Phân tích tài chính của vietcombank giai đoạn 2017 2021

24 0 0
Phân tích tài chính của vietcombank giai đoạn 2017   2021

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để làm được điều đó thì phân tích tài chính là vô cùng cần thiết đối với các nhà lãnh đạo Ngân hàng, bởi phân tích tài chính để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH CÔNG NÂNG CAO

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCPNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2021

Học viên thực hiện: Nguyễn Thu Trang Mã số học viên:

Khóa: QH-2021-E.CH TCNH 2

Trang 2

L I M ĐẦẦUỜỞ

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, vai trò của Ngân hàng ngày càng quan trọng hơn trong việc là “cầu nối” giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn tạm thời để cung cấp tín dụng cho các ngành nghề kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế của xã hội Cùng với sự phát triển của kinh tế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế của mình trong nước và vươn tầm quốc tế Ngân hàng góp phần cung ứng vốn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân, hộ gia đình… cải thiện đời sống cho người dân và thu lợi nhuận cho mình Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro tài chính cùng với sự cạnh tranh với các ngân hàng khác Vì vậy, các ban lãnh đạo hay các nhà quản trị Ngân hàng phải biết rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để phát hiện những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao ít rủi ro Để từ đó, Ngân hàng có thể củng cố, khắc phục, cải tiến công tác quản lý đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Để làm được điều đó thì phân tích tài chính là vô cùng cần thiết đối với các nhà lãnh đạo Ngân hàng, bởi phân tích tài chính để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021” để làm luận văn.

Trang 3

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 7

CH NG 2: PHẦN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH C A NGẦN HÀNG TMCP NGO I THƯƠ Ủ Ạ ƯƠNG VI T NAM GIAIỆ ĐO N 2017 - 2021Ạ 8

2.1 Cấấu trúc tài chính t i NH TMCP Ngo i Thạ ạ ương Vi t Namệ 8

2.1.1 Quy mô, c cấấu tài s n – nguôồn vôấnơ ả 8

2.1.2 Tình hình d trự ữ 9

2.2 Kh năng thanh toán c a NH TMCP Ngo i Thả ủ ạ ương Vi t Namệ 10

2.3 Hi u qu kinh doanh c a NH TMCP Ngo i Thệ ả ủ ạ ương Vi t Namệ 10

3.1 Đ nh hị ướng ho t đ ng c a NH TMCP Ngo i Thạ ộ ủ ạ ương Vi t Namệ 15

3.2 Gi i pháp nấng cao hi u qu ho t đ ng tài chính c a NH TMCP Ngo i Thả ệ ả ạ ộ ủ ạ ương Vi t Namệ 15

Trang 4

3.2.3 Tiếấp t c chuy n đ i mô hình hụ ể ổ ướng t i khách hàngớ 17

Trang 5

DANH M C CH VIẾẾT TẮẾTỤỮ

thương Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1: T NG QUAN VẾẦ NGẦN HÀNG TMCP NGO I THỔẠƯƠNG VI T NAMỆ1.1 L ch s hình thành và phát tri nịửể

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/2063 với tổ chức tiền thiên là Cục ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hàng cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 56 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu Từ một ngân hàng cuyên kinh doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Ngân hàng Vietcombank hiện nay có khoảng 480 chi nhánh, phòng giao dịch; 03 công ty con tại Việt Nam; 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 11.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS trên toàn quốc.

Trang 7

1.2 Đ c đi m ho t đ ng kinh doanh ặểạ ộ

1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Với phương châm “Đi vay để cho vay” Vietcombank đã xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh donah của các thành phần kinh tế trên địa bàn, Ngân hàng đã tích cực chủ động khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình thức huy động phù hợp vớ mọi tầng lớp dân cư như: huy động tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiết kiệm có kỳ hạn ngắn nhất là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng… tiết kiệm dự thưởng và phát hành giấy tờ có giấ, lãnh đạo Ngân hàng thường xuyên gặp gỡ và có chính sách khuyến khích, ưu đãi với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các cơ quan có các đơn vị tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng, tạo điều kiện cho nhiều các nhân, hộ kinh doanh mở tài khoản chuyển qua Ngân hàng.

Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mục tiêu đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, Vietcombank luôn coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn và chủ yếu là công tác huy động vốn Phát huy thế mạnh trên địa bàn, Vietcombank đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút được nguồn vốn lớn, rẻ góp phần tăng cường nguồn vốn, từ đó mở rộng cho vay cũng như điểu chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng.

1.2.2 Các hoạt động khác

Vietcombank đã tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra những chính sách ưu

đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, phối hợp với các phòng, điểm giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng Bên cạnh đó, Vietcombank đã tiến hành tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào các đối tượng DNNVV, CTCP, Công ty TNHH hoạt động trong những ngành nghề triển vọng, đẩy mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới, dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng Trong đó, hoạt động thẻ được

Trang 8

phát huy mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn trong cả nước.

Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống, Ngân hàng đã triển khai hầu hết các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ cao như:

Gửi, lĩnh nhiều nơi cho khách hàng cá nhân Phát hành thẻ ATM, Visa Card cho khách hàng cá nhân Chi trả lương qua tài khoản

Thanh toán biên mậu, thanh toán CAD Mobile Banking, Internet Banking

Nhóm sản phẩm liên kết ngân hàng, bảo hiểm, thu đổi ngoại tệ…

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Qua nhiều năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của VCB đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị Kiểm soát nộ bộ

Trang 9

CHƯƠNG 2: PHẦN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH C A NGẦN HÀNG TMCPỦNGO I THẠƯƠNG VI T NAM GIAI ĐO N 2017 - 2021ỆẠ2.1 Cấấu trúc tài chính t i NH TMCP Ngo i Thạạương Vi t Namệ

2.1.1 Quy mô, c cấấu tài s n – nguôồn vôấnơ ả

Trong các năm giai đoạn 2017 – 2021, có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản của Vietcombank thì khoản mục tín dụng và tiền gửi tại các TCTD khác luôn là hai khoản

2017, dư nợ cho vay là 535.321.404 triệu đồng chiếm 51,71% trong tổng tài sản của ngân hàng Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản Sang đến năm 2018, dự nợ của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng đạt 621.573.249 triệu đồng chiếm 57,87% tổng tài sản Năm 2019 đạt 724.290.102 triệu đồng, chiếm 59,24% trong tổng tài sản Trong năm 2021, dư nợ cho vay là 934.774.287 triệu đồng, chiếm 66,07% trong tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 16,53% so với năm 2020 Việc tăng trưởng quy mô hoạt động tín dụng cho thấy ngân hàng đã duy trì sự cân đối giữa cho vay và huy động vốn cả về quy mô, kỳ hạn, loại tiền, đảm bảo sự an toàn giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng nguồn bốn.

Các khoản tiền gửi tại các TCTD khác của Vietcombank có sự biến động qua các năm Năm 2019, khoản tiền gửi tại các TCTD khác của Vietcombank là 249.470.372 triệu đồng chiếm 20,4% trong tổng tài sản, đến năm 2020, con số này tăng lên đạt 267.969.645triệu đồng chiếm 20,2% trong tổng tài sản – là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau khoản mục tín dụng Năm 2021, đạt 225.764.546 triệu đồng chiếm 15,99% tổng tài sản Có thể thấy, tỷ trọng của các khoản tiền gửi tại các TCTD khác trên tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng tài sản của ngân hàng là các khoản đầu tư Nếu năm 2019, tổng các khoản đầu tư của Vietcombank đạt 167.529.689 triệu đồng chiếm 13,7% tổng tài sản thì sang năm con số này chỉ đạt 156.931.097 triệu đồng, chiếm 11,83%

12,07% tổng tài sản.

Trang 10

Đầu tư là khoản mục mang lại lợi nhuận cho ngân hàng chỉ sau khoản mục tín dụng Việc đầu tư vào loại chứng khoán là cách để Vietcombank đa dạng hóa danh mục đầu tư, tối ưu hóa các nguồn vốn lỏng, nâng cao hệ số sử dụng vốn đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán lúc cần thiết cho NH do NH có thể bán và chiết khấu qua thị trường Trong năm 2021, hầu hết các khoản mục trong tổng tài sản của Vietcombank đều có sự tăng trưởng và phát triển Nhìn chung, cơ cấu tài sản của Vietcombank khá hợp lý Các khoản mục sinh lời chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng, trong đó cao nhất là nghiệp vụ tín dụng và tiền gửi tại các TCTD khác trong và ngoài nước Các khoản mục khác đều có mức tăng trưởng và tỷ trọng mở mức hợp lý Việc tăng các khoản tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu thanh toán là tốt song nên có mức cơ cấu hợp lý hơn.

2.1.2 Tình hình d trự ữ

Hiện tại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các NHTM tính trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc như sau:

Bảng 1.2: Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các Ngân hàng thương mại

Mức dự trữ bắt buộc tính theo trung bình ngày của Vietcombank giai đoạn 2017 –

2021, có sự gia tăng đáng kể và có xu hướng tăng dần qua các năm (xem chi tiết ở phụ lục

Năm 2021, dự trữ bắt buộc trung bình ngày tăng 114% so với năm 2020, gắn liền với mức tăng của chỉ tiêu tiền gửi khách hàng Nhìn chung, trong những năm qua, Vietcombank đã luôn duy trì mức dự trữ bắt buộc đảm bảo yêu cầu của NHNN.

Trang 11

2.2 Kh năng thanh toán c a NH TMCP Ngo i Thảủạương Vi t Namệ

Khă năng thanh toán của Vietcombank được phân tích theo các chỉ tiêu tại bảng 2.1 Qua bảng số liệu, có thể thấy khả năng thanh toán của ngân hàng ở mức khá tốt Đặc biệt, trong giai đoạn này, chỉ số trạng thái tiền mặt đều có xu hướng thay đổi và có xu hướng giảm.

Bảng 2.1: Khả năng thanh toán Vietcombank giai đoạn 2017 – 2021

1 Tiền mặt và tiền gửi

tại các TCTD khác 336.691.882 273.865.783 263.248.730 283.065.039 243.776.312 2 Tổng tài sản 1.035.293.283 1.074.026.560 1.222.718.858 1.326.230.092 1.414.672.587 Chỉ số về trạng thái

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2017 – 2021)

Tỷ lệ tiền mặt cao cho thấy ngân hàng đủ khả năng trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời Vì vậy, ngân hàng vẫn luôn có một khoản tiền mặt dự trù cho những trường hợp nhu cầu rút tiền của khách hàng Năm 2017, chỉ số tiền mặt của ngân hàng là 0,325 và năm 2021 là 0,172.

2.3 Hi u qu kinh doanh c a NH TMCP Ngo i Thệảủạương Vi t Namệ

2.3.1 Phấn tích thu nh pậ

Nhìn một cách tổng quát, tổng thu nhập năm 2017 là 57.589.889 triệu đồng, năm 2018

là 68.651.885 triệu đồng, năm 2019 đạt 84.714.981 triệu đồng Năm 2020, năm 2021 Điều này cho thấy sự tăng trưởng trong thu nhập của Vietcombank qua các năm.

Hầu hết tất cả các khoản mục đều cso sự tăng trưởng cụ thể là (chi tiết xem ở phụ lục02)

Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của Vietcombank vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất Khoản thu lãi cho vay năm 2017 đạt 36.165.352 tỷ đồng, chiếm 62,8% trong tông thu nhập và năm 2021 đạt … triệu đồng chiếm…% tổng thu nhập Đâ là cơ cấu thu nhập hợp lý khi khoản mục thu từ tín dụng

Trang 12

luôn chiếm khoảng từ 60% - 70% trong tổng thu nhập của ngân hàng Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể ngân hàng trong việc tích cực tiếp cận các khách hàng, làm tốt công tác cho vay và thu lãi từ các khoản vay.

Khoản mục mang lại thu nhập lớn thứ hai cho Vietcombank trong cơ cấu tổng thu nhập là khoản thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán cụ thể là năm 2017 thu nhập từ khoản mục này là 9.197.869 triệu đồng, chiếm 16% tổng thu nhập và năm 2021 là… 2.3.2 Phấn tích chi phí

Biểu đồ cho thấy tổng chi phí hàng năm

Có thể thấy sự biến động của các khoản mục chi phí như sau:

- Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là khoản chi trả lãi tiền gửi Điều này cũng dễ hiểu vì ngân hàng phải bỏ ra một lượng chi phí tương đương để có được khoản thu lớn nhất của mình.

- Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí của ngân hàng là chi phí về dịch vụ thanh toán.

2.3.3 Phấn tích kh năng sinh l iả ờ

Để tính toán một số hệ số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng, hai tỷ lệ được

quan tâm đặc biệt trong phân tích là ROA và ROE Đây là hai chỉ tiêu tiêu biểu, phản ánh tình hình lợi nhuận của bất cứ ngân hàng nào.

Bảng 3.2: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2017 – 2021

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm 2017 – 2021)

Qua bảng 3.2, có thể thấy cả ROA và ROE của ngân hàng có sự biến động qua ba năm Do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19, trong năm 2020, hai chỉ số này đều giảm 18,9% so với năm 2019 - năm có hai chỉ số cao nhất trong ba năm Tuy nhiên,

Trang 13

đến năm 2021, nền kinh tế đã dần phục hồi trở lại, hiệu quả kinh doanh của Vietcombank cũng tăng lên Mức lợi nhuận trên tổng tài sản khoảng 1,6% và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 21,59%, tăng 2,3% so với năm 2020.

2.4 R i ro ho t đ ng c a NH TMCP Ngo i Thủạ ộủạương Vi t Namệ

Để phân tích rủi ro nói chung trong hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu thường được dùng là hệ số an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II Hệ số an toàn vốn là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ người gửi tiền trước những rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống, theo quy định hệ số này cần lớn hơn hoặc bằng 8% mới đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Cuối năm 2018, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên áp dụng chuẩn base II tại Việt Nam Hệ số an toàn vốn riêng lẻ (CAR) của Vietcombank 2021 ở mức 9,31% đáp ứng mức yêu cầu tối thiểu theo quy định hiện hành của NHNN, trong mức độ an toàn theo hiệp ước Basel II.

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện rủi ro tín dụng của Vietcombank giai đoạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết KQKD của Vietcombank giai đoạn 2017– 2021)

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khách hàng tại Vietcombank có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 – 2020 Tuy nhiên, năm 2021, tỷ lệ nợ xấu tăng là 0,63% đi cùng với mức tăng của tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động Cũng trong năm này, Vietcombank cũng đã trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 – sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước Vì vậy, tỷ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng.

Ngày đăng: 02/04/2024, 18:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan