Xu hướng chuyển sang nông nghiệp hữu cơ1.1.1.1.Khái niệm nông nghiệp hữu cơ Theo Liên đoàn Các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM, nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng b
Ngành nông – lâm – thủy sản
Xu hướng chuyển sang nông nghiệp hữu cơ
1.1.1.1 Khái niệm nông nghiệp hữu cơ
Theo Liên đoàn Các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.
Bốn nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp hữu cơ là: Sức khỏe (đất, cây trồng, gia súc, con người); Sinh thái (hệ tự nhiên mô phỏng và bền vững); Công bằng (bình, đẳng tôn trọng và công lý cho mọi sinh vật); Nguyên tắc quan tâm (vì các thế hệ tương lai).
1.1.1.2 Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Sự ra đời của nông nghiệp hữu cơ hiện trở thành một trong những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế và kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững Trên thế giới, nông nghiệp hữu cơ đã góp phần không nhỏ đối với môi trường, trong đó có giảm thiểu phát thải khí nhà kính Diện tích nông nghiệp hữu cơ của thế giới cũng đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua Trong vòng 10 năm (2006-2016), diện tích đất nông nghiệp hữu cơ của thế giới tăng 150% Có 178 nước sản xuất nông nghiệp hữu cơ với 2,7 triệu người thực hành sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
Doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ (thực phẩm và đồ uống hữu cơ) trên thị trường toàn cầu tăng 15% lên 129 tỷ USD vào năm 2020 Thị trường sản phẩm hữu cơ sản phẩm hữu cơ đã tăng mạnh lên 188 tỷ USD vào năm 2021 và ước đạt 208 tỷ USD năm
2022 Bắc Mỹ và châu Âu chiếm hầu hết doanh số bán hàng, với 90% thị phần Thị trường dự kiến sẽ tăng lên 437,36 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 14%.
1.1.1.3 Xu hướng nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam tăng nhanh, năm 2016, diện tích canh tác hữu cơ đã tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010 Bên cạnh đó, có khoảng 160
Document continues below nghiên cứu marketing
Go to course doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp hữu cơ với kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt khoảng 335 triệu USD (tăng gần 15 lần so với năm 2010), đứng thứ 8 trong 10 nước có diện tích nông nghiệp hữu cơ tại châu Á.
Nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ (như tại Mộc Châu - Sơn La) áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp với khoảng
300 hecta đất nông nghiệp sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGAP.
Thị trường tiêu thụ trong nước có gia tăng tốc độ chuyển đổi sang nông sản xanh, nông sản hữu cơ Tuy nhiên, giá thành của nông sản hữu cơ còn cao, chỉ tập trung ở các kênh phân phối hiện đại đã tạo rào cản, cản trở sự phát triển thị trường tiêu thụ.
1.1.1.4 Một số tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam
+ Tài nguyên đất, nước và khí hậu phục vụ nông nghiệp: Việt Nam có quỹ đất màu mỡ, quỹ nước phong phú cộng thêm với khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao, chất lượng tốt;
+ Nhân lực lao động: Việt Nam có nguồn lao động nông thôn khá dồi dào với 25 triệu người trong độ tuổi lao động, thuận lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, đặc biệt vùng nông thôn thiếu lao động trầm trọng;
+ Thị trường tiêu thụ nông sản mở rộng: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021 xuất khẩu nông sản thu khoảng 47 tỷ USD Trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 03 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất.
+ Chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, chưa có các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ, mà lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án khác;
+ Người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác;
+ Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn đến chi phí đầu tư cao; nguồn nhân lực chất lượng cao cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn ít; chưa xây dựng các chương trình trọng điểm và đầu tư nguồn lực tương xứng để tạo đột phá.
Thuy ế t trình - đánh giá m ứ c đ ộ nh ậ n…
The In uence of Advertising in Tikto… nghiên cứu marketing 100% (1) 5
File giáo trình b ả n pdf HSK 2
Về cơ hội kinh doanh:
+ Thị trường tiêu thụ ngày càng phát triển cho cả thị trường trong nước và nước ngoài;
Sự gia tăng dân số nhanh chóng với nhóm tuổi từ 15 đến 40 ngày càng mở rộng, tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25 triệu người vào năm 2025, chiếm 25% dân số, nhóm khách hàng này có thể hiểu, và nhận thức tầm quan trọng của việc tiêu thụ những sản phẩm hữu cơ Trong thập kỷ 2010-2019, giá trị thị trường hữu cơ của Liên minh châu Âu đã tăng hơn gấp đôi Từ đó có thể thấy, cơ hội cho sản phẩm hữu cơ vẫn còn rất rộng mở Với sự thay đổi của hành vi người tiêu dùng thế giới, cần tập trung sản xuất tốt, tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ phù hợp với nhu cầu của người dân trong nước và quốc tế.
+ Thành lập liên minh các nhà sản xuất hữu cơ;
Ngành công nghiệp và xây dựng
Xu hướng công trình xanh
1.2.1.1 Khái niệm công trình xanh
Công trình xanh là công trình xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng & tài nguyên, giảm chất thải ra môi trường, đặc biệt đề cao chất lượng cuộc sống cho người dân
1.2.1.2 Xu hướng công trình xanh
Theo Báo Nhân dân, Việt Nam cam kết đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (tự lực) và 27% (nếu có sự hỗ trợ của quốc tế) Việc đề ra bộ quy chuẩn về sử dụng năng lượng, vật liệu xây dựng phù hợp thỏa mãn cam kết trên để làm cơ sở cho các nhà quản lý, đầu tư tham khảo khi quyết định xây dựng các công trình nhà đang tiếp tục được hoàn thiện.
Và với sự cam kết trên làm tiền đề (tác động chủ quan), kết hợp với lối “sống xanh” (tác động khách quan) đang phổ biến ngày nay, “công trình xanh” đã và đang trở thành xu hướng tất yếu ở Việt Nam Dẫn chứng cho điều này: Theo số liệu đưa ra tại Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2020 vừa kết thúc ngày 11-12, thực tế sau hơn
10 năm triển khai, cả nước có chưa đến 150 công trình (tính cả gần 1/3 trong số đó đang chờ xét duyệt) đạt tiêu chuẩn công trình xanh PGS, TS, KTS Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia cho rằng, 150 công trình xanh trong 10 năm là một tốc độ rất vừa phải nhưng cho thấy, công trình xanh đã dần trở thành xu hướng phát triển rất đáng khích lệ, luôn đề cao tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
1.2.1.3 Lợi ích của công trình xanh
TS, KTS Lê Thị Bích Thuận, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng) cho biết: Một công trình xanh đem lại nhiều lợi ích bền vững như giảm khoảng 30-35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30-50% lượng nước sử dụng và khoảng 30% chi phí bảo dưỡng công trình Công trình xanh đáp ứng chất lượng sống ngày một cao hơn của con người.
Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng;
Quản lý nước mưa để chống xói mòn;
Bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái;
Giảm khí thải; Điều hòa nhiệt độ
Giảm chi phí vận hành và bảo trì;
Nâng cao chất lượng làm việc, học tập;
Tăng giá trị cho công trình
Cải thiện sức khỏe cộng đồng;
Tạo lối sống và giải trí lành mạnh
1.2.1.4 Vấn đề còn tồn đọng
Thực tế, tại Việt Nam hiện nay, đa số các giải pháp công trình xanh mới chỉ được áp dụng tại các dự án thuộc phân khúc cao cấp Đây là nơi khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn để có được chất lượng sống tốt hơn, trong lành hơn Tuy nhiên, phân khúc nhà giá thấp và trung bình (chung cư) mới là khu vực tiêu tốn nhiều năng lượng nhất, trong khi khả năng chi trả của người dân lại hạn chế hơn so với các phân khúc trên Hiện nay còn nhiều chủ đầu tư cũng như giới chuyên môn nhầm lẫn giữa ba dạng công trình: Công trình xanh, Công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và Công trình tiết kiệm năng lượng Đây là ba loại công trình thân thiện môi trường, tuy nhiên mức độ đóng góp cho xã hội và môi trường là khác nhau
Chính vì vậy, nhiều báo cáo và nhận định về các công trình xanh tại Việt Nam và việc thống kê số lượng công trình xanh hiện vẫn còn mơ hồ do bị hiểu sai về bản chất
1.2.1.5 Cơ hội kinh doanh từ công trình xanh
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, có 4 tiêu chí để đạt “xanh”, đó là: xanh, sạch, rẻ, an toàn Việc triển khai các giải pháp xanh tại những công trình xanh ở giá thấp và trung bình sẽ tạo nên những cộng đồng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường Đây cũng là định hướng phát triển của Bộ Xây dựng đối với phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình tại Việt Nam trong thời gian tới;
Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí nặng nhất;
Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế với hành động “vì một hành tinh xanh”,
“đô thị thông minh” và xu hướng sử dụng công nghệ 4.0 cho hoạt động xanh là bước đệm phát triển mạnh nhất;
Lối sống xanh hiện đang được lan truyền rộng rãi và cũng đang là xu hướng khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung
Nhiều cơ hội đang mở ra với công trình xanh trong tiến trình phát triển bền vững tại Việt Nam Quá trình phát triển các vùng đô thị theo hướng thông minh, tăng trưởng xanh tạo ra nhiều cơ hội cho việc giảm thiểu việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên và lượng khí thải Đây cũng là điều kiện tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng nền kinh tế hiệu quả về năng lượng và xanh sạch trên tinh thần của phát triển bền vững.
Dịch vụ tiêu dùng
Du lịch thực tế ảo
2.1.1.1 Nhận định chung về hoạt động du lịch
Du lịch thực tế ảo là hình thức cho phép người dùng trải nghiệm hình ảnh, cảm giác chân thực, sống động y như thật của điểm đến đã được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo với độ chính xác đến gần 100% (sai số chỉ 1%).
Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ một phần cho du lịch, thúc đẩy du lịch nhờ sự tiện lợi nhưng nếu phát triển hơn nữa, khi mà công nghệ thực tế ảo có thể xây dựng những cảnh quan đẹp hơn cả thế giới thực thì khách hàng sẽ trải nghiệm bên trong thế giới ảo. Nền tảng kỹ thuật số Google Arts & Culture, thu hút khoảng 370 triệu lượt xem từ hơn
66 triệu người dùng trên thế giới với khoảng 2.000 đối tác toàn cầu đến từ hơn 80 nước Nền tảng này giới thiệu hơn 11.500 bộ ảnh triển lãm và tour nhập vai cùng hơn 6 triệu cổ vật,… Du lịch “ảo” sẽ cạnh tranh với du lịch thật Từ đó cho thấy, du lịch
“ảo” sẽ trở thành xu hướng trong tương lai.
2.1.1.2 Xu hướng du lịch “thực tế ảo” tại Việt Nam
Hình 1 1 Nghiên cứu do YouGov thực hiện với những người tham gia khảo sát ở độ tuổi từ 18 – 24
Việt Nam đang trong giai đoạn giao thoa, đẩy mạnh phát triển công nghệ thời đại 4.0 Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó du lịch thực tế ảo đã và đang là một trong những xu hướng du lịch hiện đại Nhiều công ty lữ hành đã phối hợp với địa phương và các công ty công nghệ để tạo ra nhiều tour du lịch ảo hấp dẫn, trong đó Viettech tự hào hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp phần mềm này cũng như thiết kế hệ thống vận hành du lịch thực tế ảo cho các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu.
Tại Việt Nam, 70% khách du lịch Việt đang tìm kiếm những cải tiến công nghệ mới nhất nhằm gợi ý các “từ khóa” hay những cơ hội bất ngờ tốt hơn, dựa trên sở thích hoặc ngân sách của họ, giúp du khách có một trải nghiệm hoàn toàn mới và nắm bắt được mọi cơ hội xê dịch tiềm năng Và có tới 79% du khách Việt Nam quan tâm đến một dịch vụ sáng tạo có thể dự đoán trước nhiều tháng về quốc gia nào sẽ an toàn để đi du lịch, và 82% du khách Việt Nam quan tâm đến việc tự động đề xuất các địa điểm du lịch dễ dàng dựa trên yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 hiện tại của địa phương và quốc gia đó.
2.1.1.3 Cơ hội cho du lịch thực tế ảo
Tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và số người quan tâm đến du lịch thực tế ảo cao;
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, dự báo số lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu đến năm 2023, khoảng 1.5-1.6 tỷ lượt, năm 2030 khoảng 1.8 tỷ lượt, Đông Bắc Á sẽ là khu vực thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất với 293 triệu lượt, khu vực Nam Âu, Địa
Trung Hải (264 triệu lượt) và Tây Âu (222 triệu lượt) Trong đó, Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt và Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất.
Chi phí của du lịch ảo thấp hơn so với du lịch thông thường;
Một trong những yếu tố khác biệt giữa du lịch ảo và du lịch thật chính là chi phí
Du lịch ảo chỉ tốn khoảng 10% mức phí so với du lịch thông thường Ngoài ra, “du khách” cũng không phải chen chúc, chờ đợi ở sân bay, tránh nguy cơ gặp rủi ro trên đường đi.
Du lịch thực tế ảo giúp gia tăng trải nghiệm của du khách;
Du lịch thực tế ảo giúp người khách hàng tiếp cận gần hơn với sản phẩm du lịch, từ đó khuyến khích họ đi trải nghiệm thực tế vì thực tế khách hàng vẫn sẽ mong muốn được trực tiếp trải nghiệm các địa điểm du lịch Du lịch “ảo” giống như một biện pháp tiếp thị, hỗ trợ cho du lịch thật, giúp khách hàng lựa chọn được nơi mình muốn đến đồng thời cũng là biện pháp chống “cuồng chân” cho những tín đồ yêu du lịch.
Du lịch ảo với thế mạnh mang đến những trải nghiệm chân thực còn là kênh quảng bá hữu hiệu cho điểm đến, giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng bán các tour du lịch truyền thống từ việc kích thích nhu cầu được đến và trải nghiệm trong thực tế của du khách Với nhiều lợi ích vượt trội, du lịch thực tế ảo có thể xem là mô hình du lịch của tương lai song hành và thúc đẩy du lịch truyền thống phát triển Thông qua những chuyến đi ngắn vài chục phút, có thể tích hợp sử dụng hướng dẫn viên trực tiếp qua livestream, các doanh nghiệp lữ hành sẽ có thêm một kênh bán hàng trực tiếp và thu hút phễu lọc khách hàng mua sắm “thật” khi du lịch “ảo”.
2.1.2 Xu hướng O2O thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến (Online to Offline Commerce)
2.1.2.1 Tổng quan về xu hướng O2O
O2O là một chiến lược kinh doanh sử dụng các kênh kỹ thuật số để thúc đẩy lưu lượng khách đến các cửa hàng thực Công ty sẽ sử dụng các kỹ thuật quảng cáo kỹ thuật số như email, quảng cáo hiển thị hình ảnh hoặc các chiến dịch truyền thông xã hội Mục tiêu là thu hút khách hàng tiềm năng ghé thăm các cửa hàng thực của của họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Những ví dụ O2O thành công trên thế giới: Starbucks ứng dụng O2O rất thiết thực, nhằm mục đích giúp khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi Theo đó, khách hàng chỉ việc đặt hàng và thanh toán trên ứng dụng của Starbucks trên điện thoại của họ trước khi ghé vào cửa hàng lấy sản phẩm Điều này có nghĩa họ có sẵn thức uống trong khung giờ đã định mà không cần chờ đợi gọi món và pha chế.
2.1.2.2 Tình hình phát triển của O2O tại Việt Nam
Mặc dù thương mại điện tử Việt Nam luôn tăng trưởng “nóng” về quy mô, ước đạt
15 tỷ USD vào nay, theo báo cáo của Google và Temasek, nhưng doanh thu của nó vẫn sẽ chỉ chiếm khoảng 10% tổng doanh số bán lẻ Điều này chứng tỏ rằng các cửa hàng truyền thống có cơ hội kinh doanh lớn bằng cách kết hợp kinh doanh ngoại tuyến với các chiến lược online để có thể thúc đẩy nhiều khách đến cửa hàng của họ hơn, tức chính là vận dụng mô hình O2O
Hiện nay có khoảng 8% doanh số bán lẻ được thực hiện trực tuyến cùng với đó số lượng khoảng 500 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, giải pháp O2O (Online to Offline) được xem là một hướng đi đúng đắn và vô cùng tiềm năng
So với thuần túy kinh doanh bán hàng Offline đơn thuần, việc truyền tải thông tin đến khách hàng sẽ vô cùng hạn chế Theo thống kê gần đây, có đến 88% khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên công cụ trực tuyến trước khi đến cửa hàng để tiến hành mua Điều đó cho thấy rằng các cửa hàng Offline đã đánh mất đi một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn để có thể chinh phục khách hàng
Xu hướng tiêu dùng xanh thúc đẩy khởi nghiệp bền vững
2.1.3.1 Tổng quan về tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh là việc mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên.
Xuất phát từ sự gia tăng mối quan tâm đối với các sản phẩm xanh trên toàn cầu, nhiều công ty đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường và thể hiện nỗ lực bảo vệ môi trường Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy tiêu dùng xanh Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở châu Á đã xây dựng các bộ luật bảo vệ môi trường Số lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng.
2.1.3.2 Tình hình phát triển của xu hướng tiêu dùng xanh ở Việt Nam Để cạnh tranh trên thị trường, xu hướng “xanh hóa” trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững
Theo kết quả nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, các thương hiệu có cam kết
“xanh” và “sạch” đều có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm Xu hướng tiêu dùng xanh cũng kéo theo sự ra đời của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như Sói Biển, Bác Tôm, Homefood, Hano Farm,…nhằm đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm sạch, rõ nguồn gốc của người dân Nhiều cửa hàng trà sữa, cà phê chuyển sang kinh doanh theo xu hướng xanh bằng cách sử dụng ống hút tre hoặc inox thay cho ống hút nhựa; sử dụng túi giấy thay vì sử dụng túi nilon,…
2.1.3.3 Cơ hội phát triển của tiêu dùng xanh tại Việt Nam
Người dùng không ngần ngại chi tiêu cho các "sản phẩm xanh";
Người tiêu dùng ngày nay đã quan tâm nhiều hơn về môi trường, ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thể tự phân hủy Trước đó, báo cáo của Nielsen năm 2020 cũng chỉ ra rằng 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho sản phẩm cam kết “xanh” và
“sạch” hay được sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường Sau đại dịch, nhiều người tiêu dùng cho biết họ ưu tiên mua các thực phẩm Organic, BiOrganic, thực phẩm không biến đổi gen,…vì sử dụng phương pháp trồng trọt, chăn nuôi truyền thống, không tác động tiêu cực đến môi trường.
Chinh phục thị trường xuất khẩu;
Một số báo cáo nghiên cứu thị trường tiêu dùng toàn cầu cho thấy, xu hướng tiêu dùng thực phẩm năm 2022 là chú trọng ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe và tiện lợi Người tiêu dùng tại các nước thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi so với trước đại dịch như quan tâm thực phẩm xanh - sạch; đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn uống; thân thiện với môi trường Các nước là thị trường xuất khẩu của Việt Nam luôn có yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hoá và có thiên hướng ngày càng sử dụng nhiều các sản phẩm thân thiện với môi trường Hơn thế nữa, những sản phẩm chế biến Việt tạo ra được giá trị gia tăng, tốt cho sức khỏe và tiệm cận với chất lượng của sản phẩm tự nhiên mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đáp ứng xu hướng tiêu dùng trên thị trường toàn cầu.
Thị trường tiêu dùng mới với mức độ tăng trưởng thu nhập
Việt Nam có một nền kinh tế phát triển và một nền cộng đồng tiêu dùng trẻ, có xu hướng chọn các sản phẩm và dịch vụ mới và độc đáo Nền kinh tế tại Việt Nam đang phát triển và người dân có thu nhập tăng cao hơn, điều này cho phép họ tập trung vào việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ ở phân khúc cao hơn, ví dụ như các sản phẩm xanh vì thông thường các loại sản phẩm thân thiện với môi trường có giá cao hơn so với các loại sản phẩm khác.
Người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố "xanh", lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện môi trường,… đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng được nhiều doanh nghiệp nắm bắt và mở ra
Xu hướng dịch vụ ăn uống ngành F&B
2.1.4.1 Tổng quan về dịch vụ ăn uống ngành F&B
F&B (Food and Beverage) có nghĩa là thực phẩm và đồ uống Ngành F&B nói chung là các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng thực phẩm và đồ uống trên thị trường. Đây là một loại hình dịch vụ ẩm thực cho khách hàng có nhu cầu ăn uống Là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi nhà hàng, khách sạn hay fast food,…
2.1.4.2 Xu hướng phát triển dịch vụ ăn uống ngành F&B tại Việt Nam
Theo BMI và D’Corp, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu nhờ những thay đổi nhanh chóng trong hành vi mua sắm và cách chi tiêu của người tiêu dùng sau đại dịch Hiện nay có hơn 540.000 cửa hàng bán đồ ăn, thức uống, chiếm đa số là mô hình quy mô siêu nhỏ - nhỏ - vừa (năm 2021) Ngành F&B đã đóng góp 15,8% vào tổng GDP quốc gia (năm 2021) Tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 35% chi tiêu Ngành F&B Việt Nam được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa Những dịch vụ ăn uống sẽ được mở cửa rộng rãi nhờ các chính sách kích cầu du lịch, thu hút du khách.
Một số xu hướng phát triển F&B tại Việt Nam được nhận định như sau:
Với tỷ lệ dân số trẻ lớn, chiếm khoảng 25%, giới trẻ được coi là đối tượng khách hàng quan trọng của ngành F&B Việt Nam Nhu cầu ăn uống ở các nhà hàng quán ăn của giới trẻ không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn
Hướng đến các nhu cầu ăn uống lành mạnh:
Trước nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe hiện nay, người tiêu dùng đang dần hướng đến việc chi nhiều hơn để sử dụng nhiều hơn những sản phẩm tốt cho sức khỏe, đảm bảo về chất lượng.
Thay đổi theo thói quen thanh toán hiện đại - không tiền mặt:
Trong thời đại công nghệ số lên ngôi, việc thanh toán áp dụng các nền tảng công nghệ dần trở nên phổ biến Giới trẻ ngày nay đã quen thuộc với việc thanh toán qua mã
QR, qua ví điện tử trên điện thoại thông minh hoặc các loại thẻ thay vì sử dụng tiền mặt.
2.1.4.3 Cơ hội phát triển của F&B tại Việt Nam
Xu hướng hướng đến sức khỏe, nhu cầu lành mạnh; Điều này mở ra cơ hội kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ hoặc có các thành phần tốt cho sức khỏe, các sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn kiêng,… Nhờ đó, ngành F&B Việt Nam tập trung vào những giá trị bền vững, đồng thời mở ra hướng đi mới cho những người trong ngành Quá trình xây dựng thương hiệu, từ khâu tìm nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến việc đóng gói sản phẩm cũng được kiểm tra cẩn thận
Sự phát triển của công nghệ hỗ trợ ngành dịch vụ ăn uống F&B;
F&B ngày càng phát triển ở thị trường, kéo theo đó là sự phát triển của công nghệ giúp cho thị trường cũng như cơ hội kinh doanh F&B ngày càng được rộng mở Cơ hội cho GoF&B ra đời, hỗ trợ cho các nhà kinh doanh ngành F&B GoF&B như một người trợ lý đa nhiệm, mang đến những giải pháp quản lý tối ưu nhất cho doanh nghiệp chỉ trên một màn hình duy nhất.
Ngành F&B hy vọng sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai khi nhu cầu ăn uống của con người, đặc biệt các thế hệ trẻ không ngừng tăng lên Các xu hướng ngày nay phần lớn đều chú trọng đến yếu tố sức khỏe đã mở ra cơ hội cho những sản phẩm giàu dinh dưỡng, phục vụ nhu cầu của những người có bệnh (tiểu đường, béo phì…) Không dừng lại ở đó, những giải pháp quản lý tối ưu nhất ra đời nhằm hỗ trợ kinh doanh ngành F&B trong thời đại công nghệ lên ngôi.
Dịch vụ sản xuất
Neobank (ngân hàng số)
2.2.1.1 Tổng quan xu hướng Neobank
Neo bank là ngân hàng hoàn toàn kỹ thuật số, chúng hầu như không có bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào và mọi hoạt động giao dịch đều được thực hiện thông qua 100% trên ứng dụng di động.
Trong những năm gần đây, ngân hàng ảo và tiền điện tử đã ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt đại dịch cũng đã làm gia tăng loại hình tài chính kỹ thuật số này Các công ty tài chính và thanh toán đang ngày càng đổi mới khi cung cấp các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cải thiện các giao dịch cho khách hàng.
Theo báo cáo ngân hàng số của Accenture, tốc độ tăng trưởng của các Neobank trên thế giới năm 2020 tăng 150% so với năm 2018, vượt xa so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng truyền thống (+1%) Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 góp phần giúp Neobank ngày càng được thế giới ưa chuộng
Công nghệ số cũng bắt đầu tạo ra những thay đổi trong ngành ngân hàng Tại châu Á, ứng dụng thanh toán đi kèm với nhiều dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp lớn, những mạng lưới này kết nối với các ngân hàng để phục vụ khách hàng
2.2.1.2 Xu hướng Neobank tại Việt Nam
Tại nước ta, các ngân hàng lớn không ít thì nhiều vẫn nắm quyền kiểm soát trong tay và đang tung ra các sản phẩm kỹ thuật số Người dùng có thể mở một tài khoản chỉ trong vòng 5 phút nhưng ngành ngân hàng có thể sẽ tiến hóa hơn nữa nhờ vào công nghệ
Theo báo cáo Digital 2022 của tổ chức WeAreSocial, dân số Việt Nam có hơn 98,5 triệu người với 73,2% dân số sử dụng Internet Bên cạnh đó, 36,5% người được khảo sát thường sử dụng Internet để quản lý tài chính và 27% người sử dụng các website, ứng dụng ngân hàng mỗi tháng Đặc biệt, năm 2021, trong thanh toán di động, nước ta đang đi trước những nước giàu hơn trong khu vực Đông Nam Á như Singapore và Malaysia với tỷ lệ người dùng tại Việt Nam đạt 29,1% Những con số này cho thấy lượng khách hàng tiềm năng vô cùng to lớn cho việc chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam
Theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng, thị trường Neobank ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, tính đến nay chỉ có vài tổ chức hoạt động dưới hình thức Neobank Trong đó, VPBank đã ra mắt ngân hàng đầu tiên không có chi nhánh tên là
2.2.1.3 Cơ hội của các công ty fintech trong thời đại Neobank sẽ là tất yếu Tận dụng công nghệ hỗ trợ của Fintech; Để triển khai được mô hình Neobank hiệu quả hơn, đòi hỏi phải có sự phối hợp cùng các công ty Fintech trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng có thể tận dụng các công nghệ hỗ trợ của Fintech nhằm ứng dụng các công nghệ mới vào các dịch vụ tài chính; sự hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng có thể thúc đẩy quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng Do đó, sự kết hợp giữa ngân hàng truyền thống và Fintech để phát triển các mô hình ngân hàng số mới như Neobank là xu hướng tất yếu.
Các công ty fintech sẽ trở thành ngân hàng số;
Hoạt động chủ đạo của các công ty Fintech trong những năm qua vẫn là kết hợp với các ngân hàng, chiếm 90%, trong mảng trung gian thanh toán, con số này là 100%. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng ngân hàng tiếp tục bắt tay nhiều hơn với các Fintech, trên thế giới hiện nay đang bùng nổ xu hướng mới là các công ty Fintech sẽ trở thành các ngân hàng số
Trong thời đại Neobank Neobank sẽ là tất yếu, các công ty Fintech càng ngày càng có nhiều cơ hội để hợp tác với các ngân hàng hoặc cũng có thể là một ngân hàng số độc lập, trở thành một bộ phận quan trọng chuỗi cung ứng dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Xu hướng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh (Logistics)
2.2.2.1 Tổng quan chuỗi cung ứng lạnh
Chuỗi cung ứng lạnh là quá trình kiểm soát và duy trì nhiệt độ, độ ẩm,… (điều kiện bảo quản) của một loại hàng hóa cụ thể nhằm đảm bảo nhu cầu, đáp ứng yêu cầu bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường Chuỗi lạnh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phân phối và định giá sản phẩm cũng như giúp giảm thất thoát hàng hóa ở mức thấp nhất, tận dụng lợi thế nội tại của công ty (như vốn) hoặc đối tác kho lạnh (vận chuyển, kho bãi, nhân lực) để tạo thành chuỗi lạnh 'cung ứng' cao - tiêu chuẩn chất lượng Mặt khác, chuỗi cung ứng lạnh còn giúp hàng hóa tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thông qua việc bố trí mạng lưới bán lẻ phân tán tại các thị trường tiềm năng
Chuỗi lạnh sẽ trở thành sức mạnh cạnh tranh của các công ty trên mọi thị trường nếu nâng cao được hiệu quả vận chuyển và hệ thống kho bãi sẵn có Trong đó, hệ thống kho bãi, kho lạnh được coi là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của chuỗi cung ứng lạnh Một khi doanh nghiệp hạn chế về mặt này, chuỗi cung ứng lạnh sẽ không thể phát huy hết tiềm năng, cản trở sự phát triển chung của doanh nghiệp và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng.
2.2.2.2 Thực trạng sử dụng chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, rất ít nhà sản xuất Việt Nam áp dụng dây chuyền lạnh trong sản xuất nội địa dù là quốc gia có nhiều lợi thế về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản với nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu về số lượng và chủng loại trên thị trường thế giới Hàng hóa phải qua quá nhiều khâu trung gian, từ tìm nguồn nguyên liệu sản xuất đến phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng dẫn đến chi phí Logistics trong nước thường cao hơn hàng nhập khẩu từ nước ngoài khiến tăng giá bán.
Savills Việt Nam thống kê, hiện thị trường chuỗi lạnh của Việt Nam chỉ có 48 cơ sở, phân làm 2 nhánh chính: Kho lạnh với khoảng 600.000 kệ hàng và vận tải lạnh với hơn 700 xe tải đông lạnh Theo thống kê mới nhất từ CEL Consulting (2020): “66,7%
16 công ty xuất khẩu áp dụng dây chuyền lạnh trong sản xuất, gấp 8 lần (8,2%) số lượng công ty cung cấp cho thị trường nội địa”.
Chính nỗi lo sợ của nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước về chuỗi cung ứng điện lạnh (sợ tăng chi phí vận chuyển, phải thuê kho, tốn nhiều thời gian của nhân viên) đã khiến họ luôn đặt mình ở mức “an toàn”.
2.2.2.3 Cơ hội phát triển chuỗi cung ứng Việt Nam
Cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê kho lạnh;
Một số công ty sản xuất và phân phối trong nước vẫn còn do dự trong việc đầu tư vào nhà kho vì chúng rất tốn kém, thiếu nhân viên hành chính và cần nhân sự có trình độ Hơn nữa, vị trí của kho bãi cũng quyết định rất lớn đến chi phí vận chuyển của doanh nghiệp Việc phân bổ và xây dựng kho bãi ở đâu trở thành bài toán khó cho doanh nghiệp, mất nhiều thời gian và chi phí hơn Ngoài ra, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để đầu tư nhiều kho sơ cấp Vì vậy, việc tìm kiếm một giải pháp để đáp ứng mọi mong muốn là điều mà các công ty đang tìm kiếm hiện nay.
Hiện nay dịch vụ cho thuê kho lạnh đang trở thành một trong những giải pháp hàng đầu Ngoài việc có trụ sở cung cấp dịch vụ ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh thì việc mở rộng ra những tỉnh có vai trò quan trọng sẽ giúp cơ hội phát triển tăng cao.
Green Logistics trong vận tải đường bộ (Logistics)
2.2.3.1 Tổng quan về Logistics xanh
Logistics xanh là hoạt động logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường, từ đó đạt tới sự cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Sbihi & Eglese, 2010).
2.2.3.2 Nội dung phát triển Logistics xanh trong vận tải đường bộ
Vận tải là một trong những hoạt động Logistics có ảnh hưởng lớn đến môi trường Các phương tiện vận tải sử dụng nhiều nhiên liệu và thải ra môi trường các khí thải độc hại Hơn thế nữa, phương tiện giao thông đường bộ ảnh hưởng nhiều nhất thể hiện ở lượng khí thải, tiếng ồn và ùn tắc giao thông Ngoài ra, đường xá, sân bay, bến cảng ngày càng được xây dựng là những nguồn gây ô nhiễm chính.
Nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, chuyển từ vận tải đường bộ sang vận tải đường sông, đường sắt; sử dụng phương tiện giao thông và vận chuyển thân thiện với môi trường hoặc ít carbon Vận hành tối ưu hệ thống giao thông là giải pháp quan trọng để xanh hóa hoạt động giao thông.
2.2.3.3 Thực trạng hoạt động Logistics xanh Việt Nam trong vận tải đường bộ Thực trạng hoạt động vận tải đường bộ tại Việt Nam
Những năm qua Chính phủ đã không ngừng đầu tư cải thiện chất lượng hệ thống hạ tầng tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển Chiều dài đường cao tốc vẫn còn thấp, mật độ phân bổ đường cao tốc chưa được đồng đều giữa các khu vực trong cả nước Thêm vào đó, các yếu tố như: đường nhỏ hẹp, ít làn xe, chất lượng và độ bền của mặt đường kém,
Theo kết quả khảo sát của Ban Biên tập Báo cáo, có 39% số doanh nghiệp khảo sát cho biết số phương tiện vận tải trống chiều về của họ ở mức nhỏ hơn 10% Trong khi đó, có tới 40,3% số doanh nghiệp khảo sát có tỷ trọng phương tiện vận tải trống chiều về ở mức từ 10-30% Cá biệt có tới 13% doanh nghiệp có tỷ trọng phương tiện vận tải trống chiều về trên mức 50% Tỷ lệ xe tải hạng nặng ở Việt Nam thấp dẫn đến cần phải sử dụng số lượng xe tải cao hơn để vận chuyển cùng một lượng hàng hóa.
Hình 1 2 Tỷ trọng phương tiện vận tải trống chiều về tại các doanh nghiệp Thực trạng hoạt động Logistics xanh tại Việt Nam
Hiện nay hoạt động Logistics xanh của Việt Nam đang dần ngày càng được mở rộng và áp dụng Tuy nhiên vẫn chưa đáng kể do còn gặp rất nhiều khó khăn đến từ sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải cũng như năng lực điều hành, tổ chức và cung ứng dịch vụ vận tải đường bộ
Trung bình mỗi năm, hoạt động vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2; trong đó vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85% lượng khí phát thải (Báo Tài nguyên Môi trường,
2019) Đồng thời, lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam đang bị đánh giá cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới (Bảng 3.1)
Bảng 3 1 Xếp hạng LPI và phát thải khí nhà kính của một số quốc gia 2.2.3.4 Cơ hội phát triển Green Logistics trong vận tải đường bộ
Thị trường trung gian môi giới dịch vụ vận tải trên phạm vi toàn quốc.
Vấn đề lớn nhất hiện nay đối với vận tải hàng hóa bằng đường bộ là tỷ lệ xe tải trống chiều về khá cao Nguyên nhân của việc tỷ trọng phương tiện vận tải trống chiều về cao chủ yếu là do: không đủ nguồn hàng để phương tiện vận tải chạy được 2 chiều; do khách hàng thay đổi lịch giao hàng; chưa tối ưu được tuyến đường vận chuyển; chưa chia sẻ nguồn lực vận tải với đối tác;
Vậy nên, chúng ta cần một thị trường trung gian môi giới trên phạm vi toàn quốc nhằm kết nối hiệu quả các dịch vụ vận tải hiện có với nhu cầu của khách hàng tiềm năng Đây sẽ là một dịch vụ tối đa hóa được thời gian, tuyến đường và đặc biệt là lấp đầy những phương tiện vận tải cả 2 chiều giúp giảm thiểu chi phí, ít thải khí CO2 và gây ùn tắc giao thông giúp việc logistics xanh ngày càng hiệu quả hơn.
Dịch vụ công cộng
Xu hướng “Công nghệ Metaverse”
2.3.1.1 Khái niệm “Công nghệ Metaverse”
Metaverse được cấu thành bởi 2 phần: Meta và Verse, trong đó Meta là một tiền tố dùng để miêu tả những thứ vượt trội hơn, toàn diện hơn và Verse là cách viết ngắn gọn của Universe - vũ trụ
Như vậy ta có thể mô tả cụm từ Metaverse là nói về một vũ trụ toàn diện và hoàn hảo hơn so với vũ trụ mà ta sinh sống, do vậy ta hiểu cụm từ trên đang mô tả về vũ trụ ảo.
Cụ thể, Metaverse (vũ trụ ảo) được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ thực tế ảo (VR) kết hợp với thực tế ảo tăng cường (AR) Sử dụng đồ họa đa chiều, AI, hệ thống thuật toán, các phần mềm, phần cứng để tạo nên một nền tảng xã hội đặc biệt
Sự phát triển của Metaverse có khả năng mở ra không gian tương tác đa chiều và xóa bỏ khoảng cách giữa chúng ta Quá trình trải nghiệm cho phép xem/nghe những nội dung media và đưa người dùng thực sự đắm mình vào thế giới số.
2.3.1.2 Hoạt động của công nghệ Metaverse tại Việt Nam
Metaverse đã bắt đầu xuất hiện trên hệ sinh thái khởi nghiệp:
Tại sự kiện trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2022 khiến các startup Việt dành nhiều quan tâm Đó là lần đầu tiên Làng Công nghệ Metaverse được hình thành trước bối cảnh nhiều quốc gia, tập đoàn lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam.
Theo GS TS Đinh Ngọc Thạnh, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin - Truyền thông, chúng ta đang đứng trước điểm rơi hội tụ công nghệ cho chuyển đổi số và Metaverse sẽ là điểm giao thoa.
Nhìn nhận Metaverse sẽ sớm là xu thế chung của Internet, nhiều tên tuổi lớn trên thế giới đã tham gia như Microsoft (chuyên về phần mềm và dịch vụ hỗ trợ máy tính), Facebook (công ty mạng xã hội mới đổi tên thành Meta), Nvidia (chuyên về đồ họa và chipset),
Tại Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel với phương châm nghiên cứu “vũ trụ ảo” để tạo ra giá trị thực Công ty đã thực hiện đầu tư Metaverse vào việc nghiên cứu, thiết kế và làm chủ các công nghệ mô phỏng hiện đại không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà còn cả dân sự.
Những bước tiến nổi bật về Metaverse của Việt Nam:
Vào tháng 3/2022 vừa qua, TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty công nghệ Bizverse World nhầm số hóa toàn bộ hoạt động du lịch của địa phương lên vũ trụ ảo - Metaverse Nhờ vậy mà khách du lịch có thể tận hưởng Hội
An theo cách thức hoàn toàn mới mà không cần thiết phải đến tận nơi để trải nghiệm Trong vòng 2 năm Việt Nam đã góp mặt 7 cái tên trong Top 200 công ty về Blockchain và Metaverse Đồng thời 10 Doanh Nghiệp hàng đầu trong nước hoạt động
20 ở lĩnh vực này đã có vốn hóa trên 100 triệu USD Theo Báo cáo của Deloitte “Mỗi năm, Metaverse có thể mang lại cho nền kinh tế Việt Nam khoảng 9 đến 17 tỷ USD
Mỹ, tương đương với 1,3-2,4% GDP”.
Người dùng có xu hướng tìm tòi thêm nhiều tiện ích mới;
Công nghệ giúp mọi người thoải mái giao lưu và tương tác với nhau, chủ động trong việc mở rộng các mối quan hệ trong thế giới ảo và có thể kéo dài đến hiện thực Metaverse đóng vai trò như công cụ kết nối, truyền tải thông tin nhanh chóng nên mọi người có thể trao đổi thông tin với nhau một cách dễ dàng hơn Khi đáp ứng được các nhu cầu cơ bản mọi người, thường mọi người bắt đầu có xu hướng muốn có thêm các tiện ích công nghệ khác để sử dụng giúp tăng tính hiệu quả trong quá trình trao đổi Do vậy, việc đào sâu nghiên cứu sẽ giúp các nhà kinh doanh Meta là điều cần thiết, vì đây sẽ là xu thế phát triển trong tương lai.
Nước ta có lượng người tiêu dùng số lớn và phát triển;
Trong lĩnh vực Metaverse và Blockchain nước ta đã có thể đuổi kịp với những nước tiên phong trên thế giới Bởi nước ta có lượng người tiêu dùng số phát triển, cứ 8/10 người người trong độ tuổi làm việc đã là người tiêu dùng số Điều này đồng nghĩa Việt Nam đang có 60 triệu người tiêu dùng số Nước chúng ta được đánh giá nằm trong nhóm các thị trường đứng đầu về tỷ lệ đón nhận các công nghệ tương lai, bên cạnh Indonesia và Philippines.
Chúng ta có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, sáng tạo và phong phú;
Công nghệ Metaverse được tạo bởi phần cứng và phần mềm, trong đó phần cứng là phần gây khó nhằn cho trình độ công nghệ của nước ta và ta khó có khả năng cạnh tranh với các cường quốc công nghệ như Mỹ, Trung Quốc Nhưng nước ta không bị thụt lùi trong dòng chảy công nghệ là bởi vì chúng ta mạnh phần mềm như thiết kế đồ họa, AI, Các lĩnh vực như thiết kế tạo dựng nội dung hình ảnh đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, có thể kể đến như làm đồ họa cho phim, game, xu hướng sản xuất phim hoạt hình, truyện tranh hay game cũng ngày càng phổ biến Ví dụ là làn sóng Game Fi nở rộ trên thị trường, tựa game nổi bật là Axie Infinity, do đội ngũ người Việt phát triển.
Chính phủ tạo điều kiện tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Chính phủ nước ta cũng thấy tiềm năng của Metaverse trong công cuộc chuyển đổi số nên có những hỗ trợ cho những nhóm cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Xu hướng OMO trong giáo dục tại Việt Nam
OMO hay Offline merge Online: mô hình lớp học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, sẽ góp phần giải quyết việc thiếu hụt giáo viên chất lượng ở những khu vực xa các đô thị lớn, đặc biệt trong ôn luyện thi chuyển cấp hay học Tiếng Anh.
Mô hình lớp học OMO cho phép người học có thể đến lớp học trực tiếp hoặc tham gia vào lớp học ảo ở bất cứ đâu diễn ra song song cùng thời điểm Mô hình này đã được các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha… nghiên cứu và đưa vào áp dụng từ những năm 2015, phương thức dạy và học OMO càng trở nên quan trọng và phát huy hiệu quả khi đại dịch Covid-19 chính thức bùng phát toàn cầu Sau khi tình hình đại dịch ổn định, mô hình OMO vẫn được khá nhiều người dùng ưu ái khi lên lớp Lợi ích của mô hình hợp nhất này là vừa mang lại cơ hội được học những khóa học chất lượng với giáo viên giỏi vừa linh hoạt về không gian tiện lợi cho mọi người.
2.3.2.2 Xu hướng OMO tại Việt Nam 2023
Mặc dù hiện tại, học sinh sinh viên đã sớm quay lại trường học, trở lại cuộc sống bình thường, các cơ sở giáo dục tại Việt Nam vẫn còn có nguy cơ đóng cửa tạm thời lần nữa khi mà có một sự việc khẩn cấp xảy ra Vậy nên, mô hình lớp học truyền thống sẽ khó đáp ứng với những sự biến động khó lường của thời đại mới
Do đó, nhu cầu cấp thiết dành các nhà giáo dục chúng ta là tìm ra hướng đi bền vững cho nền giáo dục hậu Covid-19 Bên cạnh đó, ngày nay, học sinh hoàn toàn có
22 thể sử dụng điện thoại để truy cập vào các giáo trình trực tuyến, trả lời câu hỏi trắc nghiệm và nộp bài kiểm tra ngay khi đang ngồi trong lớp học truyền thống Những hoạt động học tập Online đang hòa quyện vào với các hoạt động học Offline (thay vì tách bạch riêng rẽ như trước) Điều này là cơ sở để chúng ta tin rằng mô hình học tập kết hợp (Hybrid Learning) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy trong tương lai gần
Ngoài ra, xu hướng này có thể giải quyết bài toán về phân bổ giáo viên giữa các địa phương, tăng khả năng tiếp cận của học sinh vùng sâu, vùng xa với những thầy cô giỏi ở những đô thị lớn; hơn thế còn có thể tối ưu chi phí đào tạo
Edtech hiện tại đang là một lĩnh vực tiềm năng và dự định sẽ thu hút khá nhiều vốn đầu tư;
Covid-19 với những hệ lụy của nó đã khiến Edtech trở thành thị trường cực kỳ sôi động Theo một báo cáo mới đây của Do Ventures công bố, EdTech đang là lĩnh vực được đầu tư nhiều thứ 3 tại Việt Nam trong 8 năm qua ở mảng công nghệ Chia sẻ về tiềm năng của giáo dục trực tuyến, Shark Nguyễn Mạnh Dũng từng nhận định, Việt Nam là một thị trường tiềm năng để phát triển E-Learning bởi có hơn 60% dân số sử dụng Internet, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao, chi tiêu cho giáo dục được ưu tiên… Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các nguồn đầu tư trong và ngoài nước Marathon - Startup dạy thêm trực tuyến của Việt Nam vừa thành lập đầu năm 2021, đã gọi được 1,5 triệu USD vốn đầu tư từ Forge Ventures, Venturra Discovery… và các nhà đầu tư thiên thần là một ví dụ.
Dòng vốn đầu tư trong tương lai vào lĩnh vực OMO sẽ tiếp tục tăng, và tăng nhiều;
Ví dụ về Tập đoàn Galaxy đầu tư vào HOCMAI lại là minh chứng cho nguồn lực đầu tư của khối nội Edtech có gần 6 triệu học viên, 500 giáo viên, 37.000 bài giảng, hơn 1.000 khóa học này đã chinh phục được các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm của Galaxy - nơi hội tụ những người làm nên những nền tảng số ấn tượng như ứng dụng xem phim trực tuyến Galaxy Play hay ví điện tử MoMo Đánh giá cao những thành tích mà HOCMAI đã gây dựng được thời gian qua, các nhà đầu tư Galaxy sẽ tạo điều kiện cho HOCMAI để nền tảng này có thể bứt phá và trở thành điểm nhấn và niềm tự hào của Edtech Việt
Sau thương vụ này, Galaxy vẫn đang tìm kiếm để đầu tư vào các công ty giáo dục trực tuyến khác ở tất cả các khối như mầm non, phổ thông, đại học, dạy nghề để tạo nên một hệ sinh thái Edtech thuần Việt Điều này cho thấy, dòng vốn đầu tư vào thị trường vẫn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Những minh chứng trên cho thấy, việc giáo dục trực tuyến vẫn sẽ là một ngành đáng được chú trọng, xu hướng OMO rất đáng được kỳ vọng trong tương lai Cơ hội khởi nghiệp trong ngành sẽ rất tiềm năng và khả thi nếu công ty có thể tận dụng được sự phát triển của công nghệ trực tuyến, kết hợp với xu hướng mong muốn sử dụng nền tảng OMO trong quá trình học tập Ví dụ như việc phát triển một trang web chuyên hỗ trợ việc học trực tuyến kết hợp ngoại tuyến, kết nối giữa giáo viên và học sinh, sinh viên, đồng thời tạo điều kiện cho phụ huynh theo dõi tiến độ cũng có thể là một ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực OMO này.
Xu hướng chăm sóc sức khỏe từ xa
2.3.3.1 Vài nét về chăm sóc sức khỏe từ xa
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa là sự kết hợp giữa công nghệ và y tế, được cung cấp thông qua ứng dụng di động và máy tính, giúp người dân có thể khám chữa bệnh ngay tại nhà
Qua phần mềm, tiền sử bệnh án sẽ được khai thác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán, đưa ra phương thức điều trị chính xác, hiệu quả Thay vì đến bệnh viện ngay thì khám sức khỏe từ xa sẽ chẩn đoán sơ bộ xem người bệnh có cần đến bệnh viện hay không Việc này sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí của người bệnh và giảm tải cho các bệnh viện.
2.3.3.2 Thực trạng ngành chăm sóc sức khỏe hiện tại
Ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô (2017) lên 20 tỷ đô (2021), dự kiến đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ cho 2030
Cơ sở y tế tuyến trung ương phân bố chưa đồng đều: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại các vùng miền ngày càng gia tăng Tuy nhiên, bệnh viện chuyên khoa cấp tập trung nhiều ở các thành phố kinh tế thay vì miền tỉnh, gây ra nhiều những trở ngại trong việc
24 đi lại cho các bệnh nhân không cư trú trong thành phố Điều này đặc biệt còn gây ra nhiều khó khăn cho những bệnh nhân không thể đi lại vì điều kiện bệnh lý.
Số lượng bác sĩ còn thấp: Tại hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y cuối năm 2021, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam cho hay tỷ lệ điều dưỡng/10.000 dân ở nước ta là gần 14 Tỷ số điều dưỡng và hộ sinh trên/bác sĩ trên toàn quốc là 1,95/1, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình trên thế giới. Trình độ khám chữa bệnh chênh lệch: Sự chênh lệch về trình độ giữa các bác sĩ tuyến trung ương và tuyến tỉnh khiến người bệnh thường có xu hướng phải tìm về các trung tâm y tế lớn để khám chữa bệnh Đây có thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải cho toàn hệ thống y tế tuyến cuối do phần lớn các bệnh viện tập trung tại các thành phố trung tâm kinh tế.
2.3.3.3 Cơ hội phát triển ngành chăm sóc sức khỏe từ xa
Trong tương lai, ngành chăm sóc sức khỏe từ xa có thể ngày càng được chú trọng vào đầu tư Những ứng dụng như chăm sóc sức khỏe từ xa chắc chắn sẽ trở thành một phần không thể thiếu, là bước tiền đề cho sự phát triển của ngành dịch vụ y tế thời kỳ công nghệ 4.0 Đồng thời, các ứng dụng này có khả năng sẽ là một trong những giải pháp hàng đầu cho những thực trạng hiện tại (thiếu nhân lực, phân bổ nguồn lực không đều, ).
Các dịch vụ y tế từ xa trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch Ngay cả khi các hạn chế đã được gỡ bỏ, việc thăm khám trực tiếp được nối lại, nhiều bệnh nhân và nhà cung chấp nhận ra sự tiện lợi và tiết kiệm của hình thức chăm sóc này Một số chuyên gia cũng cho biết môi trường quen thuộc và sự gần gũi với gia đình có tác động tích cực đến chuyển biến bệnh.
Chuyển đổi số ngày càng phát triển, khẳng định vai trò của mình trong mọi lĩnh vực Bởi vậy, việc áp dụng chuyển đổi số vào ngành y tế đối với cơ hội phát triển ngành chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ tạo ra một cơ hội hoàn toàn khả thi.
Khi hệ sinh thái hỗ trợ ngày một trở nên hoàn thiện hơn, các mô hình khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ dần trở nên phổ biến sẽ là một công cụ hỗ trợ hình thức truyền thống trong tương lai Người bệnh sẽ chỉ cần tới các cơ sở y tế trong trường hợp thật sự cần thiết, đòi hỏi sự can thiệp từ hệ thống chuyên môn Chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ là mô hình kinh doanh tiềm năng trong tương lai ngành y tế nhằm hiện thực hóa sự phát triển từ “trị bệnh” tới “chăm sóc sức khỏe” và “lối sống lành mạnh” Cơ hội cho việc khởi nghiệp tại ngành này có thể kể đến việc áp dụng chuyển đổi số để tạo ra những ứng dụng đi theo mô hình chăm sóc sức khỏe từ xa, không chỉ chăm sóc sức khỏe về mặt thể chất, mà còn có thể về mặt tinh thần (tâm lý).
Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào Marketing
Tận dụng AI để tăng năng suất công việc;
AI sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo để thu thập dữ liệu, thông tin chi tiết về khách hàng Từ đó dự đoán phản ứng tiếp theo của khách hàng và đưa ra các quyết định tự động tác động đến các nỗ lực Marketing AI cho phép các Marketers thu thập dữ liệu, thông tin chi tiết về khách hàng: dữ liệu phân tích từ mạng xã hội, Email và Website trong thời gian tương đối nhanh Theo báo cáo từ 3GEM đối với 400 nhân viên văn phòng trên khắp Hoa Kỳ và Vương quốc Anh về vai trò của AI trong công việc, 81% nhân viên tin rằng AI cải thiện hiệu suất tổng thể của họ Trong đó, 89% tin rằng AI có thể hỗ trợ họ gần như hoàn toàn trong các nhiệm vụ: (1) giải thích dữ liệu,
(2) tiết lộ xu hướng và mẫu, (3) di chuyển dữ liệu từ nơi này sang nơi khác và (4) truy cập dữ liệu cư trú ở những nơi khác nhau trong toàn doanh nghiệp Theo IDC, các tập đoàn đã đầu tư hơn 50 tỷ USD vào các hệ thống AI trên toàn cầu từ năm 2020 Và đến năm 2024, đầu tư AI dự kiến sẽ đạt 110 tỷ USD Theo Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, AI đang trên đà tạo ra giá trị từ 1,4 nghìn tỷ USD đến 2,6 nghìn tỉ USD bằng cách giải quyết các vấn đề về Tiếp thị và Bán hàng trong vòng 3 năm tới.
Sự cải tiến của Chatbot ChatGPT đa tính năng thúc đẩy nhu cầu sử dụng AI ngày một tăng;
Không chỉ dựa vào các kịch bản sẵn có, phần mềm Chatbot AI còn có khả năng tự học hỏi để đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi nằm ngoài dữ liệu nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần Điều này sẽ tăng cơ hội bán hàng thành công vì khách hàng nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế riêng cho họ Chẳng hạn như nền tảng chăm sóc sức khỏe tinh thần TAGO đã sử dụng Chatbot trở thành trợ lý ảo về sức khỏe tinh thần. Tốc độ phản hồi nhanh, ngôn ngữ thân thiện với người dùng, vì thế mà TAGO thu hút hơn 80.000 người sử dụng.
Với sự ra mắt của ChatGPT cùng hàng loạt công cụ AI khác, thì nhu cầu về khai thác sử dụng AI đang ngày một tăng Mới đây, Fiverr - nền tảng tìm kiếm việc làm
26 dành cho các freelancer - đã tạo hẳn một danh mục việc làm mới, có tên gọi là “AI Services”.
Hay đơn cử, một nhà phát triển WordPress Johnathon Williams đã yêu cầu ChatGPT hỗ trợ WordPress thông qua một plugin kết nối Thông thường, tạo Plugin là một nhiệm vụ đòi hỏi trình độ kỹ thuật nhất định Nhưng Williams đã chứng minh rằng, với một chút hướng dẫn của chuyên gia, ChatGPT có thể giảm đáng kể lượng thời gian cần thiết để hoàn thiện một plugin WordPress.
ChatGPT phát hiện các lỗi trong đoạn Code, đưa ra phân tích chi tiết lỗi đó cũng như cách khắc phục Như vậy ngay cả trong giai đoạn thử nghiệm Beta, khả năng của ChatGPT là rất ấn tượng Bên cạnh những phản hồi tích cực, mọi người đang tìm kiếm cách thức ứng dụng công cụ này vào thực tế.
Dịch vụ tích hợp ChatGPT ngày càng triển khai mạnh mẽ
Hiện nay nhiều nền tảng dịch vụ đang bắt đầu triển khai tích hợp với ChatGPT Mới đây nhất, Dịch vụ Azure OpenAI của Microsoft cho phép người dùng quyền truy cập vào thư viện (đầy đủ tính năng) của GPT-3.5, Codex và DALL-E 2.
Tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 53 (2023) tại Davos, Thuỵ Sĩ, Giám đốc điều hành Coursera, Jeff Maggioncalda cho biết, nền tảng đào tạo trực tuyến đã lên kế hoạch tích hợp ChatGPT và đào tạo ChatGPT bằng dữ liệu của Coursera để có
“Smartest professors” (giáo sư thông minh nhất).
Glassbox, nhà cung cấp dịch vụ phân tích trải nghiệm kỹ thuật số cho các ứng dụng web và di động hàng đầu hiện nay thông báo rằng công ty đang tích hợp công cụ ChatGPT vào nền tảng của mình, giúp khách hàng dễ tiếp cận dịch vụ của Glassbox hơn bao giờ hết, cụ thể là, sự tích hợp này sẽ làm cho khách hàng sử dụng dịch vụ Glassbox dễ dàng hơn, thông qua các thao tác sử dụng đơn giản hơn (chẳng hạn, được Chatbot gợi ý, hướng dẫn chi tiết…) Ngoài ra, người dùng có thể đặt các câu hỏi liên quan đến kinh doanh bằng ngôn ngữ mẹ đẻ,không cần phiên dịch và chỉ trong vài giây sẽ nhận được các dữ liệu chi tiết như yêu cầu.
2.3.5 Nhãn hàng tập trung quảng bá trên nền tảng Video - ngắn (TikTok, Youtube Short, Instagram Reels) ngày càng phổ biến
Video có khả năng được xem cao hơn tới 48% so với các định dạng khác trên Social media;
Theo một thống kê trên Colormatics, video là định dạng được yêu thích nhất trên mạng xã hội, tiếp theo đó là các yếu tố có độ tương tác với người xem thấp hơn như ảnh, văn bản Video được ưa chuộng hơn so với các định dạng khác trên social media tới 48% Do lượng thông tin ngày càng nhiều và trở nên bão hoà, khả năng chú ý của con người khi va chạm với thông tin ngày càng giảm Người xem có xu hướng lựa chọn những dạng nội dung ngắn, sinh động để tiếp cận Vì lý do này mà video, đặc biệt là video dạng ngắn (short-form) hứa hẹn có thể “soán ngôi” các định dạng ảnh, văn bản trên các nền tảng mạng xã hội.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra thời gian chú ý của con người đã giảm từ 12 giây xuống 8,25 giây Video short-form được sản xuất theo hướng giải trí, thụ động để con người dễ dàng tiêu thụ thông tin Thêm vào đó, mục tiêu
“viral” hay còn gọi là tạo hiệu ứng lan truyền của video ngắn được coi là có lợi thế hơn các định dạng khác vì:
Thời lượng ngắn, nội dung được co gọn để đẩy mạnh kịch tính, âm nhạc hay tất cả các yếu tố này đều dễ “truyền miệng”, dễ tạo thảo luận vì chúng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người xem.
Cơ chế phân phối tốt, đặc biệt hiệu quả khi người xem đang ở trong luồng video của mạng xã hội tương ứng: như chiếc nam châm dễ hút, khó rời.
72% người thích video hơn văn bản khi tìm hiểu một sản phẩm hoặc dịch vụ mới;
Theo nghiên cứu của Colormatics, 72% mọi người thích video hơn văn bản khi tìm hiểu một sản phẩm hoặc dịch vụ mới Giống như cách chúng ta bị cuốn hút vào nội dung vòng lặp của Netflix hay Spotify, định dạng video giúp phần chuyển tiếp giữa các nội dung trở nên mềm mại, liền mạch và hấp dẫn.
Thời lượng video quảng cáo trung bình ngày càng ngắn hơn Vì mức độ tập trung không cao, người tiêu dùng sẽ dễ chấp nhận các quảng cáo gói gọn trong 15-20 giây hơn là các quảng cáo với độ dài tính bằng phút - như trong quá khứ.
Người dùng TikTok trung bình dành 32 phút trên nền tảng mỗi ngày;