Trang 1 ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ĐỐI THOẠI TRONG THƠ NÔM TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN KHUYẾN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 822.0121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Giáo viên hướn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ĐỐI THOẠI TRONG THƠ NÔM TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN KHUYẾN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 822.0121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS: VŨ THANH THÁI NGUYÊN - 2023 i LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu trích dẫn trong công trình này đều có nguồn gốc rõ ràng Công trình nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình này đã được công bố trước đó Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình” Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Đặng Thị Phương ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm sâu sắc từ các thầy cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoan học- Đại học Thái Nguyên; đặc biệt sự là quan tâm và lòng nhiệt tình tâm huyết của thầy giáo hướng dẫn- PGS.TS Vũ Thanh- người đã truyền cảm hứng và động lực cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khoa học này Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Đồng thời, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Đặng Thị Phương iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5 Phương pháp nghiên cứu 8 6 Đóng góp của luận văn 8 7 Cấu trúc của luận văn 9 NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1 ĐỐI THOẠI TRONG VĂN HỌC VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ, VĂN HỌC THỜI NGUYỄN KHUYẾN 10 1.1 Khái quát về đối thoại trong văn học 10 1.1.1 Khái niệm về đối thoại trong văn học 10 1.1.2 Nghiên cứu về đối thoại trong văn học ở Việt Nam 15 1.2 Bối cảnh lịch sử, văn hóa giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX 18 1.3 Khái quát về văn học trào phúng, đối thoại trong thơ trào phúng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX và nhà thơ Nguyễn Khuyến 20 1.3.1 Khái quát về văn học trào phúng và đối thoại trong thơ trào phúng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX 20 1.3.2 Cuộc đời Nguyễn Khuyến và đối thoại trong thơ của ông 27 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG, GiỌNG ĐIỆU ĐỐI THOẠI TRONG THƠ NÔM TRÀO PHÚNG NGUYỄN KHUYẾN 34 2.1 Giọng châm biếm, đả kích, đối thoại trực diện trước hiện thực xã hội và con người đương thời 34 2.1.1 Đối thoại trước những thay đổi của lịch sử dân tộc 34 2.1.2 Đối thoại với con người và chế độ thực dân phong kiến 39 2.2 Giọng hài hước, chua xót tự vấn trong đối thoại với bản thân 60 2.2.1 Trào phúng đối thoại với cảnh nghèo và thi trượt 60 iv 2.2.2 Trào phúng sự "tha hóa" của bản thân với những bi kịch nội tâm 64 CHƯƠNG 3 THỂ THƠ, NGÔN NGỮ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỐI THOẠI TRONG THƠ NÔM TRÀO PHÚNG NGUYỄN KHUYẾN 71 3.1 Thể thơ 71 3.1.1 Thơ Nôm Đường luật và lợi thế trong đối thoại 71 3.1.2 Đối thoại trong hát nói 75 3.2 Ngôn ngữ đối thoại 79 3.3 Đối thoại trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến góp phần cách tân văn học dân tộc 85 3.3.1 Đối thoại góp phần đổi mới quan niệm văn học, đề tài, chủ đề, kết cấu tác phẩm thơ 85 3.3.2 Đối thoại góp phần làm tăng giá trị hiện thực cho tác phẩm và là cơ sở đưa thơ ca dân tộc bước sang hiện đại 87 3.3.3 Đối thoại góp phần cách tân trong nghệ thuật biểu hiện của thơ, thúc đẩy sự phát triển của văn học Nôm 91 3.3.4 Đối thoại góp phần tạo sự gắn bó trong các mối quan hệ: nhà văn - hiện thực - tác phẩm - bạn đọc 93 KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do khoa học Đối thoại là một trong những đặc tính của tác phẩm văn học nhưng không phải trong giai đoạn văn học nào và trong thể loại nào đối thoại cũng được nêu bật lên một cách rõ ràng Trong thơ trung đại Việt Nam nói riêng và văn học nói chung, đối thoại không thật sự nổi bật Bởi vậy, chủ đề nghiên cứu này không nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả, các nhà nghiên cứu văn học Trong văn học trung đại, ở giai đoạn hậu kỳ, tính đối thoại đã bắt đầu được thể hiện rõ nét hơn Sở dĩ xuất hiện đặc điểm này là do đời sống xã hội đã trở nên phân cực, phức tạp, hệ tư tưởng chính thống từng bước suy vi Người ta nhận thấy xuất hiện nhiều tác phẩm có tính đối thoại, phản biện lại những thách thức của thời đại, những vấn đề mang tính xã hội Một số tác phẩm văn học trung đại có thể kể đến như Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì - Ngô Gia Văn Phái, truyện kí Vũ trung tùy bút của danh sĩ Phạm Đình Hổ… Thơ trung đại có Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, Duyên Kỳ Ngộ hay Hoạ Nhân của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chùm thơ Thú say sưa của nhà thơ Nguyễn Công Trứ; các bài thơ Đường luật như Thu hứng, Đêm buồn của Trần Tế Xương Trong số những gương mặt tiêu biểu đó, Nguyễn Khuyến là một trong những hiện tượng nổi bật Ông là một nhà thơ chữ Hán và là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX - thời kỳ hậu phong kiến, đầu thực dân Tính đối thoại trong thơ ông rất nổi bật và đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn học nước nhà Các tác phẩm thơ Nôm, đặc biệt là thơ Nôm trào phúng của Nguyễn Khuyến, đã được nghiên cứu nhiều Tuy nhiên, chưa có ai tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về khía cạnh đối thoại của chúng Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến theo khía cạnh này và mong muốn bước đầu có được những tìm tòi của riêng mình 2 1.2 Lý do thực tiễn Nguyễn Khuyến được xem là một trong những nhà thơ lớn và có nhiều đóng góp có giá trị trong nền văn học trung đại nước nhà Thơ Nôm Nguyễn Khuyến như một dòng chảy tự nhiên vừa nhẹ nhàng vừa thấm thía trong tâm khảm của bạn đọc nhiều thế hệ Vì vậy, bằng cách nghiên cứu các giá trị về nội dung và phong cách nghệ thuật trong thơ trong thơ Nguyễn Khuyến đã giúp chúng ta có những góc nhìn sâu sắc hơn về vẻ đẹp tâm hồn và thế giới quan độc đáo, riêng biệt của thi nhân Thơ Nôm Nguyễn Khuyến từ lâu đã được giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường ở nhiều cấp học Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của môn Ngữ văn, Nguyễn Khuyến vẫn là một trong những tên tuổi lớn và được giảng dạy nhiều nhất Do đó, việc nghiên cứu về tác giả này luôn là một ưu tiên của những người đang thực hiện công tác giảng dạy văn học Vì vậy chúng tôi cho rằng các giáo viên phải nắm vững kiến thức và phải tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Khuyến từ nhiều khía cạnh khác nhau để giúp học sinh nắm vững hơn về những giá trị văn hóa và phong cách nghệ thuật trong các tác phẩm của ông Vì những lý do này, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài về thơ Nôm trào phúng của Nguyễn Khuyến để khảo sát được những cái hay, cái đẹp, tinh hoa không chỉ sở hữu riêng của cụ Tam nguyên mà còn là của nền văn học Việt Nam nói chung 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Khái quát các thành tựu nghiên cứu thơ Nôm Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến (1835-1909), tên thật là Nguyễn Thắng, quê ở làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Người đọc biết đến ông là một cây bút trữ tình xuất sắc, đồng thời ông cũng hoàn toàn xứng đáng là một trong những người tiên phong hàng đầu, là bậc "tiên chỉ" trong lĩnh vực văn học trào phúng trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học say mê, tâm đắc với việc tìm hiểu và nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Khuyến - một hành trình khó khăn nhưng cũng đầy thi vị Những 3 công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của cụ Tam Nguyên Yên Đổ có thể kể đến: Thơ văn trào phúng Việt Nam [16], Thơ văn Nguyễn Khuyến [24], Thơ trào phúng Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX – Nửa đầu thế kỉ XX (Diện mạo và đặc điểm) [19], Nguyễn Khuyến về tác giả và tác phẩm [37], Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa [46], Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam [30]… Những công trình nghiên cứu trên cùng với rất nhiều đóng góp của các nhà phê bình đã giúp làm sáng tỏ sự tinh túy trong thơ của Nguyễn Khuyến, đồng thời xác định ông là một trong những nhà thơ trào phúng sâu sắc và thâm thúy nhất Nhắc đến Nguyễn Khuyến, ta liên tưởng đến một nhà thơ lớn của dân tộc, với hơn 400 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm mang đậm màu sắc quê hương, con người và thiên nhiên Tác phẩm của Nguyễn Khuyến viết về nhiều đề tài khác nhau, với đề tài nào ông cũng gửi gắm trong đó những cảm xúc chân thành sâu lắng Nhưng chắc chắn, chủ đề nổi bật nhất trong thơ của ông là miêu tả cảnh quan thiên nhiên của làng quê và cuộc sống của con người nơi đây Thơ Nguyễn Khuyến đưa ta trở về với hình ảnh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ êm đềm, thơ mộng, qua đó thể hiện rất rõ tình yêu mến thiết tha ông dành cho cảnh vật nơi đây Nhà thơ Xuân Diệu đã biểu đạt quan điểm về thơ Nguyễn Khuyến: "Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam" Đúng như vậy, bộ ba bài thơ thu: "Thu điếu", "Thu ẩm" và "Thu vịnh" của Nguyễn Khuyến đã thể hiện một cách rõ nét điều này Có thể khẳng định chắc chắn rằng: Đây là những tác phẩm về mùa thu độc đáo và xuất sắc nhất trong thơ Việt Nam từ trước đến nay Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ tài năng của mình và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả thông qua những vần thơ ẩn giấu tiếng cười rất độc đáo, tinh tế: nhẹ nhàng, giản dị nhưng sâu sắc, và mang tính châm biếm trong những bài thơ trào phúng hấp dẫn Phải thực sự nghiêm túc, say mê khi nghiên cứu các bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến thì ta mới có thể hiểu được những cái thi vị độc đáo, và giọng điệu riêng của ngòi bút trào phúng này Tiếng cười trong những vần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến 4 mang đặc trưng riêng, không bốp chát, mạnh mẽ như Tú Xương mà nghiêng về chiều sâu trầm lặng, kín đáo Mặc dù vẻ ngoài của nó có vẻ mỉa mai, bông đùa, nhưng thực tế, bên dưới mỗi câu chữ là những nỗi đau cuộc đời ẩn sau đó Năm 1958, trong cuốn sách Văn học trào phúng Việt Nam Từ Thế Kỷ XVIII đến 1958 (xuất bản bởi Nxb Văn Sử Địa), tác giả Văn Tân đã dành một phần lớn của tài liệu để bàn luận về ý nghĩa và chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến, bao gồm cả các khía cạnh về nội dung và nghệ thuật Tác giả còn đặc biệt nhấn mạnh: "Thơ văn trào phúng của Nguyễn Khuyến cũng như thơ văn của Nguyễn Khuyến nói chung có nhiều hiện thực tính, nhiều nhân tính Về nội dung, thứ thơ văn đó mang nặng những tư tưởng yêu nước, yêu nhân dân, yêu lao động, thù ghét quân cướp nước và bọn quan lại làm tay sai cho chúng" [35] Trong cuốn sách Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (1978) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Lê Hoài Nam đã nhận định về Nguyễn Khuyến như sau: "Nguyễn Khuyến nổi tiếng là nhà thơ châm biếm, nội dung châm biếm của thơ văn ông bao giờ cũng có một ý nghĩa xã hội và và chính trị phong phú Động cơ châm biếm của ông xuất phát không phải từ sự bất mãn về quyền lợi cá nhân mà là từ lòng yêu nước nồng nàn Cho nên đối tượng đả kích thường tập trung xung quanh những người, những việc gì có liên quan đến việc nước hay việc thực dân Pháp đặt quyền thống trị lên đất nước ta" [30] Phân tích về thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến - Trần Tế Xương, tác giả Lê Trí Viễn đã thể hiện quan điểm của mình: "Nó có tính cách là những lời phê phán điềm đạm, bình tĩnh của một nhà nho tuổi tác, có đạo đức và nhiều tình cảm Nụ cười, do đó, bề ngoài chỉ nhẹ nhàng nhưng lại lắng vào bề sâu và pha phách một tí thương hại" [50] Cuối năm 1988, cuốn sách Nguyễn Khuyến, về tác giả và tác phẩm của tác giả Vũ Thanh (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1988) đã tổng hợp những bài viết và tài liệu nghiên cứu đáng chú ý về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến Có thể khẳng định rằng cuốn sách cung cấp cho người đọc một góc nhìn tổng quan và toàn cảnh, một bức tranh sinh động về những kết quả đạt 5 được trong quá trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của một ngòi bút trào phúng vĩ đại của nền văn học trung đại Năm 2008, nhà nghiên cứu Biện Minh Điền xuất bản công trình Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến: sự hình thành và những đặc trưng (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu một cách sâu sắc về đặc tính nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến … 2.2 Nghiên cứu tính đối thoại trong văn học trung đại và trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến Trong văn học, đối thoại đóng một vai trò vô cùng quan trọng Đối thoại thường được nghiên cứu chủ yếu trong văn bản như tiểu thuyết và truyện ngắn, xuất phát từ văn xuôi Trong thời kỳ văn học trung đại, mặc dù tính đối thoại chưa phát triển mạnh mẽ trong các tác phẩm, nhưng nó đã để lại ảnh hưởng sâu sắc và đánh dấu danh tiếng của nhiều nhà văn và nhà thơ nổi tiếng Trong số 12 của tạp chí Nghiên cứu văn học năm 2013, Nguyễn Hữu Lễ đã bàn đến vấn đề liên quan đến con người và thơ như một cuộc đối thoại nhân cách qua trường hợp Nguyễn Bỉnh Khiêm Với "tượng đài văn học" Nguyễn Du, trong bài viết Bắc hành tạp lục trong dòng thơ đi sứ, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Nương tin rằng: "Trên con đường đi sứ để dấn thân vào một hành trình khác - ngược về quá khứ, kiếm tìm, gặp gỡ những con người từng làm ông thao thức, khắc khoải, suy ngẫm, đối thoại về những điều ông trăn trở, day dứt khôn nguôi…" [32] Cũng trong Tạp chí nghiên cứu văn học số 12 năm 2013, PGS.TS Trần Thị Hoa Lê đã tiến hành khảo sát và phân tích tập thơ Bắc hành tạp lục dưới cái nhìn đối thoại - phản biện và khẳng định: "Cảm hứng đối thoại- phản biện ẩn hiện khắp Bắc hành tạp lục Xét tần số xuất hiện, cảm hứng đối thoại- phản biện là đặc trưng riêng…" Như vậy, dưới cái nhìn của một số bài viết, chúng ta có thể nhận thấy vấn đề đối thoại đã được nhìn nhận một cách khá nghiêm túc Tuy vậy, lĩnh vực nghiên cứu về tính đối thoại trong thơ trung đại vẫn còn hạn hẹp và chưa được phát triển rộng rãi