Chủ yếu doanh số bán hàng điện thoại kiếm được đều từ smartphone + Năm 2012-2014: Theo báo cáo khảo sát của AC Nielsen, tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm 52% trên tổng số người dùng d
Trang 1NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA ĐT SMARTPHONE CỦA
KHÁCH HÀNG Ở QUẬN ĐỐNG ĐA
1 Thông tin nền
1.1 Giới thiệu tổng quan về thị trường smartphone ở Việt Nam
- Thị trường điện thoại smartphone phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, số lượng sử dụng smartphone lớn Chủ yếu doanh số bán hàng điện thoại kiếm được đều từ smartphone
+ Năm 2012-2014:
Theo báo cáo khảo sát của AC Nielsen, tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm 52% trên tổng số người dùng di động tại Việt Nam So với các nước có thị trường đang phát triển khác, Việt Nam là một trong những thị trường có tỷ lệ dùng smartphone cao nhất và gần bắt kịp với các thị trường đã phát triển trong tương lai gần
+ Năm 2015
Theo khảo sát của International Data Corporation ( IDC ), một công ty nghiên cứu thị trường quốc tế, điện thoại thông minh hiện chiếm 51% tổng thị trường điện thoại di động Việt Nam
+ Năm 2016:
Theo báo cáo của Euromonitor, điện thoại thông minh chiếm 67% doanh số bán hàng điện thoại di động vào cuối năm 2016
+ Năm 2017:
Theo công ty nghiên cứu thị trường Newzoo, Việt Nam đứng thứ 21 trong bảng xếp hạng top 50 quốc gia đứng đầu về người sử dụng điện thoại năm 2017
+ Theo trang thống kê Statista, số lượng người sử dụng điện thoại trong năm 2017 ước tính sẽ đạt 28,77 triệu người tức là chiếm 28,5% dân số Tỷ lệ này dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên đến hơn 40% vào năm 2022
Trang 2Bảng thống kê và dự đoán số lượng người sử dụng smartphone từ 2015 – 2022
- Tiềm năng phát triển thị trường lớn Việt Nam là thị trường tiềm năng cho những hãng điện thoại và nhà đầu tư tấn công vào
- Thị trường điện thoại thông minh đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng, các phân khúc Hiện nay smartphone phân khúc trung bình – rẻ đang đe dọa những hãng phân khúc cao đứng đầu
Bảng tổng kết thị phần và doanh số của các hãng điện thoại
Trang 3=> Thị phần của các hãng giá trung bình – rẻ như Oppo, Huawei, Vivo đang tăng lên đáng kể, đe dọa vị trí đứng đầu của Samsung và Apple
1.2 Một số thói quen và thị hiếu của khách hàng
- Theo báo cáo khảo sát của Q&Me, 2/3 người dùng điện thoại thông minh có sử dụng điện thoại thường đi kèm ( 33% sử dụng 1 điện thoại và 67% sử dụng điện thoại thường
đi kèm )
- Theo khảo sát của Vinasearch, người dùng có thói quen thay điện thoại khoảng 1 lần/
năm và nguyên nhân là do khách hàng muốn trải nghiệm nhiều loại điện thoại thông minh -Sau khi mua, người tiêu dùng vẫn tích cực nghiên cứu về sản phẩm và có những mối quan hệ mới sâu sắc hơn với thương hiệu
- Người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến các hãng nổi tiếng như Samsung, Iphone
dù các sản phẩm của Asus, Qmobile cũng có chất lượng tốt
- Năm nay, xu hướng nóng là những điện thoại thông minh tùy biến như Moto Z và LG G5, được lấy cảm hứng từ dự án Ara của Google Một số sự đổi mới đã được công bố trong năm nay, bao
gồm Cplus của Lenovo, một mẫu điện thoại thông minh có thể được đeo như một chiếc đồng hồ LG và Samsung cũng đã nói về điện thoại thông minh với màn hình
gấp. Người tiêu dùng ngày càng "khó tính" hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm công nghệ
- Người dùng Việt Nam đang có xu hướng mua điện thoại giá rẻ và tầm trung hơn là mua điện thoại cao cấp
Trang 42 Nhận định vấn đề nghiên cứu
2.1 Nêu vấn đề nghiên cứu
Điện thoại thông minh đã trở thành một thiết bị liên lạc không thể thiếu trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phát triển và nâng cao Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện thoại cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn, dẫn đến hành vi tiêu dùng ngày càng phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi mua điện thoại thông minh là một công việc vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp có định hướng rõ ràng trong việc đưa ra chiến lược marketing đúng đắn, hiệu quả để thâm nhập thị trường, hướng tới khách hàng mục tiêu của mình
2.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hành vi mua điện thoại thông minh của khách hàng, xác định được yếu tố tác động đến hành vi mua, xác định được thời điểm khách hàng thường quyết định mua điện thoại, lí do sử dụng điện thoại smartphone của khách hàng
Từ đó sẽ xác định được quyết định mua hàng của khách hàng ảnh hưởng bởi điều gì và điều đó có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của khách hàng hay không
=> Phát triển một dòng sản phẩm mới cho nhãn hàng điện thoại di động có khả năng thu hút khách hàng đồng thời có những chiến lược marketing, truyền thông hiệu quả
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Khách hàng trong độ tuổi từ 25-35 tuổi đang sinh sống và làm việc ở quận Đống Đa.
Lí do lựa chọn:
Đây là độ tuổi sử dụng điện thoại smartphone nhiều nhất: 63% người sử dụng theo
nghiên cứu khảo sát của Appota ( 2016)
Đây là những người đã tốt nghiệp Đại học và đã tự chủ về tài chính cũng như có một
nguồn thu nhập ổn định mỗi tháng Và với mức thu nhập ổn định đó thì họ sẽ chủ động hơn trong việc quyết định mua một chiếc điện thoại smartphone Đây cũng
Trang 5chính là độ tuổi phải đi làm và có khá nhiều công việc Họ thường phải giải quyết công việc ngay cả khi không ở cơ quan, phòng làm việc và những mối quan hệ quan trọng như mối quan hệ khách hàng, mối quan hệ đồng nghiệp, đối tác
=> Chính vì vậy, một chiếc điện thoại thông minh dường như là giải pháp hữu hiệu
cho họ.
2.4 Phạm vi nghiên cứu
Tại khu vực quận Đống Đa và 5 trung tâm điện thoại lớn:
- Siêu thị thế giới di động 500 Xã Đàn
- Công ty TNHH TechOne Việt Nam 113 Thái Hà
- Nhật Cường Mobile 134 Thái Hà
- FPT Shop 45 Thái Hà
- Siêu thị điện máy Trần Anh 159 Thái Hà
Lí do lựa chọn phạm vi nghiên cứu:
Quận Đống Đa là nơi tập trung nhiều nhất cửa hàng điện thoại lớn và nhỏ nên dễ dàng cho việc nghiên cứu
Đây là một quận lớn, sầm uất và tập trung đông dân cư nhất ở Hà Nội ( cụ thể là 401,7 nghìn người)
Chính vì vậy, nơi này sẽ tập trung rất nhiều tầng lớp nghề nghiệp trong xã hội, đối tượng
khảo sát sẽ đa dạng và có tính tiêu biểu đại diện
2.5 Khả năng vận dụng nghiên cứu
- Định vị được vị trí của đối thủ, vị trí dự định của doanh nghiệp khi quyết định bước chân vào thị trường
=> Hiểu được bản thân đang ở đâu và có thể tiến đến vị trí tiềm năng nào
- Tìm ra lỗ hổng của các đối thủ cùng loại sản phẩm thông qua khảo sát người tiêu dùng
- Đưa ra một sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng
- Đưa ra chiến lược Marketing đúng thời điểm, chủ động, phù hợp và hiệu quả
Trang 63 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Các phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Định lượng
- Phương pháp: sử dụng bảng hỏi anket
- Chọn mẫu:
+ Phương pháp: chọn mẫu phi xác suất ( mẫu thuận tiện)
+ Mẫu: các khách hàng có mặt tại các cửa hàng điện thoại, đang sinh sống trên địa bàn quận Đống Đa có độ tuổi từ 25-35 tuổi
+ Kích thước mẫu: 100 người
3.1.2 Định tính
- Phương pháp 1: quan sát trực tiếp
- Phương pháp 2: phỏng vấn sâu
+ Chọn mẫu: phi ngẫu nhiên đánh giá ( sau khi phát bảng khảo sát sẽ trải qua quá trình đánh giá, chọn lọc để tìm ra nhưng người để phỏng vấn )
+ Kích thước mẫu:
3.2 Thứ tự nghiên cứu
Quan sát – Khảo sát – Phỏng vấn sâu ( Định tính – Định lượng – Định tính )
Lí do lựa chọn thứ tự nghiên cứu:
Khảo sát:
Đây là phương pháp thuộc nghiên cứu định lượng Sau khi khảo sát, thu được kết quả, số liệu sẽ đem đến cho nhóm một cái nhìn tổng quan nhất về hành vi của khách hàng Từ kết quả khảo sát, nhóm sẽ nhận ra được những vấn đề mình còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Quan sát:
Trang 7Sau khi khảo sát, nhóm sẽ tiến hành quan sát thực tế Quan sát thực tế sẽ giúp nhóm nhận diện được hành vi cụ thể của khách hàng Phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp nhóm có thể phần nào trả lời được những thắc mắc từ kết quả khảo sát đem lại Không những vậy, quan sát sẽ giúp nhóm phát hiện ra những thông tin mới, cụ thể và chi tiết mà bảng khảo sát không có
Phỏng vấn sâu:
Sau khi đã thực hiện cả khảo sát, quan sát thì phần phỏng vấn sâu sẽ giúp khai thác vấn
đề được cụ thể, chi tiết Hơn thế, từ việc thực hiện khảo sát phía trên, nhóm sẽ tìm ra
được những người mang tính đại diện để có thể tiếp tục khai thác thông tin của họ, phục
vụ cho bài nghiên cứu Thông qua phỏng vấn sâu một vài khách hàng, nhóm sẽ biết được nhận thức, insgight của họ và đặc biệt là các thông tin mới mà khảo sát lẫn quan sát đều không làm được
Với lí do như vậy nên nhóm nghiên cứu lựa chọn thứ tự nghiên cứu như trên để tìm hiểu
từ sơ bộ vấn đề nghiên cứu đến chi tiết và đạt được mục đích nghiên cứu cao nhất
4 Timeline + Nhân Sự
1 17/10/2017 Hoàn thành nội dung bảng
khảo sát, kịch bản quan sát
và phỏng vấn sâu
Các thành viên trong nhóm
2 18/10/2017 -> 22/10/2017 Quan sát hành vi lựa chọn
điện thoại của khách hàng
Bắt đầu đưa bảng khảo sát tới đối tượng khách hàng mục tiêu và tại quận Đống Đa
Phỏng vấn sâu những khách hàng đại diện cho từng nhóm khách hàng
Phân chia nhóm thành
2 team và mỗi team sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong phần nội dung
Trang 83 23/10/2017 Nhập dữ liệu vào google doc
sau đó thu nhận kết quả từ google
Tổng hợp dữ liệu vào file
Ngọc nhập dữ liệu và thu kết quả
Hoa tổng hợp dữ liệu vào file
4 24/10/2017 – 28/10/2017 Tiến hành phân tích các dữ
liệu đã tổng hợp được Rút ra được những kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Cả nhóm cùng phối hợp hoàn thành.
5 29/10/2017-30/10/2017 Chỉnh sửa và hoàn thành báo
cáo nghiên cứu
Cả nhóm cùng hoàn thành với nhau Hoa tổng kết và duyệt lại lần cuối
5 Chi phí
- Chi phí chi trả cho nhân lực: không mất tiền vì chỉ các thành viên trong nhóm làm
- Chi phí in và photo bảng hỏi: 50.000đ ( dự tính làm 100 bảng khảo sát)
- Chi phí cho xăng xe, đi lại: 300.000đ ( 50.000đ/ người)
- Chi phí phát sinh( hỏng xe, tiền gửi xe ): 200.000đ
=> TỔNG CHI PHÍ: 550.000đ
6 Phụ lục
6.1 BẢNG HỎI KHẢO SÁT
I THÔNG TIN CHUNG
Câu 1: Anh chị vui lòng cho biết mình có đang/đã sử dụng điện thoại smartphone không?
o 1 Có (Xin mời tiếp tục trả lời)
o 2 Không ( Anh chị có thể dừng khảo sát tại đây)
Trang 9Câu 2: Anh chị đã/đang sử dụng điện thoại của hãng nào? Có thể chọn nhiều đáp án
1 Apple3
2 Samsung
3 Oppo
4 Sony
5 Huaweii
6 HTC
7 Vivo
8 Xiaomi
9 Khác…
II NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG
Câu 3: Anh/chị thường tìm kiếm thông tin sản phẩm smartphone từ nguồn nào ? Hãy đánh dấu vào ô.
Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
Website của nhà sản xuất/ nhà phân phối
Tại cửa hàng/ siêu thị điện thoại
Anh/chị bè/ người thân
Khác
Câu 4: Anh/chị thường mua smartphone ở đâu? Có thể chọn nhiều phương án.
Siểu thị điện máy, di động lớn ( Trần Anh, FPT Shop )
Các cửa hàng điện thoại nhỏ
Các cửa hàng xách tay
Khác
Câu 5: Anh/chị thường mua điện thoại vào thời gian nào? Hãy đánh dấu vào ô.
o Ngày lễ
o Thời gian rảnh
o Khi có chương trình khuyến mãi/ giảm giá
o Tùy hứng mua
Câu 6: Mục đính của anh chị khi mua điện thoại smartphone là gì?
o 1 Cho bản thân sử dụng
o 2 Tặng cho Anh/chị bè, đồng nghiệp
o 3 Tặng cho gia đình, người thân
Trang 10o 4 Khác
Câu 7: Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố sau đến quyết định mua
smartphone của anh/chị ?
Yếu tố
Rất không quan trọng (1)
Không quan trọng (2)
Bình thường (3)
Quan trọng
(4)
Rất quan trọng (5)
Giá cả
Mẫu mã
Thương hiệu
Tính năng
Nhân viên tư
vấn
Ý kiến của bBạn
bè, người thân
Khuyến mại,
quảng cáo
Câu 8: Anh/chị chấp nhận để mua smartphone với mức giá bao nhiêu? Hãy đánh dấu vào ô.
o Dưới 3 triệu
o Từ 3 triệu – 6 triêu
o Từ 6 triệu – 10 triệu
o Trên 10 triệu
Câu 9: Hình thức khuyến mại nào mà anh chị bị thu hút nhất?
Giảm giá
Tặng kèm (phụ kiện điện thoại, )
Trả góp
Khác
Câu 10: Anh chị có hài lòng về điện thoại mình mua hay không?
o Có
o Không
Câu 11: Nếu không, hãy cho biết lí do vì sao:
Trang 11Câu 12: Anh/chị có ý định thay điện thoại không?
o Có
o Không
o Chưa chắc
Câu 13: Lí do anh/chị muốn thay điện thoại là gì?
………
Câu 14: Anh chị có sẵn lòng giới thiệu cho bạn bè, người thân để dùng smartphone không ? Hãy đánh dấu vào ô.
o Có
o Chưa chắc
o Không
III THÔNG TIN KHÁCH HÀNG:
Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin cá nhân của khách hàng:
Họ và tên:
Tuổi:
Nghề nghiệp:
Giới tính:
Số điện thoại:
Xin chân thành cảm ơn!
6.2 KỊCH BẢN QUAN SÁT
- Số lượng người quan sát: 50 người ( 10 người /1 cửa hàng )
- Những yếu tố quan sát khi đến cửa hàng:
+ Việc đầu tiên khách hàng làm là gì?
+ Thái độ của khách hàng đối với nhân viên ( xem có quan tâm đến nhân viên nói gì hay cần nhân viên tư vấn không )
Trang 12+ Nhãn hàng nào được khách hàng quan tâm ?
+ Những yếu tố nào khách hàng quan tâm đến điện thoại ( nếu có thể)
+ Họ dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu một chiếc điện thoại
+ Những hành động nổi bật của từng khách hàng
+ Họ có mua điện thoại hay không ?
+ Thời gian họ ở lại cửa hàng là bao lâu ?
6.3 KỊCH BẢN PHỎNG VẤN
- Số lượng phỏng vấn: 10 người ( 2 người/ 1 cửa hàng)
- Kịch bản dự kiến:
Bước phá băng: Mỗi người sẽ được xem clip Thế giới vuông và sau đó sẽ được hỏi
về cảm nhận sau khi xem đoạn clip.
Bước tìm hiểu: Chúng tôi sẽ tìm hiểu khách hàng sâu hơn qua việc lắng nghe những chia sẻ của mỗi khách hàng về cách mà họ sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày mỗi giờ Mỗi người sẽ có một câu chuyện riêng khi nhắc tới vấn đề ‘Sử dụng điện thoại thông minh, liệu bạn có thực sự thông minh?”
Sau khi phá vỡ được rào cản về khoảng cách lẫn nhau thì chúng tôi sẽ cùng đi tìm hiểu hành vi mua hàng của khách hàng qua các yếu tố sau đây:
Anh/chị có bao giờ gặp khó khăn trong việc quyết định mua điện thoại thông minh hay không?
Anh chị thường chọn sẵn chiếc điện thoại mình muốn mua trước hay trực tiếp đến cửa hàng lắng nghe tư vấn rồi mới quyết định?
Sau khi mua điện thại về một thời gian, anh/chị có thấy chiếc điện thoại của mình chậm đi không ?
Nếu có thì anh chị có muốn mua điện thoại mới ngay không ? Lí do?
Lí do anh chị sử dụng điện thoại thông minh thay vì điện thoại “thường” là gì? Một chiếc điện thoại nhiều tác dụng như vậy là điểm mạnh hay điểm yếu ?
Tuy nhiên với mỗi khách hàng, mỗi câu chuyện thì chúng tôi lại có những câu hỏi khác nhau.
Trang 13HẾT.