Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Biến số, chỉ số và cách đo lường
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Quy trình chọn mẫu:
B1: Tiếp đón bệnh nhân tại phòng khám, lựa chọn các bệnh nhân đã có tiền sử BTM giai đoạn IIIa-IV và THA
B2: Chào hỏi, giới thiệu bản thân, giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, thuyết phục bệnh nhân tham gia nghiên cứu
B3: Tiến hành hỏi bệnh sử, tiền sử, đo huyết áp,lấy chỉ số cân nặng, chiều cao của bệnh nhân rồi tính BMI
Phân độ BMI theo tiêu chuẩn của WHO dành cho người châu Á:
Nhẹ cân: BMI < 18,5
Cân nặng lý tưởng: 18,5 ≤ BMI ≤ 24,9 Thừa cân: BMI ≥ 25
B4: Lấy máu tĩnh mạch ngoại vi làm các xét nghiệm sinh hóa : ure, creatinine, điện giải đồ, HDL-C, LDL-C, Triglycerid, CholesterolTP.
Rối loạn tăng Lipid máu là khi Triglycerid > 2,26mmol/l và/hoặc Cholestrrol toàn phần > 6,2mmol/l và/hoặc LDL-C > 4,13mmol/l (theo tiêu chuẩn ATP III 2001 [5]
Kali máu tăng khi nồng độ Kali trong máu > 5mmol/l Lấy ở lần khám đầu tiên khi bắt đầu thời điểm nghiên cứu - Quy trình đo huyết áp:
B1: Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh tối thiểu 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp. Trước đó 2 giờ không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
B2: Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim.
B3: Sử dụng huyết áp kế và các thiết bị đo đã được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài của bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu phải bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Sau đó, người thực hiện đo huyết áp cần quấn băng đủ chặt, bờ dưới bao đo ở trên nếp lằn khuỷu
tay 2cm và đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
B4: Trước khi đo huyết áp cần xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Sau khi không còn thấy mạch đập cần bơm hơi thêm 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ 2 – 3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu thu được ở thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).
*Lưu ý: Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
Đo huyết áp 2 tay, bên nào có trị số huyết áp cao hơn sẽ lấy làm số liệu
Đo huyết áp 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 1 – 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần chênh nhau trên 10mmHg thì cần đo lại một vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp được ghi nhận là phép chia trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
Ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg). Người ghi lại trị số huyết áp không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo ngay kết quả cho người được đo.
Chỉ số huyết áp đo được ở lần tái khám của bệnh nhân sẽ được đối chiểu để đưa vào nhóm: Kiểm soát được (<130/80mmHg), không kiểm soát được (>130/80mmHg)
- Quy trình lấy máu xét nghiệm:
Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào ống xét nghiệm sinh hóa, sau đó gửi mẫu máu trong vòng 30 phút từ khi lấy mẫu máu. Mẫu máu sẽ được làm các xét nghiệm: Ure, Creatinin, Điện giải đồ, TriGlycerid, Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C bằng máy xét nghiệm sinh hóa tự động tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Chỉ số creatinine máu thu được sẽ được dùng để xác định mức lọc cầu thận ước tính theo công thức MRMD:
eGFR=186x {Creatinine máu (micromol/l)/88,4}-1,154 x tuổi -0,203
Lưu ý: Nếu bệnh nhân là nữ lấy kết quả nhân với 0,742
* eGFR sau đó sẽ dùng để phân giai đoạn BTM theo KDIGO 2012:
Bảng 2.2. Phân độ BTM giai đoạn IIIa-IV theo eGFR dựa vào KDIGO 2012[10]
eGFR Giai đoạn BTM
45-59 IIIa
30-44 IIIb
15-29 IV
- Khai thác tiền sử nghiện thuốc lá:
Theo DSM IV 1994, nghiện thuốc lá là khi thỏa mãn ít nhất 3/7 triệu chứng sau kéo dài trên 12 tháng:
1. Hội chứng dung nạp thuốc lá: – Tăng số điếu thuốc lá hút mỗi ngày cảm giác dễ chịu như trước – Hút số điếu thuốc lá như cũ cảm giác dễ chịu giảm đi so với trước
2. Hội chứng cai thuốc lá:
- Cai thuốc lá => bứt rứt kích thích khó chịu .v.v.
- Hút trở lại => mất các triệu chứng trên 3. Hút lâu hơn và nhiều hơn so với dự kiến
4. Muốn và từng thử cai thuốc lá nhiều lần mà chưa thành công.
5. Dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và hút thuốc lá.
6. Giảm hoặc từ bỏ các hoạt động xã hội khác vì hút thuốc lá.
7. Vẫn tiếp tục hút dù biết ± bị các tác hại do hút thuốc lá.
- Khai thác tiền sử uống nhiều rượu:
Cơ quan Quản lý Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Chất gây nghiện Mỹ (SAMHSA) định nghĩa uống rượu say là uống bốn ly hoặc nhiều hơn đối với phụ nữ và năm ly hoặc nhiều hơn đối với nam giới trong cùng
một thời điểm hoặc uống trong một vài giờ.Uống nhiều rượu được định nghĩa là uống say trong 5 ngày trở lên trong vòng một tháng
- Khai thác phác đồ đang dùng: Bệnh nhân được coi là đang điều trị phối hợp nếu ngày kê đơn của hai nhóm thuốc trở lên trùng nhau ít nhất một tháng (≥28 ngày)
- Khai thác mắc bệnh Đái tháo đường: bệnh nhân được coi là mắc bệnh đái tháo đường khi thỏa mãn một trong 4 tiêu chuẩn sau theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đưa ra hoặc đang được quản lý đái tháo đường theo sổ:
+ Nồng độ glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Người bệnh cần phải nhịn ăn (không ăn, không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ);
+ Nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test:
OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới:
Người bệnh cần nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrate mỗi ngày.
+ HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Ở những người mắc bệnh đái tháo đường có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
+ Trong những trường hợp không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose trong máu (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), những xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường ở trên cần
được thực hiện lặp lại 2 lần để chẩn đoán xác định. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần đầu tiên có thể từ 1 đến 7 ngày.
- Khai thác tiền sử mắc bệnh tim mạch: bệnh nhân được coi là có tiền sử mắc bệnh tim mạch khi họ có tiền sử mắc bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, bệnh mạch máu chi dưới và những bệnh này được thể hiện trên bệnh án điện tử thông qua mã ICD 10