BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ THU MUA PHẾ LIỆU ÚT NHÕ

39 0 0
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ THU MUA PHẾ LIỆU ÚT NHÕ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguồn cung cấp nước Nguồn cấp nước tại cơ sở: - Đối với nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt của công nhân: nguồn cung cấp là nước cấp sinh hoạt do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi t

Trang 1

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT

CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

THU MUA PHẾ LIỆU ÚT NHÕ ĐỊA CHỈ: ẤP NGỌC HỒ, XÃ TAM NGÃI, HUYỆN CẦU KÈ,

TỈNH TRÀ VINH

Cầu Kè, tháng 3/2024

Trang 2

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT

CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

THU MUA PHẾ LIỆU ÚT NHÕ ĐỊA CHỈ: ẤP NGỌC HỒ, XÃ TAM NGÃI, HUYỆN CẦU KÈ,

TỈNH TRÀ VINH

CHỦ CƠ SỞ

TRẦN VĂN NHÕ

Cầu Kè, tháng 3/2024

Trang 3

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của Cơ sở 2

1.3.1 Công suất hoạt động của Cơ sở 2

1.3.2 Công nghệ (quy trình hoạt động) của Cơ sở 2

1.3.3 Sản phẩm của Cơ sở 3

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở 4

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 5

2.1 Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có): 5

2.2 Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 5

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 10

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 10

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 10

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 10

3.1.3 Xử lý nước thải 11

* Hệ thống xử lý nước thải sản xuất: 12

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 13

3.3 Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 14

3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 14

3.5 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn 15

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 15

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 16

Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 18

Trang 4

CHƯƠNG VI KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 20

6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Cơ sở 206.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 206.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 20CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 21Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 22PHỤ LỤC BÁO CÁO 23

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt/Các

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTNH Chất thải nguy hại

PCCC Phòng cháy chữa cháy

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1 Toạ độ các điểm khống chế vị trí của dự án 2

Bảng 2 Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước nguồn tiếp nhận 6

Bảng 3 Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có của nguồn tiếp nhận 7

Bảng 4 Tải lượng tối đa của nguồn thải khi xả thải vào nguồn tiếp nhận 8

Bảng 5 Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn tiếp nhận 8

Bảng 6 Thông số kỹ thuật của công trình xử lý nước thải 13

Bảng 7 Thành phần chất thải nguy hại, khối lượng phát sinh và điều kiện lưu giữ 14 Bảng 8 Giới hạn thông số, nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải 16

Bảng 9 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 17

Bảng 10 Kết quả quan trắc không khí khu vực cổng cơ sở 18

Bảng 11 Kết quả quan trắc nước mặt kênh Ngọc Hồ tiếp giáp cơ sở 19

Bảng 12 Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý của cơ sở 19

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 4 Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt của cơ sở 10 Hình 5 Sơ đồ thu gom nước thải sản xuấtcủa cơ sở 10 Hình 6 Quy trình xử lý nước thải của hầm tự hoại 11 Hình 7 Cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt 11 Hình 8 Quy trình xử lý nước thải sản xuất của cơ sở 12

Trang 7

- Giấy chứng nhận đầu tư đăng ký kinh doanh số: 58D8003641 do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cầu Kè cấp lần đầu ngày 04/12/2023

- Mã số thuế: 8559564383-001

1.2 Tên Cơ sở

THU MUA PHẾ LIỆU ÚT NHÕ

- Địa điểm thực hiện Cơ sở: Ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

Cơ sở được đầu tư xây dựng tại thửa đất số 1966, tờ bản đồ số 3, ấp Ngọc Hồ, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích đất là 910 m2 Vị trí cơ sở như sau:

Hình 1 Vị trí Cơ sở

- Cơ sở có vị trí tiếp giáp các hướng: + Phía Bắc: giáp Đường huyện 32 + Phía Nam: giáp kênh Ngọc Hồ

Trang 8

+ Phía Đông: giáp nhà dân + Phía Tây: giáp kênh Ngọc Hồ

Bảng 1 Toạ độ các điểm khống chế vị trí của dự án

- Quy mô đầu tư của Cơ sở (theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) Thuộc dự án nhóm C

- Thủ tục cấp Giấy phép môi trường: Cơ sở thuộc nhóm III theo quy định tại Mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ Căn cứ Khoản 1 Điều 39 và Khoản 4 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cơ sở thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trình UBND huyện Cầu Kè cấp phép

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của Cơ sở 1.3.1 Công suất hoạt động của Cơ sở

- Loại hình hoạt động: bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (chi tiết: thu mua phế liệu)

- Công suất hoạt động: thu mua, phân loại các loại nhựa phế liệu, công suất trung bình khoảng 10 tấn/tháng

- Giờ hoạt động: 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều - Nhu cầu sử dụng lao động tại cơ sở: 08 người

1.3.2 Công nghệ (quy trình hoạt động) của Cơ sở

Cơ sở hoạt động theo quy trình như sau:

Trang 9

Hình 2 Quy trình hoạt động của cơ sở

- Nguyên liệu đầu vào của cơ sở là nhựa phế liệu không có tạp chất nguy hại như: HDPE, PET, PE, … từ các sản phẩm như chai, lọ, nón bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng, tồn tại dạng nhựa cứng được thu mua từ các hộ dân, các đơn vị cung cấp trong khu vực

- Phân loại: Công nhân sẽ thực hiện phân loại thủ công, loại bỏ sơ bộ các thành phần bị lẫn trong các phế liệu nhựa như: nẹp sắt, giấy, nilon, Đối với kiến đốt sẽ được đóng bao đem bán, đối với các loại nhựa khác sẽ được sơ chế (xay, rửa, loại bỏ nhựa không thể tái chế)

- Xay và rửa: Nhựa sau khi phân loại được đưa vào máy xay đạt kích thước 0,5 × 0,5 (cm) Nhựa sau khi được xay theo kích thước được cho vào bể nước để làm sạch các chất bẩn

- Loại bỏ nhựa không đạt: Nhựa phế liệu xay nhuyễn sau khi rửa sạch được tiếp tục đưa đến bồn nước muối để tách bỏ những thành phần nhựa không đạt chuẩn (nhựa không đạt chuẩn chìm dưới đáy bồn)

- Thành phẩm: Hạt nhựa băm nhuyễn sau khi loại bỏ tạp chất thì được đóng bao lưu kho để bán

1.3.3 Sản phẩm của Cơ sở

Sản phẩm của cơ sở bao gồm các loại nhựa phế liệu: kiếng đốt (khoảng 3 tấn/tháng), nhựa phế liệu đã sơ chế (7 tấn/tháng)

Trang 10

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở

a Nhu cầu nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu là các loại nhựa phế liệu, trung bình cơ sở thu mua khoảng 350 kg/ngày

b Trang thiết bị sử dụng tại cơ sở

Trang thiết bị chính sử dụng cho hoạt động sản xuất tại cơ sở là máy xay, công suất hoạt động xay là 350 kg/ngày Động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel, nhu cầu sử dụng khoảng 2 lít/ngày

c Nguồn cung cấp điện

Cơ sở sử dụng mạng lưới điện quốc gia do Điện lực Cầu Kè cung cấp để phục vụ cho thắp sáng, sinh hoạt của công nhân Nhu cầu sử dụng điện trung bình khoảng 150 kWh/tháng

d Nguồn cung cấp nước

Nguồn cấp nước tại cơ sở:

- Đối với nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt của công nhân: nguồn cung cấp là nước cấp sinh hoạt do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Trà Vinh cung cấp Nhu cầu sử dụng trung bình 0,64 m3/ngày (08 lao động làm việc tại cơ sở)

- Đối với nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho hoạt động sản xuất tại cơ sở: nước dùng để rửa nhựa sau xay là nước mặt kênh Ngọc Hồ, với lượng nước sử dụng trung bình 3 m3/ngày

Trang 11

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1 Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Vị trí cơ sở thuộc ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi Hiện tại khu cơ sở chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Loại hình hoạt động của cơ sở là thu mua nhựa phế liệu, huyện Cầu Kè đang thực hiện hồ sơ công nhận huyện nông thôn mới nâng cao, hoạt động của cơ sở góp phần tiêu thụ, xử lý lượng chất thải rắn thông thường (phế liệu) góp phần đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường cho khu vực

2.2 Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Đối với môi trường không khí, cơ sở phát sinh bụi, khí thải chủ yếu trong quá trình phân loại, xay nhựa Tuy nhiên xung quanh cơ sở có nhiều cây xanh, thông thoáng, nguồn phát sinh bụi khí thải cục bộ bên trong cơ sở, không phát tán ra bên ngoài Do đó, các tác động từ bụi và khí thải đến môi trường xung quanh là không đáng kể

Đối với môi trường nước: Nước thải của cơ sở phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt với lượng thấp khoảng 3,512 m3/ngày Trong đó:

- Lượng nước thải từ sinh hoạt: 0,512 m3/ngày Được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 3 ngăn Định kỳ thuê đơn vị xử lý

- Nước thải từ hoạt động sản xuất (rửa nhựa phế liệu): lượng phát sinh 3 m3/ngày Nước thải sản xuất được xử lý bằng 02 ao sinh học, có bổ sung chế phẩm sinh học/chlorine định kỳ hàng tuần để xử lý nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là kênh Ngọc Hồ

Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt kênh Ngọc Hồ:

- Nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở là kênh Ngọc Hồ tiếp giáp với cơ sở Kênh chủ yếu là nơi cấp, thoát nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, và tiêu thoát nước mưa, nước thải của khu vực Kênh Ngọc Hồ là kênh cấp II Do đó, để đánh giá sức chịu tải đối với môi trường nước mặt sẽ chọn thông số lưu lượng dòng chảy của kênh theo lưu lượng của kênh cấp II

- Sự phù hợp đối với khả năng chịu tải của kênh Ngọc Hồ được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT1 và Điều 4, Điều 82, Thông tư số

1 Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ

Trang 12

02/2022/TT-BTNMT Trình tự đánh giá khả năng tiếp nhận (chịu tải) của nguồn nước mặt như sau:

Theo TCVN 4118:2021 và Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND, nguồn tiếp nhận nước thải của dự án được xác định là kênh Ngọc Hồ với lưu lượng tương đương kênh cấp II (có lưu lượng từ 5 m3/s đến 10 m3/s), tối thiểu là 5 m3/s Chọn lưu lượng tối thiểu của nguồn tiếp nhận để tính toán khả năng chịu tải là Qs = 5 m3/s

Ø Bước 1: Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm Ltđ = Cqc x QS x 86,4

- Trong đó:

+ Ltđ (kg/ngày): tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn kênh (kg/ngày);

+ Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn kênh (mg/l)

=> Áp dụng quy chuẩn QCVN 08:2023/BTNMT, loại B

+ QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn kênh đánh giá (m3/s)

(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp, 2024)

Ø Bước 2: Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong

nguồn nước

Lnn = Cnn x QS x 86,4 - Trong đó:

+ Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn kênh (kg/ngày);

Trang 13

+ Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt (mg/l); => Giá trị quan trắc đối với mẫu nước mặt

+ QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn kênh đánh giá (m3/s); + Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên

Bảng 3 Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có của nguồn tiếp nhận

(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp, 2024)

Ø Bước 3: Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải Công thức tính:

Ltt = Lt + Ld + Ln

- Trong đó:

+ Ltt: tổng tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải (kg/ngày) + Lt: tải lượng thông số ô nhiễm từ nguồn thải điểm (kg/ngày)

=> Xác định dựa vào công thức: Lt = Ct * Qt * 86,4

+ Ld: tải lượng thông số ô nhiễm từ nguồn thải diện (kg/ngày)

+ Lt: tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải (kg/ngày)

+ Ct: kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn kênh (mg/l);

=> Giá trị Cmax các thông số ô nhiễm của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B, Kq=0,9, Kf=1,2

+ Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn sông (m3/s);

=> Lưu lượng là 0,0000347 m3/s (tương đương 3m3/ngày) + Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên

Trang 14

Bảng 4 Tải lượng tối đa của nguồn thải khi xả thải vào nguồn tiếp nhận

(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp, 2024)

Ø Bước 4: Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải

+ Fs: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,3 - 0,7 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá

=> Chọn hệ số an toàn là 0,4

+ NPtđ: tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông (kg/ngày)

=> Chọn giá trị NPtđ = 0 Do đó, Công thức tính:

Ltn = (Ltđ - Lnn - Lt) x FS

Nếu giá trị Ltn lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm Ngược lại, nếu giá trị Ltn Nhõ hơn hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm

Áp dụng các công thức tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể: Ltn = (Ltđ - Lnn - Lt) x FS, (trong trường hợp này hệ số Fs được lấy là 0,4), ta có: khả năng tiếp nhận của nguồn nhận nước sau khi tiếp nhận nước thải từ cơ sở đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:

Bảng 5 Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn tiếp nhận

BOD5 2.592,00 1.728,00 0,161896 0,4 345,54

Trang 15

Kênh Ngọc Hồ còn khả năng tiếp nhận các chỉ tiêu BOD5, COD, Amonia, tổng Nitơ, tổng Phospho Với lưu lượng xả thải của cơ sở rất thấp so với lưu lượng nước mặt, các thông số ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của QCVN, do đó không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận

Trang 16

Chương III

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Nước mưa được chảy tràn từ mái công trình xuống sân và tự thấm trên phần sân bãi một phần, phần còn lại theo độ dốc công trình thoát vào kênh Ngọc Hồ

Hình 3 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa của cơ sở

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn Định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả xử lý Khi hầm tự hoài đầy, thuê đơn vị rút hầm cầu xử lý

Hình 4 Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt của cơ sở

Nước thải sản xuất được thu gom trong bồn rửa qua ống thoát uPVC Ø90 chảy vào (lưới chắn rác) hố ga, sau đó chảy vào ao lắng 1 (ao lắng sơ cấp), nước thải tiếp tục được chảy tràn qua ao lắng 2 (ao lắng thứ cấp) và xả thải vào kênh Ngọc Hồ

Hình 5 Sơ đồ thu gom nước thải sản xuấtcủa cơ sở

Trang 17

3.1.3 Xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở được xử lý bằng hầm tự hoại

- Thể tích hầm tự hoại: 01 hầm với thể tích 2,35 m3

- Chức năng: Xử lý nước thải sinh hoạt

- Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt: Hầm tự hoại 3 ngăn thuộc loại công trình xử lý nước thải tại chỗ, quy trình xử lý như sau:

Hình 6 Quy trình xử lý nước thải của hầm tự hoại

Hình 7 Cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt

- Thuyết minh quy trình:

+ Ngăn chứa và phân hủy kỵ khí: Có thể tích tối thiểu chiếm ½ tổng thể tích của hầm tự hoại, đây là ngăn tiếp nhận trực tiếp dòng thải Thành phần, đặc tính của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều chất hữa cơ, cặn lơ lửng hòa tan và không tan trong nước, chứa nhiều hàm lượng Nitơ và photpho tồn tại dưới các dạng hợp chất muối Do đó, tại đây dưới tác động của trọng lực phần cặn có tỷ trọng lớn được lắng xuống đáy bể và giữ lại; các thành phần ô nhiễm sẽ được xử lý bằng các loại vi sinh vật yếm khí tồn tại dưới đáy bể, chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ, các thành phần muối amoni thành các khí tự do, tách ra khỏi nước, làm giảm hàm lượng ô nhiễm từ 40% -

Trang 18

45% Phần váng nổi tích lũy trên bề mặt cũng sẽ được tính toán và hút định kỳ cùng với lượng cặn đã phân hủy trong bể

+ Ngăn lắng: Thể tích của ngăn lắng chiếm ¼ tổng thể tích của hầm tự hoại Dòng nước thải sau khi được xử lý kỵ khí tại ngăn chứa được dẫn vào ngăn lắng nhằm loại bỏ tiếp tục lượng chất rắn lơ lửng còn trong dòng thải và sinh ra từ quá trình phân hủy của vi sinh vật

+ Ngăn lọc: Thể tích chiếm ¼ tổng thể tích của hầm tự hoại Tại đây, toàn bộ sinh khối cũng như cặn lơ lửng còn lại trong nước thải được loại bỏ bằng vật liệu lọc

Nước thải sau hầm tự hoại không xả ra ngoài, định kỳ thuê xử lý

Nước thải sản xuất phát sinh tại cơ sở được xử lý bằng ao lắng, định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học, thuốc khử trùng (chlorine)

* Hệ thống xử lý nước thải sản xuất:

- Số lượng: 01 hệ thống - Công suất: 5m3/ngày.đêm

- Công nghệ xử lý: Hóa – Lý – sinh học - Quy trình công nghệ xử lý:

Hình 8 Quy trình xử lý nước thải sản xuất của cơ sở

Nước thải sản xuất

Trang 19

Thuyết minh quy trình:

Nước thải trong quá trình sản xuất theo hệ thống ống dẫn vào hố thu gom (có lưới thu rác để loại bỏ lượng chất thải rắn lẫn trong nước thải) và sau đó chảy tiếp vào ao lắng sơ cấp để lắng cặn Tại ao lắng sơ cấp (ao lắng 1), định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học (EM) để làm tăng khả năng xử lý nước thải của ao lắng Thời gian lưu nước tại bể lắng là 10 giờ - 12 giờ

Nước sau lắng sẽ được chảy tràn qua ao lắng thứ cấp (ao lắng 2) để loại bỏ chất rắn lơ lửng còn sót lại trong nước thải Tại vị trí xả thải vào nguồn tiếp nhận bổ sung chlorine (5g/1 m3 nước thải) để khử trùng nước thải trước khi thải vào kênh Ngọc Hồ

Bảng 6 Thông số kỹ thuật của công trình xử lý nước thải

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

- Nguồn phát sinh: hoạt động nhập, xuất phế liệu, phân loại, động cơ máy xay - Quy mô nguồn thải: phát sinh cục bộ bên trong cơ sở, nguồn thải phân tán - Biện pháp xử lý:

+ Công đoạn phát sinh bụi được bố trí khu vực riêng, thông thoáng

+ Sân nền tưới giữ ẩm để giảm phát sinh bụi trong quá trình nhập, xuất bán phế liệu

+ Bảo trì thiết bị máy móc

+ Bố trí khu vực lưu chứa phế liệu gọn gàng, ngăn nắp

+ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: khẩu trang, găng tay

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan