1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn iiia iv chưa điều trị thay thế thận tại khoa nội thận tiết niệu và lọc máu bệnh viện trung ương thái nguyên

95 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn IIIa-IV chưa điều trị thay thế thận ở khoa Nội thận tiết niệu và lọc máu bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Tác giả Đinh Hoàng Minh
Người hướng dẫn TS. Vũ Tiến Thăng
Trường học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận văn Bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,12 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý chức năng thận (13)
      • 1.1.1. Giải phẫu thận (13)
      • 1.1.2. Chức năng sinh lý thận (15)
    • 1.2. Bệnh thận mạn (15)
      • 1.2.1. Định nghĩa (15)
      • 1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán (15)
      • 1.2.3. Phân chia giai đoạn của bệnh thận mạn (theo KDIGO 2012) (16)
      • 1.2.4. Phương pháp điều trị (17)
    • 1.3. Đại cương về Tăng huyết áp (18)
      • 1.3.1. Định nghĩa (18)
      • 1.3.2. Phân độ Tăng huyết áp theo bộ y tế Việt Nam (20)
      • 1.3.3. Đo huyết áp phòng khám theo phương pháp chuẩn hóa (20)
      • 1.3.4. Một số thuốc điều trị tăng huyết áp (21)
      • 1.3.5. Phối hợp các nhóm thuốc huyết áp (28)
    • 1.4. Cơ chế tăng huyết áp trên bệnh nhân suy thận mạn (28)
    • 1.5. Điều trị tăng huyết áp ở bệnh thận mạn (29)
      • 1.5.1. Đặc điểm bệnh nhân và yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp trong BTM (29)
      • 1.5.2. Huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân BTM có THA (29)
      • 1.5.3. Đặc điểm của tăng huyết áp trong bệnh thận mạn giai đoạn muộn (31)
      • 1.5.4. Phương pháp điều trị không dùng thuốc (32)
      • 1.5.5. Biện pháp dùng thuốc (0)
      • 1.5.6. Quản lý bệnh nhân BTM giai đoạn IIIa-IV có THA (40)
      • 1.6.1. Trên thế giới (40)
      • 1.6.2. Tại Việt Nam (43)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (45)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (45)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân (45)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (46)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (46)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (46)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (46)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (46)
      • 2.3.3. Cách chọn mẫu (46)
    • 2.4. Biến số, chỉ số và cách đo lường (46)
      • 2.4.1. Biến số (46)
      • 2.4.2. Chỉ số nghiên cứu (49)
      • 2.4.3. Công cụ thu thập số liệu (51)
      • 2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu (51)
    • 2.5. Phương pháp thống kê, phân tích số liệu (56)
    • 2.6. Sai số và hạn chế sai số (57)
      • 2.6.1. Sai số (57)
      • 2.6.2. Hạn chế sai số (57)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (57)
    • 2.8. Sơ đồ quy trình nghiên cứu (58)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (59)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (59)
    • 3.2. Kết quả điều trị tăng huyết áp (64)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (73)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (73)
      • 4.1.1. Đặc điểm về tuổi (73)
      • 4.1.2. Đặc điểm về giới tính (74)
      • 4.1.3. Đặc điểm về dân tộc (74)
      • 4.1.4. Đặc điểm về thể trạng (74)
      • 4.1.5. Đặc điểm về yếu tố nguy cơ của bệnh nhân (74)
      • 4.1.6. Đặc điểm về tiền sử bệnh mắc phải của các bệnh nhân (74)
      • 4.1.7. Đặc điểm về huyết áp của bệnh nhân (75)
      • 4.1.8. Đặc điểm về chỉ số sinh hóa của bệnh nhân (75)
      • 4.1.9. Đặc điểm về một số rối loạn sinh hóa của bệnh nhân (76)
    • 4.2. Kết quả điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân nghiên cứu (77)
      • 4.2.1. Kết quả kiểm soát huyết áp theo giai đoạn BTM (77)
      • 4.2.2. Số nhóm thuốc hạ áp được dùng trên các bệnh nhân (77)
      • 4.2.3. Tình hình sử dụng các nhóm thuốc trong nghiên cứu (78)
      • 4.2.4. Đặc điểm sử dụng thuốc trong nghiên cứu (78)
      • 4.2.5. Mối liên quan giữa tuổi trung bình của các bệnh nhân và kết quả kiểm soát huyết áp (80)
      • 4.2.6. Mối liên quan giữa số nhóm thuốc hạ áp được dùng của các bệnh nhân và kết quả kiểm soát huyết áp (80)
      • 4.2.7. Liên quan giữa việc sử dụng thuốc ức chế thụ thể/ ức chế men chuyển, chẹn kênh calci với việc kiểm soát huyết áp khi bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn trị liệu71 4.2.8. Liên quan giữa việc sử dụng các phác đồ 2 thuốc việc kiểm soát huyết áp (81)
      • 4.2.9. Đặc điểm về chỉ số sinh hóa của bệnh nhân kiểm soát được và không kiểm soát được huyết áp (82)
  • KẾT LUẬN (35)
  • Phụ lục (94)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐINH HOÀNG MINH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN IIIa-IV CHƯA ĐIỀU T

TỔNG QUAN

Sơ lược giải phẫu và sinh lý chức năng thận

Thận có màu nâu đỏ, hình hạt đậu dẹt nên có các mặt trước và sau, các bờ trong và ngoài và các cực trên và dưới Bờ trong lõm ở giữa tại rốn thận, nơi có các các mạch thận đi vào và đi ra khỏi thận, và là nơi bể thận thoát ra ngoài để liên tiếp với niệu quản Mỗi thận có kích thước khoảng 11 cm chiều dài, 6 cm chiều rộng và 3 cm chiều dày (chiều trước-sau) Trong lượng trung bình là 150 gam ở nam và 135 gam ở nữ

Các thận nằm sau phúc mạc, ở hai bên cột sống thắt lưng Đầu trên cùa thận ngang mức bờ trên đốt sống ngực XII, đầu dưới ngang mức đốt sống thắt lưng III

Thận phải ở hơi thấp hơn thận trái, khoảng 1,25 cm Đầu trên của thận phải chỉ ở ngang mức xương sườn XII, đầu trên thận trái ở ngang mức xương sườn XI Trục dọc của thận hướng về phía dưới-bên và trục ngang (trước - sau) hướng về phía sau-trong, vì thế mật trước của thận còn được gọi là mặt trước-ngoài, mặt sau là mặt sau-trong ơ tư thế nằm và chiếu lên mặt trước cơ thể, trung tâm rốn thận ở sấp xỉ mặt phẳng ngang qua môn vị, cách đường giữa khoảng 5 cm Cực trên của thận cách đường giữa 2,5 cm, cực dưới cách 7,5 cm Chiếu lên mặt sau cơ thể, trung tâm của rốn thận ở ngang mức bờ dưới của mỏm gai đốt sống thắt lưng I, cực dưới của thận ở cách mào chậu 2,5 cm Thận xuống thấp hơn khoảng 2,5 cm ở tư thế đứng; chúng dịch chuyển lên và xuống một chút trong lúc thở Đơn vị chức năng của thận là nephron Mỗi nephron có cấu tạo gồm 2 phần: cầu thận để lọc huyết tương, ống thận để tái hấp thu và bài tiết một số chất Cấu tạo cầu thận gồm: bọc Bowman và búi mao mạch cầu thận

Bọc Bowman là một túi lõm hình chén vây kín quanh búi mao mạch cầu thận Thành bọc gồm hai lớp biểu mô ngăn cách nhau bằng một khoang bao hay lông bao

Búi mao mạch cầu thận là một mạng lưới mao mạch nằm giữa tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi Ống thận bao gồm: ống lượn gần, quai Henlé và ống lượn xa Ống lượn xa của nhiều nephron đổ vào một ống góp

Hình 1.1 Giải phẫu đại thể thận [45]

1.1.2 Chức năng sinh lý thận [51]

Thận có nhiều chức năng quan trọng Thận tham gia điều hòa hằng tính nội môi bằng cách điều hòa thể tích và thành phần dịch ngoại bào, điều hòa thăng bằng acid – base thông qua chức năng bài tiết nước tiểu Thận còn có vai trò nội tiết vì bài tiết hormone Renin tham gia điều hòa huyết áp và sản xuất Erythropoetin có tác dụng làm tủy xương tăng sản xuất hồng cầu khi oxy mô giảm Thận còn tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose từ các nguồn không phải Carbohydrate trong trường hợp bị đói ăn lâu ngày và bị nhiễm acid hô hấp mạn tính

Quá trình bài tiết nước tiểu bao gồm: lọc, tái hấp thu, bài tiết và bài xuất

Bệnh thận mạn

Theo KDIGO 2012, bệnh thận mạn được định nghĩa là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng, và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh [16]

Dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau kéo dài trên 3 tháng (Theo KDIGO

2012) [16]: a) Dấu chứng tổn thương thận (1 hoặc nhiều)

Có Albumine nước tiểu (tỷ lệ albumine creatinine nước tiểu> 30mg/g hoặc albumine nước tiểu 24 giờ >30mg/24giờ)

Bất thường cặn lắng nước tiểu

Bất thường điện giải hoặc các bất thường khác do rối lọan chức năng ống thận b) Bất thường về mô bệnh học thận

Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận bất thường

Giảm độ lọc cầu thận (Glomerular filtration rate: GFR) < 60ml/ph/1,73 m 2 (xếp lọai G3a đến G5)

1.2.3 Phân chia giai đoạn của bệnh thận mạn (theo KDIGO 2012)

Năm 2012, với các chứng cứ liên quan đến khác biệt về tử vong, KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) của Hội Thận học Quốc Tế, giai đoạn 3 của BTM được tách thành 3a và 3b, kèm theo bổ sung albumine niệu vào trong bảng phân giai đoạn (hình 1) hỗ trợ cho việc đánh giá tiên lượng và diễn tiến của BTM Việc đánh giá diễn tiến của BTM và nguy cơ diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối cũng dựa vào CGA với

(1) Nguyên nhân của BTM (C: Cause), (2) Phân giai đoạn của GFR (G: Glomerular Filtration Rate), (3) Phân loại của albumine niệu (A: Albumine niệu) Thuật ngữ microalbumin niệu hầu như không còn được dùng tại các phòng xét nghiệm, thay thế bằng albumine niệu bình thường hoặc tăng nhẹ (Tỷ lệ albumin/creatinine nước tiểu hay ACR

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w