Quản trị mar 1 nhóm 11

35 0 0
Quản trị mar 1   nhóm 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị mkt 1 ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ MARKETING 1 Đề tài: Phân tích môi trường và thị trường mục tiêu của DN? Phân tích chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống của sản phẩm khi sản phẩm vận động qua các giai đoạn của chu kỳ sống? Đề xuất giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của DN? Nhóm: 11 Lớp học phần: 2312MAGM0411 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Thủy Bích Hà Nội, tháng 4 năm 2023 STT Tên thành viên LHC Nhiệm vụ Đánh giá LHP 101 Nguyễn Thị Thư K57T1 2.1.1 & 2.1.2 & 3.1 102 Đỗ Thu Trang K57C2 4.3 & 4.4 103 Nguyễn Thị Huyền Trang K57C1 1.1.1 & 1.1.2 104 Phạm Hoàng Trang (Nhóm Trưởng) & PPT 105 Trần Thu Trang 106 Phan Thị Hương Trà (thư kí) K57T1 1.2.3 & 1.2.4 K57T1 3.2.4 & 3.2.5 Thuyết trình K57C1 2.2.1 & 2.2.2 107 Lê Thanh Trường K57T2 4.1 & 4.2 108 Dương Huy Tuấn K57C1 1.2.1 & 1.2.2 109 Nguyễn Văn Tuấn K57C2 3.2.1 & 3.2.2 110 Đỗ Viết Tuyển K57C2 3.3.1 & 3.3.2 & Word DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11 MỤC LỤC DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11 LỜI MỞ ĐẦU .1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1.1 Môi trường và thị trường mục tiêu 2 1.1.1 Môi trường marketing .2 1.1.2 Thị trường mục tiêu 5 1.2 Chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm 5 1.2.1 Giai đoạn triển khai 5 1.2.2 Giai đoạn tăng trưởng .7 1.2.3 Giai đoạn bão hòa .8 1.2.4 Giai đoạn suy thoái 9 PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TH TRUE MILK .10 2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp TH True Milk .10 2.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh 10 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .10 2.2 Lĩnh vực hoạt động 11 2.2.1 Các dòng sản phẩm của TH True Milk 11 2.2.2 Môi trường và thị trường mục tiêu 13 PHẦN III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CUNG ỨNG GIÁ TRỊ THEO CHU KỲ SỐNG CỦA DÒNG SẢN PHẨM 19 3.1 Giới thiệu về dòng sản phẩm sữa thanh trùng 19 3.2 Các chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống của sản phẩm 19 3.2.1 Giai đoạn triển khai 19 3.2.2 Giai đoạn tăng trưởng .21 3.2.3 Giai đoạn bão hòa 22 3.3 Đánh giá chiến lược marketing của TH True Milk 23 3.3.1 Ưu điểm 23 3.3.2 Nhược điểm .24 PHẦN IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 26 4.1 Xúc tiến 26 4.2 Giá cả 27 4.3 Phân phối 28 4.4 Sản phẩm 28 KẾT LUẬN .30 TÀI LIỆU THAM KHẢO .31 LỜI MỞ ĐẦU “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua các hình thức trao đổi.” (Philip Kotler) Ngày nay, không doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ để thị trường lựa chọn, chắt lọc các doanh nghiệp tốt nhất Chính vì vậy, để tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp luôn cần phải có những định hướng linh hoạt, phù hợp với thị trường Khách hàng sẽ là người quyết định cuối cùng cho sự thành công của doanh nghiệp, điều đó cho thấy rằng doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng và làm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng Điều này gắn liền với các chiến lược marketing của các doanh nghiệp và một trong những chiến lược marketing được coi là hiệu quả nhất đó chính là chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống của sản phẩm Để tìm hiểu rõ hơn về chiến lược này, nhóm 11 đã lựa chọn dòng sản phẩm sữa thanh trùng của TH True Milk - một doanh nghiệp sữa sạch với công nghệ chăn nuôi và sản xuất hàng đầu Việt Nam để làm rõ nội dung của đề tài này 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Môi trường và thị trường mục tiêu 1.1.1 Môi trường marketing - Môi trường Marketing là tổng hợp các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động, các quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng - Sự thay đổi môi trường Marketing ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đối với doanh nghiệp cả theo chiều hướng tốt và theo chiều hướng xấu Môi trường không chỉ thay đổi từ từ để phát hiện, dễ dự báo mà nó luôn có những tiềm ẩn, biến động khôn lường - Nhiệm vụ của người làm Marketing là thông qua nghiên cứu Marketing và hệ thống Marketing để theo dõi, nắm bắt và có những quyết định nhạy bén, thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nắm bắt những cơ hội và phòng ngừa những rủi ro do sự thay đổi của môi trường Marketing đem lại 1.1.1.1 Môi trường bên trong - Môi trường bên trong bao gồm tất cả những lực lượng cũng như là các yếu tố ở bên trong của một doanh nghiệp Chúng đều có sự ảnh hưởng tới hoạt động Marketing trong doanh nghiệp đó Môi trường bên trong bao gồm những thành phần như: + Con người: Nhà quản trị, nhân viên, công nhân… + Tài chính + Máy móc + Nguyên vật liệu + Sản phẩm, hàng hóa - Các thành phần này sẽ được thực hiện thông qua sự kiểm soát của các nhà quản trị Marketing và nó có thể sẽ bị thay đổi nếu như môi trường bên ngoài thay đổi Việc phân tích môi trường bên trong cũng quan trọng giống như phân tích môi trường bên ngoài Nó chính là một phần của tổ chức, có sự ảnh hưởng tới những quyết định quảng bá và tiếp thị với khách hàng 1.1.1.2 Môi trường bên ngoài - Môi trường bên ngoài tạo thành các yếu tố và lực lượng bên ngoài doanh nghiệp Ở đó marketers có ít hoặc không có quyền kiểm soát Môi trường bên ngoài được chia thành hai loại là: Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô a Môi trường Marketing vi mô Bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ khách hàng Đó là những nhân tố nội tại của công ty: Các kênh Marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, tổ chức trung gian… Khách hàng:  Mục đích chính cho sự tồn tại của hầu hết các tổ chức là thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng Mục tiêu của doanh nghiệp là làm hài lòng khách 2 hàng và thu được lợi nhuận Vì vậy, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với mức giá tốt nhất Đây cũng chính là lý do vì sao các chiến lược tiếp thị thường hướng đến việc lắng nghe khách hàng, coi trọng phản hồi của họ để hiểu nhu cầu và đưa ra sản phẩm tốt nhất Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp Nhân viên:  Trong bất kể tổ chức, doanh nghiệp nào thì nhân viên cũng là một trong những yếu tố “nòng cốt”, góp phần quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp Chất lượng của đội ngũ nhân viên phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đào tạo và việc tạo động lực làm việc cho họ Vì vậy, đào tạo và phát triển là rất quan trọng để truyền đạt các kỹ năng tiếp thị cho một cá nhân Nhà cung cấp:  Nhà cung cấp có thể là một người hay tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, linh kiện, lao động… cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động sản xuất Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp là mối quan hệ hai chiều Cả hai đều phụ thuộc vào nhau để tồn tại Điều quan trọng là xác định các nhà cung cấp hiện có trên thị trường và chọn những nhà cung cấp tốt nhất để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Nhà bán lẻ và nhà phân phối (Trung gian Marketing):  Các đối tác kênh đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của hoạt động tiếp thị Từ hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ có thể đưa ra các đề xuất về mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó Đối thủ cạnh tranh:  Cạnh tranh là yếu tố giúp công ty phát triển mạnh mẽ Đối thủ cạnh tranh là những người bán sản phẩm/dịch vụ khác hoạt động trong cùng ngành Trên thực tế, chúng ta có ít khả năng hoặc không thể kiểm soát được hành động của các đối thủ cạnh tranh mà chỉ có thể dự đoán hành vi cạnh tranh và sẵn sàng đối phó với chúng Các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn chiến lược marketing của doanh nghiệp Cụ thể như: lựa chọn thị trường mục tiêu, nhà cung cấp, kênh tiếp thị cũng như liên quan đến danh mục sản phẩm, danh mục giá và kết hợp khuyến mại… Chính phủ:  Các cơ quan của Chính phủ ban hành một số chính sách có ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị, chẳng hạn như: Chính sách giá cả, chính sách tín dụng, chính sách giáo dục… Các doanh nghiệp cần theo dõi các chính sách này và thực hiện các kế hoạch Marketing sao cho phù hợp với các chính sách đó Công chúng:  Doanh nghiệp có một số trách nhiệm đối với xã hội, hướng tới xã hội mà mình đang hoạt động Do đó, tất cả các hoạt động marketing phải được thiết kế để làm tăng phúc lợi cho toàn xã hội b Môi trường Marketing vĩ mô - Bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường Marketing nhưng không ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp 3 - Môi trường Marketing vĩ mô bao gồm tập hợp các yếu tố: Nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, chính trị, công nghệ, văn hóa xã hội… Nhân khẩu học:  Đề cập đến các thuộc tính của dân số trong khu vực mục tiêu như: vị trí, tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số, xu hướng di cư (di cư giữa các vùng hoặc di cư trong nước), những thay đổi trong cơ cấu nhân khẩu học… Đây là yếu tố rất quan trọng giúp nhà tiếp thị phân chia dân cư thành các phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu khác nhau  Sự hiểu biết toàn diện về tất cả các đặc điểm này mang lại bức tranh rõ nét về thành phần nhân khẩu học tổng thể của khu vực Từ đó các nhà tiếp thị có thể xác định nhóm đối tượng khả thi trong khu vực và chuẩn bị các kế hoạch tiếp thị theo địa lý, độ tuổi và các kế hoạch phù hợp với giới tính Nền kinh tế:  Môi trường kinh tế có thể tác động đến cả quá trình sản xuất của tổ chức và quá trình ra quyết định của người tiêu dùng Chính vì thế, các doanh nghiệp đặc biệt rất nhạy cảm với sự xuất hiện của những thay đổi trong nền kinh tế Các yếu tố kinh tế bao gồm: mức thu nhập, GDP, GNP, lãi suất, lạm phát, phân phối thu nhập, tài trợ và trợ cấp của chính phủ, và các biến số kinh tế chính khác Tự nhiên:  Môi trường tự nhiên bao gồm bao gồm các điều kiện khí hậu, thay đổi môi trường, khả năng tiếp cận nguồn nước và nguyên liệu, thiên tai, ô nhiễm, … Công nghệ:  Môi trường công nghệ tạo thành sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển về công nghệ, các giải pháp thay thế công nghệ, các cải tiến đổi mới cũng như rào cản về công nghệ Công nghệ là một trong những nguồn lực lớn nhất, trở thành mối đe dọa hoặc cơ hội cho tổ chức  Có thể nói, yếu tố công nghệ hiện đang là lực lượng có sự phát triển mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng nhất Vì vậy, trước khi đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, một doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về sự phổ biến và sử dụng công nghệ trong các lĩnh vực mục tiêu Nhà tiếp thị cần hiểu sự thâm nhập công nghệ và giao diện công nghệ người dùng của khu vực và từ đó lập kế hoạch sử dụng công nghệ vào các chiến dịch Marketing và truyền thông của doanh nghiệp sao cho phù hợp Chính trị:  Môi trường chính trị và pháp lý bao gồm các bộ luật và chính sách của chính phủ hiện hành ở một quốc gia Nó cũng bao gồm các nhóm áp lực và các cơ quan khác có ảnh hưởng hoặc hạn chế hoạt động của ngành và/hoặc doanh nghiệp trong xã hội  Bao gồm các hành động của chính phủ, luật pháp của chính phủ, chính sách công và các hành vi ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty hoặc doanh nghiệp Những lực lượng này có thể ảnh hưởng đến một tổ chức, doanh nghiệp ở mọi cấp độ, từ cấp địa phương, khu vực đến cấp quốc gia hoặc quốc tế Vì vậy, các nhà tiếp thị và quản trị doanh nghiệp cần chú ý đến các lực lượng chính trị để đánh giá các hành động của chính phủ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công ty của mình Văn hóa xã hội: 4  Khía cạnh văn hóa xã hội của môi trường vĩ mô bao gồm lối sống, giá trị, văn hóa, thành kiến và niềm tin của con người Điều này có sự khác biệt tùy theo từng vùng  Các yếu tố văn hóa trong di sản, lối sống, tôn giáo, … cũng ảnh hưởng đến chiến lược marketing của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội cũng trở thành một phần của tiếp thị và dần dần xuất hiện trong các tài liệu về tiếp thị 1.1.2 Thị trường mục tiêu - Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động Marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định Thị trường mục tiêu chính là những đoạn thị trường hấp dẫn mà doanh nghiệp lựa chọn để tập trung nỗ lực Marketing của mình - Những quyết định về thị trường mục tiêu bao gồm: lựa chọn loại khách hàng nào? (đoạn thị trường nào) và có bao nhiêu loại khách hàng được lựa chọn? - Tầm quan trọng của lựa chọn thị trường mục tiêu Những lý do phải lựa chọn thị trường mục tiêu đó là: + Xuất phát từ thị trường tổng thể: Thị trường tổng thể có quy mô lớn và phức tạp trong khi năng lực của doanh nghiệp không đủ để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của toàn bộ thị trường + Xuất phát từ hoạt động cạnh tranh: Trên thị trường, bên cạnh doanh nghiệp còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp mặt hàng đó với mức độ và phạm vi cạnh tranh ngày càng gay gắt, tinh vi + Xuất phát từ năng lực của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp chỉ có năng lực nhất định, có một vài thế mạnh trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường và cạnh tranh Chính vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phần thì doanh nghiệp cần phải chia nhỏ thị trường tổng thể thành những đoạn thị trường và lựa chọn những đoạn thị trường mà ở đó doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng tốt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khác (được gọi là đoạn thị trường mục tiêu) Để thành công trên thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải có một chiến lược để tạo ra một vị trí mong đợi trên thị trường (định vị thị trường) 1.2 Chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm 1.2.1 Giai đoạn triển khai - Giai đoạn này bắt đầu khi có sản phẩm mới lần đầu tiên được đem ra bán trên thị trường Việc giới thiệu phải mất một số thời gian nên mức tăng doanh số sẽ rất chậm Trong giai đoạn này, mức lãi có thể là âm hoặc rất thấp vì doanh số ít mà chi phí phân phối và quảng cáo lại cao - Ở giai đoạn này, chỉ có một số ít đối thủ cạnh tranh và họ có thể sản xuất những mặt hàng về cơ bản giống với mặt hàng mới vì thị trường lúc này chưa thích hợp cho những cải tiến sản phẩm Doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng sẵn sàng mua nhất, thường là những khách hàng có thu nhập cao Giá cả có xu hướng cao bởi vì: phí tổn cao do sản lượng tương đối thấp; các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất có thể vẫn 5 chưa giải quyết xong; cần có mức lãi cao để bù đắp chi chi phí quảng cáo lớn đến mức cần thiết để đạt được sự phát triển” - Khi giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, các nhà quản trị marketing có thể đặt ra các độ khác nhau cho các yếu tố marketing, như giá cả, phân phối, cổ động Nếu xem xét hai yếu tố giá cả và cổ động thì có bốn phương án chiến lược có thể theo đuổi: + Chiến lược hớt váng nhanh là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức giá ban đầu cao và mức độ cổ động cao Doanh nghiệp tính giá cao để đảm bảo lãi gộp tính trên đơn vị sản phẩm ở mức cao nhất Doanh nghiệp chi phí nhiều cho các hoạt động cổ động như quảng cáo, khuyến mãi, để thuyết phục khách hàng về lợi ích của sản phẩm và để tăng cường tốc độ thâm nhập thị trường Chiến lược này thường được áp dụng trong những trường hợp phần lớn thị trường tiềm năng chưa biết đến sản phẩm; những người đã biết đến sản phẩm mong muốn có được sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao để mua được sản phẩm đó; doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh tiềm tàng; và khi doanh nghiệp muốn tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu + Chiến lược hớt váng chậm là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức giá ban đầu cao và mức độ cổ động thấp Doanh nghiệp tin rằng giá cao sẽ tạo ra mức lãi gộp cao trên đơn vị sản phẩm, còn mức cổ động thấp sẽ giữ cho chi phí marketing ở mức thấp, và do đó sẽ hường có quy mô hạn chế; phần lớn thị trường đã biết đến sản phớt được nhiều lợi nhuận trên thị trường Chiến lược này được áp dụng khi thị tẩm; người mua sẵn sàng trả giá cao; và cạnh tranh tiềm tàng chưa có khả năng xảy ra + Chiến lược thâm nhập nhanh là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức độ cổ động cao và mức giá ban đầu thấp, với hy vọng đạt được tốc độ thâm nhập nhanh và thị phần lớn nhất Chiến lược này chỉ phù hợp khi thị trường lớn và chưa biết đến sản phẩm; hầu hết mọi người mua đều nhạy cảm đối với giá cả; thị trường tiềm ẩn khả năng cạnh tranh gay gắt; doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và tích lũy được kinh nghiệm sản xuất + Chiến lược thâm nhập chậm là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức giá ban đầu thấp và mức độ cổ động thấp Giá thấp sẽ khuyến khích khách hàng nhanh chóng chấp nhận sản phẩm, chi phí cổ động thấp nhằm đạt mức lãi ròng cao Chiến lược này thích hợp với thị trường có nhu cầu co giãn mạnh theo giá, nhưng ít co giãn theo các yếu tố cổ động; thị trường có quy mô lớn, đã biết rõ sản phẩm; và có khả năng tranh tiềm tàng - Marketing mix cho sản phẩm: + Sản phẩm: Sản phẩm được nghiên cứu và tung ra thị trường với các chức năng cơ bản + Giá: Có thể áp dụng 2 chiến lược định giá tùy theo sản phẩm được tung ra thị trường là sản phẩm thuộc nhóm ngành nào Nếu sản phẩm thuộc các nhóm ngành như công nghệ, thời trang, mỹ phẩm có thể áp dụng chiến lược “hớt váng sữa” Đây là chiến lược định một mức giá thật cao cho sản phẩm rồi sau đó hạ dần giá thành để thu được lợi nhuận ngay từ ban đầu Còn nếu sản phẩm là các mặt hàng thông thường như 6 đồ ăn, dầu gội, bột giặt thì áp dụng chiến lược giá xâm nhập thị trường là hoàn toàn hợp lý (đặt mức giá thấp ngay từ ban đầu sau đó tăng dần mức giá lên) + Phân phối: phải lựa chọn các kênh phân phối có chọn lọc và hiệu quả vì nguồn khách hàng ban đầu chưa nhiều nên kênh phải chất lượng + Xúc tiến: Thực hiện rất nhiều chương trình liên quan đến xúc tiến và quảng bá sản phẩm Đối với các sản phẩm như đồ ăn uống hoặc mỹ phẩm có thể cho khách hàng dùng thử, ăn thử Các sản phẩm giá thành lớn hay dịch vụ có thể tặng các phiếu giảm giá, coupon 1.2.2 Giai đoạn tăng trưởng - Nếu một sản phẩm mới đáp ứng được sự mong đợi của thị trường, doanh số sẽ bắt đầu tăng lên nhanh chóng Những người hưởng ứng sớm nhất sẽ tiếp tục mua thêm, các khách hàng khác sẽ bắt đầu mua theo, nhất là khi họ nghe được những lời khen ngợi sản phẩm đó Những đối thủ cạnh tranh mới sẽ thâm nhập vào thị trường để tìm kiếm cơ hội sản xuất và thu lợi nhuận cao Họ sẽ giới thiệu những sản phẩm có bổ sung thêm những đặc tính mới, xây dựng thêm nhiều điểm bán hàng, và điều này sẽ làm cho thị trường được mở rộng Số người cạnh tranh tăng cũng làm tăng số đầu mối bán lẻ và sản lượng của doanh nghiệp cũng phải tăng vọt theo để mong cung cấp đủ hàng - Lợi nhuận tăng suốt trong giai đoạn phát triển, khi mà chi phí quảng cáo được tính trên khối lượng lớn, chi phí sản xuất tính trên mỗi đơn vị cũng giảm nhờ “kinh nghiệm tích lũy” Cuối giai đoạn phát triển, mức độ tăng trưởng chậm dần và các doanh nghiệp chuẩn bị những chiến lược mới cho giai đoạn tiếp theo + Trong giai đoạn phát triển, doanh nghiệp có thể triển khai một số chiến lược marketing để kéo dài thêm mức độ phát triển nhanh chóng của thị trường: + Chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường thêm những đặc tính mới và mẫu mã mới cho sản phẩm + Chiến lược thâm nhập vào những phân đoạn thị trường mới + Chiến lược mở rộng phạm vi phân phối hiện có và tham gia vào những kênh phân phối mới + Chiến lược chuyển mục tiêu quảng cáo từ giới thiệu mặt hàng sáng tạo niềm tin và sự ưa thích sản phẩm + Chiến lược giảm giá đúng lúc để thu hút những khách hàng nhạy cảm với giá cả Marketing-mix:  Về sản phẩm: cải tiến chất lượng sản phẩm, thêm các đặc tính cho sản phẩm để phù hợp với các đoạn thị trường khác nhau, đồng thời nâng cao quy mô sản xuất hướng tới sản xuất sản phẩm tiêu chuẩn hóa (sản phẩm đại trà)  Về giá: có thể áp dụng rất nhiều chính sách định giá trong giai đoạn này tùy thuộc vào sản phẩm và chiến lược của từng công ty Có thể áp dụng định giá theo đoạn thị trường, định giá theo chi phí sản xuất đối với sản phẩm như đồ ăn, sản phẩm tiêu dùng 7

Ngày đăng: 17/03/2024, 10:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan