu (15)
    • 2.2 Thiết kế nghiên cứu khảo sát (16)
      • 2.2.1 Các bước thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi (16)
      • 2.2.2 Nội dung bảng hỏi (16)
    • 2.4 Ý tưởng sản phẩm mới (28)
  • CHƯƠNG 3:THIẾT LẬP ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI TIÊU DÙNG MỤC TIÊU (30)
    • 3.1 Đề xuất cho sản phẩm mới (30)
    • 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng (31)
      • 3.2.1 Yếu tố văn hoá (31)
      • 3.2.2 Yếu tố xã hội (32)
      • 3.2.3 Yếu tố nhận thức (32)
      • 3.2.4 Yếu tố nhu cầu cá nhân (34)
  • CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH MARKETING RA MẮT SẢN PHẨM MỚI (36)
    • 4.1 Thông điệp marketing (36)
      • 4.1.1 Về thương hiệu mẹ (36)
      • 4.1.2. Xây dựng thông điệp cho sản phẩm mới (36)
    • 4.2 Chiến lược ra mắt sản phẩm mới (36)
      • 4.2.1 Tên sản phẩm mới (36)
      • 4.2.2. Chiến lược giá (37)
      • 4.2.3. Chiến lược phân phối (37)
      • 4.2.4 Chiến lược xúc tiến bán (39)
      • 4.2.5. Lộ trình xúc tiến sản phẩm mới theo giai đoạn (41)
      • 4.2.6. Hoạt động xúc tiến hướng tới khách hàng và người tiêu dùng (43)
    • 4.3. Kế hoạch duy trì sau khi ra mắt (44)

Nội dung

Điều này cho phép người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và cóthể tìm thấy sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.Sản phẩm tiện lợi: Các sản phẩm của ngành hàng Oishi thườngđược đóng

MÔ TẢ THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG

Tổng quan về doanh nghiệp

- Tên doanh nghiệp: Công ty Oishi Company.

- Địa chỉ: Trụ sở chính Pasay, Phillipines.

- Mở rộng hoạt động tại nhiều chi nhánh như: Đà Nẵng, KCN Việt Nam -

Singapore (Bình Dương), KCN Quế Võ (Bắc Ninh), KCN Hòa Khánh mở rộng (vinabiz.us, 2022).

Hình 1: Công Ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Liwayway Sài Gòn

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và các dòng sản phẩm

Lĩnh vực hoạt động của công ty Oishi Company là: sản xuất các sản phẩm bánh kẹo, Snack Với những cố gắng đầu tư, và đặt tâm huyết của mình vào từng sản phẩm, Oishi Company đã trở thành thương hiệu hàng đầu ở nước ta, trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm đồ ăn vặt, bánh kẹo Công ty Oishi Company là công ty sử dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản, xem sức khỏe của người tiêu dùng là vấn đề tiên quyết và ưu tiên hàng đầu.

Vì thế, công ty Oishi Company là cái tên gần như chiếm lĩnh được thị trường trong nước và ngày càng phát triển hơn.

Oishi gia nhập Việt Nam để sản xuất thực phẩm ăn liền (bánh kẹo,

Snack) Đến từ đảo quốc Philippines, Oishi là một trong số những thương hiệu đa quốc gia đầu tiên đặt chân đến Việt Nam & bắt tay vào quá trình chuẩn bị cho các hoạt động kinh doanh tại Hồ Chí

- Giai đoạn 2004 - 2014: Tập trung sản xuất bánh kẹo, bánh quy, nước uống và mở rộng nhiều nhà máy ở mọi nơi.

Năm 2004: Mở rộng sản xuất sang dòng sản phẩm kẹo

Năm 2005: Tiếp tục phát triển thêm snack nhân đậu phộng sau vài năm hoạt động,

Năm 2007: Nhà máy tại Hà Nội đi vào sản xuất.

Năm 2009: Chào đón nhà máy thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011: Mở rộng sang thị trường bánh quy.

Năm 2013: Chính thức hoạt động nhà máy tại Đà Nẵng.

Năm 2014: Cho ra mắt dòng thức uống đóng chai.

Hiện tại, Oishi trở thành thương hiệu quen thuộc, chiếm giữ vị

+tinh bột sắn, dầu ăn, tinh bột bắp

-Nguồn gốc xuất sứ nguyên liêu

+ bột ớt, màu thực phẩm E129, E102 và anti–oxydant E319,E320 hoặc E321

Sản phẩm chứa các thành phần dị ứng sau: Tôm 2%

Quy cách sản phẩm: Sản phẩm được chứa và bảo quản trong túi nilon có thể tích 45 gram các loại

Mục đích sản phẩm: Dùng làm đồ ăn vặt và tiện lợi với mọi người ở mọi lúc mọi nơi

Hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất

Nơi tiêu thụ: Khắp cả nước

Các thông tin ghi trên nhãn :

Yêu cầu bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trực tiếp và nhiệt độ cao.

Yêu cầu khi sử dụng: Sản phẩm tiếp xúc lâu với không khí sẽ ảnh hưởng đến độ giòn cũng như chất lượng của bimbim.

- Tôm cay (20%), bột mì, dầu ăn, tinh bột sắn, khoai tây (6%), dưa leo (6%), đường, muối I-ốt, bột kem không sữa, Maltodextrin, chiết xuất nấm men, bột hành, chất điều vị (E621), hương dưa leo giống tự nhiên, màu thực phẩm tự nhiên (E164) và màu thực phẩm tổng hợp (E133), (infodoanhnghiep.com, 2022)

- Bột mì, tinh bột sắn, dầu ăn (với chất chống oxy hóa (E320 và E321)), khoai tây, miếng hành (4%), gia vị hành, đường, muối I-ốt, chất điều vị (E621, E631, E627), (infodoanhnghiep.com, 2022)

- Được làm từ nguyên liệu tự nhiên an toàn như bột mì, bột bắp, tinh bột sắn Đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm Những miếng bánh snack giòn rụm, được tẩm hương vị bò thơm ngon,đậm đà đầy hấp dẫn sẽ mang đến trải nghiệm thú vị cho người dung,(infodoanhnghiep.com, 2022)

- Được làm từ nguyên liệu tự nhiên an toàn như bột mì, bột bắp, tinh bột sắn Đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm Những miếng bánh snack giòn rụm, được tẩm hương vị bắp ngô thơm, đậm đà đầy hấp dẫn sẽ mang đến trải nghiệm thú vị cho người dung, (infodoanhnghiep.com, 2022)

- Giai đoạn 2004 - 2014: Tập trung sản xuất bánh kẹo, bánh quy, nước uống và mở rộng nhiều nhà máy ở mọi nơi.

Năm 2004: Mở rộng sản xuất sang dòng sản phẩm kẹo.

Năm 2005: Tiếp tục phát triển thêm snack nhân đậu phộng sau vài năm hoạt động.

Năm 2007: Nhà máy tại Hà Nội đi vào sản xuất.

Năm 2009: Chào đón nhà máy thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011: Mở rộng sang thị trường bánh quy.

Năm 2013: Chính thức hoạt động nhà máy tại Đà Nẵng.

Năm 2014: Cho ra mắt dòng thức uống đóng chai.

Thực trạng ngành hàng

Ngành hàng Oishi là một ngành hàng thực phẩm nhanh được sản xuất và kinh doanh bởi nhiều doanh nghiệp trên thị trường Các đặc trưng của ngành hàng này bao gồm: Đa dạng sản phẩm: Ngành hàng Oishibao gồm nhiều sản phẩm khác nhau như snack, bánh kẹo, đồ uống có ga, trà, sữa chua, mì gói, v.v Điều này cho phép người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và có thể tìm thấy sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.

Sản phẩm tiện lợi: Các sản phẩm của ngành hàng Oishi thường được đóng gói và thiết kế để tiện lợi trong việc mang đi, sử dụng ở nơi công cộng hoặc khi di chuyển Điều này phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của thị trường hiện nay, khi con người có lối sống bận rộn và thường xuyên di chuyển.

Mạng lưới phân phối rộng: Hầu hết các sản phẩm của ngành hàng Oishi được phân phối thông qua các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trạm dừng chân, các quầy kios, và kênh trực tuyến Điều này cho phép đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với sự tiện lợi hơn và dễ dàng hơn trong việc mua sắm các sản phẩm của Oishi.

Chiến lược Marketing hiệu quả: Ngành hàng Oishi đưa ra các chiến lược marketing khác nhau để quảng bá sản phẩm của mình, bao gồm quảng cáo trên truyền hình, tại các sự kiện, trên các mạng xã hội, v.v Chiến lược này giúp thu hút đối tượng khách hàng trẻ tuổi, lớn hơn và giúp thương hiệu của Oishi trở nên nổi tiếng hơn trong thị trường cạnh tranh.

1.2.2 Tổng giá trị và sản lượng ngành hàng.

Thị trường ăn vặt ngày càng trở nên hấp dẫn hơn nhờ vào xu hướng thay đổi cách chi tiêu ở nhóm giới trẻ, nhờ thu nhập bình quân người việt tăng lên, cuộc sống thay đổi theo lối công nghiệp, giới trẻ tiêu dùng nhiều hơn và chuyện ăn vặt trở thành nhu cầu thiết yếu trong mỗi buổi gặp nhau. Định dạng thị trường snack nhìn chung có thể chia làm 3 loại sản phẩm chính, được phân loại theo nguyên liệu chế biến, bao gồm khoai tây, các loại hạt và snack chế biến từ thực phẩm nói chung (đa phần làm từ các loại trái cây, thực phẩm) Quy mô thị trường bánh snack tại Việt Nam ước khoảng 518 triệu USD vào năm 2015, trong đó, các loại snack chế biến chiếm tỉ trọng 33%, các loại hạt 30% và khoai tây chiên là 24%, theo thống kê của Savory Snacks Market in

Vietnam Databook to 2020. Ước tính đến năm 2020, quy mô thị trường tăng lên gần gấp đôi, về tăng trưởng, quy mô thị trường snack năm 2017 có thể đạt đến mức 700 triệu USD Con số này thực tế còn có thể lớn hơn nhiều nếu nhìn vào cách mà các nhà đầu tư tăng tốc tại đây.

Kênh bán hàng chính của của ngành Snack tại Việt Nam hiện nay đa số đều là kênh phân phối gián tiếp thông qua các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà bán buôn

Hình 1.5: Một số sản phẩm của Orion

Nguồn: https://www.vinacel.com/

Với sự phát triển của các trang thương mại điện tử hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành hàng cũng bắt đầu hướng đến và thử nghiệm các kiểu phân phối mới nhưng vẫn chưa ổn định So với các kênh phân phối truyền thống và hiện đại thì thương mại điện tử vẫn còn kém và cũng chưa được nhiều người ủng hộ và đón nhận.

Kênh này bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng không quá bất cứ trung gian phân phối nào, họ mua sản phẩm của công ty ở các cửa hàng tại các chi nhánh giới thiệu sản phẩm của công ty.

Công ty vừa bản sản phẩm giới thiệu về sản phẩm, cung cấp những thông tin về chất.

- Hạn chế được chi phí, đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hóa, nắm bắt được những thông tin, nhận xét, đánh giá trực tiếp từ khách hàng về sản phẩm của công ty Đồng thời có thể khai thác trực tiếp chất lượng, giá cả, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đối thủ.

Việc giải quyết tranh chấp (nếu có) sẽ được tiến hành nhanh chóng do không phải thông qua kênh thứ ba.

-Hạn chế trình độ chuyên môn của cán bộ trong việc tổ chức, quản lí kênh, xâydựng hệ thống phân phối của công ty, nhân lực bị phân tán, khối lượng sản phẩm tiêu thị ít.

- Đối với khách hàng ở xa thì vấn đề tổ chức tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do cước phí vận chuyển cao

Đối thủ cạnh tranh

- Oishi của Liwaway nắm giữ thị phần lớn nhất thị trường snack, trong đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Oishi là: O’Star, Lay’s,

+ O’Star: Ra mắt năm 2008, là “con át chủ bài” của Orion, O’star chiếm thị phần không nhỏ trong ngành snack.

Strengths (Điểm mạnh) Weaknesses (Điểm yếu)

- Hương vị đa dạng và phong phú.

- Có nhiều mức giá để lựa chọn.

- Sản phẩm Oishi chưa được đánh giá cao về chế độ dinh dưỡng

- Chưa có câu chuyện thương hiệu hấp dẫn và độc đáo.

Opporttunities (Cơ hội) Threats (Thách thức)

- Đồ ăn nhanh và đồ ăn vặt hiện tại đang có xu hướng phát triển ngày càng tăng cao tại Việt

Nam, do nhu cầu giới trẻ càng càng phát triển Cùng với sự ra đời của các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại: Winmart,

- Có nhiều tin đồn không tốt, thông tin xấu gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như uy tín của sản phẩm.

- Nhiều sản phẩm bị phân khúc và có rất nhiều sản phẩm cũng như có thương hiệu mới ra mắt nên Oishi đang phải cạnh tranh bởi nhiều đối thủ.

+ Poca: Trước khi ra mắt sản phẩm snack Poca năm 2012, Pepsico mở một công ty chuyên kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam Bánh snack Poca “chen chân” vào cuộc đua cùng các đối thủ.

- Không làm ngoài cuộc đua các đối thủ cạnh tranh gián tiếp của

Oishi không ngừng phát triển, liên tục đưa ra các sản phẩm:

+ Bánh Kitkat: Vị trà xanh, socola, chuối, khoai nướng,

+ Bánh Snickers: Vị crisp, bơ đậu phộng,

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC TẾ

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Nhóm 4 lựa chọn phương pháp: Thu thập thông tin sơ cấp Để có được những thông tin sơ cấp, nhóm lựa chọn phương pháp điều tra phỏng vấn, thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi.

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Nhóm khảo sát hành vi người tiêu dùng về dòng sản phẩm bimbim, từ đó đưa ra định hướng cho dòng sản phẩm mới “” của

Bước 2: Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức

Thiết kế bảng câu hỏi với 17 câu trong đó có 1 câu hỏi mở, 3 câu về thông tin cá nhân, 7 câu về thông tin chung về dòng sản phẩm Bimbim oishi, còn lại là các câu hỏi dành cho sản phẩm

Bimbim oishi vị caramen mix phô mai.

Bước 3: Thu thập thông tin

Phát phiếu để khảo sát offline (50% số phiếu) và khảo sát online

(50% số phiếu) bằng cách gửi link google form để thu thập các dữ liệu sơ cấp Đối với phiếu offline thì sau khi họ hoàn thành phiếu buộc phải thu lại.

Bước 4: Xử lí và phân tích thông tin

Loại bỏ các phiếu không hợp lệ, các phiếu điền thiếu thông tin, điền sai câu trả lời,

Bước 5: Trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu

Trình bày dữ liệu dưới dạng biểu đồ, lựa chọn biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện dữ liệu. Đưa ra đánh giá, phân tích các dữ liệu thu nhập được: tổng số, ưu thế, …

Phân tích những thông tin thu thập được, dựa vào đó đưa ra kết luận về chân dung và hành vi người tiêu dùng để xây dựng các chiến lược cho sản phẩm mới hiệu quả, phù hợp, chính xác.

Thiết kế nghiên cứu khảo sát

2.2.1 Các bước thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi

Bước 1: Trước hết ta sẽ đi đặt câu hỏi về nhân khẩu học như là: Bạn bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập, giới tính.

Bước 2: Cần thêm một số dạng câu hỏi sàng lọc, để hỏi xem người tiêu dùng họ đã từng sử dụng qua sản phẩm chưa

Bước 3: Đặt câu hỏi về vấn đề hành vi sử dụng sản phẩm ta sẽ hỏi về: Nhu cầu sử dụng sản phẩm, biết đến sản phẩm qua đâu, tần suất sử dụng sản phẩm, mức độ quan tâm Những mong muốn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm để giúp nhóm có thể hiểu rõ những mong muốn và hành vi của người tiêu dùng hơn.

Bước 4: Bước quan trọng nhất, phải đi khảo sát ý kiến của mọi người về sản phẩm mới: Hỏi xem họ có sẵn sàng đón nhận sản phẩm mới không và mong muốn thay đổi để cải tiến sản phẩm được tốt hơn như: thêm dung tích hay giá cả của sản phẩm như thế nào, các chương trình khuyến mại và lựa chọn người đại diện của sản phẩm mới

Bước 5: Bước cuối cùng chúng ta sẽ đặt câu hỏi mở với mục đích là qua những câu hỏi đã trả lời ở bên trên người khảo sát sẽ nhớ và tưởng tượng để cho ra một ý kiến tốt nhất.

Bảng hỏi khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm snack Caramen mix phô mai mới của Oishi

Xin chào anh/chị, chúng tôi là sinh viên chuyên ngành

Marketing&sale của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội.

Hiện tại, nhóm chúng tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát “Ý kiến khách hàng về sản phẩm snack Oishi Caramen mix phô mai mới của

Anh/chị vui lòng dành một vài phút cho chúng tôi biết nhận xét của anh/chị về sản phẩm snack Oishi Caramen mix phô mai này nhé!

Những ý kiến của anh/chị sẽ tạo ra giá trị rất lớn cho cuộc khảo sát của chúng tôi Chúng tôi cam kết mọi thông tin cá nhân của anh/chị đều được bảo mật tuyệt đối.

Anh/chị đã từng sử dụng sản phẩm bimbim Oishi chưa? o Đã từng (tiếp tục khảo sát) o Chưa từng (dừng khảo sát)

Phần 1: Câu hỏi về thông tin khách hàng

1 Giới tính của anh/chị? o Nam o Nữ o Khác

2 Độ tuổi của anh/chị? o Dưới 18 tuổi o Từ 18 – 24 tuổi o Từ 25 – 34 tuổi o Từ 35 – 44 tuổi o Trên 44 tuổi

3 Nghề nghiệp của anh/chị là gì? o Học sinh, sinh viên o Nhân viên văn phòng o Lao động tự do o Khác

4 Thu nhập của anh/chị là bao nhiêu? o Dưới 5 triệu đồng o Từ 5 – 8 triệu đồng o Từ 8 – 15 triệu đồng o Trên 15 triệu đồng

Phần 2: Câu hỏi về hành vi khách hàng

Khảo sát hành vi khách hàng đối với sản phẩm bimbim Oishi

1.Anh/chị biết đến sản phẩm bimbim Oishi qua đâu? (có thể chọn nhiều câu trả lời)

□ Qua các quầy, kệ ở siêu thị, tạp hóa

2 Anh/chị thường mua sản phẩm bimbim Oishi tại đâu? o Sàn thương mại điện tử o Tạp hóa, chợ o Siêu thị, cửa hàng tiện lợi o Khác

3.Tần suất sử dụng bimbim Oishi của anh/chị là bao nhiêu? o 1 lần/tuần o Từ 2 – 4 lần/tuần o Trên 4 lần/tuần

4.Anh/chị thường sử dụng bao nhiêu gói bimbim Oishi trong một lần ăn? o Ít hơn 1 gói o Từ 1 - 2 gói o Nhiều hơn 2 gói

Phần 3: Câu hỏi về sản phẩm mới

Khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm bimbim Oishi vị caramen mix phô mai.

1 Nếu Oishi ra mắt sản phẩm mới mức độ quan tâm của anh/chị như thế nào? o Rất quan tâm o Quan tâm o Ít quan tâm o Không quan tâm

2 Nếu Oishi cho ra mắt sản phẩm bimbim mới tăng thêm khối lượng so với sản phẩm cũ, anh/chị muốn tăng bao nhiêu % khối lượng cho một gói? o Tăng 25% o Tăng 50% o Tăng 75% o Khác

3 Anh/chị muốn sản phẩm mới của Oishi có thêm gia vị gì?

4 Hình dạng miếng bánh anh/chị mong muốn là gì? o Tròn o Vuông o Con vật o Khác

5 Anh chị mong muốn bao bì của sản phẩm bimbim mới dạng gì? o Dạng gói o Dạng hộp o Khác

6 Nếu Oishi ra mắt sản phẩm bimbim mới với mức giá 7.000 đồng/gói và 10.000 đồng/gói thì anh chị có thấy phù hợp không? o Phù hợp o Bình thường o Không phù hợp

7 Nếu sản phẩm mới tổ chức chương trình khuyến mại, anh/chị muốn hình thức nào? o Mua nhiều tặng thêm o Tặng quà đi kèm o Các loại thẻ hoạt hình cứng có hình pokemon, sunguku, siêu nhân, robot và quái vật, o Giảm giá khi mua theo bịch o Khác

8 Anh/chị thường hay xem review/đánh giá sản phẩm đồ ăn, đồ uống trên kênh nào? o Tiktok o Facebook o Youtube o Khác

9 Anh/chị có đề xuất gì cho sản phẩm bimbim mới này không?

Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia khảo sát này của chúng tôi!

2.3 Phân tích kết quả khảo sát

Phần 1: Câu hỏi về thông tin khách hàng

Nhận xét :Phần lớn người sử dụng là nữ với 60% , kế sau đó là nam với 37,5% , còn lại là giới tính khác

2 Độ tuổi của anh/chị?

Nhận xét : Độ tuổi từ 18-24 chiếm lớn nhất với 52,9% , tiếp đó xếp thứ 2 là từ 25-34 tuổi là 28,6% , dưới 18 tuổi là 14,3%,còn lại độ tuổi từ 35-44 tuổi

3 Nghề nghiệp của anh/chị là gì?

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy 46,7% số người tham gia khảo sát cho biết học là học sinh, sinh viên Nhân viên văn phòng đứng thứ 2 với 35,8%, số người tham gia khảo sát đối tượng lao động tự do là 15,8% và 1,7% là nghề nghiệp khác.

4 Thu nhập của anh/chị là bao nhiêu?

Nhận xét: Số người có thu nhập từ 8-15 triệu chiếm 30,3% trên tổng số người tham gia khảo sát, 24,4% số người có mức thu nhập dưới 5 triệu Mức thu nhập từ 5-8 triệu chiếm 21,8% Ở mức thu nhập trên

Phần 2: Câu hỏi về hành vi khách hàng

Khảo sát hành vi khách hàng đối với sản phẩm bimbim Oishi

1.Anh/chị biết đến sản phẩm bimbim Oishi qua đâu? (có thể chọn nhiều câu trả lời)

Nhận xét : Khách hàng phần lớn biết đến sản phẩm bimbim Oishi qua kênh Quảng cáo truyền hình là 32,5% Sau khi biết đến qua kênh quảng cáo truyền hình nhóm khách hàng thứ hai biết đến là 19,2 % người thân và bạn bè Vì khi biết đến sản phẩm bimbim Oishi càng nhiều và sử dụng sản phẩm, thì lượng khách hàng ngày càng để ý qua biển hiệu, banner, poster chiếm 16,7 % Khi khác hàng biết nhiều về sản phẩm bimbim có thể mua ở các quầy, siêu thị và tạp hóa là 12,5% Vì vậy khách hàng có thể biết đến qua mạng xã hội và các trang khác

2 Anh/chị thường mua sản phẩm bimbim Oishi tại đâu?

Nhận xét: Phần lớn khách hàng mua sản phẩm bimbim Oishi tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và tạp hóa, chợ chiếm từ 28,6% đến

44,6%, còn lại số ít là mua trên các sản phẩm thương mại điện tử,…

3.Tần suất sử dụng bimbim Oishi của anh/chị là bao nhiêu?

Nhận xét: Phần lớn khách hàng sử dụng sản phẩm bimbim Oishi chiếm 71,7 % từ 2-4 lần/tuần, khi đó có thể cho thấy rằng sản phẩm đang rất được mọi người biết đến và sử dụng khá rộng rãi Vì vậy vẫn còn những khách hàng sử dụng ít nhất 1 lần/tuần là 23,3 %

4.Anh/chị thường sử dụng bao nhiêu gói bimbim Oishi trong một lần ăn?

Nhận xét: Tần suất sử dụng bimbim Oishi 1 – 2 gói trong một lần ăn là nhiều hơn so với sử dụng bimbim ít hơn 1 gói Tuy nhiên tần suất sử dụng nhiều hơn 2 gói còn thấp.

Phần 3: Câu hỏi về sản phẩm mới

Khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm bimbim Oishi vị caramen mix phô mai.

1 Nếu Oishi ra mắt sản phẩm mới mức độ quan tâm của anh/chị như thế nào?

Nhận xét: Cho thấy người tiêu dùng phần lớn quan tâm và rất quan tâm đến sản phẩm hương vị mới của bimbim Oishi chiếm đến 35,7% đến 42,9%, còn lại một phần nhỏ là ít quan tâm và không quan tâm tới sản phẩm

2 Nếu Oishi cho ra mắt sản phẩm bimbim mới tăng thêm khối lượng so với sản phẩm cũ, anh/chị muốn tăng bao nhiêu % khối lượng cho một gói?

Nhận xét: Phần lớn người tiêu dùng chọn tăng thêm 50% khối lượng cho sản phẩm mới chiếm tới 60%, còn lại 38,4% là chọn tăng từ 25%

- 50% khối lượng Oishi cần cân nhắc lại việc tăng khối lượng thế nào cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

3 Anh/chị muốn sản phẩm mới của Oishi có thêm gia vị gì?

Nhận xét: Phần lớn khách hàng khảo sát mong muốn sản phẩm mói có thêm vị phô mai mix Caramen vì hiện nay phô mai và caramen là một trong những món kèm cùng các sản phẩm khác hiện được người tiêu dùng ưa chuộng Theo sau đó với 21% khách hàng cũng mong muốn sản phẩm mới có thêm vị các nướng.

4 Hình dạng miếng bánh anh/chị mong muốn là gì?

Nhận xét: Với 40% mong muốn của khách hàng cũng như người tiêu dùng miếng bánh sản phẩm mới là hình vuông Theo sau đó là 25,8% là khách hàng mong muốn miếng bánh của sản phẩm mới các hình con vật

5 Anh chị mong muốn bao bì của sản phẩm bimbim mới dạng gì?

Ý tưởng sản phẩm mới

Nhận thấy nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng đang dần có xu hướng ăn uống lành mạnh sử dụng các đồ ăn nhanh đảm bảo an toàn sức khỏe Nên nhóm chúng tôi đã có ý tưởng mới là ra mắt sản phẩm bimbim Oishi vị phô mai mix caramen.

- Sản phẩm sẽ có hương vị dễ ăn hơn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, phù hợp với các khách hàng ăn kiêng, giảm cân

- Sản phẩm sẽ tăng thêm 50% dung tích gói vì đây là mức dung tích khách hàng mong muốn và là mức dung tích phù hợp không nhiều, không ít.

- Sản phẩm có giá bình dân phù hợp với người tiêu dùng

- Ngoài ra sản phẩm có thành phần nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng tốt để mọi người yên tâm sử dụng sản phẩm

- Đưa ra các chương trình khuyến mại tặng voucher cho khách hàng mua lần tiếp theo.

Sau khi khảo sát sẽ biết được những nhu cầu, mong muốn, những điều hài lòng và chưa hài lòng của khách hàng từ đó ta dựa trên những điều đó để phát triển một sản phẩm mới đáp ứng được những nhu cầu mong muốn của khách hàng, cải tiến khắc phục những điều khách hàng còn chưa hài lòng về sản phẩm Đem đến cho khách hàng một sản phẩm tốt, chất lượng.

LẬP ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI TIÊU DÙNG MỤC TIÊU

Đề xuất cho sản phẩm mới

Cơ sở đề xuất: Thông qua bài khảo sát chương 2 cũng như để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhà sản xuất đã đưa ra sản phẩm hương vị mới đó là “ snack bắp rang Phô mai mix Caramen”.

Snack Oishi vị bắp rang phô mai mix caramen

• Độ tuổi: Từ 3 tuổi trở lên.

• Nghề nghiệp: Sản phẩm là hàng tiêu dùng nhanh có giá bình dân nên bất kì ngành nghề nào cũng đều có thể tiêu dùng được, không giới hạn ngành nghề.

• Học vấn: Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, lao động tự do

• Vị trí địa lý: Nông thôn và thành thị

• Kênh tiếp nhận thông tin: Khách hàng tiếp nhận thông tin trên các kênh như: Tivi, các kênh Social Media tik tok, facebook…

• Bao bì màu sắc bắt mắt, hương vị phù hợp, thành phần an toàn cho sức khỏe

• Quan tâm đến sản phẩm giá rẻ, chương trình khuyến mãi nhưng mà vẫn chất lượng

• Quan tâm đến cách dùng tiện lợi

• Sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Điều họ lo lắng

• Sự hoài nghi về chất lượng của sản phẩm.

• Giá thành sản phẩm rẻ hay đắt

• Không biết hương vị của sản phẩm có hợp với khẩu vị mà bản thân mong muốn hay không?

Hiện nay Internet trở lên vô cùng phổ biến và mạnh mẽ, người tiêu dùng chuộng mua sắm online qua các trang mạng xã hội Tuy nhiên snack là sản phẩm thuộc vào hàng tiêu dùng nhanh nên khách hàng thường có xu hướng mua tại các cửa hàng tạp hóa, đại lý, siêu thị hay trung tâm thương mại ( Winmart, Minishop, )

• Họ thường có xu hướng tìm kiếm các thông tin trên các trang mạng xã hội

• Tò mò về những thứ mới lạ

• Bị ảnh hưởng bởi xu hướng của giới trẻ

• Bị kích thích bởi những thứ mới lạ

Các yếu tố ảnh hưởng

Văn hóa nhóm của người tiêu dùng được tạo nên bởi các cá nhân trong nhóm, dựa trên sự trung thành với một sản phẩm, thương hiệu hoặc hoạt động tiêu dùng nhất định nào đó Hiện nay, sự xuất hiện đa dạng của các loại Bimbim cho mọi đối tượng, đa dạng và giá thành rất phải chăng Tuy nhiên bánh cosy vẫn luôn là sự lựa chọn trong các loại Bimbim đảm bảo việc bổ sung các dưỡng chất Nó có mặt ở trong các bữa tiệc sinh nhật, khi người tiêu dùng cảm thấy mệt mỏi, thấy thèm ăn và muốn ăn vặt, những người lao động làm việc mệt mỏi cần bổ sung năng lượng

=> Yếu tố văn hóa: cho thấy người tiêu dùng rất hay trung thành với một sản phẩm của thương hiệu nào đó chính vì thế Bimbim oishi cho ra những dòng sản phẩm và hương vị mới lạ để người tiêu dùng trả nghiệm và biết đến thương hiệu Oishi.

Nhóm tham khảo: là một nhóm có những quan điểm và giá trị được những cá nhân sử dụng để làm nên tảng cho hành vi hiện tại của người tiêu dùng Họ có thể tham khảo các mối quan hệ xung quanh họ như gia đình, bạn bè, những người hàng xóm xung quanh, đồng nghiệp,vv mà người đó thường xuyên tiếp xúc… Từ đây người tiêu dùng tiếp nhận thông tin, tham khảo, chọn lọc rồi đưa ra quyết định mua sản phẩm

Tầng lớp địa vị và xã hội: Bimbim Oishi trên thị trường có giá thành 10.000VND/gói với mức giá hoàn toàn nằm trong khả năng chi tiêu với thu nhập của người Việt Nam hiện tại Các thành phần có trong Bimbim giúp chúng ta tỉnh táo hơn mỗi khi ăn Sản phẩm rất tiện lợi nên mọi tầng lớp đều có thể sử dụng sản phẩm, nó không bị bó hẹp bởi bất kì địa vị xã hội hay tầng lớp nào.

=> Như vậy: với các yếu tố trên cho thấy người tiêu dùng khi có nhu cầu mua sản phẩm nào đó thường tìm hiểu qua những người xung quanh, Internet… bởi đó là yếu tố tác động lớn đến hành vi của người tiêu dùng.

3.2.3 Yếu tố nhận thức Động cơ tiêu dùng theo động cơ tâm lí McGuire Đối với sản phẩm tiêu dùng như bimbim, hai loại động cơ tâm lý tâm chủ yếu trong 16 loại động cơ tâm lý McGuire của đa phần người tiêu dùng là bảo toàn nhận thức và nhu cầu kích thích.

Khi giá sản phẩm cạnh tranh với đối thủ có sự chênh lệch cao thì khách hàng sẽ mất lâu hơn để đưa ra quyết định chọn nhãn hiệu nào vì tâm lý mức giá đi đôi với chất lượng Tuy nhiên họ lại không sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn mức trung bình mà các nhãn hàng

Bimbim đang bán trên thị trường để chọn mua một nhãn hiệu.

Người tiêu dùng có nhu cầu kích thích về mẫu mã, kiểu loại, hương vị mới lạ của Bimbim Oishi để động cơ tiêu dùng xuất hiện.

Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh luôn là cái quan trọng, điều này tác động rất lớn đến nhận thức của mỗi cá nhân Từ đây họ luôn muốn tìm kiếm các loại Bimbim có độ an toàn cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các thương hiệu đã có độ uy tín trên thị trường cũng như sự tiện lợi đối với cuộc sống Từ đó mà họ quan tâm đến hành vi tìm kiếm, lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín và sản phẩm sẽ đáp ứng được những nhu cầu mà họ mong muốn.

Là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của mỗi người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm mà họ tích lũy được Oishi là một thương hiệu nổi tiếng và khá quen thuộc với rất nhiều người dân Việt Nam, thật không khó khi nói rằng ai cũng đã từng ăn Bimbim của Oishi ít nhất 1 lần Sau khi những người tiêu dùng sử dụng xong hương vị nào đó của Oishi mà cảm thấy ngon và phù hợp với nhu cầu của họ thì họ sẽ nghĩ rằng các hương vị khác cũng sẽ ngon như vậy Và đặc biệt hơn trong lần này Oishi cho ra mắt dòng sản phẩm mới lạ, khác biệt đây có lẽ là một trong những sự lựa chọn của khá nhiều khách hàng mong muốn đó là Bimbim Snack Oishi vị bắp rang phô mai mix caramen

Niềm tin và thái độ

Khi người tiêu dùng thấy Bimbim Oishi xuất hiện trên các TVC quảng cáo trên Tivi thì tiềm thức của họ cho rằng Bimbim rất là uy tín, chất lượng nên luôn có niềm tin rằng bất kì sản phẩm Bimbim nào của Oishi cũng đều ngon và đảm bảo an toàn cũng như uy tín của thương hiệu.

3.2.4 Yếu tố nhu cầu cá nhân

Nhu cầu cá nhân của khách hàng mục tiêu đối với Bimbim Oishi là sự cần thiết một cái gì đó cụ thể của con người khách hàng Các nhu cầu cá nhân thường mang tính tương đối, tạo thành một hệ thống nhiều tầng lớp có thể liên quan hoặc không liên quan đến nhau Nhìn chung, nhu cầu chính là trạng thái tâm lý biểu hiện sự ham muốn của con người.

Dựa vào tháp nhu cầu maslow ta có thể xác định được các nhu cầu cá nhân khách hàng mục tiêu của Oishi:

Nhu cầu về sinh lý: Bimbim Oishi sẽ đáp ứng nhu cầu về đồ ăn vặt, bổ sung năng lượng hay các dưỡng chất cho cơ thể.

Nhu cầu an toàn: Ngoài đáp ứng nhu cầu sinh lí thì Bimbim Oishi còn phải đáp ứng nhu cầu an toàn của người tiêu dùng, vì đây là mặt hàng thực phẩm nên an toàn là yếu tố cực kì được quan tâm đến Sản phẩm có công bố chất lượng và được Cục An Toàn Thực

Phẩm – Bộ Y Tế xác nhận “Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”

Nhu cầu xã hội: xã hội hiện nay chuộng những sản phẩm tốt cho

Oishi cho ra mắt dòng sản phẩm Snack Oishi vị bắp rang phô mai mix caramen để tạo nên môt làn sóng mới lạ, truyền thông tới khách hàng mục tiêu.

Nhu cầu thể hiện: Với đối tượng là những người thích đồ ăn vặt ít dầu mỡ Sự khác biệt này sẽ phần nào được thể hiện khi họ có như cầu sử dụng sản phẩm Snack Oishi vị bắp rang phô mai mix caramen.

KẾ HOẠCH MARKETING RA MẮT SẢN PHẨM MỚI

Thông điệp marketing

Gửi đến người tiêu dùng thông điệp luôn lạc quan, vui vẻ càng giúp cho Oishi định vị được thương hiệu của mình trên thị trường snack.

- Có thể nói Oishi là thương hiệu thống lĩnh thị trường snack ở Việt

Nam, các sản phẩm snack Oishi gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt.

- Oishi là một thương hiệu đồ ăn nhẹ nổi tiếng trên toàn thế giới, thuộc Công ty Liwayway đến từ Philippines Thương hiệu này được thành lập vào năm 1974 và đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà sản xuất đồ ăn nhẹ hàng đầu ở châu Á.

- Vấn đề nhận biết thương hiệu là một vấn đề quan trọng, giúp cho doanh nghiệp nhìn thấy rõ vị trí hiện tại của mình, từ đó có những điều chỉnh chiến lược Marketing phù hợp, đạt được kết quả thuận lợi tốt nhất.

4.1.2 Xây dựng thông điệp cho sản phẩm mới

Chiến lược ra mắt sản phẩm mới

Bim bim bắp rang phô mai mix Caramen.

Lý do ra mắt: Dựa trên nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu mà nhóm đã khảo sát và phỏng vấn bằng bảng hỏi Từ đó biết được người tiêu dùng đã hài lòng hay chưa hài lòng về các sản phẩm của Oishi hiện tại và mong muốn sản phẩm mới có hương vị bắp rang phô mai mix Caramen.

Cải thiện những vấn đề khách hàng không hài lòng về sản phẩm hiện tại.

Hướng đến các bạn trẻ trong độ tuổi 16-22 tuổi, chủ yếu là học sinh, sinh viên thích sự mới lạ thường xuyên ăn bim bim để giải trí và làm bữa ăn nhẹ.

Nhân viên văn phòng, lao động tự do hoặc khác sẽ thuộc khách hàng cho sản phẩm mới

Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm Giá cả rất quan trọng vì nó sẽ quyết định lợi nhuận và sau đó là sự sống còn của công ty.

-Giá snack trên thị trường hiện nay giao động từ 5000đ-10000đ/gói, nhiều sản phẩm nhập khẩu được bày bán trong các siêu thị có giá đến 40000đ-60000đ/gói như Cheetos của Frito-Lay, các sản phẩm snack của Oishi cũng giao động trong khoảng 5000đ-10000đ/gói.

Sau đây là các chiến lược định giá cho sản phẩm mới mà công ty

Oishi sẽ áp dụng cho sản phẩm ý tưởng Snack khoai tây vị cá hồi nướng

* Định giá thâm nhập thị trường

-Sản phẩm mới ra mắt, nên công ty sẽ áp dụng chính sách này, ban đầu sẽ mất lợi nhuận, tuy nhiên theo thời gian sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn, lượng mua sẽ tăng đều và ổn định, giành được thị phần.

* Chiến lược định giá theo khuyến mãi

-Để kích thích khách hàng mua sản phẩm mới, công ty sử dụng chính sách khuyến mãi (như giảm giá, tặng voucher, coupon hoặc quà tặng) cho khách hàng mua nhiều để định giá sản phẩm.

* Tăng giá trị sản phẩm nhưng không đổi giá

- Các đối thủ như Poca, Toonies, O'star, Swing, Cornchip cũng có giá sản phẩm giao động 5000đ-10000đ/gói nên sức cạnh tranh khá lớn, với chính sách này, doanh nghiệp sẽ đem phần lợi đến cho khách hàng nhờ khả năng cạnh tranh khốc liệt trên:

+ Sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị chất lượng hơn, tốt hơn và giá bán thấp hơn để cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ và tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường

+ Nếu đối thủ hạ giá xuống để tạo sức cạnh tranh, công ty buộc phải tạo thêm giá trị cho sản phẩm của mình, nhưng không thể tăng giá, vì nếu tăng giá thì công ty sẽ làm mất khách hàng của mình.

+ Bổ sung chi phí công nghệ mới vào việc nâng giá trị sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm sâu thị trường.

+ Sản phẩm của Oishi được định giá bằng cách xem nhận thức của người mua

+ Sản phẩm của Oishi được định giá bằng cách xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của người bán.

+ Với sản phẩm Snack Oishi vị bắp rang phô mai mix caramen, định giá ban đầu của công ty sẽ là 8000/gói/80g

* Định dạng thị trường snack nhìn chung có thể chia làm 3 loại sản phẩm chính, được phân loại theo nguyên liệu chế biến, bao gồm khoai tây, các loại hạt và snack chế biến từ thực phẩm nói chung (đa phần làm từ các loại thực phẩm tốt và an toàn) Quy mô thị trường bánh snack tại Việt Nam ước khoảng 518 triệu USD vào năm 2015, trong đó, các loại snack chế biến chiếm tỉ trọng 33%, các loại hạt

30% và khoai tây chiên là 24%, theo thống kê của Savory Snacks

Market in Vietnam Databook to 2020

* Hệ thống phân phối rộng khắp cũng là một chiến lược

Marketing hiệu quả của Oishi Hệ thống phân phối của Oishi được coi là hoàn hảo nhất trong số các công ty sản xuất bánh kẹo tại thị trường Việt Nam Oishi có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước chủ yếu qua 3 kênh chính: hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống các cửa hàng, siêu thị cũng như thông qua các đối tác đồng minh chiến lược

* Hệ thống phân phối Oishi đã mang đến niềm tin lớn bằng việc tạo được bước chuyển mình rõ rệt với số lượng lớn nhà phân phối lớn nhỏ trên toàn lãnh thổ Việt Nam với sự phục vụ của hơn hàng nghìn nhân sự bán hàng Đối với hệ thống phân phối hiện tại, Oishi cung cấp sản phẩm trực tiếp cho hơn hàng trăm siêu thị.

* Do vậy, mạng lưới phân phối này được đánh giá là một trong nhiều hệ thống rộng nhất trên cả nước và thích ứng hiệu quả với những sự biến động của thị trường, tiêu thụ khoảng 85% doanh số bán của công ty.

* Oishi không những chú trọng phân phối vào kênh truyền thống, mà còn phân phối qua rất nhiều kênh như hệ thống siêu thị, kênh thời vụ, kênh trường học, khu vui chơi…Tính đến nay, hầu hết các điểm bán hàng từ trung tâm tỉnh thành đến các huyện, xã đều có sự hiện diện sản phẩm của Oishi, đưa Oishi trở thành nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với sự phục vụ của hơn hàng nghìn nhân sự bán hàng Đối với hệ thống phân phối hiện tại, Oishi cung cấp sản phẩm trực tiếp cho hơn hàng trăm siêu thị

4.2.4 Chiến lược xúc tiến bán

Quảng cáo - Xây dựng video viral quảng cáo sản phẩm

- Thiết kế poster, banner đặt ở các trung tâm thương mại

- Sử dụng banner, poster, standee quảng cáo ngoài trời tại trung tâm thương mại, phương tiện giao thông

- TVC quảng cáo trên kênh truyền hình.

- Sử dụng banner, poster trên các trang thương mại điện tử

- Sử dụng banner, poster quảng cáo ngoài trời

- Quảng cáo trên các kênh truyền hình như VTV, HTV,…

- Viết bài quảng cáo và giới thiệu về sản phẩm tại các fanpage, Blogs, Website của doanh nghiệp

- Viết bài giới thiệu sản phẩm trên fanpage, website

PR - Tổ chức các sự kiện nhằm tạo sức nóng cho sản phẩm

- PR trên các trang báo

- Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới có mời KOLs

- Các bài PR trên báo tại các trang báo có tầm ảnh hưởng

Xúc tiến bán - Giảm giá khi mua số lượng lớn sản phẩm trước khi tung ra sản phẩm để kích thích người tiêu dùng mua thử sản phẩm mới

- Khuyến mãi: Tăng chiết khấu cho đại lý, cửa hàng, nhà phân phối

- Khuyến mãi: tổ chức các sự kiện đặc biệt

- Tặng voucher khuyến mãi hàng tháng.

- Cử nhân viên bán hàng đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để tư vấn và tham khảo ý kiến của khách hàng về sản phẩm chuẩn bị ra mắt

- Xây dựng đại lí nhỏ ở các địa phương và quầy bán hàng trong trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi.

- Hotline hỗ trợ tư vấn cho khách hàng vào giờ hành chính.

- Tận dụng email của khách để gửi tới khách hàng thông tin sản phẩm của

- Có trang fanpage riêng để người tiêu dùng có thể hỏi những vấn đề thắc mắc. những sự kiện, chương trình khuyến mại, khuyến mãi

4.2.5 Lộ trình xúc tiến sản phẩm mới theo giai đoạn

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Mục đích Tạo sự chZ ý, tăng đọ nhận diện sản phẩm

Bảng 4: kế hoạch cụ thể Giai đoạn 1: Tạo sự chú , t0ng đ1 nh2n di4n sản ph5m

Tài sản chính Hoạt đ1ng Thời gian

Video ra mắt sản phẩm mới

● Quảng cáo banner ngoài trời tại trường học, điểm bus

● Chạy quảng cáo youtube, facebook, tiktok 6/2023-8/2023

● Thực hiện TVC với thời lượng 30s để giới thiệu sản phẩm mới, chiếu trên VTV

3 và VTV 1, đăng tải lên trang mạng xã họi của doanh nghiệp như Facebook, Youtube.

● Book các bài PR sản phẩm mới trên các Fanpage lớn thu hZt giới trẻ như: Theanh28

● Chạy quảng cáo youtube, facebook, tiktok: nhằm tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm mới

Giai đoạn 2: T0ng tương tác

Tài sản chính Hoạt đ1ng Thời gian

● Tiếp tục quảng cáo trên các kênh social Youtube, Tiktok, Facebook.

● Thuê KOL đánh giá sản phẩm.

● Duy trì chạy quảng cáo trên Youtube, Facebook

● Thực hiện mọt số chương trình khuyến mại: Mua 5 gói tặng 1, tặng 2 chiếc cốc.

● Tổ chức mini games nhỏ để nhằm quảng bá sản phẩm mới.

● Mời KOL bếp trưởng review trên nền tảng tiktok(15-30s), Facebook để giới thiệu cho người xem về sản phẩm mới

● POSM tại điểm bán, siêu thị lớn, giai đoạn này tập trung xZc tiến tại các điểm bán trên toàn quốc

● XZc tiến bán: Giảm giá 2% cho hệ thống, đại lý Siêu thị

Giai đoạn 3: Gia t0ng doanh số

Tài sản chính Hoạt đ1ng Thời gian

● Đẩy mạnh hoạt đọng khuyến mại

● Vẫn duy trì chạy quảng cáo trên

● Thực hiện mọt số chương trình khuyến mại: Mua 5 gói tặng 1, mua 1 bịch bimbim tặng 1 bọ thẻ đủ sẽ đổi lấy quà

● Duy trì chạy quảng cáo trên Facebook và Youtube( ngân sách sẽ ít hơn với 2 giai đoạn đầu.

4.2.6 Hoạt động xúc tiến hướng tới khách hàng và người tiêu dùng

Khuyến mại: In trực tiếp voucher lên bao bì cảu sản phẩm giảm

10% hoặc chơi minigame sưu tập đủ bộ thẻ sẽ được đổi quà

Kế hoạch duy trì sau khi ra mắt

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, hãy đảm bảo rằng bạn không chỉ đánh giá thị trường tiềm năng cho sản phẩm của mình mà còn đang điều tra kỹ lưỡng về tình hình cạnh tranh trên thị trường.

Khi nghiên cứu cạnh tranh doanh nghiệp không chỉ tìm thấy các thông tin giúp định hình việc tung ra sản phẩm mà còn các thông tin cần thiết khác về thị trường Doanh nghiệp cần phải xác định những đối thủ cạnh tranh hàng đầu, thực hiện nghiên cứu, phân tích cả sản phẩm và kỹ thuật của họ

Từ quan điểm của khách hàng, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:

Khách hàng đang lựa chọn sản phẩm, dịch vụ nào?

Yếu tố nào khiến cho sản phẩm của bạn khác biệt trên thị trường? Đâu là điểm khác biệt chính khiến khách hàng chọn sản phẩm của bạn hơn sản phẩm từ nhà cung cấp khác?

Nghiên cứu cạnh tranh là một hoạt động cực kỳ quan trọng trước khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm của mình, đừng bỏ qua công việc này.

Xác định thị trường mục tiêu

Bên cạnh việc nghiên cứu cạnh tranh, việc xác định thị trường mục tiêu cũng cực kỳ quan trọng Doanh nghiệp cần phải biết được sản phẩm của mình sẽ được bán cho ai, từ đó thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ và chọn các kênh truyền thông thích hợp, các kênh phân phối hiệu quả sau này.

Cùng với việc xác định thị trường mục tiêu, cần phải xác định chân dung khách hàng cũng như ngân sách cho phát triển sản phẩm mới.

Phát triển chiến lược marketing Để đưa sản phẩm ra thị trường thành công, cần có một chiến lược marketing tốt Doanh nghiệp cần sử dụng tất cả thông tin đã thu được từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cạnh tranh, thị trường mục tiêu, persona khách hàng để xây dựng kế hoạch marketing hợp lý và hiệu quả nhất.

Chiến lược marketing sẽ xác định các công việc cần làm từ sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp (đối với sản phẩm) và con người, quy trình, các yếu tố vật lý (thêm đối với dịch vụ).

Ngày đăng: 08/05/2024, 10:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Công Ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Liwayway Sài Gòn (hoanglamcm.net, 2022) - tiểu luận hành vi khách hàng công ty oishi company
Hình 1 Công Ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Liwayway Sài Gòn (hoanglamcm.net, 2022) (Trang 5)
Hình 1.5: Một số sản phẩm của Orion - tiểu luận hành vi khách hàng công ty oishi company
Hình 1.5 Một số sản phẩm của Orion (Trang 11)
4. Hình dạng miếng bánh anh/chị mong muốn là gì? - tiểu luận hành vi khách hàng công ty oishi company
4. Hình dạng miếng bánh anh/chị mong muốn là gì? (Trang 26)
Bảng 4: kế hoạch cụ thể Giai đoạn 1: Tạo sự chú ., t0ng đ1 nh2n di4n sản ph5m. - tiểu luận hành vi khách hàng công ty oishi company
Bảng 4 kế hoạch cụ thể Giai đoạn 1: Tạo sự chú ., t0ng đ1 nh2n di4n sản ph5m (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w