chương 7 quyết định về sản phẩm

32 0 0
chương 7 quyết định về sản phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quyết định các đặc tính của sản phẩm• Quyết định về chất lượng sản phẩm:+ Khái niệm chất lượng sản phẩm: Là khả năng mà một sản phẩm liên quan đến việc thực hiện các công năng của mình t

Trang 2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

• Tìm hiểu về sản phẩm theo quan điểm marketing

• Nghiên cứu các quyết định liên quan tới sản phẩm, bao gồm cả quyết định về danh mục sản phẩm và quyết định với từng đơn vị sản phẩm

Trang 3

NỘI DUNG CHƯƠNG

Sản phẩm theo quan điểm marketing

Các quyết định liên quan tới từng sản phẩm

1 2 3

Bài tập thảo luận

Thiết kế và marketing sản phẩm mới

Trang 4

• Với người làm marketing: Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hang và được đem ra chào bán nhằm thu hút sự chú ý mua sắm, sửa dung hay tiêu dùng

Sản phẩm có thể là hữu hình, vô hình hoặc kết hợp cả hai yếu tố Sản phẩm được xác định thông qua đơn vị sản phẩm

1 Sản phẩm theo quan điểm marketing

Trang 5

Ba cấp độ cấu thành sản phẩm

• Đơn vị sản phẩm: Là một sản phẩm hoàn chỉnh mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng.

• 3 cấp độ cấu thành

Trang 6

Phân loại sản phẩm (hàng tiêu dùng)

• Hàng hóa lâu bền

• Hàng hóa sử dụng ngắn hạn• Dịch vụ

• Hàng hóa sử dụng thường ngày

• Hàng hóa mua ngẫu hứng: không có kế hoạch, không chủ ý tìm mua cho đến khi bắt gặp chúng

• Hàng hóa mua khẩn cấp: nhu cầu cấp bách, mua không suy tính nhiều.

• Hàng hóa mua có lựa chọn: mua lâu, có cân nhắc lựa chọn kỹ.

• Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù: có tính chất đặc biệt mà người mua sẵn sàng bỏ công sức ra tìm kiếm.

• Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động: KH thường không hay biết hoặc không nghĩ đến việc mua, nhu cầu không bức

Phân loại theo thói quen mua

hàng

Trang 7

Phân loại sản phẩm (hàng tư liệu sản xuất)

• Vật tư và chi tiết: Là những hàng hóa sử dụng thường xuyên và toàn bộ vào cấu thành sản phẩm Có thể có nguồn gốc từ nông nghiệp, thiên nhiên hoặc vật lieu đã qua chế biến

• Tài sản cố định: Là những hàng hóa tham gia toàn bộ, nhiều lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm

• Vật tư phụ và dịch vụ: Là những hang hóa dùng để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh hay hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp.

Trang 8

2 Các quyết định liên quan tới từng đơn vị sản phẩm

Trang 9

Quyết định các đặc tính của sản phẩm

• Quyết định về chất lượng sản phẩm:

+ Khái niệm chất lượng sản phẩm: Là khả năng mà một sản phẩm liên quan đến việc thực hiện các công năng của mình thông qua độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, mức độ dễ sử dụng – vận hành, sửa chữa và các đặc tính khác tùy thuộc vào sản phẩm và khách hang

+ Các quyết định liên quan đến chất lượng: Quyết định cấp chất lượng, quyết định về độ đồng đều, nhất quán của các đặc tính

• Quyết định về việc lựa chọn các tính năng của sản phẩm: Một sản phẩm có thể có nhiều tính năng khác nhau Tính năng của một sản phẩm phản ánh các công năng – công dụng của nó

• Quyết định về thiết kế sản phẩm: Quyết định thiết kế sản phẩm làm gia tăng sự cảm nhận giá trị của khách hàng Quyết định về thiết kế sản phẩm liên quan đến hai phương diện chính: Lựa chọn kiểu dáng và khả năng thực hiện các công năng

Trang 10

Quyết định về thương hiệu

• Khái niệm: Thương hiệu là sự cam kết của người bán đối với người mua về mức độ lợi ích sẽ cung ứng cho họ, được thể hiện trong tập hợp các tính năng, chất lượng, các dịch vụ chuyên biệt và được nhận biết, thông qua tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ, câu khẩu hiệu, nhạc hiệu hay sự phối hợp giữa chúng

• Các bộ phận cấu thành thương hiệu: Những yếu tố cốt lõi của thương hiệu và

yếu tố nhận diện thương hiệu.

Trang 11

Các bộ phận cấu thành thương hiệu:

• Các yếu tố cốt lõi của thương hiệu: Chính là mức độ chất lượng tổng thể mà người bán sẽ cung ứng cho

người mua bao hàm ở bốn cấp độ ý nghĩa:

+ Các thuộc tính: Thiết kế hoàn hảo, bền, sang trọng, tốc độ, danh tiếng, đảng cấp,…

+ Các lợi ích: Khách hang không mua thuộc tính mà họ mua lợi ích, do đó các thuộc tính phải được chuyển thành các lợi ích, trong đó có chất lượng

+ Giá trị: Cần phải nhận diện được nhóm khách hang mua chuyên biệt mà giá trj họ mong đợi trùng với lợi ích do sản phẩm mang lại

+ Tính cách: Thương hiệu cũng phải phản ảnh một tính cách

• Các yếu tố nhận diện thương hiệu:

+ Tên thương hiệu: Là một bộ phận để nhận diện thương hiệu mà ta có thể đọc được + Dấu hiệu của thương hiệu: Logo, biểu trưng, màu sắc,…

+ Câu khẩu hiệu (slogan): Là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu.

+ Nhạc hiệu: Có thể là một đoạn nhạc nền hoặc là một bài hát ngắn, cũng có thể là phần mở rộng của câu khẩu hiệu

Trang 12

Nhãn hàng hóa

• Khái niệm: Là bản viết, bảng in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán,

đính, cài chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó.

• Quy định pháp luật về nhãn hàng hóa:

+ Bao gồm những thông tin sau: Tên gọi của sản phẩm, chủng loại hàng hóa, các thông số kỹ thuật cơ bản, nhà sản xuất, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, một số các yếu tố dùng để nhận biết thương hiệu hàng hóa.

+ Nhãn hàng hóa ngoài bộ phận nhãn hiệu được bảo hộ về mặt pháp lý còn có các yếu tố, thông tin theo luật định để người mua nhận diện hàng hóa một cách đầy đủ hơn

Trang 13

Các quyết định trong xây dựng chiến lược thương

-Đa thương hiệu -Thương hiệu mới

Trang 14

- Định vị dựa trên đặc điểm của sản phẩm: Đây là cách định vị ít được dung vì dễ bị ĐTCT sao chép Hơn nữa, khách hang quan tâm chủ yếu không phải là đặc điểm sản phẩm mà là những đặc điểm đó mang lại lợi ích gì cho họ

- Sử dụng định vị tạo được mối liên hệ giữa tên thương hiệu với các lơi ích mong đơi của khách hàng

- Định vị dựa trên giá trị và niềm tin mãnh liệt

Định vị thương hiệu

Trang 15

- Đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ phát âm, không nên mang dấu của địa phương và dễ quốc tế hóa

- Thân thiện và có ý nghĩa

- Khác biệt, nổi trội và độc đáo - Khả năng liên tưởng cao

• Quy trình xác định tên thương hiệu:

- Xác định mục tiêu của tên thương hiệu dựa trên 5 yêu cầu: Dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi, dễ bảo hộ

- Khai thác tận dụng các nguồn sáng tạo để đưa ra nhiều phương án trước khi lựa chọn

- Lựa chọn

- Rà soát yêu cầu pháp lý trong và ngoài nước

- Kiểm tra lại tính khả thi, kiểm chứng từ người tiêu dung mục tiêu - Làm thủ tục đăng ký bảo hộ

Lựa chọn tên thương hiệu

Trang 16

Có 4 cách để bảo trợ thương hiệu

- Sản phẩm có thể được giới thiệu dưới thương hiệu của nhà/nơi sản xuất (Còn gọi là thương hiệu quốc gia)

- Nhà sản xuất có thể để cho nhà bán lẻ hoặc nhà bán buôn gắn bộ nhận diện của họ lên sản phẩm (Thương hiệu cửa hàng hay thương hiệu của nhà phân phối)

- Thương hiệu nhượng quyền

- Đồng thương hiệu: Hai thương hiệu của hai công ty khác nhau có thể sử dụng cho cùng một sản phẩm.

Bảo trợ thương hiệu

Trang 17

Phát triển thương hiệu

Mở rộng dòng sản phẩm: Cách thức

dung những dấu hiệu nhận diện của thương hiệu hiện tại cho những sản phẩm hiện tại nhưng có hình thức, màu sắc, cấu trúc hoặc hương vị mới

Mở rộng thương hiệu: Sử dung

những yếu tố nhận diện thương hiệu của dòng sản phẩm hiện tại cho dòng sản phẩm mới trong cùng một chủng loại

Dùng nhiều thương hiệu: Dùng các

yếu tố nhận diện khác nhau cho các dòng sản phẩm khác nhau trong cùng một chủng loại

Phát triển thương hiệu mới: Là cách

thức công ty tạo ra một thương hiệu hoàn toàn mới cho một chủng loại sản

Trang 18

-Hàng hóa hữu hình thường đòi hỏi phải thông qua quyết định về bao gói -Hai quyết định cơ bản về bao gói:

• Cấu trúc vật chất của bao gói với 3 lớp:

+ Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm,

+ Lớp bảo vệ bên ngoài và sẽ bỏ đi khi sử dụng hàng hóa, + Lớp bao bì cần thiết cho lưu kho và vận chuyển hàng hóa.

• Thông tin trên bao gói

Quyết định về bao gói sản phẩm

Trang 19

-Các quyết định về bao gói:

• Xây dựng quan niệm về bao gói • Chức năng và vai trò của bao gói • Mục tiêu của bao gói

-Quyết định về cấu trúc vật chất của bao gói: • Kích thước, vật liệu, hình dáng thiết kế

• Trình bày bao gói

-Thử nghiệm bao gói: Thử nghiệm kỹ thuật; Thử nghiệm hình thức;

Thử nghiệm kinh doanh; Thử nghiệm khả năng chấp nhận của người tiêu

Trang 21

Quyết định về dịch vụ bổ sung cho sản phẩm -Dịch vụ hỗ trợ

-Các quyết định về dịch vụ:

• Những dịch vụ nào cần cung cấp, có tầm quan trọng như thế nào:

+ Giai đoạn trước khi mua hàng + Giai đoạn trong khi mua hàng + Giai đoạn sau khi mua hàng

• Chất lượng và mức độ dịch vụ • Chi phí dịch vụ

• Hình thức cung cấp dịch vụ

Trang 23

Ví dụ về dịch vụ khách hàng

Thỉnh thoảng, Tp HCM và chủ tòa nhà tại đó nhận được thông báo từ các Công ty xây dựng của Pháp, cho biết, tuổi thọ công trình mà họ đã xây dựng cách đây 80-100 năm đã hết Họ không chịu trách nhiệm nữa Đây là ví dụ về:

• Dịch vụ bảo hành

• Chăm sóc hậu mãi và tính trách nhiệm của công ty

Trang 24

3 Quyết định về chủng loại và danh mục

Chủng loại sản phẩm

- Khái niệm: Là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về

chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá

- Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm:

+ Bề rộng của chủng loại là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định Ví dụ như theo kích cỡ, theo công suất,…

+ Mở rộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm: Có 2 cách là phát triển chủng loại hoặc bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm

Trang 25

3 Quyết định về chủng loại và danh mục

Mở rộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm • Phát triển chủng loại:

+ Phát triển hướng xuống dưới + Phát triển hướng lên trên

+ Phát triển theo cả hai hướng

• Quyết định bổ sung mặt hàng mới cho chủng loại Với mục đích: + Mong muốn có thêm thu nhập

+ Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có + Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa

+ Mong muốn phát triển thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ

Trang 26

3 Quyết định về chủng loại và danh mục (tiếp)

Các tiêu chí mô tả danh mục hàng hóa:

• Bề rộng của danh mục: số chủng loại có trong danh mục;

• Mức độ phong phú của danh mục: là tổng số mặt hàng thành phần của danh mục;

• Bề sâu của danh mục: là số các phương án thể hiện của một thương hiệu/mặt hàng;

• Mức độ hài hòa: là mức độ gần gũi giữa các chủng loại trong danh mục.

Khái niệm: Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn vị

sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua Danh mục sản phẩm được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó

Trang 27

3.Các quyết định về danh mục và chủng loại (tiếp)

Các quyết định trong khuôn khổ danh mục hàng hóa:

• Phát triển bề rộng của danh mục: bổ sung thêm chủng loại hàng hóa mới;

• Gia tăng mức độ phong phú của danh mục: bổ sung các mặt hàng cho các chủng loại, đưa công ty đến vị trí của người có danh mục đầy đủ;

• Phát triển bề sâu của danh mục: đưa thêm phương án cho các sản phẩm đã có;

• Gia tăng hoặc giảm mức độ hài hòa của danh mục: muốn hoạt động đa lĩnh vực hay tập trung.

Trang 28

Sản phẩm mới được hiểu theo nghĩa tương đối và rộng, có thể xem xét về các phương diện:

• Sự mới mẻ so với các sản phẩm hiện có về chức năng của nó.

• Sự mới về phương diện pháp lý: một sản phẩm mới hoàn toàn, mới về nguyên mẫu (đã có trên thế giới nhưng chưa có mặt tại một khu vực thị trường nhất định) hay một thương hiệu mới.

• Sự mới về nguyên tắc: sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Điều quan trọng để đánh giá một sản phẩm có là mới hay không là sự thừa nhận của khách hàng.

4 Thiết kế và marketing sản phẩm mới

Trang 29

Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới

Trang 30

5 Chu kì sống sản phẩm

Khái niệm Product Life Cycle (PLC):

• Là khoảng thời gian kể từ khi sản phẩm được tung vào thị trường cho đến khi nó buộc phải rút lui khỏi thị trường, thường được biểu diễn thông qua doanh số tiêu thụ sản phẩm.

• Thời gian dài hay ngắn và hình dạng của chu kỳ sống thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể và khả năng của người quản lý.

• Một chu kỳ sống của sản phẩm được chia thành 4 giai đoạn theo những đặc trưng về doanh thu, tiêu thụ và khách hàng:

Giai đoạn giới

Giai đoạn bão hòa

thoái

Trang 31

5 Chu kì sống sản phẩm

Trang 32

KẾT THÚC CHƯƠNG • Câu hỏi

• Yêu cầu học bài cũ • Chuẩn bị bài mới

• Chuẩn bị bài tập nhóm

Ngày đăng: 25/04/2024, 06:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan