Tìm hiểu, phân tích nhiệm vụ, yêu cầu kế toán căn cứ theo luật kế toán số 882015qh13, cho một ví dụ minh họa

29 7 0
Tìm hiểu, phân tích nhiệm vụ, yêu cầu kế toán căn cứ theo luật kế toán số 882015qh13, cho một ví dụ minh họa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về kế toán: 5

1.1.2 Nhiệm vụ và yêu cầu kế toán: 6

1.2 Phân tích nhiệm vụ và yêu cầu của kế

2.1.1 Thực trạng ngành kế toán hiện nay 10

2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp 10

2.1.3 Nhiệm vụ kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Khôi……… 12

2.2 Phân tích ví dụ: 13

2.2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 13

2.2.2 Phân tích nhiệm vụ kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Khôi 13

CHƯƠNG 3: 15

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH – SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Tuyển dụng kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Khôi 13

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta trong những năm gần đây có một bước phát triển như vũ bão, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường xuất hiện với những ưu điểm vượt bậc đã tạo cho nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều cơ hội phát triển mới, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tìm kiếm cơ hội đầu tư vào nước ta.

Cùng với đó là các đổi mới về các chính sách giao thương với nhiều nước ngoài đã làm xuất hiện các loại hình doanh nghiệp khác nhau Dưới sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nhận thức, sáng suốt trong việc đánh giá tìm năng của doanh nghiệp trên thị trường, phải hết sức linh hoạt trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh để có hiệu quả cao nhất.

Do đó để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, một bộ phận nhất thiết mà mọi doanh nghiệp điều phải có chính là kế toán Vì kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, thông qua các số liệu trên sổ sách kế toán mà người quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào Hằng ngày kế toán theo dõi, quản lý chặt chẽ mọi chứng từ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng mọi thông tin tài chính tại doanh nghiệp Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế tài chính và có vai trò quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong đơn vị.

Chính vì thế, nhóm tác giả chọn đề tài: “Tìm hiểu, phân tích nhiệm vụ, yêu cầu kế toán căn cứ theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, cho một ví dụ minh họa về nhiệm vụ người làm kế toán tại công ty thực tế Qua đó, hãy nhận xét và kiến nghị và lập kế hoạch học tập để đáp ứng nhu cầu của ngành kế toán” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 6

2 Ý nghĩa đề tài

Đề tài của nhóm tác giả chọn sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về ngành kế toán và tầm quan trọng của kế toán trong một doanh nghiệp Nhóm tác giả sẽ lập ra kế hoạch học tập để có thể đáp ứng được nhu cầu của ngành kế toán hiện nay và từ đó có thể định hướng việc học sau này dễ dàng hơn.

3 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm có 3 chương chính cụ thể như sau: - Chương 1: Phân tích tổng quan

- Chương 2: Thực trạng kế toán - Chương 3: Nhận xét - kiến nghị

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Được sự tư vấn và đồng ý của giảng viên hướng dẫn Th.S Mã Phượng Quyên, nhóm tác giả đã thực đề tài tiểu luận cuối kì “Tìm hiểu, phân tích nhiệm vụ, yêu cầu kế toán căn cứ theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, cho một ví dụ minh họa về nhiệm vụ người làm kế toán tại công ty thực tế Qua đó, hãy nhận xét và kiến nghị và lập kế hoạch học tập để đáp ứng nhu cầu của ngành kế toán”.

Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại Học Thủ Dầu Một đã đưa bộ môn Nhập môn ngành kế toán vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên bộ môn – Cô Mã Phượng Quyên Cảm ơn Cô đã tận tụy dạy dỗ, truyền lại cho nhóm tác giả những kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên bổ ích trong suốt một học kì Thời gian vừa qua, nhóm tác giả đã được Cô giúp đỡ tiếp cận đến những kiến thức thực tế và rất cần thiết cho quá trình học tập, cũng như công việc sau này của chúng em.

Bài tiểu luận hoàn thành ngoài sự cố gắng của nhóm tác giả trong thời gian qua, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ tận tình từ phía Cô ở nhà trường và các bạn D23KETO02

Trong quá trình học, nhóm tác giả biết rằng kiến thức về bộ môn Nhập môn ngành kế toán của nhóm tác giả vẫn còn những hạn chế nhất định, không tránh được những thiếu sót trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận này Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy, Cô để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, xin kính chúc quý Thầy/Cô có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và đạt được những thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp của mình, cũng như thành công trong việc giáo dục những mần non tương lai

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả xin cam đoan đây là bài tiểu luận chủ đề: “Tìm hiểu, phân tích nhiệm vụ, yêu cầu kế toán căn cứ theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, cho một ví dụ minh họa về nhiệm vụ người làm kế toán tại công ty thực tế.Qua đó, hãy nhận xét và kiến nghị và lập kế hoạch học tập để đáp ứng nhu cầu của ngành kế toán’’ của nhóm tác giả tự tìm hiểu và dưới sự chỉ dẫn của Th.S Mã Phượng Quyên Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Nhóm tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời cam đoan của mình.

Trang 9

CHƯƠNG 1:

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN1.1.1 Giới thiệu sơ lược về kế toán:

a) Định nghĩa kế toán:

Theo khoản 8 điểu 3 luật Kế toán số 88/2015/QH13 kế toán (tiếng Anh là Accounting) là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động Ngành Kế toán nắm giữ vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế Từ đó cung cấp tổng hợp các thông tin tài chính kinh tế hữu ích và đánh giá hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.

b) Phân loại kế toán:

Sẽ có nhiều phương pháp để phân loại kế toán, tuỳ theo chức năng mỗi công ty sẽ có cách phân loại phù hợp đối với kế toán viên Các cách phân loại kế toán như sau:

* Phân loại theo chức năng

Theo chức năng cung cấp thông tin của kế toán thì kế toán được phân ra thành 2 loại.

- Kế toán quản trị: Đây là vị trí kế toán sẽ cung cấp các thông tin quản trị giúp cho quá trình ra quyết định quản trị trong công ty Do đó mà đối tượng phục vụ của kế toán quản trị là các nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp Thông tin kế toán quản trị cung cấp được dùng để đưa ra các quyết định, quản trị có tính hướng tới tương lai.

- Kế toán tài chính: Công việc kế toán tài chính sẽ có đối tượng chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp như là các chủ nợ, ngân hàng, cơ quan nhà nước Mục đích của kế toán tài chính sẽ là cung cấp các thông tin có giá trị về tài chính nhằm giúp các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp biết về tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

* Phân loại theo phân hành

Trang 10

Tuỳ theo đặc thù của từng công ty mà kế toán sẽ được phân thành nhiều phần hành khác nhau Các phần hành của kế toán thiết yếu sẽ bao gồm: (xem sơ đồ 1.1).

Theo đó kế toán phần hành sẽ đảm nhận chuyên môn về chứng từ, nghiệp vụ, sổ sách của phần hành đó Đồng thời có trách nhiệm báo cáo với nhân viên kế toán cấp cao hơn.

1.1.2 Nhiệm vụ và yêu cầu kế toán:

Mục tiêu chính của kế toán là cung cấp thông tin chính xác và minh bạch về tình hình tài chính, giúp người quản lý, đầu tư, và các bên liên quan hiểu rõ về hoạt động kinh doanh

a) Nhiệm vụ:

+ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc

kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Phân loại theo phân

hành

Trang 11

+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

b) Yêu cầu:

+ Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

+ Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán + Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.

+ Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

+ Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc

kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Một trong những nhiệm vụ chính của kế toán là ghi chép và hiện thực hóa các giao dịch tài chính của doanh nghiệp Điều này bao gồm việc lập bảng kế toán, sổ cái, và các văn bản tài chính khác.

Trang 12

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán

nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán: Kế toán phải xác nhận tính chính xác của dữ liệu tài chính và phân loại chúng đúng vào các tài khoản tương ứng Sự chính xác và đồng nhất trong quá trình này là quan trọng để đảm bảo thông tin tài chính có thể tin cậy.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ

yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán: Kế toán thực hiện công việc chuẩn bị báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả kinh doanh Các báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của tổ chức.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật: Kế toán cần

liên tục cập nhật với các thay đổi trong pháp luật kế toán và thực hiện mọi nhiệm vụ theo đúng quy định để đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ Các biện pháp này giúp tạo nền tảng cho quản lý hiệu quả và xây dựng niềm tin từ phía cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan khác.

b) Yêu cầu

- Yêu cầu của kế toán đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tỉ mỉ, và hiểu biết sâu rộng về tài chính và quy tắc kế toán Điều này đảm bảo rằng thông tin tài chính được cung cấp là đáng tin cậy và hữu ích cho quyết định kinh doanh.

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính:

 Yêu cầu này đảm bảo rằng mọi giao dịch kinh tế và tài chính đều được ghi chép đầy đủ vào hệ thống kế toán.

 Điều này đồng nghĩa với tất cả các sự kiện, giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh được phản ánh chính xác trong chứng từ, sổ kế toán và báo cáo tài chính

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

Trang 13

 Điều này đòi hỏi quy trình kế toán linh hoạt và hiệu quả để đảm bảo thông tin được ghi chép và báo cáo trong khoảng thời gian cần thiết  Các thời hạn phải được tân thủ để đảm bảo rằng thông tin là hữu ích và

có giá trị trong quyết định kinh doanh và quản lý.

- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán:

 Yêu cầu tập trung vào khả năng của bảng cân đối, sổ cái và báo cáo tài chính để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.

 Sự minh bạch và tính dễ hiểu giúp mọi người không chuyên môn cũng như các quản lý và quyết định kinh doanh hiểu được tình hinh tài chính.

- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị

của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

 Điều này đòi hỏi không chỉ sự chính xác mà còn tính trung thực trong việc báo cáo về tình hình kinh doanh.

 Bảo đảm rẳng thông tin được trình bày một xác thực, không thiên vị và phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ và sự kiện kinh tế

- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi

kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.

 Yêu cầu này đảm bảo tính liên tục và tính liên kết của thông tin kế toán qua thời gian.

 Điều này đặt ra yêu cầu về quản lý và bảo quản thông tin tài chính một

 Phân loại và sắp xếp thông tin theo các tiêu chí nhất định giúp tạo ra sự hệ thống và hỗ trợ quá trình so sánh, kiểm chứng và phân tích.

Trang 14

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN

2.1 Nhiệm vụ kế toán hiện nay tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Khôi2.1.1 Thực trạng ngành kế toán hiện nay

Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có hơn 700.000 doanh nghiệp, doanh nghiệp nào

cũng sẽ cần tuyển dụng ít nhất từ 1 - 5 hoặc 6 kế toán và phòng kế toán ở những tập đoàn lớn thì quy mô còn lớn hơn nữa Mỗi năm có hàng trăm nghìn sinh viên ngành kế toán tốt nghiệp nhưng "cung vẫn không đủ cầu" vì có những lao động không đủ trình độ, kỹ năng hoặc phẩm chất, người thất nghiệp vẫn có trong khi doanh nghiệp khó tuyển đúng người, giao đúng việc

Báo cáo của Bộ Tài chính ghi nhận ở Việt Nam chỉ có khoảng hơn 5.000 kế toán sở hữu các chứng chỉ quốc tế - một con số khá khiêm tốn khi so với các quốc gia trong khu vực như Singapore hay Thái Lan Hơn nữa, chất lượng nhân sự kế toán trong nước chưa đồng đều, các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.

Ngay cả khi các hệ thống pháp lý và chuẩn mực kế toán đã được hoàn thiện, kiện toàn thì thực tế thực trạng ngành kế toán vẫn tồn tại nhiều bất cập Dù vậy, theo thời gian thì tình hình cũng đang được cải thiện đáng kể với việc nâng cao chất lượng nhân sự ngành kế toán, nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển ứng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên (chiếm tới gần 70%) Ứng viên có trình độ, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp tốt có thể kỳ vọng vào những cơ hội việc làm kế toán cực kỳ cạnh tranh và các cơ hội thăng tiến.

Trang 15

2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp.

Kiến thức chuyên môn về kế toán: Nhân viên kế toán cần có kiến thức vững chắc về lĩnh vực kế toán như nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán, và các quy định về kế toán.

- Thu thập, tổng hợp, xử lý các số liệu kế toán liên quan đến các hoạt động kinh tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp như: Phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn, phiếu xuất, phiếu nhập, Sau đó sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh, tiến hành ghi chép tài khoản vào các sổ sách liên quan.

- Hạch toán chi phí, doanh thu, thuế GTGT, khấu hao, công nợ, tài sản cố định, tài sản vô hình, và báo cáo thuế, lập quyết toán thuế.

- In sổ kế toán tổng hợp và chi tiết cho doanh nghiệp.

- Đối chiếu số liệu giữa các đơn vị, dữ liệu tổng hợp và dữ liệu chi tiết - Thống kê và tổng hợp sổ sách, chứng từ kế toán khi có yêu cầu.

- Lưu trữ, sắp xếp, bảo quản các chứng từ, sổ sách theo đúng quy định pháp luật - Kiểm tra các định khoản, hạch toán nghiệp vụ phát sinh, sự cân đối giữa các sổ sách

và chứng từ.

- Theo dõi và quản lý công nợ, giúp nhà quản lý nắm được tình hình lãi - lỗ của doanh nghiệp, tình hình chiếm dụng vốn từ khách hàng Từ đó, đề xuất cho doanh nghiệp lập dự phòng hoặc xử lý nợ phải thu khó đòi của công ty.

- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các cơ quan chức năng khi có yêu cầu, giải trình số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra khi số liệu chưa được rõ ràng - Lên báo cáo tài chính theo quý, theo niên độ kế toán và các báo cáo tài chính chi tiết

giải trình, thuyết trình.

- Hướng dẫn kế toán viên xử lý và định khoản các nghiệp vụ kế toán trong kỳ của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 01/04/2024, 00:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan