TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI CSII KHOA LUẬT BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ Học kì 1, năm: 2021-2022 Tên đề tài : THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI ( CSII )
KHOA LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
LUẬT KINH TẾ
Học kì 1, năm: 2021-2022
Tên đề tài : THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phạm Trúc Quỳnh
Lớp : Đ20KT3
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẨU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ của tiều luận 1
3 Đối tượng và phạm vi tiểu luận 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 3
1.1 Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3
1.1.1 Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3
1.1.2 Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 4 1.2.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức 4
1.2.2 Quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức quản lí công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên 4
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức và quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu 4
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu 5
CHƯƠNG 2 : THỰC TIỄN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 6
2.1 Thực tiễn cơ cấu tổ chức và quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 6
2.1.1 Đối với cơ cấu tổ chức và quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu 6
2.1.2 Đối với cơ cấu tổ chức và quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu 9
2.2 Đề xuất và kiến nghị 9
KẾT LUẬN 12
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
MTV : Một thành viên
Trang 41
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hiện nay, toàn cầu hóa kinh kế đã trở thành xu thế chung của
thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua Quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước, đặc biệt đối với DN Việt Nam, khi nước ta ngảy càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế Cũng chính
vì lý do trên, hàng loạt DN được thành lập, nhưng các mô hình DN tại Việt Nam rất đa dạng, mỗi mô hình đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng Vì vậy, việc lựa chọn loại hình nào để phát triển doanh nghiệp ổn định, thuận lợi, có rất nhiều lý
do khác nhau để quyết định lựa chọn một mô hình để thành lập Hiện nay, Công
ty TNHH đang là một loại hình DN ưu tiên lựa chọn nhất hiện nay với nhiều ưu điểm về vốn và hình thức tổ chức Công ty Mô hình này rất thích hợp cho các Công ty, DN các mô hình của các Công ty con và các cá nhân tự xây dựng DN cho mình với cơ cấu tổ chức của mình, đặc biệt Công ty TNHH MTV Đây là loại mô hình mới được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đặc biệt quan tâm Với tính chất gọn nhẹ về cơ cấu tổ chức và quản lý Hiện nay Công ty TNHH MTV đã và đang thu hút một lượng lớn nhà đầu tư Loại hình doanh nghiệp này ra đời đã đáp ứng lại sự kỳ vọng của các nhà kinh doanh cũng như các nhà nghiên cứu luật
Chính vì lý do muốn biết cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình Công ty TNHH MTV như thế nào mà ưu điểm để nhiều DN lựa chọn hoạt động Bên cạnh đó việc thực thi pháp luật DN về cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH cũng được quan tâm một cách đáng kể Vì vậy tôi chọn đề tài “ Thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV” để làm bài tiểu luận kết thúc môn học
2 Mục đích và nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu là tìm hiểu vể cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty TNHH MTV, qua đó nắm vững những quy định pháp luật để ứng dụng vào thực tiễn từ đó phát hiện những điểm tích cực cũng như hạn chế và đưa ra hướng hoàn thiện
3 Đối tượng và phạm vi
Công ty TNHH MTV là một vấn đề còn rất mời mẻ trong xã hội Việt Nam những năm gần đây, được xã hội và các nhà đầu tư rất quan tâm vào một loại hình DN này, cho nên trong phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu về Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV trong quá trình hoạt động
Trang 52
4 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ bài viết, nên vận dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu như:
- Phương pháp phân tích để hiểu rõ các quy định cùa luật về vấn đề
- Phương pháp so sánh giữa lí thuyết pháp luật và thực tiễn để đưa ra giải pháp tốt nhất
- Phương pháp tổng hợp nhằm hệ thống lại các nội dung để phân tích so sánh, cũng như trình bày vấn đề
Trang 63
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU QUẢN LÝ CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 1.1 Khái quát chung về công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1.1.1 Khái niệm về Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty TNHH MTV là một DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty ) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
1.1.2 Đặc điểm pháp lý về công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Về thành viên công ty: Công ty chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ
sở hữu Nhìn chung, chủ sở hữu công ty phải đáp ứng các quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 Đó là điều kiện các đối tượng có quyền thành lập doanh
nghiệp Do chủ sở hữu chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức, nên người này sẽ nắm quyền điều hành, quản lý và chi phối trực tiếp đối với các hoạt động của công ty
Về vốn điều lệ công ty theo qui định tại Điều 75 Luật Doanh Ngiệp 2020: Vốn điều lệ của công ty TNHH MTV tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.Chủ sở hữu phải góp
đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp Thời hạn góp vốn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Trường hợp không góp đủ, Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều
lệ của công ty TNHH MTV
Về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty Chủ sở hữu Công ty không phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình giống như loại hình Doanh nghiệp tư nhân
Về khả năng huy động vốn:Công ty TNHH MTV không có khả năng phát hành
cổ phần Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của công ty cũng khá đa dạng Công ty
có thể thông qua việc phát hành trái phiếu, vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Hoặc Chủ sở hữu công ty tự góp thêm vốn vào
Về tư cách pháp nhân:Công ty TNHH MTV là tổ chức có tư cách pháp nhân Công ty sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quyền góp vốn hoặc mua cổ phần, vốn góp của các doanh nghiệp khác:Chủ sở hữu công ty có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác Công
Trang 74
ty TNHH MTV có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp các doanh nghiệp khác Cụ thể là các loại hình: công ty hợp danh, công ty TNHH, công
ty cổ phần
1.2 Cơ cấu tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1.2.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc tập thể Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung của tổ chức
1.2.2 Quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
tổ chức làm chủ
Theo quy định điều 79 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì công ty TNHH MTV do tổ chức quản lí hoạt động theo một trong hai mô hình sau:
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo qui định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban Kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này;
Hội đồng thành viên
Với trường hợp công ty được tổ chức quản lý theo mô hình có hội đồng thành viên thì chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của hội đồng thành viên được quy định cụ
thể tại điều 80 Luật Doanh Nghiệp 2020:
Hội đồng thành viên có từ 03 đến 07 thành viên Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền vả nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty, trừ quyền và nghĩa vụ Giám đốc hoặc tổng giám đốc; chịu trách nhiệm pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao quy định Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
Trang 85 Như vậy, việc tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như ban bổ quyền và nghĩa
vụ của các thành viên khá chặt chẽ và rõ ràng Việc bổ nhiệm lại hội đồng thành viên theo nhiệm kì 5 năm thể hiện quyền kiểm soát của chủ sở hữu đối với hoạt động của công ty Ngoài ra đó cũng cách kiểm soát chất lượng làm việc của các thành viên trong hội đồng thành viên, tránh tình trạng năng lực không phù hợp
Chủ tịch công ty
Theo Điều 81 Luật Doanh nghiệp 2020 qui định:
Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ vủa công ty, trừ quyền
và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và qui định khác của pháp luật có liên quan
Giám đốc, Tổng giám đốc
Theo qui định Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 thì :
Hội đồng thành viên và Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyện và nghĩa
vụ của mình Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc , trừ trường hợp pháp luật, điều lệ công ty có qui định khác
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
cá nhân làm chủ sở hữu
Điều 85 Luật Doanh nghiệp 2020 qui định : “Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.”
Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty, đồng thời có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thì quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định trong hợp đồng lao động và Điều lệ công ty
Đối với công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì cơ cấu tổ chức có phần đơn giản và dễ quản lý hơn so với công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
Trang 96
CHƯƠNG 2 : THỰC TIỂN PHÁP LUẬT CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 2.1 Thực tiễn pháp luật cơ cấu tổ chức và quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2.1.1 Đối với cơ cấu tổ chức quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện quyết định chiến lược phát triển phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty vấn đề này đã được quy định :
Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan
Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan
Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc đa số theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều
56 Luật Doanh nghiệp 2020
Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên dự họp Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên Hội đồng thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau Hội đồng thành viên có thể thông qua nghị quyết, quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản, có thể được ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác Biên bản họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật Doanh Ngiệp 2020
Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật Doanh nghiệp 2020
Trang 107 Chủ tịch công ty
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm một người đại diện theo uỷ quyền thì người đó là Chủ tịch công ty Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu công ty về nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và pháp luật có liên quan
Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình chủ tịch công ty bao gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên Cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu công
ty chỉ bổ nhiệm một người đại diện theo uỷ quyền Chủ tịch công ty có trách nhiệm trợ giúp chủ sở hữu công ty trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định,cụ thể theo Điều 76 luật Doanh nghiệp
Nói một cách khác, Chủ tịch công ty là người được chủ sở hữu công ty uỷ nhiệm
để thay mặt chủ sở hữu công ty quyết định, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ chủ sở hữu công ty để thực hiện một số công việc nhất định trong phạm vi quyền hạn của mình, thực hiện mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với chủ sở hữu công ty về các hành động mà chính mình đã thực hiện Chủ tịch công ty có thể là thành viên của pháp nhân chủ sở hữu hay một người ngoài nào
đó có khả năng quản lý cho chủ sở hữu, do chủ sở hữu thuê và trả lương.Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo đề nghị của Chủ tịch công ty có thể bổ nhiệm một Giám đốc để điều hành các công việc thường nhật của công ty, tổ chức và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty trách nhiệm một thành viên
Giám đốc và Tổng giám đốc
Việc bổ nhiệm, thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp là công việc nội bộ của doanh nghiệp, do đó việc thuê ai làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc