1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về các chính sách của chính phủ để giúp người dân và thương nhân để biết cách cân nhắc điều chỉnh lượng sản phẩm nông sản tạo ra lượng sản phẩm thu mua

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Các Chính Sách Của Chính Phủ Để Giúp Người Dân Và Thương Nhân Để Biết Cách Cân Nhắc Điều Chỉnh Lượng Sản Phẩm Nông Sản Tạo Ra Lượng Sản Phẩm Thu Mua
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 887,27 KB

Nội dung

Nếu giá hàng hóa giảm các yếu tố khác không đổi thì người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn và ngược lại - Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu

Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình cung cầu về gạo luôn là một vấn

đề đáng quan trâm của toàn xã hội Việt Nam là một nước công nghiệp đang trên đà phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Dạo gần đây tình hình giá cả mặ hàng gạo đang rất được quan tâm Do giá gạo liên tục biến động

đó làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hành vi của người tiêu dùng Điều đó góp phần không nhỏ trong việc giá gạo biến động mạnh

Ngoài ra, việc hạn chế xuất khẩu gạo cũng làm cho người tiêu dùng tin rằng sức cung gạo không đủ cung ứng cho thị trường trong nước nên mới phải hạn chế xuất khẩu ra thị trường thế giới

Do đó ta cũng nhận rằng quan hệ cung và cầu về gạo hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng được bàn luận trong các chương trình thời sự trong nước cũng như quốc tế và trên các bài báo thường thuật

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu về các chính sách của chính phủ để giúp người dân và thương nhân

để biết cách cân nhắc điều chỉnh lượng sản phẩm nông sản tạo ra lượng sản phẩm thu mua Để từ đó người dân không phải chịu thiệt thòi mà thương gia cũng có lợi,

nghiên cứu là cung cầu lúa gạo và chính sách của chính phủ Dựa qua kiến thức đã được tìm hiểu chúng ta sẽ đi và tìm hiểu sâu hơn về chính sách ưu đãi

và sự quan tâm mà nhà nước hiện nay dành cho người nông dân và cách vận dụng quy luật giá trần và giá sàn trông tính toán vi mô Ngoài ra còn cung cấp những kiến thức giúp sinh viên hiểu được vận dụng kiến thức vô công việc

nghiên cứu kinh tế sau này

- Phương pháp trừu tượng kết hợp với cơ sở lý thuyết để có thể nghĩ ra các

phương pháp mang tính hiệu quả và áp dụng được

- Tìm hiểu thông tin qua tài liệu, sách vở, báo đài, các phương tiện truyền thông

- Nội dung nghiên cứu :

+ Các chính sách của nhà nước giúp người dân

+ Nhiệm vụ của người dân

+ Kết hợp phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu

Trang 2

- Phần I MỞ ĐẦU

- Phần II NỘI DUNG

- Phần III KẾT LUẬN

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Khái quái chung về lý thuyết

1.1 Cầu hàng hóa ( Demad-D)

1.1.1 Khái niệm

- Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định

- Là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định

- Lượng cầu về hàng hóa dịch vụ có mối liên hệ nghịch chiều với giá cả (P) Nếu giá hàng hóa giảm các yếu tố khác không đổi thì người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn và ngược lại

1.2.2 Lượng cung (Qs)

- là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định

1.2.3 Quy luật cung

- Cung hàng hóa , dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả Nếu giá tăng và các yếu tố khác không đổi , nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và ngược lại Ta có thể tóm tắt như sau:

P ↑ => Qs ↑

P ↓ => Qs ↓

Trang 3

2 Cân bằng thị trường

2.1 Trước khi để tìm hiểu rõ về cân bằng thị trường chúng ta cần tìm hiểu rõ về 2 vấn đề vượt cung và vượt cầu

2.2 Vượt cầu

Khi vượt cầu xảy ra , người mua có khuynh hướng cạnh tranh nhau để mua được sản phẩm ở mức giá đó với lượng cung hạn chế Do đó trên thị trường

có thể xảy ra sự điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động dù lượng cung không đổi Tại mức giá vượt cầu có thể xảy ra hai tình huống :

- ( 1 ) lượng cầu giảm vì người mua có thể chọn sản phẩm thay thế ;

sản lượng khi giá tăng

- Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cầu vượt lượng cung , giá có khuynh hướng tăng lên Khi giá trong thị trường tăng , lượng cầu giảm và lượng cung tăng cho đến khi lượng cung bằng lượng cầu , thị trường đạt trạng thái cân bằng

2.3 Vượt cung

Khi vượt cung xảy ra, trên thị trường có khuynh hướng điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động với lượng cung không đổi.Chẳng hạn người bán sẽ giảm giá để khuyến khích người mua mua hàng bằng các chính sách khuyến mãi, giảm giá.Tình trạng vượt cung sẽ gây ứ đọng hàng hóa, do đó để giải quyết lượng hàng ứ đọng này người bán buộc phải giảm giá hoặc giảm lượng cung hoặc cả hai.Tiến trình điều chỉnh lượng và giá cung cầu này sẽ còn tiếp tục cho đến khi tình trạng vượt cung không còn nữa Từ đó ta có thể

Trang 4

xuống.Khi giá giảm lượng cung chắc chắn sẽ giảm, lượng cầu chắn chắn sẽ tăng lên cho đến khi lượng cung bằng với lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng

2.4 Trạng thái cân bằng trên thị trường

- Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất Bài viết tiếp theo sẽ mô tả cơ chế điều chỉnh của thị trường để đạt mức cân bằng Chúng ta có thể biểu diễn thị trường ở trạng thái cân bằng trong một đồ thị bằng cách hiển thị giá và lượng kết hợp tại đó đường cung và đường cầu cắt nhau

2.5 Sự thay đổi của trạng thái cân bằng thị trường

- Trường hợp 1: cầu thay đổi, cung không đổi

Cầu tăng ( cung không đổi)

đường cầu dịch chuyển sang phải, TT thiếu hụt HH, giá sẽ tăng và cân

bằng ở mức gía và lượng cao hơn trước

Cầu giảm ( cung không đổi)

- đường cầu dịch chuyển sang trái, TT dư thừa HH, gía sẽ giảm và cân bằng

ở mức gía và lượng thấp hơn trước

Trang 5

- Trường hợp 2: cung thay đổi ,cầu không đổi

Cung tăng ( cầu không đổi)

- đường cung dịch chuyển sang phải, thị trường dư thừa hàng hóa, giá sẽ giảm và cân bằng ở mức gía thấp hơn và lượng cao hơn

Cung giảm ( cầu không đổi)

- đường cung dịch chuyển sang trái, TT thiếu hụt HH, gíasẽ tăng và cân bằng

ở mức gía cao hơn và lượng thấp hơn

- Trường hợp 3: cung và cầu đều tăng

Cung tăng lớn hơn cầu tăng : Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên , nhưng cũng tăng lớn hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm Cung tăng nhỏ hơn cầu tăng : Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng nhỏ hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ tăng Cung tăng bằng cầu tăng : Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên và tăng lên với một lượng như nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ cân bằng tại một mức mới lớn hơn giá và lượng cân bằng ban đầu

- Mối quan hệ nhân quả giữa cung, cầu và giá:

Trang 6

Sự tương tác giữa cung và cầuquyết định lượng căn bằng và gía cân bằng; Cung và cầu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau; Khi 1 và/hoặc nhiều yếu

tố trên thay đổi thì Cung và/hoặc cầu thay đổi làm thay đổi lượng cân bằng

dịchchuyển song song lên trên một đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên Đường cầu của người tiêu thụ không có lý dogì để thay đổi Trên đồ thị giá cân bằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2 Giá cân bằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần nào gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng, cụ thể là khoản E2A trên đồ thị Nhưng mức thuế

mà người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người sản xuất phải nộp (E2A < 1), do đó người sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế

là AB = t - 𝐸2A

Chúng ta có 2 trường hợp đặc biệt sau đây:

- Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì người sản xuất phải gánh chịu toàn

bộ khoản thuế (hình a)

- Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế (hình b)

Trang 7

3.1.2 Chính sách trợ cấp

- Giả sử chính phủ trợ cấp S đồng trên một đơn vị hàng hóa đối với người sản xuất , họ có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có trên thị trường Điều đó có nghĩa là đường cũng sẽ dịch

chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới một khoản bằng đúng khoản trợ cấp S như hình bên

- Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi Trên đồ thị giá cân bằng giảm từ 𝑃1 xuống 𝑃2 và lượng cân bằng tăng từ 𝑄1 lên 𝑄2

- Giá cân bằng thấp hơn có nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp , cụ thể là họ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn một khoản E1C trên đồ thị , do đó người sản xuất chỉ hưởng một phần trợ cấp là đoạn

CD = s – ETC

Chúng ta có 2 trường hợp đặc biệt sau đây:

Trang 8

- Đường cầu co giãn hoàn toàn người sẽ được hưởng hết trợ cấp

(hình a)

- Đường cầu không co giãn hoàn toàn ngược lại người tiêu dùng hưởng hết toàn

bộ trợ cấp ( hình b)

3.2 Biện pháp can thiệp trực tiếp

Khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay thấp và nó làm cho một số thành phần trong xã hội được và mất đi sự công bằng

Để đảm bảo sự công bằng đó chính phủ đã can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào thị trường để điều chỉnh

Để tránh tình trạng giá cả quá cao và giá cả quá thấp chính phủ đã ấn định ra giá sàn và giá trần theo luật giá để giá đó không cao và giảm quá so với mức giá đó

Giá trần ( giá tối đa- pmax)

Là mức giá cao nhất đối với một hàng hóa dịch vụ và mục tiêu giá trần là bảo

vệ lợi ích của người tiêu dùng

Người sản xuất sẽ phải chịu thiệt phải cung cấp hàng với giá thấp hơn mức giá mà họ mong muốn Người chỉ sãn sàng khi lượng Qs thấp hơn lượng cân bằng nhưng người mua lại muốn mua một lượng Qd lớn hơn lượng cân bằng Người tiêu dùng sẽ nhận được lời khi mua được hàng hóa với giá thấp, một số

bị thiệt khi không mua được và phải mua ở mua ở thị trường bất hợp với giá cao hơn so với mức giá cân bằng

Kết quả gây ra hiện tượng thiếu hụt và thị trường chợ đen sẽ xuất hiện lợi ích ( hình a)

Giá sàn ( giá tối thiểu – pmin)

Trang 9

Là mức giá thấp đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ và mục tiêu của giá sàn là bảo vệ lợi ích của cho nhà sản xuất

Người sản xuất sẽ sẵn sàng cung cấp một lượng hàng Qs lớn hơn lượng cân bằng nhưng người mua chỉ muốn mua một lượng hàng Qd nhỏ hơn lượng cân bằng Người bán được lợi vì bán được hàng giá cao hơn mức giá cân bằng Người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại khi và phải mua hàng với giá cao so với mức giá cân bằng trên thị trường

Sẽ xảy ra hiện tượng dư thừa hàng hóa ( hình b)

Trang 10

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công Những cải cách kinh

tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm 2023, từ mức 8% vào năm 2022,

do nhu cầu trong nước và xuất khẩu chững lại Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi lên mức 6,5% vào năm 2024 do lạm phát trong nước có thể giảm dần từ năm 2024 trở đi Điều này sẽ được hỗ trợ thêm bởi sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ, Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu và Trung Quốc)

Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh) Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên

Trang 11

75,45 năm 2020 Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế

Số năm đi học bình quân của Việt Nam là 10,2 năm, đứng thứ hai chỉ sau Singapore theo xếp hạng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Chỉ số vốn con người của Việt Nam là 0,69 trên thang cao nhất là 1, xếp hạng cao nhất trong các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể Tính đến năm 2019, 99,4% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993 Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 5,9% trên đầu người trong 25 năm tới Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời cam kết giảm phát thải khí mêtan xuống 30% và ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030 đồng thời đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm

2050

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có, có thể làm chậm tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển

Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng

4.2 Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để :

+ Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp

Trang 12

+ Áp dụng các biện pháp thâm canh , tăng vụ , chuyển dịch cơ cấu mùa

vụ

+ Tùy thuộc vào địa hình , đất để có các hình thức canh tác khác nhau

- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng , kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới

- Hệ thống cơ chế , chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp

- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại của nông sản Thế Giới

- Nước ta đang khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, đó là : + Quan tâm chủ yếu tới 2 nhân tố là đất và khí hậu

+ Ngày xưa cha ông ta đã đúc rút kinh nghiệm như vậy và ngày nay việc phân bố cây trồng vật nuôi thì càng được chú ý bởi hiệu quả kinh tế 4.3 Khó khăn

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp bất hợp lí

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu thị trường và với khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất và nước cho sản xuất , tính phân tán cao , năng suất , chất lượng cây trồng , vật nuôi còn thấp

- Chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và bền vững Các yếu tố khách quan và chủ quan đối với việc tạo dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản hàng hóa còn rất sơ khai , chưa hình thành đầy đủ

; phổ biến tình trạng thiếu cơ chế liên kết hữu cơ giữa SXNN với chế biến , đóng gói và tiêu thụ các loại nông sản ; chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo quy định tại

Quyết định số 80 / 2002 / QĐ - TTg ngày 24-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ chưa đủ mạnh để tạo ra những liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp các tổ chức kinh doanh nông nghiệp

- Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước chưa tạo động lực

đủ mạnh để khắc phục tình trạng yếu kém của SXNN hiện nay Cụ thể : + Chính sách đất nông nghiệp chưa hướng tới củng cố các vùng SXNN tập trung , chưa thúc đẩy tạo ra các đơn vị sản xuất quy mô lớn ;

+ Chính sách hỗ trợ về thuế , cước vận chuyển , các loại phí chưa được

áp dụng đầy đủ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ;

Trang 13

+ Chính sách tín dụng ưu đãi về mức vốn vay , điều kiện cho vay , thời gian vay chưa linh hoạt để hỗ trợ đắc lực cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ;

+ Chính sách đầu tư cũng chưa đủ lớn để tạo ra kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển SXNN hàng hóa quy mô lớn , nhất là kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp , cây ăn quả , các vùng chăn nuôi đại gia súc

+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chậm triển khai , bị coi nhẹ làm cho nguồn nhân lực nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện đại , có tính hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các cam kết của WTO ; + Chính sách khoa học và công nghệ nông nghiệp chưa đủ tầm tác động nâng cao năng suất , chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Nhiều ngành sản phẩm nông nghiệp như chè , dâu tằm , rau , quả chăn nuôi gia cầm , lợn thiếu công nghệ có sức cạnh tranh về giống , quy trình canh tác , thu hoạch làm hạn chế việc nâng cao giá trị gia tăng

+ Ngành công nghiệp chưa hướng vào phục vụ các nhu cầu về máy móc , trang thiết bị phù hợp , có năng suất lao động cao trong nông nghiệp Phần lớn trang thiết bị sau thu hoạch , chế biến nông sản phải nhập khẩu với giá cao và không có dịch vụ hướng dẫn sử dụng , bảo hành , gây nhiều khó khăn cho người SXNN

+ Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp để tạo ra thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp lành mạnh Tình trạng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật , thuốc

kháng sinh cấm sử dụng trong nông sản hàng hóa và tình trạng vật tư nông nghiệp có hại , không có hướng dẫn sử dụng được nhập khẩu tự do đang tồn tại phổ biến , gây ra nhiều khó khăn , bức xúc đối với cả người SXNN và người tiêu dùng về tình trạng hàng giả , hàng kém phẩm chất , không bảo đảm yêu cầu về chất lượng và an toàn cho sức khỏe

4.4 Giải pháp phát triển kinh tế ngành Nông nghiệp phát triển bền vững

Để thực hiện thành công những chủ trương, định hướng quan trọng đó, cần có sự quyết tâm cao và nỗ lực hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền, các bộ, ngành, nông dân và các doanh nghiệp Trước hết, cần tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, bộ, ngành, bà con nông dân, các thành phần kinh tế khác trong chuỗi liên kết sản xuất và

Trang 14

tiêu thụ Đồng thời, trong giai đoạn tới, cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền Rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch

sử dụng đất nông nghiệp, đất quy hoạch cho sản xuất các mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường Phát triển sản xuất các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế, nông sản thay thế nhập khẩu với quy mô hợp lý Nghiên cứu, phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp; phát triển thức ăn chăn nuôi với quy mô lớn để phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong nước; Tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi và các cơ sở chế biến

Thứ hai, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường Tái cơ cấu thị trường nội địa, phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ; chú trọng hơn nữa vào phát triển thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu

số và miền núi theo hướng khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã hội, bảo đảm lợi ích người sản xuất trực tiếp Đối với thị trường xuất khẩu, duy trì thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh; Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản để nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, cơ cấu sản phẩm, giá cả, tập quán buôn bán của các thị trường; Xây dựng đội ngũ chuyên gia có năng lực về phân tích, nghiên cứu, dự báo thị trường để tham mưu, đề xuất chính sách có hiệu quả; Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin, chiến lược phát triển sản xuất, liên kết trong kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng

Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản; Ứng dụng công nghệ sinh học và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi;

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w