1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người trong văn xuôi thái bình nửa sau thế kỷ xx từ góc nhìn địa văn hóa

127 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023 Tác giả Trang 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa, Trường Đ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - NGUYỄN THỊ ÁNH CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI THÁI BÌNH NỬA SAU THẾ KỶ XX TỪ GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thị Thu Giang Thái Nguyên, 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Thị Thu Giang Các nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Ánh ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Hoàng Thị Thu Giang - người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành luận văn Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Ánh iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3 Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu 11 4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 12 5 Phạm vi nghiên cứu 12 6 Đóng góp của luận văn 13 7 Bố cục 13 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14 VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA - VĂN HÓA THÁI BÌNH 14 1.1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài 14 1.1.1 Địa văn hóa 14 1.1.2 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn địa văn hoá 14 1.1.3 Nghiên cứu con người từ góc nhìn địa văn hóa 18 1.2 Đặc điểm địa - văn hóa tỉnh Thái Bình - những yếu tố ảnh hưởng tới khí chất con người Thái Bình 24 1.2.1 Vị trí địa lí tỉnh Thái Bình 24 1.2.2 Lịch sử tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ 26 1.2.3 Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ 32 Chương 2 NHỮNG HÌNH TƯỢNG TIÊU BIỂU TRONG VĂN XUÔI THÁI BÌNH NỬA SAU THẾ KỶ XX TỪ GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA 42 2.1 Người nông dân 42 2.1.1 Kiên cường sản xuất và chiến đấu trong thời chiến 42 2.1.2 Nghị lực vượt khó khăn trong thời bình 50 2.1.3 Đậm vẻ mộc mạc, chất phác 52 2.2 Người lính 58 2.2.1 Sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc 58 2.2.2 Chịu nhiều mất mát, thương tổn sau chiến tranh 63 2.3 Người phụ nữ 69 iv 2.3.1 Đẹp khỏe khoắn trong sản xuất và chiến đấu 69 2.3.2 Nỗ lực vượt lên hoàn cảnh 73 Chương 3 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT - PHƯƠNG DIỆN QUAN TRỌNG 80 BỘC LỘ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI THÁI BÌNH 80 NỬA SAU THẾ KỶ XX .80 3.1 Không gian thiên nhiên 80 3.1.1 Vùng đất cửa sông, cửa biển màu mỡ, căng tràn sức sống 80 3.1.2 Thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng đầy thử thách 84 3.1.3 Những biểu tượng nổi bật 90 3.2 Không gian lao động, sinh hoạt của nhân dân từ thời chiến tới thời bình 99 3.2.1 Không gian cộng đồng thời chiến 99 3.2.2 Không gian chất chứa nỗi niềm riêng tư thời bình 103 KẾT LUẬN 114 THƯ MỤC THAM KHẢO 118 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc hạ lưu đồng bằng sông Hồng Đất đai Thái Bình phì nhiêu, màu mỡ, được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết, mang đặc trưng của miền đồng bằng ven biển Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ lâu Thái Bình đã trở thành điểm đến của nhiều thế hệ cư dân từ các vùng khác nhau về làm ăn sinh sống Theo dòng chảy thời gian, Thái Bình ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này, các sắc màu văn hóa - nghệ thuật độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ được hội tụ và lan tỏa Cũng chính từ cái nôi văn hóa đó, văn học viết về mảnh đất Thái Bình sớm hình thành và phát triển 1.2 Văn học Thái Bình đã có những đóng góp đáng ghi nhận đối với nền văn học dân tộc Mảng văn học dân gian với những thể loại tiêu biểu như truyện dân gian, ca dao, tục ngữ,… từ xưa đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi người dân quê lúa, đồng thời góp phần bồi đắp, tạo nên sự giàu có của văn học dân gian Việt Nam Văn học viết trung đại Thái Bình, trong đó nổi bật là thơ ca đã có những đóng góp quan trọng cho văn học trung đại Việt Nam Những danh nhân quê hương Thái Bình như Lê Quý Đôn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Doãn Cử,… không chỉ là những tài năng kiệt xuất, những nhà bách khoa toàn thư nổi tiếng uyên bác, thanh liêm, yêu nước mà còn là tác giả của những vần thơ ngọt ngào, trong trẻo, đằm thắm, giàu cảm xúc Sang thời hiện đại, trước Cách mạng tháng Tám, Thái Bình hầu như chưa có tác giả văn xuôi nào Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ XX, văn học Thái Bình có sự phát triển mạnh mẽ, có những đóng góp giá trị trên nhiều phương diện, thể loại, trong đó văn xuôi đạt được thành tựu nổi bật hơn cả Văn xuôi Thái Bình nửa sau thế kỷ XX có sự thay đổi về đề tài, chủ đề, với bối cảnh chủ yếu là hiện thực Thái Bình từ thời chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ cho tới khi đất nước hòa bình, thống nhất và bước sang giai đoạn đổi mới (từ 1986 trở đi) Những gương mặt văn xuôi Thái Bình tiêu biểu thuộc giai 2 đoạn nửa sau thế kỷ XX có thể kể đến là: Trần Văn Thước, Dương Hướng, Minh Chuyên, Đức Hậu, Võ Bá Cường, Bút Ngữ, Sáng tác của họ, gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ký, đã giúp văn học Thái Bình thoát khỏi “một vùng trũng văn học”, dần trở thành một bộ phận văn học khỏe khoắn, có đóng góp tích cực vào dòng chảy của đời sống văn học nghệ thuật của cả nước 1.3 Địa văn hóa (cultural geography) là một trong những lĩnh vực then chốt của địa lí nhân văn (human geography) Ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, thế giới đã có hai trường phái nghiên cứu địa lí nhân văn chính tạo được dấu ấn đậm nét là trường phái Berkeley của Hoa Kì và trường phái Annales của Pháp Đến cuối thế kỉ XX, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nghiên cứu địa văn hóa đã có sự chuyển hướng quan trọng, trong đó tính chất liên ngành ngày càng thể hiện đậm nét Ở Việt Nam, từ nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt sang thế kỷ XXI, hướng tiếp cận địa văn hóa cũng ngày càng được chú ý hơn Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, hướng tiếp cận địa văn hóa tuy đã được quan tâm nhưng chưa thành hệ thống Cho tới đầu thập niên 20 của thế kỷ XXI, Việt Nam chưa có những công trình nghiên cứu văn học thực sự chuyên sâu theo hướng tiếp cận này Nghiên cứu văn học từ góc nhìn địa văn hóa nhấn mạnh đến tác động của môi trường, điều kiện tự nhiên và văn hóa đến sáng tạo và tiếp nhận văn học Theo đó, tiếp cận văn học từ góc nhìn địa văn hóa sẽ cần xem xét, xác định ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến việc hình thành khí chất và tính cách con người; xác định những bình diện biểu hiện con người với khí chất, tính cách đặc trưng vùng miền trong tác phẩm văn học, nhận diện những ám thị nghệ thuật cùng dấu ấn ngôn ngữ vùng miền thể hiện trong sáng tạo của nhà văn 1.4 Nhiều tác phẩm, đặc biệt là tiểu thuyết của các nhà văn gốc Thái Bình đã tạo được tiếng vang lớn cả về cả nội dung, thông điệp cũng như chất lượng nghệ thuật và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học, được nhiều nhà phê bình, học giả quan tâm trao đổi, bàn luận trên những bình diện khác nhau Trong những vấn đề từng được trao đổi liên quan tới các tác phẩm văn xuôi Thái Bình đó, hiện thực cuộc sống Thái Bình hay lịch sử vùng đất, con người nơi đây đã ít nhiều được đề cập tới Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, chưa có công 3 trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu để có thể đưa ra nhận định mang tính khái quát và hệ thống về không gian và con người trong văn xuôi Thái Bình nửa sau thế kỷ XX từ góc nhìn địa văn hóa Với mong muốn nhận diện rõ hơn về không gian và con người Thái Bình, để hiểu sâu sắc hơn cốt cách, tâm hồn cùng những phẩm chất đáng quý của người quê lúa được khắc họa trong văn xuôi Thái Bình, chúng tôi chọn đề tài Con người trong văn xuôi Thái Bình nửa sau thế kỉ XX từ góc nhìn địa văn hóa làm đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tham khảo có giá trị cho các giáo viên và học sinh khi dạy - học phần văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là phần Ngữ văn địa phương Thái Bình Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu con người trong các vùng văn xuôi khác từ góc nhìn địa văn hóa Xa hơn nữa, chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về con người và vùng đất Thái Bình trong mỗi người con của vùng quê này, nhất là trong thế hệ trẻ 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu về văn xuôi Thái Bình nửa sau thế kỷ XX Nếu như ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, Thái Bình hầu như chưa có tác giả văn xuôi nào thì từ nửa sau thế kỷ này, từ thời kỳ chống Pháp, tới thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là từ thời kỳ đất nước hòa bình, bước vào đổi mới phát triển đất nước, chỉ qua nửa thế kỷ, văn học Thái Bình, đặc biệt là văn xuôi Thái Bình đã có sự bứt phá mạnh mẽ, có sự thay đổi căn bản về đội ngũ và chất lượng văn chương Có thể khẳng định, từ nửa sau thế kỷ XX, văn học Thái Bình, trong đó có văn xuôi đã tạo được bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển, song hành với những phát triển mạnh mẽ của vùng quê làm nên "bài ca năm tấn" đầu tiên trên miền Bắc Thể ký (ghi chép, ký sự, phóng sự, bút ký, tản văn, hồi ký, truyện) là bước thử nghiệm đầu tiên của các cây bút văn xuôi Thái Bình Trên phạm vi toàn quốc, số tác giả viết ký là người Thái Bình khá đông đảo, trong đó, các cây bút như Trần Độ, Phạm Tường Hạnh, Hà Bình Nhưỡng, Chi Phan, Minh Chuyên là những cây bút đã có đóng góp đáng ghi nhận cho sự phát triển của thể loại ký 4 trong văn học Việt Nam hiện đại Nếu chỉ xét ở phạm vi tác giả Thái Bình viết ký phản ánh hiện thực Thái Bình, số lượng tác giả cũng không hề nhỏ, tiêu biểu là Đỗ Vĩnh Bảo, Bùi Công Bính, sau này là Minh Chuyên, Nguyễn Trọng Thắng, Lã Quý Hưng, Nguyễn Văn Thục Trong số những tác giả kí tiêu biêu nói trên, ta phải kể đến nhà văn Minh Chuyên Minh Chuyên là tác giả của hơn 300 tác phẩm (gần 30 cuốn sách bút ký, tiểu thuyết, kịch bản văn học; 255 tập phim tài liệu…) Minh Chuyên viết nhiều thể loại, nhưng thể ký mới là thế mạnh của ông Khởi đầu từ bút ký Thủ tục làm người còn sống xôn xao dư luận cả nước, Minh Chuyên khẳng định hướng đi riêng với hàng loạt bút ký nổi tiếng, như: Người lang thang không cô đơn, Di họa chiến tranh…Bút ký của ông là tư liệu sống, tố cáo tội ác chiến tranh với những di họa chiến tranh trong những người đang sống Trong bài viết Nhà văn Minh Chuyên và Bảo tàng tác phẩm hậu chiến tranh, tác giả Lê Thị Bích Hồng đã cung cấp thông tin: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ niệm chương và giấy chứng nhận xác lập Kỷ lục Người sáng tác các tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh, truyền hình về thời hậu chiến tranh tại Việt Nam nhiều nhất cho nhà văn Minh Chuyên” [22] Tác giả Cao Bá Khoát khi viết về Người không cô đơn và Thủ tục làm người còn sống của nhà báo, nhà văn Minh Chuyên đã khẳng định đây là những bút ký xuất sắc bởi “đã làm nổi bật tính nhân văn của người dân đất Việt, biết thương yêu, đền ơn những người đã quên mình, bảo vệ quê hương, đất nước” [26] Còn nhà thơ Kim Chuông thì cho rằng “Cái hay của bút ký Minh Chuyên là những hiện thực đời sống được mô tả, phản ánh hết sức điển hình Là mảng đề tài mà chỉ có anh mới có được sự quan tâm đến độ đậm, độ vượt trội như vậy Bút ký Minh Chuyên, chẳng những giàu chất văn, ở đấy còn là cả tài năng tái tạo và sáng tạo, làm sống dậy những cảnh đời khắc khoải, thương tâm Điều cao cả, cốt lõi, là mấu chốt làm nên điểm sáng xuyên suốt Minh Chuyên - Bút ký, là tấm lòng nhân ái, là tình thương mà người viết luôn đứng bên những cuộc đời - nước mắt, những nỗi khổ đau với ý thức đền ơn đáp nghĩa hay uống nước nhớ nguồn” [13] Nghiên cứu sâu hơn về sáng tác của Minh Chuyên là tác giả Tạ Duy Hưng với luận văn Thạc sĩ “Cuộc sống và số phận con người thời hậu chiến trong bút 5 ký Minh Chuyên” Công trình này đã giúp người đọc có cái nhìn và cảm nhận sâu hơn, thấm thía hơn về hiện thực cuộc sống được thể hiện trong từng trang viết của Minh Chuyên Nhìn chung, các bài viết, những trao đổi về tác giả Minh Chuyên và những tác phẩm của ông đủ để khẳng định Minh Chuyên xứng đáng là “một cây bút đầy tâm huyết với những mảnh đời đau khổ, một cây bút xuất sắc bênh vực công lý, đầy tính nhân văn, xứng đáng là nhân tố điển hình của miền quê lúa” [23] Song song với thể ký, truyện ngắn Thái Bình nửa sau thế kỷ XX cũng có những bước phát triển đáng ghi nhận Số tác giả quê gốc Thái Bình viết truyện ngắn trong nửa thế kỷ này lên tới vài chục người Trong số này, Vũ Bão, Văn Chinh, Đỗ Kim Cuông, Đức Hậu, Trần Văn Thước là những tác giả tiêu biểu cho truyện ngắn Thái Bình nửa sau thế kỷ XX Nhận định về sáng tác của nhà văn Vũ Bão, Báo Tuổi trẻ viết: “Có lẽ từ những tai nạn văn chương đầu đời mà Vũ Bão tự rèn luyện cho mình một ý chí, một nhân cách cầm bút, đặc biệt là cái nhìn biết cười vào cuộc đời Đọc hồi ký của Vũ Bão thì tỏ tường hơn nhiều chuyện đời tư cũng như chuyện bếp núc làng văn một thời” [44] Trong khi đó, đến với những trang văn của nhà văn Đỗ Kim Cuông là đến với những quan niệm sống và viết Trong bài Nhà văn Đỗ Kim Cuông: “Hãy trung thực và dũng cảm”, đăng trên Báo Công an nhân dân số ra ngày 18/12/2014 của tác giả Lan Hương có dẫn lại phát biểu, quan điểm nghệ thuật của nhà văn: “Chữa chạy tâm hồn con người bằng văn chương nghệ thuật là khát vọng của nhà văn, của người nghệ sĩ.” và “Tôi còn sống được ngày hôm nay cũng như còn viết được chính là tôi luôn có một niềm tin vào cuộc sống của con người Nhiều nhà văn khác cũng như tôi Nếu mình không có một niềm tin vào cuộc sống của con người thì cũng không viết được, không sống được Bởi cuộc đời này đôi khi đẩy mình vào thế bĩ cực và nhiều khi thất vọng, nhiều khi bàng hoàng trước những gì đang diễn ra Nhưng hãy tin ở con người, tin ở các nhà văn Trong số hàng nghìn tác phẩm chúng tôi đọc, vẫn thấy lóe lên cái đẹp cứu rỗi trong tác phẩm của các nhà văn" [24] Quan điểm này đã phần nào lí giải sức hấp dẫn trong tác phẩm của Đỗ Kim Cuông Trong luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Đỗ Kim Cuông”

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w