1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Đa Quốc Gia - Đề Tài - Văn Hóa Kinh Doanh Của Thụy Điển

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 427,6 KB

Nội dung

VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC THỤY ĐIỂN Thông tin cơ bản về Thụy Điển - Diện tích : 450.295 km2 - Dân số : 9.349.059 người (28/2/2010) - Mật độ dân số : 22,8 người /km2 (1/1/2010) - Thủ đô : Stockholm (Stockholm còn được gọi là thủ đô Bắc Âu) với 829.417 dân Thành phố lớn thứ 2 (thuộc miền Tây Nam Thụy Điển): Göteborg với khoảng 507.330 dân và đến thành phố Malmö (thuộc miền Nam Thụy Điển) với khoảng 293.909 dân (1/1/2010) - Các đơn vị hành chính : 21 tỉnh (từ Bắc đến Nam: Norrbotten, Västerbotten, Jämtland, Västernorrland, Gävleborg, Dalarna, Värmland, Örebro, Västmanland, Uppsala, Stockholm, Södermanland, Östergötland, Västra Götaland, Jönköping, Kalmar, Gotland, Halland, Kronoberg, Blekinge, Skåne) - Đồng tiền : Cua-rôn Thụy Điển (SEK), tỷ giá hiện nay 1 USD = 7 SEK - Quốc khánh : ngày 6/6 ( Ngày lễ cờ - trước đây lấy ngày sinh của Vua) - Quốc kỳ : Nền màu xanh nước biển với chữ thập màu vàng - Giờ địa phương : GMT +1 - Ngôn ngữ : Thụy Điển (chính thức), Anh ngữ (được sử dụng rộng rãi) - Mã điện thoại gọi từ VN : +46 - Trang web chính thức : www.sweden.se TRANG 1 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Lâu đài Stockholm Palace nơi ở của vua Thụy Điển Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên Nằm trên bán đảo Scandinavia, Tây và Bắc giáp Na Uy, Đông giáp Phần Lan, Nam giáp biển Baltic và Đan Mạch Diện tích rừng 227.250 km2 chiếm 50,5%, hồ 39.960 km2 chiếm 8,8% và đất canh tác và vườn 26.305 km2 bằng 6% diện tích cả nước, diện tích đóng băng : 283 km2 TRANG 2 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Khí hậu Tuy nằm ở gần Bắc cực, nhưng do ảnh hưởng của hải lưu nóng Gulf Stream nên khí hậu tương đối ôn hoà Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 15o - 17o Mùa Đông ở miền Bắc trung bình -14oC, miền Nam - 10oC Các đảng phái chính trị Bốn Đảng Liên minh đang thành lập chính phủ hiện hành : Đảng Ôn Hòa, Đảng Tự Do, Đảng Trung Tâm và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Ba Đảng còn lại trong Quốc hội là : Đảng Xã hội Dân chủ, Đảng Xanh và Đảng Cánh tả Quốc hội : 349 ghế Tòa nhà quốc hội Thụy Điển TRANG 3 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Kinh Tế 1 Điều kiện tự nhiên, xã hội : Thuỵ Điển có ba nguồn tài nguyên chính là rừng, quặng sắt và thuỷ điện - Rừng chiếm khoảng 60% diện tích cả nước và trữ lượng khoảng 2,5 tỷ m3 gỗ Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ, giấy Ngành công nghiệp gỗ rừng là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Thụy Điển - Quặng sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc có trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn, có hàm lượng cao (60 - 70%) Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp luyện kim và cơ khí - Ngoài quặng sắt, Thuỵ Điển không có các khoáng sản khác như dầu mỏ và than đá nên 2/3 nhu cầu về năng lượng phải nhập - Thuỷ điện tương đối dồi dào Hiện nay các nhà máy thuỷ điện ở Thuỵ Điển cung cấp 50% điện năng, 50% còn lại là năng lượng hạt nhân và nhiệt điện (Thuỵ Điển có 10 nhà máy điện hạt nhân cung cấp 45% nhu cầu về điện) - Đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 6,5% diện tích cả nước (2,7 triệu ha/41,1 triệu ha) và tập trung ở phía Nam và vùng ven biển - Lực lượng lao động khoảng 4,59 triệu người trong số 9,26 triệu dân Sản phẩm nông nghiệp : lúa mạch, lúa mỳ, củ cải đường, thịt, sữa Sản phẩm công nghiệp : cơ khí, chế tạo máy móc công nghệ cao, ô tô, gỗ & giấy, chế biến thực phẩm 2 Cơ cấu kinh tế (2009) : - Công nghiệp : 34% GDP - Nông nghiệp : 3% GDP - Dịch vụ : 63% GDP Tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2009 đạt 2.590 tỷ SEK = 338,7 tỷ USD Tăng trưởng GDP năm 2009 : -4,9% GDP tính theo đầu người : 327 ngàn SEK tương đương 42.808 USD (2009) TRANG 4 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm 52,1% GDP, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm 42,7% GDP (2009) 3 Công nghiệp : Thụy Điển ngày nay là một quốc gia công nghiệp tiên tiến với một mức sống tiêu chuẩn cao, dịch vụ xã hội rộng khắp, một hệ thống phân phối hiện đại, thông tin liên lạc nội địa và quốc ngoại tuyệt vời, và lực lượng lao động lành nghề và có trình độ giáo dục Vào đầu thế kỷ thứ 20, Thụy Điển có nền kinh tế thuộc về nông nghiệp, và là một trong những nước nghèo nhất Châu Âu Nguồn cung nội địa dồi dào về quặng sắt, gỗ và thủy điện, những kĩ sư và công nhân giỏi đã tạo thuận lợi cho một cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng và đã chuyển biến Thụy Điển thành một quốc gia phúc lợi tiên tiến trên nền tảng tăng các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ hậu công nghiệp Các ngành công nghiệp chính : - Công nghiệp tri thức và phát triển công nghệ xanh ứng dụng vào các ngành công nghiệp khác - Công nghiệp chế tạo : chế tạo ô-tô, máy bay, bạc đạn, thiết bị điện tử, điện gia dụng, công nghệ đóng gói, thiết bị khoan - Năng lượng - Gỗ : giấy, bột giấy, sản phẩm gỗ - Khoáng sản và thép : quặng sắt, thép và các sản phẩm kim lọai - Hóa chất - Sản phẩm dược 4 Nông nghiệp : TRANG 5 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Đất canh tác của Thuỵ Điển khoảng 2,7 triệu ha (6,5% diện tích cả nước) và sử dụng 3,5% lực lượng lao động (năm 2007) Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa mì, tiểu mạch và đại mạch, hàng năm trồng 2 vụ vào mùa xuân và mùa thu Năng suất lúa mì khoảng 5,46 tạ/ha (năm 2008) Đàn đại gia súc có khoảng 1,56 triệu con bò, nửa triệu cừu, khoảng 1,67 triệu con heo và khoảng 5,3 triệu gia cầm Trong 50 năm qua, ngành nông nghiệp có sự thay đổi về cơ cấu, số lượng nông trại giảm đáng kể, và đồng thời nông trại phát triển rộng lớn hơn Nông dân đã đầu tư nhiều vào thiết bị và chuyên môn hóa trong các lĩnh vực như ngũ cốc, sản phẩm làm từ sữa hoặc chăn nuôi heo và bò Các trang trại cỡ từ 2,1 ha - 10 ha chiếm 32,%, từ 20,1ha - 50 ha chiếm 42,7% và cỡ 100 ha chỉ chiếm 25,1%(2007) Thương mại Việt Nam – Thụy Điển : Quan hệ thương mại Việt Nam – Thụy Điển đã có từ lâu, và không ngừng phát triển Tuy nhiên, kim ngạch còn khiêm tốn và chưa khai thác hết tiềm năng song phương Về tổng thể, những mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Thụy Điển tương xứng với lợi thế xuất khẩu và phù hợp với yêu cầu về nhập khẩu của Việt Nam Bảng 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Thuỵ Điển các năm gần đây (Đơn vị triệu US$) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 % Xuất 09/08 88,2 108,6 133,6 170,9 202,3 224,9 204,6 - khẩu 113,6 125,2 139,5 164,2 209,2 230 9,02% Nhập 427,5 85,8% TRANG 6 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN khẩu 201,8 233,8 273,1 336,1 411,5 454,9 632,1 39,2% Kim ngạch ( Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam) Đầu tư trực tiếp của Thụy Điển vào Việt Nam Tính đến hết năm 2009, Thụy Điển là nước đứng thứ 43 trong số 89 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 21 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư trên 66,43 triệu USD Quy mô dự án đầu tư của Thụy Điển vào Việt Nam khá nhỏ là 3,3 triệu USD trong khi quy mô vốn đầu tư trung bình của các dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là 14,3 triệu USD Thụy Điển đầu tư chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài, với 7 dự án có tổng vốn đầu tư 54,825 triệu USD, (chiếm 35% về số dự án, và 83 % tổng vốn đầu) Hình thức liên doanh có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 10,8 triệu USD (chiếm 60 % số dự án và 16,2 % vốn đầu tư) còn lại theo hình thức công ty cổ phần với vốn đầu tư là 800 nghìn USD Các nhà đầu tư Thụy Điển tập trung vốn nhiều nhất vào lĩnh vực dịch vụ với 6 dự án đầu tư và số vốn đầu tư đăng ký là 52,23 triệu USD (chiếm 30% về số dự án và 78,7% về tổng vốn đầu tư đăng ký Ngành công nghiệp và xây dựng thu hút 14 dự án, tổng vốn đầu tư 14,103 triệu USD Ngành Nông lâm ngư nghiệp hiên chưa được các nhà đầu tư Thụy Điển quan tâm Thụy Điển có dự án tại 6 địa phương tập trung vốn đầu tư vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt Đứng đầu về vốn đầu tư đăng ký là Hà Nội với 8 dự án và 45,7 triệu USD vốn đăng ký Tiếp theo là Long An với 2 dự án và 10,74 triệu USD vốn đăng ký, Bình Dương có 6 dự án với 8,85 triệu USD vốn đăng ký, còn lại là các tỉnh Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh và Hưng Yên TRANG 7 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Các doanh nghiệp tên tuổi của Thụy Điển tại Việt Nam : ABB, Alfa Laval, Astrazeneca, Atlas Copco, Comvik Int’l, Electrolux, Elof Hansson, Ericsson, Guston Molinel, Ikea, Kockums, Newwave, Nordic Country Home, Oriflame, Outokumpu Stainless, Sandvik, SKF, Snickers Europe, Sony Ericsson, Tetra Pak, Trimar Sterling Group, Vagabond, … PHẦN II: CÔNG TY SONY ERICSSON Trụ sở tập đoàn Ericsson tại Stockholm Sony Ericsson là một công ty liên doanh thành lập vào năm 2001 từ công ty điện tử tiêu dùng của Nhật Sony Corporation và công ty viễn thông của Thụy Điển Ericsson để sản xuất điện thoại di động Lý do của sự hợp tác này là để kết hợp sự thành thạo về thiết bị điện tử tiêu dùng của Sony với vị trí hàng đầu TRANG 8 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN về công nghệ của Ericsson trong lĩnh vực truyền thông Cả hai công ty đều đã dừng sản xuất điện thoại di động cho riêng mình Văn phòng quản lý toàn cầu của công ty đặt tại Hammersmith, London, và nó có những nhóm nghiên cứu phát triển ở Thụy Điển, Nhật Bản,Trung Quốc, Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ vàVương quốc Anh Sony Ericsson có khoảng 8000 nhân viên trên toàn thế giới Với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 43%, Sony Ericsson trở thành công ty bán điện thoại có mức tăng trưởng nhanh nhất vào quý 3 năm 2006 nếu so với Motorola với tỷ lệ là 39% Ngày nay, Sony Ericsson là nhà sản xuất điện thoại có mức lợi nhuận đứng thứ hai sau Nokiavà đã có được vị trí này nhờ mức tăng trưởng trong thị trường thiết bị di động cao cấp Chủ tịch của công ty hiện tại (1 tháng 11) là Hideki 'Dick' Komiyama, người sẽ thay thếMiles Flint, và Phó chủ tục Điều hành công ty làAnders Runevad Cơ quan quảng cáo toàn cầu của công ty là Saatchi & Saatchi Vào 28 tháng Mười năm 2011, Sony tuyên bố mua toàn bộ 50% cổ phần từ Ericsson để nắm trọn vẹn quyền sở hữu công ty Sony Ericsson Lịch sử Ericsson, công ty đã hoạt động ở thị trường điện thoại di động hàng thập kỷ, đã quyết định từ bỏ việc kinh doanh vào năm 2001 sau khi chịu lỗ vốn nặng nề Ericsson trước đó đã tập trung việc sản xuất chip cho điện thoại của hãng vào một nơi duy nhất, cơ sở của Philips ở New Mexico Vào tháng 3 năm 2000 một vụ cháy tại nhà máy Philips đã làm hư hỏng gần như hoàn toàn cơ sở vật chất Philips đã cam đoan với Ericsson và Nokia (khách hàng lớn khác của xưởng) rằng việc sản xuất chỉ bị trì hoãn trong thời gian dưới một tuần Khi sự thật ngày càng rõ rằng việc phục hồi sẽ phải tốn đến hàng tháng trời, Ericsson đã phải đối mặt với sự thiếu thốn trầm trọng Nokia đã bắt đầu thu thập thiết bị từ những xưởng sản xuất thay thế khác, nhưng tình thế của TRANG 9 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Ericsson tồi tệ hơn vì cả việc sản xuất các mẫu điện thoại hiện có và việc phát hành các mẫu mới đều bị trì hoãn Ba lĩnh vực chính mà Sony Ericsson quan tâm là :  Điện thoại nghe nhạc W series gán nhãn Walkman, phát hành năm 2005 Điện thoại di động nghe nhạc W-series của Sony Ericsson đáng chú ý vì là điện thoại di động tập trung vào chức năng nghe nhạc đầu tiên, khởi đầu cho một trị trường máy nghe nhạc di động mới được phát triển vào thời điểm đó Điện thoại Walkman của Sony Ericsson được ca sĩ Christina Aguilerađại diện ở khu vực châu Âu  Dòng điện thoại mang hiệu CyberShot, bắt đầu giới thiệu vào năm 2006 Sony Ericsson đã khởi đầu chiến dịch quảng bá toàn cầu cho điện thoại Cyber-shot với việc ban hành ‘Never Miss a Shot’ (Không bao giờ bỏ lỡ một cảnh) Chiến dịch đưa vào hình ảnh các vận động viênquần vợt Ana Ivanović và Daniela Hantuchova  Nhóm điện thoại thông minh UIQ, giới thiệu với P series vào năm 2003 Chúng đáng chú ý với màn hình cảm ứng, bàn phím QWERTY (ở đa số các mẫu), và sử dụng Platform giao diện UIQ của Symbian OS Nhóm điện thoại này đã được mở rộng sang dòng M series và W series Sony Ericsson hiện đang làm việc với Điện thoại truyền hình mang hiệu Bravia để phát hành ở Nhật cũng như một điện thoại mang hiệu Playstation dự kiến phát hành vào Giáng sinh Sony Ericsson là nhà tài trợ nhãn hiệu toàn cầu cho Hiệp hội Quần vợt Nữ (WTA), và làm việc với Hiệp hội để quảng bá các chuyến Du đấu ở hơn 80 quốc gia TRANG 10 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Sony Ericsson mua lại UIQ Technology, một công ty phần mềm Thụy Điển từ Symbian Ltd vào tháng 2, 2007 UIQ sẽ tiếp tục là một công ty độc lập như Miles Flint đã thông báo Vào ngày 15 tháng 10 năm 2007, Sony Ericsson thông báo tại Triển lãm Điện thoại thông minh Symbian rằng họ sẽ bán một nửa cổ phần UIQ cho Motorola để công nghệ UIQ sẽ do hai công ty điện thoại di động lớn sở hữu Vào 28 tháng Mười năm 2011, Sony tuyên bố mua toàn bộ 50% cổ phần từ Ericsson để nắm trọn vẹn quyền sở hữu công ty Sony Ericsson Sony Ericsson xếp loại điện thoại cũng công ty thành các loại điện thoại Thoại và Tin nhắn, điện thoại chụp hình, điện thoại nghe nhạc, điện thoại Thiết kế và điện thoại web và email  C series – Điện thoại di động trung-cao cấp Chuyên về chụp hình với độ phân giải cao ("CyberShot") (C902, C905, )  D series – Điện thoại di động tầm phổ thông-trung cấp Độc quyền của nhà điều hành mạng T-Mobile ("Deutsche Telekom") (D750, )  F series – Điện thoại di động tầm phổ thông-trung cấp Thiên về game (F500, )  J series – Điện thoại dạng thanh kẹo phổ thông Không có máy ảnh ("Junior") (J100-J300, )  K series – Từ phổ thông đến cao cấp có dạng hình thanh, thiên về chụp ảnh Có máy ảnh với thiết kế hai mặt Một số loại điện thoại mang nhãn hiệu Cyber-shot ("Kamera") (K200-K750-K850, )  M series – Điện thoại thông minh chạy Hệ điều hành Symbian trung cấp ("Messaging") (M600)  P series – Điện thoại thông minh chạy Hệ điều hành Symbian cao cấp, thiên về kết nối, ứng dụng văn phòng ("PDA") (P800-P990, P1, ) TRANG 11 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN  S series – Điện thoại di động dạng xoay và trượt cao-trung cấp ("Swivel"/"Slider") (S500-S700/S710, )  T series – Điện thoại di động dạng thanh kẹo cao-trung cấp và là dòng chuyển giao từ dòng điện thoại cũ của Ericsson (T68-T650, )  V series – Điện thoại di động cao cấp Độc quyền của Vodafone và các nhà điều hành mạng phối hợp với Vodafone ("Vodafone") (V600-V800, )  W series – Điện thoại di động từ phổ thông đến cao cấp mang nhãn hiệu Walkman, thiên về âm thanh ("Walkman") (W200-W580-W960, w910 )  Z series – Điện thoại di động dạng vỏ sò từ phổ thông đến cao-trung cấp ("Clamzhell") (Z200-Z1010, )  X series - Dòng điện thoại PDA mới của SE, dùng Windows Mobile (X1, X2, )  Hiện nay Sony Ericsson bắt đầu ra những điện thoại có hẳn "tên riêng" như: Satio, Aino, Tình hình sản xuất kinh doanh tính đến quý III năm 2010 Liên minh Nhật Bản - Thụy Điển, Sony Ericsson vừa công bố tình hình kinh doanh trong quý thứ 3 của năm 2010 Họ tiếp tục làm ăn cõ lãi, thậm chí kết quả kinh doanh sẽ thành công hơn nếu như không gặp phải trục trặc với các nhà cung cấp linh kiện Trong cuộc họp, CEO Nordberg của Sony Ericsson cho biết hãng sẽ tung ra thị trường smartphone chạy Windows Phone 7 Sony Ericsson trong quý III năm 2010 có mức lợi nhuận đạt 49 triệu EUR (khoảng 68,8 triệu USD), con số này tuy thấp hơn mức dự đoán trước đó là 59 triệu EUR nhưng dù sao thì nó cũng mang về khoản lãi nhất định cho hãng Đây không phải là quý đầu tiên hãng làm ăn có lãi, quý I năm nay Sony Ericsson cũng ghi nhận mức lợi nhuận 21 triệu EUR Tình hình kinh doanh trong quý này có thể sẽ còn khả quan hơn nếu như hãng không gặp rắc rối trong khâu sản xuất CEO Nordberg cho biết do nguồn TRANG 12 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN cung bảng mạch và màn hình LED không ổn định dẫn tới việc chậm ra mắt của các sản phẩm mới Doanh thu trong quý III của Sony Ericsson đạt 1,6 tỉ EUR, thấp hơn khoảng 0,2 tỉ EUR so với dự đoán mà các nhà phân tích đưa ra trước đó Để có được khoản doanh thu 1,6 tỉ EUR, Sony Ericsson đã bán ra khoảng 10,4 triệu máy trong quý này, giảm 3,7 triệu máy so với năm trước Mức giá bán trung bình trên mỗi sản phẩm của hãng trong quý này là 154EUR trong khi quý trước đó là 160EUR Trong quý II vừa rồi, Sony Ericsson là nhà sản xuất điện thoại thứ 5 toàn cầu với thị phần 3,4%, giảm từ 4,7% so với một năm trước đó (theo số liệu từ Gartner) Nói về nền tảng Android đang sử dụng, Nordberg cho biết hãng có thị phần doanh thu vào khoảng 19% Tất nhiên Sony Ericsson sẽ không thể chỉ sử dụng Android sau khi đã từ bỏ Symbian, hãng sẽ cho ra mắt smartphone chạy Windows Phone 7 của Microsoft trong năm tới "Họ [Sony Ericsson] sẽ cần phải tung ra một chiếc smartphone mới sau sự thành công của XPERIA X10, tôi dự đoán nó sẽ xuất hiện trong năm nay", nhà phân tích Djurberg của công ty Nordea dự đoán về khả năng ra mắt một smartphone mới trong năm nay của Sony Ericsson Nói về chiến lược kinh doanh, Sony Ericsson cho biết hãng sẽ tập trung vào thị trường smartphone thay vì thị trường điện thoại phổ thông, Android và Windows Phone 7 sẽ là hai nền tảng chính PHẦN III CÔNG TY ERICSSON TẠI VIỆT NAM 1 Giới thiệu Năm 2008 đánh dấu 15 năm Ericsson chính thức có mặt tại Việt Nam và luôn là đối tác tin cậy của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu như VNPT, VMS-MobiFone, Vinaphone, Viettel Vì vậy, khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nỗ lực đáp ứng nhu cầu của hơn 30 triệu thuê bao di động, Ericsson TRANG 13 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN cũng không ngừng trau dồi năng lực chuyên môn và yếu tố con người để luôn xứng đáng là đối tác tin cậy nhất của họ Là tập đoàn toàn cầu mang quốc tịch Thụy Điển với 132 năm kinh nghiệm, có mặt ở hơn 175 quốc gia, giờ đây Ericsson đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị viễn thông và các dịch vụ dành cho các nhà khai thác mạng di động và cố định Hiện tại hơn 1.000 mạng tại 175 quốc gia đã và đang sử dụng các thiết bị và hệ thống của Ericsson, đảm bảo vận hành tốt cho 40% số cuộc gọi di động Song hành với Ericsson, liên doanh Sony Ericsson không ngừng phát triển nhằm cung cấp các thiết bị máy di động và các dịch vụ đa phương tiện, nhằm tạo nên một thế giới truyền thông đa dạng và phong phú 2 Những nét văn hóa đặcbiệt trong môi trường làm việc của Ericsson Có những điều mà chỉ khi trực tiếp trải qua, bạn mới cảm nhận rõ các giá trị thực qua từng khía cạnh của môi trường doanh nghiệp và công việc Văn hóa tại Ericsson được chi phối bởi ba giá trị cốt lõi: Sự Tôn Trọng, Tính Chuyên Nghiệp và Lòng Kiên Trì Ericsson là tập đoàn Thụy Điển mang đậm nét Văn hóa Bắc Âu Điều này chi phối mạnh mẽ giá trị văn hóa của công ty, thể hiện rõ nét qua môi trường làm việc của Ericsson Tại đây giá trị con người được đặc biệt coi trọng, thể hiện qua mối quan hệ công việc với khách hàng, đối tác, và giữa các nhân viên với nhau Đặc thù của ngành viễn thông chính là động lực giúp cho nhân viên Ericsson luôn năng động và sáng tạo trong công việc Tính toàn cầu của Ericsson là một trong những yếu tố nổi bật ảnh hưởng đến quy trình làm việc, các phương tiện làm việc và phong cách làm việc của nhân viên Ericsson tự hào là nơi nhân viên cùng nhau chia sẻ kiến thức và áp dụng những phương thức kinh doanh tốt nhất trong mọi khía cạnh của công việc Tài sản quý báu của công ty chính là kinh nghiệm chuyên sâu và tính sáng TRANG 14 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN tạo đổi mới không ngừng, thể hiện tính đi đầu của công ty ở các thị trường có các nền văn hóa đa dạng khác nhau Mỗi nhân viên luôn có một không gian rộng mở và độc lập để nuôi dưỡng tính sáng tạo, xây dựng nên những phương thức làm việc hiệu quả phù hợp với tính chất địa phương của mỗi thị trường và khách hàng khác nhau Đặc biệt, vấn đề lương, thưởng và cơ hội thăng tiến luôn được xem là cách thức hiệu quả để công nhận xứng đáng và kịp thời những cá nhân xuất sắc mang đến nhiều đóng góp to lớn cho công ty Một trong những yếu tố chính tạo nên thành công ngày hôm nay của Ericsson chính là sự đa dạng về văn hóa Mỗi quốc gia nơi Ericsson hoạt động đều mang bản sắc, tính linh hoạt và sáng tạo riêng Đó là nhờ công ty khuyến khích nhân viên thoải mái chia sẻ ý kiến một cách thẳng thắn và cởi mở, mang tính xây dựng Ngoài các đối thoại thông thường giữa nhân viên và người quản lí, công ty đã triển khai thành công hai chương trình được nhân viên hưởng ứng hết mình Đó là Chương trình Khảo Sát Đối Thoại thường niên (Dialogue Survey) dành cho 75.000 nhân viên Ericsson trên toàn cầu về mọi khía cạnh của công việc Tiếp theo là Chương trình Đánh giá Năng Lực Cá Nhân diễn ra ít nhất 2 lần mỗi năm giữa cấp quản lý và nhân viên Ericsson ở từng quốc gia Các tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa và định lượng nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học, là cơ sở để công ty đưa ra những điều chỉnh kịp thời và phù hợp nhất Các nhân viên xem đây là dịp để họ bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn và mang tính xây dựng nhất Hàng tháng, ban giám đốc công ty tổ chức bình chọn và khen thưởng những cá nhân xuất sắc nhất qua chương trình “Nhân viên của tháng” Ngoài ra, mỗi khi nhân viên thực hiện thành công các dự án lớn, công ty đều tổ chức Lễ Rung Chuông Vàng ở cả Hà Nội và Hồ Chí Minh để chúc mừng và ghi nhận những thành tích xuất sắc của các cá nhân và toàn tập thể TRANG 15 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN PHẦN III: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THỤY ĐIỂN 1 Chào hỏi và làm quen đối tác Người Thụy Điển rất chú ý giữ khoảng cách và rất cụ thể Họ rất coi trọng sự yên bình, tính tự lập và độc lập Vì thế, họ không xô bồ với người khác và không để người khác xô bồ với mình Họ rất ít khi để cảm xúc chi phối hành động Người Thụy Điển được coi là rất lịch sự và không gò bó Người Thụy Điển rất để ý giữ khoảng cách giữa hai bên, hạn chế tối đa động chạm trực tiếp với nhau Cho nên, ngoài cái bắt tay làm quen ra, đối tác người nước ngoài nên hết sức tránh vỗ vai, vỗ lưng hay vòng tay khoác, ôm họ Khi ngồi trao đổi thường giữ khoảng cách ít nhất 1 mét, kể cả khi đứng nói chuyện với nhau cũng giữ khoảng cách xa Chỉ được xưng hô bằng tên gọi khi thật thân thiết với nhau Người Thụy Điển ít làm những động tác bằng tay khi nói chuyện, vì thế đối tác người nước ngoài cũng nên tránh Chống tay ngang hông bị coi là thách thức họ, khoanh tay trước ngực bị coi là biểu hiện của sự cự tuyệt Dang rộng tay hoặc cử động mạnh bị coi là lố bịch hoặc đe dọa họ Khi trò chuyện với người Thụy Điển, đối tác người nước ngoài nên tránh đề cập đến các chủ đề nhạy cảm đối với họ như phân biệt chủng tộc, tình dục hoặc kể chuyện tiếu lâm về người Bắc Âu, tốt nhất là đề cập đến vẻ đẹp của đất nước, truyền thống văn hóa và lịch sử, mức sống cao, thành quả về phúc lợi xã hội … của đất nước họ Người Thụy Điển rất coi trọng sinh nhật lần thứ 50 Bạn chớ quên điều đó đối với các đối tác Thụy Điển của bạn ở tuổi ấy Quan hệ tiếp xúc và làm ăn thường được tiến hành qua điện thoại, fax hoặc e-mail, nhưng lần đầu tiên thiết lập quan hệ dứt khoát phải bằng văn bản, tốt nhất thông qua trung gian môi giới hoặc người quen vì họ thường không trả lời thư của những ai không quen biết Các cuộc hẹn gặp phải được thỏa thuận trước vì người Thụy Điển không thích ai bất ngờ xô cửa xông vào TRANG 16 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Khi chào hỏi, người Thụy Điển bắt tay tất cả mọi người có mặt, tự giới thiệu cả tên gọi và tên họ, sau đó trao đổi danh thiếp, thường là chào hỏi người có chức vụ cao nhất trước tiên 2 Đàm phán Thư từ trao đổi công chuyện được viết bằng tiếng Anh, ngắn gọn, không rườm rà Họ tên của người gửi phải ghi thật đầy đủ, các loại tước vị, học hàm không quan trọng lắm Trong đàm phán, người Thụy Điển không thích bị thôi thúc hoặc dồn ép Họ lựa chọn ngôn từ rất cẩn thận và không ngắt lời đối tác Họ rất coi trọng thỏa thuận miệng, tránh tranh luận khi bất đồng quan điểm Cách giải thích dài dòng, cử chỉ hay động tác khoa trương, tự cao hay tự quảng cáo cho mình thường khiến họ dễ nghi ngờ Bạn có thể gây ấn tượng mạnh với đối tác Thụy Điển bằng những bảng biểu, con số, hơn là lời nói Cuộc trao đổi thường bắt đầu bằng việc giới thiệu tỉ mỉ họ, tên, chức vụ của từng người Sau đó trao danh thiếp cho nhau Trong đàm phán cần chú ý giữ bình tĩnh, kiềm chế phản ứng Người Thụy Điển coi những ai không làm chủ được bản thân là những người không đáng được tôn trọng và tin cậy 3 Ăn tiệc, Trả tiền Người Thụy Điển ít khi gặp nhau tại nhà hàng hay cùng ăn trưa để bàn công chuyện mà thường ở văn phòng, có đồ uống, bánh ngọt, thậm chí cả bánh sandwich thay cho ăn trưa Nếu có cùng nhau ăn trưa hay ăn tối thì chủ và khách ngồi cạnh nhau, những người khác không nhất thiết phải theo trật tự lễ tân nào Bên nào mời thì sẽ trả tiền Phí phục vụ được tính sẵn trong hóa đơn thanh toán nên có cho thêm tiền típ hay không hoàn toàn tùy ý chủ tiệc Quần áo: Khi tham dự các buổi đàm phán, bàn công chuyện làm ăn, đàn ông Thụy Điển thường mặc comple và thắt cravat, nhưng không nhất thiết phải có cravat, phụ nữ Thụy Điển thường vận áo váy dài 4 Tính chính xác TRANG 17 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Người Thụy Điển rất coi trọng việc xây dựng chương trình làm việc và thời gian hẹn đã thỏa thuận Bản thân họ cũng rất chính xác về giờ giấc vì họ coi đó là sự tôn trọng đối tác và cũng đòi hỏi đối tác có thái độ tương tự Đến muộn, dù với lý do chính đáng, cũng có thể ảnh hưởng xấu đến bầu không khí quan hệ với người Thụy Điển Họ thường đến dự cuộc hẹn sớm từ 10 đến 15 phút Đồng thời họ cũng rất coi trọng việc giữ đúng khoảng thời gian đã hạn định cho cuộc trao đổi Đối tác nước ngoài nên để ý đến thái độ và cử chỉ của họ để biết họ muốn kết thúc cuộc trao đổi hay sẵn sàng kéo dài 5 Doanh nghiệp Thụy Điển với tư cách là người mua hàng Đa số họ rất khéo khi giao dịch quốc tế, các nhà cung cấp và nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ dễ dàng nhận ra điều này Để giảm chi phí hành chánh của công ty và thời gian trong giao dịch, những người phụ trách mua bán có quyền quyết định giá cả mua bán mà không cần hỏi ý kiến cấp trên Họ thường tìm các nhà cung cấp có những yếu tố cạnh tranh như giá cả, chất lượng, giao hàng đúng hẹn và dịch vụ bán hàng tốt; và thích bàn rất sâu đến tất cả các khâu trong chuỗi cung cấp Người Thụy Điển thích đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm thời gian Họ thường tìm hiểu về thông tin đối tác trước khi giao dịch, như khả năng cung cấp hàng, hệ thống quản lý chất lượng, các vấn đề về môi trường, khả năng phát triển mặt hàng và tình hình tài chính Nhà xuất khẩu cũng cần tìm hiểu những thông tin tương tự đối với người mua hàng TRANG 18 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN Ảnh minh họa 6 Cấu trúc doanh nghiệp Thường là cấu trúc dẹt, những nhân viên trong công ty được phân công phụ trách việc gì được quyền quyết định về việc đó mà không cần hỏi ý kiến cấp trên Số lượng nhân viên trong công ty vừa và nhỏ thường là từ 1 – 5 người 7 Đạo đức kinh doanh Hối lộ được xem là một tội rất nặng, và để ngăn ngừa việc này, năm 1923 Viện Ngăn ngừa các Thanh toán Trái phép được thành lập Hối lộ được mô tả là bất kỳ một người nào cho, hứa hẹn hay tặng một vật đút lót hay một khoảng tiền thưởng trái phép Theo quy định nhà nước, lợi nhuận vượt giá trị TRANG 19 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY A THỤY ĐIỂNY ĐIỂNN từ 300 – 500 SEK được xem là bất hợp pháp Điều này cũng áp dụng với các cuộc tiếp khách và quà tặng Giáng sinh, tặng sinh nhật Luật pháp Thụy Điển không có ngoại lệ đối với những khoản chi làm thuận lợi công việc Những cuộc tiếp khách nước ngoài tại Thụy Điển được chấp thuận nếu như nó không vượt những tiêu chuẩn quốc tế được chấp thuận bởi cộng đồng doanh nghiệp ở Tây Âu Thụy Điển là một thành viên của Trung tâm Quốc tế về Hòa giải các Tranh chấp Đầu tư (International Centre for the Settlement of Investment Disputes) và là nước ký kết Công ước New York về công nhận và thi hành phân xử các tiền thưởng nước ngoài Viện Trọng tài của Phòng Thương mại Stockholm là một trong những trung tâm trọng tài hàng đầu thế giới, với nhiều vụ tranh chấp bắt nguồn từ các quan hệ kinh doanh Đông – Tây 8 Thương mại và Môi trường Các doanh nghiệp Thụy Điển ngày càng xem các vấn đề về môi trường như là chiến lược để tồn tại và phát triển Xử lý không khéo các vấn đề liên quan đến môi trường có thể có những hệ quả tiêu cực lớn đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp Thụy Điển thích ứng rất nhanh với các chiến lược sản phẩm thân thiện với môi trường, chiến lược phát triển bền vững 9 Thương mại và Trách nhiệm xã hội Ngoài trách nhiệm với môi trường, doanh nghiệp Thụy Điển còn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thể hiện sự tôn trọng nhân quyền và xã hội Chứng nhận SA 8000 (Social Accountability 8000) là một tiêu chuẩn quốc tế đối với trách nhiệm xã hội Đây là một tiêu chuẩn tự nguyện có thể áp dụng cho bất cứ quy mô nào của tổ chức hay doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành công nghiệp SA 8000 đề ra tiêu chuẩn cơ bản đối với lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khỏe và an toàn, tự do của hội đoàn và quyền được thỏa thuận tập thể, phân biệt đối xử, thực hành kỷ luật, giờ làm việc và tiền bồi thường Những yêu cầu của tiêu chuẩn này được xây dựng theo đề nghị của Tổ TRANG 20

Ngày đăng: 15/03/2024, 07:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w