1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản có đợt cấp điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên

96 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (15)
    • 1.1. Giải phẫu cây phế quản (15)
    • 1.2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (16)
      • 1.2.1. Định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (16)
      • 1.2.2. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (16)
      • 1.2.3. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (23)
    • 1.3. Giãn phế quản (28)
      • 1.3.1. Định nghĩa giãn phế quản (28)
      • 1.3.2. Cơ chế bệnh sinh giãn phế quản (28)
      • 1.3.3. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong giãn phế quản (29)
      • 1.3.4. Chẩn đoán, phân loại giãn phế quản (30)
    • 1.4. Tình hình nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản (34)
      • 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản trên thế giới (34)
      • 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản ở trong nước (35)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (37)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân (37)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (38)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (38)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (38)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (38)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (38)
    • 2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu (39)
      • 2.4.1. Các biến số nghiên cứu (39)
      • 2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu (39)
    • 2.5. Thu thập và xử lý số liệu (42)
      • 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu (42)
      • 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu (42)
      • 2.5.3. Các tiêu chuẩn đánh giá phục vụ cho nghiên cứu (47)
    • 2.6. Xử lý kết quả nghiên cứu (48)
    • 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (49)
    • 2.8. Sơ đồ nghiên cứu (50)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (67)
    • 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu (51)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh HRCT và vi sinh vật gây bệnh ở đối tượng nghiên cứu (52)
    • 3.3. Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh với hình ảnh cắt lớp vi tính độ phân giải cao ở đối tượng nghiên cứu (60)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (67)
    • 4.2. Đặc điểm lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh và vi khuẩn ở đối tượng nghiên cứu (69)
    • 4.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh với hình ảnh cắt lớp vi tính ở đối tượng nghiên cứu (0)
  • KẾT LUẬN (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM THỊ NHUẦN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THỂ GIÃN PHẾ QU

TỔNG QUAN

Giải phẫu cây phế quản

Đường hô hấp chia thành đường hô hấp trên (mũi, miệng, hầu, thanh quản, khí quản) và đường hô hấp dưới (cây phế quản đến các phế nang) Khí quản có dạng hình ống, dài 10 - 12cm, rộng khoảng 18 - 20mm Từ khí quản chia thành 2 nhánh phế quản gốc phải và phế quản gốc trái, chỗ phân chia ra 2 phế quản gốc tương ứng với đốt sống ngực thứ tư, tạo nên một gờ sắc cạnh gọi là Carina và tạo thành với nhau một góc khoảng 70 0 Mỗi phế quản gốc sẽ phân chia nhỏ dần tới các phế nang Toàn bộ các nhánh phân chia của phế quản gọi là cây phế quản

Sau khi qua rốn phổi, mỗi phế quản gốc (bậc một) đi trong phổi theo hướng một trục gọi là thân chính Từ thân chính tách ra các phế quản thùy (bậc hai) theo kiểu chia nhánh bên Các phế quản thùy sẽ tách ra các phế quản phân thùy (bậc ba) Sự phân chia này khác nhau giữa hai phế quản gốc:

- Phế quản gốc phải dài khoảng 2.5cm, rộng hơn, ngắn hơn và thẳng đứng hơn so với phế quản gốc trái Phế quản gốc phải tách ra phế quản thùy trên rồi đi vào phổi phải, tiếp tục chia thành phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới

- Phế quản gốc trái hẹp hơn và ít thẳng đứng hơn phế quản gốc phải, dài gần 5cm và đi vào rốn phổi trái ở ngang mức đốt sống ngực VI Sau khi đi vào rốn phổi, phế quản gốc trái chia thành phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới

Tất cả các phế quản trong phổi được giữ ở trạng thái mở thông nhờ các mảnh sụn; các sụn này giảm dần về số lượng và kích thước sau mỗi lần phân chia và biến mất ở những ống dẫn khí có đường kính dưới 1mm, gọi là các tiểu phế quản Các tiểu phế quản chia thành các tiểu phế quản tận, các tiểu phế quản tận lại chia thành các tiểu phế quản hô hấp Các tiểu phế quản hô hấp có một ít phế nang nhỏ tách ra trực tiếp từ thành của chúng và tận cùng bằng các ống phế nang Mỗi ống phế nang có thành mỏng tận cùng là một phần phình hơn gọi là nhĩ, nhĩ dẫn tới các túi phế nang [13] [16]

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.2.1 Định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh phổ biến, có thể phòng ngừa và điều trị, bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm đáng kể với các phân tử hoặc khí độc hại và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ thể bao gồm phổi bất thường khi còn nhỏ, các bệnh kèm theo có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của bệnh [44]

1.2.2 Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.2.2.1 Triệu chứng lâm sàng

Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, gặp nhiều hơn ở nam giới, có tiền sử hút thuốc lá, hút thuốc lào hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc khói, bụi…

Từ sau 50 tuổi, nguy cơ mắc COPD tăng dần theo lứa tuổi, nam giới có nguy cơ mắc COPD cao hơn gấp 5.7 lần so với nữ giới, những đối tượng hút thuốc lá từ 15 bao/năm trở lên có nguy cơ mắc bệnh gấp 4.9 lần so với những đối tượng hút thuốc lá ít hơn và không hút [21]

Bệnh nhân thường đến khám vì lý do ho, khạc đờm, khó thở, tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng này trong cộng đồng lần lượt là 62.65%, 52.87% và 45.78% theo nghiên cứu tại Nghệ An; 72.2%, 70.8% và 52.8% theo nghiên cứu tại Hà Nội và Bắc Giang [15] [21]

- Ho: ho mạn tính thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT Ho có thể xuất hiện ngay trong 10 năm đầu tiên hút thuốc và/hoặc trong nhiều năm trước khi có tắc nghẽn đường thở biểu hiện trên đo chức năng thông khí phổi, triệu chứng này tiến triển tăng dần theo thời gian Thường ho nhiều vào buổi sáng, có hoặc không kèm theo khạc đờm

- Khạc đờm: đờm nhầy, trong Số lượng đờm thay đổi tùy từng bệnh nhân Nếu có bội nhiễm bệnh nhân thường khạc đờm mủ màu vàng hoặc xanh

- Khó thở: Triệu chứng này có thể xuất hiện cùng với ho hoặc sau khi xuất hiện ho một thời gian Lúc đầu khó thở xuất hiện khi gắng sức, giai đoạn muộn có khó thở thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thể chất của bệnh nhân Khi nhập viện, cần đánh giá mức độ khó thở của bệnh nhân

- Giảm sút cân nặng, ăn kém và suy nhược cơ thể thường gặp trong giai đoạn nặng của bệnh, là yếu tố tiên lượng xấu và cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác như lao hoặc ung thư phổi…

* Triệu chứng toàn thân, thực thể

Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, xuất hiện phù với đặc điểm phù tím, phù mềm, ấn lõm

Thể trạng bệnh nhân BPTNMT ở nhóm kiểu hình khí phế thũng thường gầy hơn nhóm các kiểu hình còn lại, theo tác giả Silva và cộng sự, chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình ở nhóm bệnh nhân BPTNMT có kiểu hình khí phế thũng là 24.1 ± 6.0 kg/m 2 thấp hơn so với nhóm bệnh nhân không phải kiểu hình khí phế thũng [69] Một nghiên cứu khác của tác giả Yang Cao và cộng sự cho thấy mô hình vi khuẩn trong bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân BPTNMT đợt cấp khác nhau ở các nhóm BMI, cụ thể là vi khuẩn gram âm chiếm ưu thế ở nhóm BMI thấp, trong khi vi khuẩn gram dương chiếm ưu thế ở nhóm BMI cao, mặt khác nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thể trạng béo là yếu tố có lợi, giúp hạn chế tiến triển xấu của bệnh [26] Tuy vậy, theo nghiên cứu của tác giả Jing Zhu trên số lượng bệnh nhân lớn hơn thì thể trạng béo chỉ có tác dụng bảo vệ chức năng phổi ở bệnh nhân COPD giai đoạn GOLD III-

IV chứ không có ý nghĩa ở giai đoạn GOLD I-II [73]

Các triệu chứng thực thể thường xuất hiện khi chức năng thông khí phổi đã suy giảm đáng kể:

- Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức

- Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn

- Có sử dụng cơ bụng khi thở ra: thở nghịch thường

- Lồng ngực hình thùng: tăng đường kính trước-sau của lồng ngực

- Dấu hiệu Campbell: khí quản đi xuống ở thì hít vào

- Dấu hiệu Hoover: giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào

- Gõ phổi: gõ vang, nhất là khi có giãn phế nang

- Nghe: tiếng tim mờ, rì rào phế nang giảm, ran rít và ran ngáy Trường hợp bội nhiễm có thể có ran ẩm, ran nổ Theo nghiên cứu của Badgett dấu hiệu rì rào phế nang giảm có độ nhạy trung bình 67% và độ đặc hiệu trung bình 98% [34]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Hùng cho thấy tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng như sau: suy hô hấp 52.2%, bệnh nhân lồng ngực hình thùng

11.3%, rì rào phế nang giảm 87.8%, ran ẩm ran nổ 66.1% [14]

* Dấu hiệu tăng áp động mạch phổi và suy tim phải

- Mắt lồi như mắt ếch do tăng sinh mạch máu màng tiếp hợp

- Tim nhịp nhanh, có thể có loạn nhịp hoàn toàn

- T2 đanh, mạnh, tiếng click tống máu, rung tâm thu ở dọc theo bờ trái xương ức, tăng lên ở thì hít vào

- Dấu hiệu Carvallo: Thổi tâm thu dọc theo bờ trái xương ức tăng lên ở thì hít vào

- Tĩnh mạch cổ nổi đập theo theo nhịp tim, đau vùng gan, đau tăng khi gắng sức Đau hạ sườn phải, lan ra sau lưng

- Phù chân và cổ chướng

Khả năng chẩn đoán bệnh tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT cao hơn gấp 2.46 lần so với những người không bị BPTNMT, bao gồm nguy cơ mắc bệnh như thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh tuần hoàn phổi… [39] Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Đợi cho thấy thời gian mắc bệnh càng dài, bệnh nhân càng xuất hiện nhiều các biến cố, phổ biến trong đó là các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa và các biến cố huyết khối [11]

Với bệnh nhân BPTNMT có giãn phế quản so với bệnh nhân BPTNMT không có giản phế quản có một số sự thay đổi về biểu hiện lâm sàng, như tăng sản xuất đờm hàng ngày, tăng tần suất đợt cấp, tắc nghẽn luồng khí nghiêm trọng hơn, CRP ngoại vi cao hơn, gia tăng tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh, tăng tỷ lệ cư trú của Pseudomonas aeruginosa [54]

1.2.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng

Muốn phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu của bệnh thì nên tiến hành đo chức năng thông khí cho tất cả các bệnh nhân có ho và/hoặc khạc đờm mạn tính dù cho chưa có khó thở Dựa vào chỉ số FEV1 dùng để đánh giá mức độ nặng nhẹ của BPTNMT và để theo dõi tiến triển lâm sàng cũng như đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng bệnh

Việc đo chức năng thông khí khi có các triệu chứng lâm sàng gợi ý chẩn đoán bệnh đã được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT từ lâu với vai trò qua trọng của các chỉ số như FEV1, chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC), chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị của FEV1/FEV6, độ dốc của PEF, độ dốc của 50%FVC có hiệu suất chẩn đoán tương tự FEV1/FVC [45]

Các bất thường trên hình ảnh điện tâm đồ ở bệnh nhân mắc BPTNMT thường liên quan đến tăng áp lực động mạch phổi và thay đổi giải phẫu các buồng tim như tăng gánh nhĩ phải, tăng gánh thất phải, P “phế”, trục phải và block nhánh phải Ngoài ra điện tâm đồ có giá trị trong chẩn đoán các rối loạn nhịp tim như các rối loạn tim nhịp nhanh, rối loạn tim nhịp chậm… và các bất thường khác như rối loạn dẫn truyền, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim Theo Richard Kazibwe và cộng sự cho rằng sự hiện diện đồng thời của bất thường trục sóng P và BPTNMT dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với sự xuất hiện độc lập của BPTNMT và bất thường trục sóng P [51]

Giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân có hình ảnh X-quang ngực bình thường, trên phim chụp có thể thấy hình ảnh “phổi bẩn” Khi bệnh tiến triển nặng có thể thấy rõ các hình ảnh của viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn và khí phế thũng

- Lồng ngực giãn: tăng khoảng sáng trước và sau tim, vòm hoành bị đẩy xuống, xương sườn nằm ngang Một số ít trường hợp vòm hoành phẳng hoặc vòm hoành đảo

- Hình ảnh dày thành phế quản: thường tìm thấy ở phế quản phân thùy trước hoặc sau của thùy trên hoặc phế quản phân thùy trên của thùy dưới

- Hình ảnh bóng khí thũng dưới màng phổi ở đáy phổi, nhiều khi chỉ phát hiện được khi chụp cắt lớp vi tính

- Động mạch phổi ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp với căng giãn phổi

Giãn phế quản

1.3.1 Định nghĩa giãn phế quản

Thuật ngữ “giãn phế quản” tạo thành từ tiếng Hy Lạp, bởi các từ Bronkos (hình ống) và ektasis (giãn dài hoặc giãn rộng)

Giãn phế quản được định nghĩa là giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường Giãn phế quản gây ra do phá hủy lớp cơ và tổ chức liên kết thành phế quản, thường liên quan đến nhiễm khuẩn phế quản [7] [10]

Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ mắc giãn phế quản là 36.2/10000 dân, tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi và cao nhất ở nam giới sau

1.3.2 Cơ chế bệnh sinh giãn phế quản

Giãn phế quản có thể bẩm sinh do nhân tố di truyền nhưng cũng có thể là mắc phải, hậu quả cuối cùng là giãn không hồi phục phế quản Có ba cơ chế quan trọng nhất gây giãn phế quản là: nhiễm khuẩn, tắc phế quản và xơ hóa quanh phế quản

Bình thường vi khuẩn rất khó kết dính vào biểu mô phế quản nhưng khi biểu mô phế quản bị tổn thương do độc tố vi khuẩn thì vi khuẩn lại dễ kết dính vào biểu mô, gây viêm thành phế quản, dần dần làm cho thành phế quản bị phá hủy và bị giãn ra Các vi khuẩn thường gặp trong dịch phế quản ở bệnh nhân giãn phế quản là Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Haemophilus influenzae

Bất thường chức năng thường gặp nhất ở bệnh nhân giãn phế quản là suy giảm khả năng bài xuất chất nhày của biểu mô phế quản, chất nhày ứ đọng lại tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn và phá hủy thành phế quản

Giãn phế quản ở các phân thùy đỉnh thường liên quan đến viêm lao thành phế quản, viêm phế quản phổi dị ứng do Aspergillus, xơ hóa kén [10]

1.3.3 Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong giãn phế quản

Giãn phế quản có thể tồn tại riêng lẻ hoặc đồng thời với BPTNMT, mô hình vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong bệnh phẩm đường hô hấp ở bệnh nhân giãn phế quản nói chung đã được nhiều tác giả mô tả, tỷ lệ các vi khuẩn phân lập được có sự khác nhau tùy từng nghiên cứu, tuy vậy có nhiều nghiên cứu đều đưa ra kết quả thống nhất về sự chiếm ưu thế của Pseudomonas aeruginosa và Haemophilus influenzae

Nghiên cứu của tác giả Sermin Borekci cho thấy 35.5% bệnh nhân giãn phế quản nuôi cấy vi khuẩn trong bệnh phẩm đường hô hấp dương tính, các vi khuẩn bắt gặp với tỷ lệ nhiều nhất là Pseudomonas aeruginosa (20.6%) và Haemophilus influenzae (11.5%) [35] Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Katerina Dimakou với Pseudomonas aeruginosa là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất trong nuôi cấy đờm (43%), tiếp theo là Haemophilus influenzae (12,6%) [40]

Theo một nghiên cứu tại Ấn Độ, nhiễm vi khuẩn Gram âm (chủ yếu là Klebsiella pneumoniae) có liên quan độc lập với tăng tỷ lệ tử vong, trong khi nhiễm Pseudomonas aeruginosa có liên quan thuận đến đợt cấp nặng và tỷ lệ đợt cấp tổng thể [42]

1.3.4 Chẩn đoán, phân loại giãn phế quản

1.3.4.1 Chẩn đoán giãn phế quản

Dựa vào lâm sàng và X-quang phổi chuẩn

- Lâm sàng: ho, khạc đờm mủ kéo dài và/hoặc ho ra máu, đau ngực khu trú, móng tay khum, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ ở vùng giãn phế quản Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhưng không đặc hiệu, có thể gặp ở các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, áp xe phổi, …

Nhìn chung khoảng 7% - 30% bệnh nhân giãn phế quản có hình ảnh trên X-quang phổi bình thường, số còn lại có thể thấy một số hình ảnh tổn thương trên phim [7] Kết hợp lâm sàng và X-quang phổi chuẩn có thể định hướng chẩn đoán giãn phế quản Các hình ảnh X-quang phổi thường gặp:

+ Thành phế quản tạo thành các đường song song (đường ray)

+ Thể tích thùy phổi có giãn phế quản nhỏ lại, thùy phổi lành giãn ra (giãn phổi bù)

+ Vùng phổi có giãn phế quản bị viêm phổi tái diễn tái diễn nhiều lần thường về mùa lạnh

+ Có các ổ sáng nhỏ ở đáy phổi, giống hình ảnh tổ ong, có thể có ổ sáng có mực nước ngang, kích thước thường không quá 2cm, gặp ở giãn phế quản hình túi

+ Xẹp phổi thùy dưới trái: bóng mờ tam giác bị bóng tim che lấp

+ Hình ảnh viêm phổi tái diễn xung quanh ổ giãn gặp nhiều nhất ở típ giãn phế quản phối hợp và ở thùy dưới Hình ảnh ngón tay đi găng hay gặp ở giãn phế quản hình ống thùy trên trái

Các típ giãn phế quản hay gặp hội chứng phế nang (trên 70%) Hội chứng hang ít gặp nhưng độ đặc hiệu cao và chỉ thấy ở giãn phế quản hình túi, thường là hang đơn độc ở thùy trên phổi phải với mực nước ngang ít Hội chứng phế quản cũng gặp nhiều (87.3%) nhưng không đặc hiệu [10]

+ Các đám mờ hình ống biểu hiện của các phế quản bị lấp đầy chất nhầy + Hình ảnh các đường mờ mạch máu phổi co lại, tập trung lại do xẹp phổi gây nên với tắc các phế quản nhỏ do dịch nhầy

+ Giảm tưới máu phổi xuất hiện ở các trường hợp nặng

* Chẩn đoán xác định giãn phế quản

Trước kia, chẩn đoán giãn phế quản dựa vào chụp phế quản cản quang, tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được áp dụng trên lâm sàng

Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao, với các lớp cắt mỏng cho phép quan sát hình ảnh đặc hiệu của giãn phế quản Đối với giãn phế quản hình túi và giãn phế quản hình tràng hạt có độ nhạy cao hơn so với giãn phế quản hình trụ Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán giãn phế quản

Tình hình nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản

1.4.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản trên thế giới

Theo nghiên cứu của Bei Mao và cộng sự năm 2015 cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 3.38 : 1.00, tuổi trung bình 66.9 ± 10.3 tuổi, thời gian khởi phát triệu chứng 14.8 ± 13.3 năm, tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính là là 23.3% trong đó Pseudmonas aeruginosa chiếm tỷ lệ nhiều nhất Về tỷ lệ giãn phế quản hình trụ, hình túi và hỗn hợp lần lượt là 82.3%, 11.5% và 6.4% [55] Năm 2015, nghiên cứu của Yingmeng và cộng sự ghi nhận tỷ lệ giãn phế quản trung bình ở bệnh nhân COPD là 54.3%, dao động từ 25.6% đến 69.0% Bệnh nhân mắc COPD có giãn phế quản có tuổi trung bình lớn hơn, tỷ lệ phân lập Pseudomonas aeruginosa thường xuyên hơn so với những bệnh nhân

COPD không có giãn phế quản [61]

Nghiờn cứu tại Tõy Ban Nha của tỏc giả Sỏnchez-Muủoz năm 2019 cho thấy ở nhóm bệnh nhân COPD có giãn phế quản quan sát thấy rằng tỷ lệ nhiễm Pseudomonas aeruginosa (11.74%) và tỷ lệ tái nhập viện cao hơn so với nhóm bệnh nhân COPD không có giãn phế quản Tỷ lệ nhiễm virus và

Aspergilosis được mô tả lần lượt là 0.03% và 0.79% [68]

Theo nghiên cứu của Silva và cộng sự năm 2022 trên 24 bệnh nhân COPD (GOLD III, GOLD IV) có giãn phế quản cho thấy tỷ lệ bệnh ở nam là 63.0%, tuổi trung bình là 64.2 ± 9.8 tuổi Staphyloccus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Haemophilus influenzae gặp thường xuyên với tỷ lệ lần lượt là

19.0%, 14.3% và 9.5% Tỷ lệ dày thành phế quản rất cao, xuất hiện ở 91.7% bệnh nhân và khí phế thũng phát hiện ở 62.5% bệnh nhân [65]

Theo nghiên cứu của Kathrin Kathnert, ghi nhận tỷ lệ giãn phế quản cao hơn ở thùy giữa, thùy dưới bên phải và thùy dưới bên trái [49]

1.4.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản ở trong nước

Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản Các nghiên cứu chủ yếu thực hiện với mục tiêu so sánh hai nhóm bệnh nhân là bệnh nhân BPTNMT có giãn phế quản và BPTNMT không có giãn phế quản Nghiên cứu về mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh với hình ảnh tổn thương trên HRCT còn rất hạn chế

Theo nghiên cứu của Khương Thị Nhung năm 2016 cho thấy bệnh nhân giãn phế quản ở cả 2 phổi chiếm tỷ lệ 60.0%, giãn phế quản khu trú ở phổi phải là 26.7%, khu trú ở phổi trái 23.3%, vị trí tổn thương được ghi nhận nhiều ở các thùy dưới hai bên (thùy dưới phổi trái là 90,9%, thùy dưới phổi phải là 69,2%) Giãn phế quản hình trụ chiếm tỷ lệ lớn nhất 53.3%, kiểu giãn phế quản chiếm tỷ lệ thấp nhất là giãn phế quản hình túi với 6.7% [20]

Năm 2017, tác giả Đinh Xuân Thắng ghi nhận tuổi trung bình của bệnh nhân là 70.0 ± 9.0 tuổi Tỷ lệ các triệu chứng ho khan, ho ra máu, ho khạc đờm trong, ho khạc đờm mủ, sốt lần lượt là 4.0%, 4.0%, 24.0% và 68.0%,

48.0% Các triệu chứng thực thể như ran nổ/ran ẩm, ran rít/ran ngáy, co kéo cơ hô hấp lần lượt là 44.0%, 86.0%, 52.0% Tỷ lệ nuôi cấy đờm dương tính là 16.0% trong đó ưu thế là Pseudomonas aeruginosa (4/8 bệnh nhân) [22]

Theo nghiên cứu của Bùi Xuân Trà và cộng sự năm 2019 cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 73.2 ± 9.9 tuổi, đa số bệnh nhân là nam giới (90.3%) Có 34/62 mẫu đờm được nuôi cấy với tỷ lệ mẫu đờm nuôi cấy dương tính là 24/34 (70,6%), trong đó vi khuẩn Gram dương chiếm 54,2% (13/24) với đa số là Streptococcus Pneumonia (37,5%) và gram âm chiếm

45,8% (11/24) với Pseudomonas aeruginosa chiếm tỷ lệ lớn nhất (16,7%) Về đặc điểm hình ảnh học, hình ảnh giãn phế quản ở 1/3 dưới phổi chiếm đa số (91,9%), trong đó, giãn dạng hình trụ chiếm 93,6% Hình ảnh khí phế thũng chiếm 80,7%, trong đó dạng trung tâm tiểu thùy chiếm 94,0% [24]

Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Thị Vân Anh tại Trung tâm Hô hấp Bạch Mai (2022) mô tả tỷ lệ các triệu chứng lồng ngực hình thùng, rì rào phế nang giảm, ran rít/ran ngáy, ran ẩm/ran nổ lần lượt là 29.1%, 98,2%, 83.6%, 45.5% Tỷ lệ giãn phế quản hình trụ là lớn nhất với 74.6%, hình tràng hạt có tỷ lệ nhỏ nhất với tỷ lệ 1.8% Pseudomonas aeruginosa nhạy cảm cao với các kháng sinh Ceftazidime, Gentamycin, Ciprofloxacin, Imipenem, Amikacin và đều chiếm 66.7% [6].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu trên 43 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể giãn phế quản có đợt cấp điều trị tại khoa Hô hấp – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn của GOLD 2022 và có bằng chứng giãn phế quản trên phim cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2012

* Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 2022:

- Triệu chứng mạn tính: Ho, khạc đờm, khó thở

- Tiền sử phơi nhiễm đáng kể với các yếu tố nguy cơ: Hút thuốc lá, thuốc lào, ô nhiễm môi trường trong/ngoài nhà, tiếp xúc khói, khí bụi, nghề nghiệp

- Đo chức năng thông khí phổi để chẩn đoán xác định: FEV1/FVC <

70% sau test phục hồi phế quản [44]

* Chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo tiêu chuẩn

- Thay đổi màu sắc của đờm, đờm chuyển thành đờm mủ [30]

* Chẩn đoán giãn phế quản dựa vào hình ảnh đặc hiệu trên phim cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế 2012:

+ Đường kính trong của phế quản lớn hơn động mạch đi kèm

+ Các phế quản không nhỏ dần được quy định là khi một phế quản trên một đoạn dài 2cm có đường kính tương tự phế quản đã phân chia ra phế quản đó + Thấy phế quản ở cách màng phổi thành ngực dưới 1cm

+ Thấy phế quản đi sát vào màng phổi trung thất [7]

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

- Bệnh nhân kèm theo ung thư phổi (nguyên phát và thứ phát), bệnh tự miễn hệ thống, giãn phế quản bẩm sinh

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ 08/2022 đến 07/2023

- Địa điểm nghiên cứu: khoa Hô hấp - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: mô tả

- Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang

- Phương pháp thu thập số liệu: tiến cứu

2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức [12]:

    n: số lượng đối tượng cần nghiên cứu

Z1-  /2: = 1,96 với mức tin cậy là 95% (Ngưỡng α = 0,05) p = 0.917 (Tỷ lệ dày thành phế quản trên phim HRCT lồng ngực ở bệnh nhân COPD có giãn phế quản là 91.7% theo nghiên cứu của Silva [65]) d = 0,1 (d: độ chính xác mong đợi) Áp dụng vào công thức trên tính được n = 31

- Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn tất cả các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu Chúng tôi chọn được 43 bệnh nhân phù hợp.

Các biến số, chỉ số nghiên cứu

2.4.1 Các biến số nghiên cứu

- Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, thể trạng

+ Tiền sử đợt cấp trong 12 tháng trước nhập viện:

- Lâm sàng: khó thở, ho, tính chất đờm, ho ra máu, đau ngực, sốt, phù, tím môi ngọn chi, ngón tay dùi trống, gan to-phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, lồng ngực hình thùng, rì rào phế nang giảm, ran rít-ran ngáy, ran ẩm-ran nổ

+ Xét nghiệm vi sinh: nuôi cấy định danh vi khuẩn trong đờm, kháng sinh đồ, soi tươi đờm

+ Cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao: hình ảnh giãn phế quản, khí phế thũng, kén khí, dày thành phế quản, đông đặc, chồi cây, dày tổ chức kẽ, xẹp phổi, xơ phổi

2.4.2 Các chỉ số nghiên cứu

2.4.2.1 Các chỉ số về đặc điểm chung

- Tỷ lệ bệnh nhân theo giới

- Số tuổi của bệnh nhân

- Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi

- Giá trị BMI của bệnh nhân

- Tỷ lệ bệnh nhân theo thể trạng

2.4.2.2.Các chỉ số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 1

- Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm thời gian mắc bệnh

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân loại tần suất đợt cấp/năm

- Tỷ lệ bệnh nhân theo mức độ khó thở ngoài đợt cấp

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân loại ABCD

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng ho

- Số lượng bệnh nhân theo tính chất đờm

- Số lượng bệnh nhân theo mức độ ho ra máu

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng ho ra máu

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng khó thở

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng đau ngực

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng sốt

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng phù

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng tím môi-ngọn chi

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng ngón tay dùi trống

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng gan to-phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng lồng ngực hình thùng

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng rì rào phế nang giảm

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng ran rít/ran ngáy

- Tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng ran ẩm/ran nổ

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân loại số lượng đờm

- Tỷ lệ bệnh nhân theo vị trí phổi có giãn phế quản

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân loại số lượng thùy phổi có giãn phế quản

- Tỷ lệ bệnh nhân theo vị trí thùy phổi có giãn phế quản

- Tỷ lệ bệnh nhân theo hình thái giãn phế quản

- Tỷ lệ bệnh nhân theo theo tổn thương dày thành phế quản

- Tỷ lệ bệnh nhân theo tổn thương khí phế thũng

- Tỷ lệ bệnh nhân theo tổn thương đông đặc

- Tỷ lệ bệnh nhân theo tổn thương chồi cây

- Tỷ lệ bệnh nhân theo tổn thương dày tổ chức kẽ

- Tỷ lệ bệnh nhân theo tổn thương xẹp phổi

- Tỷ lệ bệnh nhân theo tổn thương xơ phổi

- Tỷ lệ bệnh nhân theo kết quả nuôi cấy vi khuẩn trong đờm

- Tỷ lệ bệnh nhân theo kết quả soi tươi đờm

- Tỷ lệ bệnh nhân theo vi khuẩn gây bệnh

- Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh theo hình thái giãn phế quản

- Tỷ lệ kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa theo kháng sinh đồ

- Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa theo kháng sinh đồ

2.4.2.3 Các chỉ nghiên số phục vụ mục tiêu 2

- Mối liên quan giữa tần số đợt cấp với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa tiền số đợt cấp với hình thái GPQ của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa số lượng đờm với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa đờm đục với hình thái giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với hình thái giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với dày thành phế quản của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa phân loại ABCD với khí phế thũng của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa thể trạng với khí phế thũng của đối tượng nghiên cứu.

Thu thập và xử lý số liệu

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

Mẫu bệnh án thống nhất (phụ lục)

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu tiến cứu

Học viên trực tiếp hỏi bệnh sử, hỏi tiền sử, khám lâm sàng các đối tượng nghiên cứu và chỉ định cận lâm sàng cần thiết để lựa chọn đối tượng nghiên cứu

* Với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định BPTNMT từ trước và hiện tại không thể đo được chức năng thông khí phổi thì phải hỏi kỹ đặc điểm các triệu chứng hô hấp mạn tính (ho, khạc đờm) và khó thở, hỏi kỹ tiền sử tiếp xúc đáng kể với yếu tố nguy cơ (khói thuốc lá, bụi, ) và phải có kết quả đo chức năng thông khí phổi với chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70% sau test phục hồi phế quản trong lịch sử khám bệnh

* Với những bệnh nhân nghi ngờ mắc BPTNMT hoặc đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ trước và đo được chức năng thông khí phổi thì tiến hành đo chức năng thông khí cho bệnh nhân để chẩn đoán xác định BPTNMT Đo chức năng thông khí phổi được thực hiện theo Quy trình kỹ thuật đo thông khí phổi và làm test hồi phục phế quản của Bộ Y tế [3]

* Lựa chọn các bệnh nhân đợt cấp BPTNMT (không thuộc tiêu chuẩn loại trừ) để chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao, lựa chọn tất cả các bệnh nhân có hình ảnh giãn phế quản đặc hiệu vào nghiên cứu Học viên tiến hành hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng kỹ, chỉ định cận lâm sàng và phân tích kết quả cận lâm sàng theo mục tiêu nghiên cứu

2.5.2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Giới tính: thông tin trên giấy tờ tùy thân của bệnh nhân Có 2 dạng giới tính là nam và nữ.

- Tuổi: Được tính từ năm sinh dương lịch trên giấy tờ tùy thân của bệnh nhân đến thời điểm nhập viện, tuổi của bệnh nhân được phân theo các nhóm tuổi sau:

- Cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI):

+ Đo chiều cao, cân nặng bằng cân có gắn thước có sẵn tại khoa

+ BMI được tính theo công thức:

BMI = Cân nặng(Kg)/Chiều cao 2 (kg/m 2 )

+ Thể trạng: Gầy, trung bình, thừa cân

2.5.2.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

- Thời gian mắc bệnh: Tính từ thời điểm bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng ho, khạc đờm mạn tính Tính bằng năm Thời gian mắc bệnh chia thành 3 nhóm:

- Tần suất đợt cấp: Số đợt cấp trong vòng 12 tháng ngay trước ngày nhập viện Tính bằng số lần/năm

- Mức độ khó thở: Đánh giá mức độ khó thở ngoài đợt cấp theo thang điểm mMRC

- Phân loại ABCD: Đánh giá dựa vào tần suất đợt cấp/năm và mức độ khó thở theo mMRC

- Tính chất đờm: số lượng đờm, màu sắc đờm (đục, trong)

- Mức độ ho ra máu: đánh giá theo số lượng máu ho ra/ngày

- Sốt: Đo nhiệt độ tại nách bằng nhiệt kế thủy ngân Sốt khi nhiệt độ

- Gan to-phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính:

+ Đánh giá kích thước gan bằng khám lâm sàng bụng theo phương pháp sờ và gõ

+ Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính

Cách khám: Bệnh nhân tư thế Fowler 45 0 , đặt bàn tay lên vùng hạ sườn phải, ép trong vòng ít nhất 10 giây, người bệnh thở bình thường Đánh giá kết quả: Dương tính khi thời gian tĩnh mạch cổ trở lại bình thường chậm

- Lồng ngực hình thùng: quan sát và đo thấy kích thước lồng ngực trước sau/kích thước lồng ngực 2 bên > 0.9

- Rì rào phế nang, ran phổi: học viên dùng ống nghe y tế, nghe đúng kỹ thuật, đối chiếu kết quả khám với bác sĩ chuyên khoa hô hấp

- Xác định màu sắc đờm: bằng phương pháp quan sát trực tiếp

- Số lượng đờm: Chuẩn bị cốc nhựa có vạch chia, phát cho bệnh nhân khạc đờm vào cốc trong 24 giờ Phân loại số lượng đờm thành 3 nhóm nhẹ, trung bình và nặng

2.5.2.3 Đặc điểm vi sinh vật gây bệnh của đối tượng nghiên cứu

+ Hướng dẫn bệnh nhân lấy đờm đúng cách để xét nghiệm:

Trước hết cho bệnh nhân súc miệng sạch, không súc miệng bằng nước súc miệng có chất sát trùng

Hướng dẫn bệnh nhân hít vào thật sâu rồi hãy cố khạc đờm ra Có thể giúp bệnh nhân khạc đờm bằng cách vỗ nhẹ vào lưng bệnh nhân Bệnh nhân khạc đờm vào lọ vô trùng rộng miệng, nắp chặt Tránh lẫn nhiều nước bọt + Mẫu bệnh phẩm (đờm) đưa đến khoa vi sinh trong vòng một giờ sau khi bệnh phẩm được lấy để nuôi cấy định danh vi khuẩn và soi tươi tìm vi nấm

+ Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng và xử lý trước 2 giờ

+ Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm khoa vi sinh thực hiện kỹ thuật xét nghiệm Bác sĩ chuyên khoa vi sinh đọc kết quả xét nghiệm

+ Đánh giá: Dương tính hay âm tính Nếu dương tính thì thu thập tên vi khuẩn định danh được vào bệnh án nghiên cứu

- Xét nghiệm kháng sinh đồ: Áp dụng với tất cả các trường hợp nuôi cấy vi khuẩn trong đờm dương tính Thực hiện theo hướng dẫn của CLSI Kỹ thuật viên vi sinh thực hiện xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa vi sinh phiên giải kết quả kháng sinh đồ

- Vị trí giãn phế quản: Đánh giá theo phổi, theo thùy phổi, dựa vào kết quả đọc phim HRCT lồng ngực của bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh

- Hình thái giãn phế quản: Có 3 hình thái là giãn phế quản hình trụ, hình tràng hạt và hình túi Giãn phế quản hỗn hợp là khi có ít nhất 2/3 hình thái giãn phế quản xuất hiện đồng thời ở một bệnh nhân Dựa theo kết quả đọc phim của bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh

- Các tổn thương khác trên HRCT: khí phế thũng, dày thành phế quản, đông đặc, chồi cây, dày tổ chức kẽ, xẹp phổi, xơ phổi được đọc bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh

+ Xẹp phổi: là tình trạng tăng đậm độ phổi do dịch hoặc tổ chức đặc thay thế không khí và do đó bờ vùng xẹp phổi thể hiện tình trạng giảm mạnh thể tích phổi Trên phim cắt lớp vi tính xẹp phổi có hình ảnh đặc hiệu do giảm khối lượng phổi và chuyển vị các rãnh liên thuỳ

+ Hình đông đặc phổi: đông đặc phổi do khoảng khí lấp đầy bởi dịch, protein, tế bào Đặc điểm bóng mờ do đông đặc phổi trên phim cắt lớp vi tính là các bóng mờ có tính hợp lưu, phân bố theo thùy, phân thùy phổi; bờ của bóng mờ không đều; có hình ảnh “khí phế quản đồ” Trong vùng mờ đông đặc phổi, không thấy rõ các mạch máu

Xử lý kết quả nghiên cứu

Các số liệu được xử lý và phân tích trên máy tính có cài đặt chương trình phần mềm thống kê y học SPSS 24.0

Các thuật toán được sử dụng:

- Kiểm tra tính phân phối chuẩn của biến định lượng bằng test Kolmogorov-Smirnov Biến có phân phối chuẩn khi p > 0,05 Kiểm tra phương sai đồng nhất hay không bằng Test Homogeneity of Variances Phương sai đồng nhất khi p > 0,05

- Các biến định tính được mô tả bằng số lượng và tỷ lệ % Các biến định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình (± độ lệch chuẩn) cho các biến có phân phối chuẩn; giá trị trung vị (± tứ phân vị) cho các biến không phân phối chuẩn Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất

- Sự khác biệt giữa 2 nhóm định tính được kiểm định bằng “Chi-square test” Trong trường hợp có nhiều hơn 20% ô có tần số kì vọng nhỏ hơn 5, sử dụng “Fisher’s Exact Test” Với bảng m x n (> bảng 2x2) dùng kiểm định

“Phi and Crame’s V” Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được Hội đồng đánh giá đề cương luận văn Bác sĩ Nội trú Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên thông qua

Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thông qua

Nghiên cứu được tiến hành sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo khoa

Hô hấp bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu và đều tự nguyện tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu

Các đối tượng nghiên cứu đều được thăm khám và phỏng vấn theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất

Các đối tượng tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện, được cung cấp đầy đủ các thông tin về nghiên cứu, các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật Đối tượng nghiên cứu có quyền dừng tham gia nghiên cứu tại bất kỳ thời điểm nào

Phần tính toán trung thực để đảm bảo tính khách quan của đề tài.

Sơ đồ nghiên cứu

Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT vào viện

Khai thác tiền sử, hỏi bệnh và khám lâm sàng, kh

Nuôi cấy vi khuẩn trong đờm, kháng sinh đồ, soi tươi vi nấm

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao

Phân tích theo mục tiêu

Kết luận và kiến nghị

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nam là 88.4% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ là

Bảng 3.1 Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71.53 ± 7.43 tuổi Bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 70-79 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (62.8%), thấp nhất là nhóm tuổi 50-59 tuổi (4.3%)

Bảng 3.2 Đặc điểm thể trạng của đối tượng nghiên cứu

Thể trạng Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu là 19.84 ± 1.82 kg/m 2 Bệnh nhân thể trạng bình thường có tỷ lệ lớn nhất (80.5%), tỷ lệ bệnh nhân béo phì là thấp nhất (14.0%)

3.2 Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh HRCT và vi sinh vật gây bệnh của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Đặc điểm thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu

Thời gian mắc bệnh Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trung bình của đối tượng nghiên cứu là

13.21 ± 5.12 năm Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 10 năm có tỷ lệ lớn nhất (72.1%), thời gian mắc bệnh < 5 năm có tỷ lệ thấp nhất 2.3%

Bảng 3.4 Đặc điểm tần suất đợt cấp và mức độ khó thở ngoài đợt cấp của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

- Tỷ lệ bệnh nhân có tần suất đượt cấp ≥ 2 lần/năm là 72.1% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân có tần suất đợt cấp 0-1 lần/năm là 27.9%

- Tỷ lệ bệnh nhân khó thở mức độ trung bình là lớn nhất (46.5%), bệnh nhân khó thở nặng có tỷ lệ thấp nhất (14%)

Biểu đồ 3.2 Đặc đểm phân loại ABCD của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Bệnh nhân nhóm GOLD D có tỷ lệ lớn nhất (55.8%), tiếp đến là nhóm GOLD C, tỷ lệ bệnh nhân nhóm GOLD A là thấp nhất (7.0%)

Bảng 3.5 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

Ho Ho đờm Đờm đục 22 Đờm trong 21 100

Gan to, phản hồi gan TM cửa (+) 4 9.3

- Triệu chứng ho, khó thở, ran rít, ran ngáy có tỷ lệ lớn nhất (100%), tiếp đến là các triệu chứng ran ẩm, ra nổ và lồng ngực hình thùng có tỷ lệ lần lượt là 79.1% và 62.8%

- Tỷ lệ bệnh nhân có ho ra máu là 11.6% trong đó bệnh nhân ho ra máu mức độ ít chiếm số lượng nhiều nhất

Biểu đồ 3.3 Đặc điểm ho đờm của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Bệnh nhân ho đờm số lượng trung bình có tỷ lệ lớn nhất (51.2%), thấp nhất là ho đờm số lượng ít (20.9%)

Bảng 3.6 Đặc điểm vị trí phổi có giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Vị trí GPQ Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Bệnh nhân giãn phế quản ở cả 2 phổi có tỷ lệ lớn nhất (53.5%), tỷ lệ bệnh nhân giãn phế quản khu trú phổi phải và khu trú ở phổi trái lần lượt là 27.9% và 18.6%

Bảng 3.7 Đặc điểm số lượng thùy phổi có giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Vị trí GPQ Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân giãn phế quản ≥ 2 thùy phổi là 65.1%, giãn phế quản 1 thùy phổi là 34.9%

Bảng 3.8 Đặc điểm vị trí thùy phổi có giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Vị trí GPQ Phổi phải Phổi trái Chung n % n % n %

Nhận xét: Thùy dưới là vị trí giãn phế quản có tỷ lệ cao nhất (86%) và thùy trên là vị trí có tỷ lệ thấp nhất (20.9%)

Bảng 3.9 Đặc điểm tổn thương trên HRCT của đối tượng nghiên cứu

Tổn thương phối hợp Số lượng Tỷ lệ

- Giãn phế quản hình trụ có tỷ lệ lớn nhất (55.8%), giãn phế quản hình túi có tỷ lệ thấp nhất (18.6%)

- Khí phế thũng có tỷ lệ 69.8%, trong đó bệnh nhân có khí phế thũng trung tâm tiểu thùy có số lượng nhiều nhất (15/30 bệnh nhân)

Bảng 3.10 Đặc điểm định tính vi sinh vật trong đờm của đối tượng nghiên cứu

Xét nghiệm Số lượng Tỷ lệ

Nuôi cấy vi khuẩn Dương tính 18 41.9 Âm tính 25 58.1

Soi tươi vi nấm Dương tính 3 7.0 Âm tính 40 93

Nhận xét: Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh trong đờm dương tính là

41.9%, soi tươi vi nấm trong đờm dương tính là 7.0%

Bảng 3.11 Đặc điểm định danh vi sinh vật trong đờm của đối tượng nghiên cứu

Xét nghiệm Tên vi sinh vật Số lượng Tỷ lệ

Soi tươi vi nấm Candida spp 3 7.0

Nhận xét: Pseudomonas aeruginosa là vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong đờm với tỷ lệ lớn nhất (11.63%), tiếp đến là Streptococcus pneumoniae với tỷ lệ 7.0% Tỷ lệ soi tươi vi nấm candida spp dương tính là 7.0%

Bảng 3.12 Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh của đối tượng nghiên cứu (n)

Vi khuẩn Hình thái giãn phế quản

Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nuôi cấy vi khuẩn trong đờm dương tính, có 55.6% bệnh nhân giãn phế quản hình trụ, 33.33% bệnh nhân giãn phế quản hình túi và 11.11% bệnh nhân giãn phế quản hỗn hợp

Bảng 3.13 Đặc điểm kháng sinh đồ với Pseudomonas aeruginosa của đối tượng nghiên cứu

Kháng sinh Số mẫu thử

Nhạy cảm Trung gian Kháng n % n % n %

Nhận xét: Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa còn nhạy cảm với kháng sinh Meropenem (100%), Imipenem (80%), Piperacillin/Tazobactam (60%)

Pseudomonas aeruginosa đề kháng 100% với kháng sinh Amikacin và

Gentamycin, 60% với Ceftazidime và 50% với Ciprofloxacin

3.3 Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh với hình ảnh cắt lớp vi tính độ phân giải cao ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tần số đợt cấp với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Tần số đợt cấp GPQ 2 phổi p GPQ ≥ 2 thùy

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản ở 2 phổi, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đợt cấp ≥ 2 lần/năm là 65.2% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đợt cấp < 2 lần/năm (34.8%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản ở 2 thùy phổi, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đợt cấp ≥ 2 lần/năm là 71.4% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đợt cấp

< 2 lần/năm (28.6%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tần số đợt cấp với hình thái giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Tần số đợt cấp Hình thái giãn phế quản

Hình trụ Hình túi Hỗn hợp p

Nhận xét: Tỷ lệ giãn phế quản hỗn hợp ở bệnh nhân có tần suất đợt cấp

≥ 2 lần/năm là 25.8% lớn hơn ở bệnh nhân có tần suất đợt cấp < 2 lần/năm (25.0%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa số lượng đờm với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Số lượng đờm GPQ 2 phổi p GPQ ≥ 2 thùy

Có Không Có Không p Ít n 21 13

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản ở 2 phổi, tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm số lượng trung bình-nhiều là 91.3% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm số lượng ít Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản ≥ 2 thùy phổi, tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm số lượng trung bình-nhiều là 92.9% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm số lượng ít Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

Bảng 3.17 Mối liên giữa khạc đờm đục với hình thái giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản hình trụ, tỷ lệ bệnh nhân không khạc đờm đục là 66.7% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm đục (33.3%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản hình túi, 100% bện nhân khạc đờm đục, không có bệnh nhân không khạc đờm đục Sự khá biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản hỗn hợp, tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm đục là 54.5% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân không khạc đờm đục (45.5%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Vi khuẩn gây bệnh GPQ 2 phổi p GPQ ≥ 2 thùy

- Tỷ lệ bệnh nhân vi khuẩn gây bệnh dương tính có giãn phế quản ở 2 phối là 38.9% thấp hơn so với ở bệnh nhân giãn phế quản 1 phổi (61.1%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

- Tỷ lệ bệnh nhân vi khuẩn gây bệnh dương tính có giãn phế quản ở ≥ 2 thùy phổi là 38.9% thấp hơn so với ở bệnh nhân giãn phế quản ở 1 thùy phổi (61.1%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với hình thái giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

- Tỷ lệ bệnh nhân giãn phế quản hình trụ có vi khuẩn gây bệnh âm tính là 58.3% lớn hơn so với ở bệnh nhân có vi khuẩn gây bệnh dương tính (42.1%)

Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nam là 88.4% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ là

Bảng 3.1 Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71.53 ± 7.43 tuổi Bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 70-79 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (62.8%), thấp nhất là nhóm tuổi 50-59 tuổi (4.3%)

Bảng 3.2 Đặc điểm thể trạng của đối tượng nghiên cứu

Thể trạng Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu là 19.84 ± 1.82 kg/m 2 Bệnh nhân thể trạng bình thường có tỷ lệ lớn nhất (80.5%), tỷ lệ bệnh nhân béo phì là thấp nhất (14.0%).

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh HRCT và vi sinh vật gây bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Đặc điểm thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu

Thời gian mắc bệnh Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trung bình của đối tượng nghiên cứu là

13.21 ± 5.12 năm Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 10 năm có tỷ lệ lớn nhất (72.1%), thời gian mắc bệnh < 5 năm có tỷ lệ thấp nhất 2.3%

Bảng 3.4 Đặc điểm tần suất đợt cấp và mức độ khó thở ngoài đợt cấp của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

- Tỷ lệ bệnh nhân có tần suất đượt cấp ≥ 2 lần/năm là 72.1% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân có tần suất đợt cấp 0-1 lần/năm là 27.9%

- Tỷ lệ bệnh nhân khó thở mức độ trung bình là lớn nhất (46.5%), bệnh nhân khó thở nặng có tỷ lệ thấp nhất (14%)

Biểu đồ 3.2 Đặc đểm phân loại ABCD của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Bệnh nhân nhóm GOLD D có tỷ lệ lớn nhất (55.8%), tiếp đến là nhóm GOLD C, tỷ lệ bệnh nhân nhóm GOLD A là thấp nhất (7.0%)

Bảng 3.5 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

Ho Ho đờm Đờm đục 22 Đờm trong 21 100

Gan to, phản hồi gan TM cửa (+) 4 9.3

- Triệu chứng ho, khó thở, ran rít, ran ngáy có tỷ lệ lớn nhất (100%), tiếp đến là các triệu chứng ran ẩm, ra nổ và lồng ngực hình thùng có tỷ lệ lần lượt là 79.1% và 62.8%

- Tỷ lệ bệnh nhân có ho ra máu là 11.6% trong đó bệnh nhân ho ra máu mức độ ít chiếm số lượng nhiều nhất

Biểu đồ 3.3 Đặc điểm ho đờm của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Bệnh nhân ho đờm số lượng trung bình có tỷ lệ lớn nhất (51.2%), thấp nhất là ho đờm số lượng ít (20.9%)

Bảng 3.6 Đặc điểm vị trí phổi có giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Vị trí GPQ Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Bệnh nhân giãn phế quản ở cả 2 phổi có tỷ lệ lớn nhất (53.5%), tỷ lệ bệnh nhân giãn phế quản khu trú phổi phải và khu trú ở phổi trái lần lượt là 27.9% và 18.6%

Bảng 3.7 Đặc điểm số lượng thùy phổi có giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Vị trí GPQ Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân giãn phế quản ≥ 2 thùy phổi là 65.1%, giãn phế quản 1 thùy phổi là 34.9%

Bảng 3.8 Đặc điểm vị trí thùy phổi có giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Vị trí GPQ Phổi phải Phổi trái Chung n % n % n %

Nhận xét: Thùy dưới là vị trí giãn phế quản có tỷ lệ cao nhất (86%) và thùy trên là vị trí có tỷ lệ thấp nhất (20.9%)

Bảng 3.9 Đặc điểm tổn thương trên HRCT của đối tượng nghiên cứu

Tổn thương phối hợp Số lượng Tỷ lệ

- Giãn phế quản hình trụ có tỷ lệ lớn nhất (55.8%), giãn phế quản hình túi có tỷ lệ thấp nhất (18.6%)

- Khí phế thũng có tỷ lệ 69.8%, trong đó bệnh nhân có khí phế thũng trung tâm tiểu thùy có số lượng nhiều nhất (15/30 bệnh nhân)

Bảng 3.10 Đặc điểm định tính vi sinh vật trong đờm của đối tượng nghiên cứu

Xét nghiệm Số lượng Tỷ lệ

Nuôi cấy vi khuẩn Dương tính 18 41.9 Âm tính 25 58.1

Soi tươi vi nấm Dương tính 3 7.0 Âm tính 40 93

Nhận xét: Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh trong đờm dương tính là

41.9%, soi tươi vi nấm trong đờm dương tính là 7.0%

Bảng 3.11 Đặc điểm định danh vi sinh vật trong đờm của đối tượng nghiên cứu

Xét nghiệm Tên vi sinh vật Số lượng Tỷ lệ

Soi tươi vi nấm Candida spp 3 7.0

Nhận xét: Pseudomonas aeruginosa là vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong đờm với tỷ lệ lớn nhất (11.63%), tiếp đến là Streptococcus pneumoniae với tỷ lệ 7.0% Tỷ lệ soi tươi vi nấm candida spp dương tính là 7.0%

Bảng 3.12 Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh của đối tượng nghiên cứu (n)

Vi khuẩn Hình thái giãn phế quản

Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nuôi cấy vi khuẩn trong đờm dương tính, có 55.6% bệnh nhân giãn phế quản hình trụ, 33.33% bệnh nhân giãn phế quản hình túi và 11.11% bệnh nhân giãn phế quản hỗn hợp

Bảng 3.13 Đặc điểm kháng sinh đồ với Pseudomonas aeruginosa của đối tượng nghiên cứu

Kháng sinh Số mẫu thử

Nhạy cảm Trung gian Kháng n % n % n %

Nhận xét: Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa còn nhạy cảm với kháng sinh Meropenem (100%), Imipenem (80%), Piperacillin/Tazobactam (60%)

Pseudomonas aeruginosa đề kháng 100% với kháng sinh Amikacin và

Gentamycin, 60% với Ceftazidime và 50% với Ciprofloxacin.

Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh với hình ảnh cắt lớp vi tính độ phân giải cao ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tần số đợt cấp với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Tần số đợt cấp GPQ 2 phổi p GPQ ≥ 2 thùy

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản ở 2 phổi, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đợt cấp ≥ 2 lần/năm là 65.2% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đợt cấp < 2 lần/năm (34.8%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản ở 2 thùy phổi, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đợt cấp ≥ 2 lần/năm là 71.4% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đợt cấp

< 2 lần/năm (28.6%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tần số đợt cấp với hình thái giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Tần số đợt cấp Hình thái giãn phế quản

Hình trụ Hình túi Hỗn hợp p

Nhận xét: Tỷ lệ giãn phế quản hỗn hợp ở bệnh nhân có tần suất đợt cấp

≥ 2 lần/năm là 25.8% lớn hơn ở bệnh nhân có tần suất đợt cấp < 2 lần/năm (25.0%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa số lượng đờm với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Số lượng đờm GPQ 2 phổi p GPQ ≥ 2 thùy

Có Không Có Không p Ít n 21 13

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản ở 2 phổi, tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm số lượng trung bình-nhiều là 91.3% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm số lượng ít Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản ≥ 2 thùy phổi, tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm số lượng trung bình-nhiều là 92.9% lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm số lượng ít Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

Bảng 3.17 Mối liên giữa khạc đờm đục với hình thái giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản hình trụ, tỷ lệ bệnh nhân không khạc đờm đục là 66.7% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm đục (33.3%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản hình túi, 100% bện nhân khạc đờm đục, không có bệnh nhân không khạc đờm đục Sự khá biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

- Trong nhóm bệnh nhân giãn phế quản hỗn hợp, tỷ lệ bệnh nhân khạc đờm đục là 54.5% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân không khạc đờm đục (45.5%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với vị trí giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Vi khuẩn gây bệnh GPQ 2 phổi p GPQ ≥ 2 thùy

- Tỷ lệ bệnh nhân vi khuẩn gây bệnh dương tính có giãn phế quản ở 2 phối là 38.9% thấp hơn so với ở bệnh nhân giãn phế quản 1 phổi (61.1%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

- Tỷ lệ bệnh nhân vi khuẩn gây bệnh dương tính có giãn phế quản ở ≥ 2 thùy phổi là 38.9% thấp hơn so với ở bệnh nhân giãn phế quản ở 1 thùy phổi (61.1%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với hình thái giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

- Tỷ lệ bệnh nhân giãn phế quản hình trụ có vi khuẩn gây bệnh âm tính là 58.3% lớn hơn so với ở bệnh nhân có vi khuẩn gây bệnh dương tính (42.1%)

Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

- Tỷ lệ bệnh nhân giãn phế quản hình túi có vi khuẩn gây bệnh dương tính là 75% lớn hơn so với ở bệnh nhân vi khuẩn gây bệnh âm tính (25%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

- Tỷ lệ bệnh nhân giãn phế quản hỗn hợp có vi khuẩn gây bệnh âm tính là 81.8% lớn hơn so với ở bệnh nhân có vi khuẩn gây bệnh dương tính (18.2%) Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với dày thành phế quản của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nuôi cấy dương tính có dày thành phế quản là 83.3% cao hơn ở nhóm bệnh nhân không có dày thành phế quản là 16.7%

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa phân loại ABCD với khí phế thũng của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ khí phế thũng cao nhất ở GOLD D và tăng dần theo phân nhóm từ GOLD A đến GOLD D Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05)

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa thể trạng với khí phế thũng của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân khí phế thũng, tỷ lệ bệnh nhân có thể trạng gầy chiếm tỷ lệ lớn nhất (92.3%) Trong nhóm bệnh nhân không có khí phế thũng, tỷ lệ bệnh nhân thừa cân chiếm tỷ lệ lớn nhất (66.7%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa vi khuẩn gây bệnh với vị trí thùy phổi có giãn phế quản của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân vi khuẩn gây bệnh dương tính có giãn phế quản ở thùy dưới là 72.2% cao hơn so với ở bệnh nhân không có giãn phế quản ở thùy dưới (27.8%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

* Đặc điểm về giới tính

Nghiên cứu được thực hiện trên 43 bệnh nhân được chẩn đoán xác định BPTNMT thể giãn phế quản có đợt cấp điều trị tại khoa Hô hấp - bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 08/2022 đến 07/2023 Trong đó tỷ lệ bệnh nhân nam là 88.4%, bệnh nhân nữ là 11.6%, tỷ lệ nam:nữ là 7.6:1.0 Kết quả nghiên của chúng tôi khá tương đồng với kết quả nghiên cứu trong nước của Khương Thị Nhung (2016) có kết quả tỷ lệ bệnh nhân nam là lệ 93.3%, bệnh nhân nữ là 6.7% và của Bùi Xuân Trà (2019) với tỷ lệ bệnh nhân nam là 90.3%, bệnh nhân nữ là 9.7% [20] [24]

Trong nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bei Mao (2015) trên 311 đối tượng tại Trung Quốc, nhưng tỷ lệ nam:nữ trong nghiên cứu của tác giả này là 3.4:1.0 thấp hơn hơn trong nghiên cứu của chúng tôi là 7.6:1.0 [55] Sự chênh lệch này có thể là do số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế, cần tiến hành nghiên cứu thêm trên cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và của các tác giả kể trên phù hợp với dịch tễ BPTNMT được y văn trên thế giới và trong nước ghi nhận với tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ Tuy vậy giới tính nam không phải là yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Một nghiên cứu lớn được tiến hành trên các bệnh nhân hút thuốc lá, kết quả cho thấy bề dày của thành đường thở ở vị trí phế quản phân thùy và tiểu phế quản ở bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam, nữ giới cũng được chứng minh là có liên quan độc lập với nguy cơ mắc BPTNMT [48] [57] Sự chênh lệch về giới tính với tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ trong BPTNMT được cho là liên quan đến đặc điểm xã hội của nam giới, như thói quen hút thuốc lá, nghề nghiệp tiếp xúc nhiều khói bụi, yếu tố dịch tễ thời thơ ấu,

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 71.53 ± 7.43 tuổi, tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 52 tuổi và tuổi cao nhất là 79 tuổi Tỷ lệ bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 70-79 tuổi là cao nhất với 62.8%, bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 50-59 có tỷ lệ thấp nhất với 14.0% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bùi Xuân Trà

(2019), tuổi trung bình của bệnh nhân là 73.2 ± 9.9 tuổi, độ tuổi ≥ 70 tuổi có tỷ lệ bệnh nhân lớn nhất (59.7%), tỷ lệ thấp nhất ở độ tuổi < 60 tuổi (8.1%) và của tác giả Đinh Xuân Thắng (2017) ghi nhận bệnh nhân thuộc nhóm tuổi ≥

70 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất với 50%, bệnh nhân < 60 tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 14.0% [22]

BPTNMT là một bệnh mạn tính thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 40 tuổi, sau thời gian dài tiếp xúc với các yếu nguy cơ, đây cũng là một trong những đặc điểm quan trọng trong khuyến cáo sàng lọc COPD của GOLD

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số BMI trung bình là 19.84 ± 1.82 kg/m 2 , bệnh nhân thể trạng trung bình chiếm tỷ lệ lớn nhất là 62.8%, thể trạng gầy và thể trạng thừa cân có tỷ lệ lần lượt là 30.2% và 14.0% Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Vân Anh (2020) ghi nhận chỉ số BMI trung bình là 19.5 ± 3.15 kg/m 2 với tỷ lệ bệnh nhân có thể trạng trung bình, thể trạng gầy và thể trạng thừa cân-béo phì lần lượt là 47.3%, 38.2% và 14.5% [6] Một nghiên cứu tại Trung Quốc của tác giả Bei Mao (2015) cũng cho kết quả khá tương đồng với BMI trung bình là 21.1 ± 3.8 kg/m 2 Tuy vậy, một số nghiên cứu tiến hành tại khu vực Âu-Mỹ cho thấy chỉ số khối cơ thể trung bình lớn hơn đáng kể so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, theo tác giả Jianmin Jin là 23.6 ± 5.08 kg/m 2 , tác giả Kathrin

Kahnert là 26.6 ± 4.9 kg/m 2 [47] [50] Sự khác biệt này có thể liên quan đến đặc điểm nhân trắc học theo chủng tộc, điều kiện kinh tế-xã hội của các đối tượng trong từng nghiên cứu Người châu Á thường có chỉ số khối cơ thể thấp hơn so với người châu Âu-Mỹ, cũng chính bởi vậy nên WHO đã ban hành một đánh giá thể trạng theo chỉ số BMI riêng cho người thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình dương với điểm cắt là ≥ 23 là thừa cân [8].

Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh với hình ảnh cắt lớp vi tính ở đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT vào viện

Khai thác tiền sử, hỏi bệnh và khám lâm sàng, kh

Nuôi cấy vi khuẩn trong đờm, kháng sinh đồ, soi tươi vi nấm

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao

Phân tích theo mục tiêu

Ngày đăng: 21/03/2024, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w