1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cơ cấu tổ chức công ty đa quốc gia nestle

26 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ cấu tổ chức công ty đa quốc gia Nestle
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 415,67 KB

Nội dung

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là cách thức phân chia hoạt động giữa các cơ sở hoạt động riêng biệt của công ty như các bộ phận, phòng ban… và phối hợp hoạt động của chúng lại với nhau nhằm

Trang 1

MỤC LỤC

A - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

I – Khái niệm cơ cấu tổ chức 2

II - Vai trò, nguyên tắc và mục đích của cơ cấu tổ chức 2

III – Các dạng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 3

1 Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc 3

a) Mô hình quản lý tập trung 3

b) Mô hình quản lý phân cấp 3

2 Cơ cấu tổ chức theo chiều ngang 4

* Mô hình tổ chức theo chức năng 4

* Mô hình tổ chức theo bộ phận sản phẩm 5

* Mô hình bộ phận quốc tế 6

* Mô hình khu vực toàn cầu 7

* Mô hình bộ phận sản phẩm toàn cầu 8

* Mô hình ma trận 9

B CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA – NESTLE 11

I Giới thiệu về công ty Nestle 11

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nestle 11

2 Nestle Việt Nam 12

3 Văn hóa tổ chức 13

4 Các ngành nghề kinh doanh (Nestle VN) 15

5 Các hoạt động và thành tựu 16

II Cơ cấu tổ chức của Nestle 17

Cấu trúc hiện tại của Nestle 17

Mô hình cấu trúc theo phòng ban 18

C KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 2

CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA - NESTLE

A - CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I – Khái niệm cơ cấu tổ chức

Tổ chức công ty là việc bố trí, sắp xếp mọi người trong công ty vào nhữngvai trò, những công việc cụ thể Nói cách khác, tổ chức là tổng thể những tráchnhiệm hay vai trò được phân chia cho nhiều người khác nhau nhằm đạt được mụctiêu và nhiệm vụ chung Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là cách thức phân chia hoạtđộng giữa các cơ sở hoạt động riêng biệt của công ty (như các bộ phận, phòngban…) và phối hợp hoạt động của chúng lại với nhau nhằm đảm bảo thực hiện cácmục tiêu tổng thể của doanh nghiệp

II - Vai trò, nguyên tắc và mục đích của cơ cấu tổ chức

Các công ty đa quốc gia (MNCs) không thể thực hiện các chiến lược củamình nếu thiếu một cấu trúc hiệu quả Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ giúpdoanh nghiệp khai thác tối đa lợi thế của doanh nghiệp đồng thời tận dụng được cơhội và đối phó với thách thức bên ngoài

Một nguyên tắc cần tuân thủ khi tổ chức cơ cấu công ty là phải đảm bảo cho công ty được tổ chức theo một hình thức có thể làm tăng khả năng thực hiện các chức năng đã định của công ty.

Mục đích cơ bản của cơ cấu tổ chức là giúp các công ty thực hiện đầy đủ kếhoạch chiến lược Mặc dù phần lớn các công ty đa quốc gia tự thiết kế hay đôi khikết hợp các cấu trúc tổ chức khác nhau nhưng vẫn có thể chọn từ một số cấu trúc cơbản

Trang 3

III – Các dạng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

1 Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc

Đây là việc doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tổ chức dựa trên mức độ cân bằnggiữa quản lý tập trung và phân cấp

a) Mô hình quản lý tập trung

Quản lý tập trung (Centralization) là quyết định được ban hành tập trung tạicấp cao nhất trong hệ thống quản lý và tại một địa điểm, thường là trụ sở chính Môhình quản lý này rất thích hợp đối với các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quốc

tế hoặc chiến lược toàn cầu hoặc các doanh nghiệp có quan điểm vị chủng(enthocentric) Theo quan điểm này thì một doanh nghiệp thường phát triển nănglực cốt lõi tại nước mình và sau đó giám sát quá trình chuyển giao hoạt động kinhdoanh ở nước ngoài

b) Mô hình quản lý phân cấp

Quản lý phân cấp (Decentralization) là việc ra quyết định được thực hiện ởcác cấp thấp hơn trong hệ thống quản lý, thường là ở các công ty con Mô hình nàyđem lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa quốc gia vàtheo quan điểm đa cực (polycentric) Ví dụ như công ty Johnson & Johnson khuyếnkhích việc quản lý phân cấp tới các công ty con ở nước ngoài, trụ sở chính của công

ty tin tưởng rằng đội ngũ những nhà quản lý tại các công ty con đó hiểu biết tốt nhấtthị trường mới

Quản lý tập trung Quản lý phân cấp Quản lý tập trung +

Quản lý phân cấp

 Chiến lược quốc tế

 Chiến lược toàn cầu

 Quan điểm vị chủng

(enthocentric)

 Chiến lược đa quốc gia

 Quan điểm đa cực (polycentric)

 Chiến lược xuyên quốc gia

Mặc dù mô hình quản lý tập trung hay phân cấp đều thể hiện các quan điểmkhác nhau nhưng trên thực tế thì mô hình nào cũng đều có ngoại lệ của nó DùJohnson & Johnson theo mô hình quản lý phân cấp nhưng luôn có sự theo dõi vàgiám sát của các nhà quản lý tại trụ sở chính đối với các nhà quản lý tại công ty con

Trang 4

Vì vậy, có thể nói, doanh nghiệp kinh doanh quốc tế không bao giờ áp dụng duynhất một trong hai mô hình quản lý trên Doanh nghiệp không thể vận hành hiệuquả nếu mọi quyết định đều do cấp trên quyết và cũng không thể hoạt động tốt nếumọi quyết định đều cho nhân viên cấp dưới thực hiện Với ý nghĩa đó các công tytheo đuổi chiến lược xuyên quốc gia thường kết hợp quản lý tập trung với quản lýphân cấp.

2 Cơ cấu tổ chức theo chiều ngang

Đây là việc lựa chọn cơ cấu tổ chức dựa trên mức độ chia nhỏ doanh nghiệpthành các đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp có thể tổ chức và thực hiện các hoạtđộng kinh doanh quốc tế trên cơ sở chức năng, loại hình doanh nghiệp, khu vực địa

lý hoặc kết hợp cả ba nội dung đó

Trước khi tìm hiểu cơ cấu tổ chức mang tính quốc tế của doanh nghiệp,chúng ta sẽ xem xét nền tảng của nó, tức là xem xét cơ cấu tổ chức của doanhnghiệp trên thị trường nội địa

a) Cơ cấu tổ chức nội địa

* Mô hình tổ chức theo chức năng

Ban đầu, phần lớn các doanh nghiệp được vận hành bởi một hoặc một nhómchủ sở hữu, được tổ chức tự do, chưa mang tính quy củ, hệ thống Theo thời gian,cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp, nhu cầu quản lý doanh nghiệp cũng giatăng Điều này thúc đẩy việc phân chia doanh nghiệp ra thành các bộ phận nhỏ hơn,phụ trách các nhóm hoạt động riêng biệt, ví dụ như bộ phận sản xuất, bộ phận tàichính, bộ phận marketing, bộ phận R&D, bộ phận bán hàng, v.v

Hình 1 Mô hình tổ chức theo chức năng

Tổng giám đốc

Phòng

sản xuất

Phòng bán hàng

Phòng tài chính

Phòng marketing

Trang 5

Tuy nhiên các mục tiêu dài hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải đa dạng hóa sảnphẩm của mình , có nghĩa là sản xuất kinh doanh nhiều dòng sản phẩm khác nhaucùng một lúc Lúc này, mô hình cấu trúc theo chức năng đơn giản như trên khôngcòn phù hợp nữa, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận với cơ cấu tổ chức mới, phối hợpđược quản lý nhiều phòng ban và quản lý nhiều loại sản phẩm.

* Mô hình tổ chức theo bộ phận sản phẩm

Doanh nghiệp được chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có trách nhiệmquản lý một loại sản phẩm hoặc một khu vực kinh doanh riêng, có quyền ra quyếtđịnh điều hành riêng và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình Trụ sở chính sẽđóng vai trò là nơi kiểm soát chiến lược phát triển tổng thể của doanh nghiệp cũngnhư kiểm soát tình hình tài chính của tất cả các bộ phận Ví dụ như đối với tập đoànPhilips, các bộ phận này bao gồm: sản phẩm chiếu sáng, điện dân dụng, điện côngnghiệp và sản phẩm y khoa

Hình 2 Mô hình tổ chức theo bộ phận sản phẩm

b) Cơ cấu tổ chức quốc tế

Khi đưa hoạt động của mình ra nước ngoài, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chomình một cơ cấu tổ chức mới, thỏa mãn đồng thời nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinhdoanh và mở rộng phạm vi kinh doanh Các cơ cấu tổ chức mới này được xây dựngdựa trên nền tảng là cơ cấu tổ chức mà doanh nghiệp đã triển khai trong thị trườngnội địa

Phòng sản xuất

Phòng bán hàng

Phòng marketing

Phòng tài chính

Trụ sở chính

Bộ phận sản

phẩm A

Bộ phận sản phẩm B

Bộ phận sản phẩm C

Trang 6

* Mô hình bộ phận quốc tế

Doanh nghiệp thường nhóm các hoạt động kinh doanh quốc tế như xuất nhậpkhẩu, nhượng quyền thương mại, mở chi nhánh vào một bộ phận, được gọi là bộphận quốc tế Được vận hành song song với các bộ phận nội địa, bộ phận quốc tếthường được phân chia theo khu vực địa lý, giống như trong hình 3

Hình 3 Mô hình bộ phận quốc tế

Theo sơ đồ này, có hai cách để sản phẩm của công ty có mặt tại thị trườngnước ngoài Một là, xuất các sản phẩm A, B và C được sản xuất trong nước sangcác chi nhánh 1, 2 và 3 để bán Hai là, sản xuất các sản phẩm A, B và C ngay tại cácchi nhánh Nếu phương án thứ hai được lựa chọn thì cơ cấu tổ chức của các chinhánh phải giống với cơ cấu tổ chức nội địa Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức nộiđịa theo chức năng hoặc theo bộ phận thì tất cả các chi nhánh cũng phải áp dụng cơcấu tổ chức theo chức năng hoặc theo bộ phận đó Wal-Mart là một ví dụ điển hìnhcho dạng mô hình bộ phận quốc tế với bộ phận quốc tế được thành lập năm 1991

Ưu điểm

 Có khả năng thích nghi nhanh với những thay đổi củamôi trường, cho phép doanh nghiệp hoạt động trên nhiều thị trường khácnhau

 Nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế sovới trong nội địa

Trụ sở chính

Bộ phận nội địa -

Sản phẩm A

Bộ phận nội địa - Sản phẩm B

Bộ phận nội địa - Sản phẩm C

Bộ phận quốc tế

Quốc gia 1 - Sản phẩm A

Quốc gia 2 - Sản phẩm B

Quốc gia 3 - Sản phẩm C

Trang 7

 Giúp công ty phát triển lực lượng nòng cốt những nhà quản trị giàu kinhnghiệm quốc tế.

 Không phải chịu nhiều sức ép phải hội nhập và tiêuchuẩn hóa giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài

Nhược điểm

 Hoạt động kinh doanh trong nuớc và ngoài nước thiếu sự gắn kết

 Người đứng đầu các chi nhánh nước ngoài thường có ít tiếng nói hơn sovới người đứng đầu các phòng ban, bộ phận nội địa

 Tạo một áp lực rất lớn cho các quản trị phải suy nghĩ về các vấn đề có tầmvóc toàn cầu và về việc nên phân bổ nguồn lực cho thị trường nào

* Mô hình khu vực toàn cầu

Đây là một biến thể của mô hình tổ chức theo chức năng Theo hình thứcnày, thế giới sẽ được phân chia thành các khu vực địa lý (có thể là một quốc giahoặc một nhóm các quốc gia) Mỗi khu vực là một đơn vị độc lập, tự quản với một

hệ thống đầy đủ các phòng ban như sản xuất, marketing, R&D, nhân sự, tài chính,v.v Cũng giống như mô hình tổ chức theo chức năng, trụ sở chính nắm trong tayquyền điều hành chiến lược tổng thể và quyền kiểm soát tài chính Điểm tiến bộ của

mô hình này là quyền điều hành và các quyết định mang tính chiến lược đã đượcphân cấp tớ từng khu vực

Hình 4 Mô hình khu vực toàn cầu

Khu vực Trung Đông

và châu Phi

Khu vực châu Á

Trang 8

 Doanh nghiệp có được lợi ích từ quy mô sản xuất trên phạm vi khu vực doquy mô thị trường hoặc công nghệ sản xuất đặc thù của ngành.

Nhược điểm

 Sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu địa phương

 Khó kết hợp các vùng địa lý bị phân tán thành khu vực tổng thể

 Các công ty chủ yếu nhờ vào nghiên cứuvà phát triển để phát triển sảnphẩm mới, nhận thấy các bộ phận khu vực toàn cầu không sẵn sàng chấpnhận

* Mô hình bộ phận sản phẩm toàn cầu

Đây là một biến thể của mô hình tổ chức theo bộ phận sản phẩm Mỗi bộphận có trách nhiệm quản lý một loại sản phẩm hoặc một khu vực kinh doanh riêng,

có quyền ra quyết định điều hành riêng và tự chịu trách nhiệm về hoạt động củamình Trụ sở chính sẽ đóng vai trò là nơi kiểm soát chiến lược phát triển tổng thểcủa doanh nghiệp cũng như kiểm soát tình hình tài chính của tất cả các bộ phận Chỉkhác với mô hình được áp dụng trong nội địa, các bộ phận này đặt tại các khu vựcđịa lý khác nhau

Hình 5 Mô hình bộ phận sản phẩm toàn cầu

Hiện nay, mô hình này rất phổ biến tại các doanh nghiệp kinh doanh quốc tếhiện nay do hầu hết các doanh nghiệp này đều có dải hàng hóa đa dạng và khác biệt

Ví dụ, việc sáp nhập giữa công ty Moet Hennessy và Louis Vuitton đã tạo ra tậpđoàn LVMH, nắm trong tay các nhãn hiệu hàng đầu thế giới như nước hoa Christian

Khu vực 1 (nội địa)

Khu vực 2 (quốc tế)

Trụ sở chính

Bộ phận sản

phẩm toàn cầu A

Bộ phận sản phẩm toàn cầu B

Bộ phận sản phẩm toàn cầu C

Trang 9

Dior, đồng hồ Tag Heuer, túi xách Louis Vuitton, rượu sâm panh Moet & Để việcquản lý đơn giản hơn, LVMH đã chia các dòng sản phẩm thành 5 bộ phận: rượu và

đồ uống có cồn, thời trang và đồ da thuộc, nước hoa và mỹ phẩm, đồng hồ và trangsức, và hàng bán lẻ khác mỗi bộ phận tập trung vào một phân đoạn thị trường riêngbiệt trên quy mô toàn cầu, tương đối độc lập với nhau

 Sự cần thiết của việc tăng cơ sở vật chất và nhân sự trong mỗi bộ phận

 Khó kết hợp các hoạt động của những bộ phận sản phẩm khác nhau

 Người quản lý khu vực có tiếng nói hạn chế hơn so với người quản lý bộphận, hạn chế cho việc tiếp cận thị trường địa phương

* Mô hình ma trận

Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế sẽ lựa chọn mô hình ma trận khi muốnđáp ứng cả hai yêu cầu, đó là toàn cầu hóa và thích nghi địa phương Mô hình nàycho phép tận dụng được điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu của môhình khu vực toàn cầu và mô hình sản phẩm toàn cầu

Hình 6 Mô hình ma trận

Trụ sở chính

Khu vực 3(VD: châu Á)

Khu vực 2(VD: châu Âu)

Khu vực 1(VD: Bắc Mỹ)

Nhóm hàng A

Nhóm hàng B

Trang 10

Điểm đặc trưng của mô hình này là mỗi một nhân viên sẽ hoạt động đồngthời trong hai hệ thống phân cấp, chịu sự giám sát, quản lý của hai cấp trên (cấp trên

bộ phận và cấp trên khu vực) Quyết định cung ứng sản phẩm, chiến lược marketing

và chiến lược kinh doanh được xác định bởi điểm giao cắt giữa nhóm sản phẩm vàkhu vực kinh doanh

 Đòi hỏi có sự hợp tác cao độ thì cơ cấu mới hoạt động có hiệu quả

 Tạo ra một cơ chế quản lý kép làm vi phạm nguyên tắc một lệnh thốngnhất

 Trách nhiệm và mối quan hệ công tác nhằng nhịt trong tổ chức có thể làmcho chuỗi lệnh bị bóp méo hoặc sai lệch

Cơ cấu ma trận tuy có nhiều ưu điểm song việc triển khai trong thực tế lạiđòi hỏi phải có sự hợp tác và trao đổi thông tin rất nhiều Vì vậy, để áp dụng cơ cấu

ma trận sao cho có hiệu quả, công ty phải đầu tư tiền bạc và thời gian để đào tạo độingũ lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết

Nhóm hàng C

Trang 11

B CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA – NESTLE

I Giới thiệu về công ty NESTLE

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nestle

 Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩngười Thụy Sĩ gốc Đức Ông đã phát minh ra một loại sữa bột dành cho nhữngtrẻ sơ sinh không thể bú mẹ, nhằm giảm tỉ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng.Sản phẩm đầu tiên này có tên gọi là Farine Lactée Henri Nestlé

 Thành công đầu tiên của Ông Henri Nestlé với sản phẩm này là đã cứu sống mộttrẻ sinh non không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹnào khác Nhờ vậy, sản phẩm này sau đó đã nhanh chóng được phổ biến tạiChâu Âu

 Với trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, ngày nay, Nestlé là công ty hàngđầu thế giới về dinh dưỡng, sức khoẻ và sống khoẻ

 Nestlé đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1916 Trải qua nhiều thập

kỷ, các sản phẩm như GUIGOZ, LAIT MONT-BLANC, MAGGI đã trở nênthân thuộc với các thế hệ người tiêu dùng Việt Nam

 Nestle sử dụng khoảng 283 000 người và có khoảng 500 nhà máy sản xuất vàhoạt động trên toàn thế giới

 Nestlé trở lại Việt Nam vào năm 1990, và mở một văn phòng đại diện vào năm1993

Một số cột mốc quan trọng

 1866 Công ty được thành lập bởi Henri Nestle

 1905 Nestle sáp nhập với Anh-Swiss Condensed Milk

 1907 Công ty bắt đầu sản xuất với quy mô lớn

 1914 Công ty đã có 40 nhà máy và sản xuất đã tăng gấp đôi

 1920 Chứng kiến sự mở rộng của Nestlé lần đầu tiên vượt dòng sản phẩmtruyền thống của nó Sản xuất sôcôla trở thành hoạt động quan trọng thứ

Trang 12

hai của công ty Các sản phẩm mới xuất hiện đều đặn: sữa malted, một đồuống bột gọi là Milo, một bơ bột cho trẻ sơ sinh,

 1960,Mua lại Crosse & Blackwell,

 1963 Mua Findus thực phẩm đông lạnh

 1971 Nước ép trái cây của Libby

 1973 Stouffer của thực phẩm đông lạnh

 Năm 1974, Công ty đã trở thành một cổ đông lớn trong L'Oréal, một trongnhững nhà sản xuất hàng đầu thế giới của mỹ phẩm

 Năm 1977 , Nestlé S.A (new company name), Alcon

 Từ năm 1996 đã có sự thu nhận bao gồm San Pellegrino (1997), SpillersPetfoods (1998) và Ralston Purina (2002)

 Trong Tháng Bảy 2000, Nestlé đưa ra một tập đoàn toàn chủ động đượcgọi là GLOBE (Global Business Excellence),

 Năm 2003 bắt đầu tốt với việc mua lại của Mövenpick Ice Cream

 năm 2006, Jenny Craig và Toby đã được thêm vào danh mục đầu tư Nestlé

 Và 2007 đã thấy Novartis Medical Nutrition (Novartis Y khoa Dinhdưỡng), Gerber và Henniez tham gia Công ty

2 Nestle Việt Nam

 Vào năm 1995, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài)được thành lập, trực thuộc tập đoàn Nestlé S.A

 Cũng vào năm 1995, Nestlé được cấp giấy phép thành lập Nhà máy Đồng Nai,chuyên sản xuất cà phê hoà tan NESCAFÉ, trà hoà tan NESTEA và đóng góithức uống MILO, Bột ngũ cốc dinh dưỡng NESTLÉ, bột nêm và nước chấmMAGGI, Bột kem COFFEE-MATE

Trang 13

 Công ty Nestlé Việt Nam có trụ sở chính tại TP HCM và văn phòng kinh doanhtại Hà Nội Nestlé có nhà máy Đồng Nai tại phía Nam Hiện nay tổng số nhânviên của Nestlé Việt Nam lên đến 1000 Trong những năm qua, Nestlé đã thuhút được và đào tạo một lực lượng lao động người Việt Nam đủ tiêu chuẩn đápứng nhu cầu phát triển kinh doanh của công ty Đối với Nestlé, việc đào tạohuấn luyện rất được chú trọng nhằm phát triển tài năng và tính chuyên nghiệpcủa nhân viên Việt Nam.

3 Văn hóa tổ chức

a Đôi nét văn hóa tổ chức của nestle

Nestle coi trọng con người như là một tài sản có giá trị nhất Bao gồm tất cả vị trícấp bậc với sự giao tiếp mở, bất kể phần đặc biệc nào trong kinh doanh hoặc về cáchoạt động phổ biến của công ty Khuyến khích các đề xuất thay đổi và cải thiện cáchoạt động của Nestle

Hoạt động văn hóa tổ chức của Nestle được phác họa như sau:

- Thiết lập mối quan hệ giữa các nhân viên dựa trên lòng tin, sự chính trực và

lòng trung thực

- Duy trì sự kính trọng các giá trị cơ bản, thái độ và cách đối xử với con người

- Tôn trọng quyền tự do cá nhân của nhân viên.

- Tuân theo các quy tắc bảo vệ dữ liệu và áp dụng tiêu chuẩn Nestle vào các

nước nơi các điều luận đặc biệc chưa được thiết lập

- Nâng cao tính chính trực đối với toàn thể nhân viên trên toàn thế giới, và áp

dụng một số quy định thông thường đồng thời điều chỉnh những quy địnhnày sao cho phù hợp với phong tục và truyền thống ở địa phương;

- Khuyến khích tiếp tục cải tiến thông qua hoạt động tập huấn và nâng cao kỹ

năng nghề nghiệp ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức

- Mang lại cơ hội nghề nghiệp dựa trên những phẩm chất xuất sắc bất kể mọi

màu da, tuổi tác, quốc tịch, vùng miền, nòi giống, người tàn tật, cựu chiếnbinh hay bất kỳ tầng lớp nào khác được pháp luật bảo vệ Kỹ năng chuyênmôn, kinh nghiệm, tính hiệu quả công việc và sự sẵn sàng áp dụng vào quản

lý cơ bản và khả năng lãnh đạo của Nestle là yếu tố chính cho sự thăng tiến;

Ngày đăng: 22/04/2024, 14:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w