1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax đối với khách hàng abc

187 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kiểm Toán Khoản Mục Tài Sản Cố Định Hữu Hình Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty TNHH Kiểm Toán Và Tư Vấn Thuế ATAX Đối Với Khách Hàng ABC
Tác giả Nguyễn Thị Bích Trâm
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 30,77 MB

Nội dung

Theo thống kê của BTC được cập nhật đến ngày 3062021 thì tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã có 208 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán, tăng 14 doanh nghiệp so với năm 2020 (BTC, 2020) do công ty mới thành lập và hơn 2311 người được cấp chứng chỉ KTV (BTC, 2020) tăng 61 người so với năm 2020 (BTC, 2020). Số liệu thống kê này cho ta thấy tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu, nhiều công ty hoạt động kiểm toán độc lập ra đời. Doanh nghiệp kiểm toán là một tổ chức độc lập, đáng tin cậy để cung cấp nguồn thông tin mang tính trung thực, hợp lí cho những đối tượng sử dụng như nhà đầu tư, khách hàng, người tiêu dùng,.. Dịch vụ kiểm toán đã góp phần làm phát triển nền kinh tế Việt Nam khi các thông tin trên BCTC được thực hiện công khai minh bạch, làm tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX là hơn 15 năm hoạt động trong ngành, là doanh nghiệp KiT với phương châm “Chất lượng tạo nên sự khác biệt” Trên một BCTC thì khoản mục TCSĐ hữu hình là một khoản mục quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một DN. Để có được một KQKD hiệu quả, việc kiểm soát và sử dụng hợp lý TSCĐ là một điều hết sức cần thiết. Việc KiT khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản. Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên BCTC, chỉ tiêu này dẫn đến sai lệch các chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận, chi phí SXKD trong kỳ. Vì vậy, khi KiT khoản mục này, KTV cần thận trọng vì chỉ một sai sót nhỏ thì cũng có thể dẫn đến việc bỏ qua một sai sót trọng yếu trên BCTC. Nhận thức rõ tầm quan trọng của KiT BCTC đối với khoản mục TSCĐ hữu hình. Cùng với những kiến thức thu nạp trong thời gian học tập tại trường Đại học Duy Tân và sự hỗ trợ nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Phan Thanh Hải cùng với các anh, chị trong phòng kiểm toán BCTC I của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX. Tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX đối với khách hàng ABC” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong KiT BCTC. Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong KiT BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX thực hiện đối với khách hàng ABC. Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện KiT khoản mục TSCĐ hữu hình do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX thực hiện đối với khách hàng ABC.

Trang 1

THUẾ ATAX ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ABC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp em luôn được sự quantâm,hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô hướng dẫn trong Khoa Kế Toáncùng với sự động viên của bạn bè,người thân

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu TrườngĐại học Duy Tân, cùng toàn thể các thầy, cô trong Khoa Kế toán đã tận tình giúp

đỡ cho em suốt thời gian học tại trường

Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầyPGS.TS Phan Thanh Hải- Người đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em cũng nhưcung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết Làm nền tảng cho em có thể hoànthành bài khóa luận tốt nghiệp này

Và gửi cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo và các anh, chị đang công tác tại Công

ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX đã tận tình,giúp đỡ em trong suốt 4tháng thực tập tại đơn vị đã giúp em có những trải nghiệm thực tế và và nghiên cứu

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC THEO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU DO HIỆP HỘI KTV HÀNH NGHỀ VIỆT NAM BAN HÀNH

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục TSCĐ hữu hình

1.1.2 Các nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình

1.1.3 Giá trị hao mòn

1.1.4 Kế toán khoản mục TSCĐ hữu hình

1.2.KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN

1.2.1 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định hữu hình

1.2.2 Những sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ hữu hình

1.3.NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.3 Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo kiểm toán

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ABC

2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX

2.1.1 Giới thiệu chung và Lịch sử hình thành phát triển

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.3 Sứ mạng và tầm nhìn

2.1.4 Các loại hình dịch vụ cung cấp

Trang 4

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ

TƯ VẤN THUẾ ATAX THỰC HIỆN

2.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.2.Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình

2.2.3.Kết thúc kiểm toán

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX THỰC HIỆN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ABC

3.1.NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY ATAX THỰC HIỆN

3.1.1 Ưu điểm

3.1.2 Hạn chế

3.2.NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH DO CÔNG TY ATAX THỰC HIỆN

3.2.1 So sánh thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình tại ATAX với lý thuyết đã học

3.2.2 Ưu điểm và nhược điểm về công tác thực hiện kiểm toán phần hành TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty thực hiện

3.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX

3.3.1.Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX đối với khách hàng ABC

3.3.2.Hoàn thiện thử nghiệm kiểm soát kiểm toán TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX đối với khách hàng ABC

3.3.3.Hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết kiểm toán TSCĐ hữu hình tại công ty Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX đối với khách hàng ABC

3.3.4 Khắc phục hạn chế trong chứng kiến kiểm kê cuối kỳ của KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX

Trang 5

3.3.5.Hoàn thiện những yếu kém trong công tác kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX thực hiện 3.3.6.Các nội dung khác

KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATAX : Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX

BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ

VACPA : Vietnam Association of Certified Public Accountants

(Hội nghề nghiệp kiểm toán viên hành nghề Việt Nam)

(Chuẩn mực kế toán Việt nam)

(Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam)

TT – BTC : Thông tư – Bộ tài chính

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

3.1 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu hình

3.2 Sơ đồ Chu trình của cuộc kiểm toán theo CTKTM 14

Các hình vẽ, ký hiệu dùng trong lưu đồ 70

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Theo thống kê của BTC được cập nhật đến ngày 30/6/2021 thì tính đến thờiđiểm hiện tại Việt Nam đã có 208 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán, tăng

14 doanh nghiệp so với năm 2020 (BTC, 2020) do công ty mới thành lập và hơn

2311 người được cấp chứng chỉ KTV (BTC, 2020) tăng 61 người so với năm 2020(BTC, 2020) Số liệu thống kê này cho ta thấy tốc độ phát triển của nền kinh tế ViệtNam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng cao Để đáp ứngnhu cầu, nhiều công ty hoạt động kiểm toán độc lập ra đời Doanh nghiệp kiểmtoán là một tổ chức độc lập, đáng tin cậy để cung cấp nguồn thông tin mang tínhtrung thực, hợp lí cho những đối tượng sử dụng như nhà đầu tư, khách hàng, ngườitiêu dùng, Dịch vụ kiểm toán đã góp phần làm phát triển nền kinh tế Việt Nam khicác thông tin trên BCTC được thực hiện công khai minh bạch, làm tăng niềm tinđối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Cùng với đó, Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn Thuế ATAX là hơn 15 năm hoạt động trong ngành, là doanh nghiệpKiT với phương châm “Chất lượng tạo nên sự khác biệt”

Trên một BCTC thì khoản mục TCSĐ hữu hình là một khoản mục quantrọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một DN Để có được mộtKQKD hiệu quả, việc kiểm soát và sử dụng hợp lý TSCĐ là một điều hết sức cầnthiết Việc KiT khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việcxác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tàisản Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọngyếu trên BCTC, chỉ tiêu này dẫn đến sai lệch các chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận, chi phíSXKD trong kỳ Vì vậy, khi KiT khoản mục này, KTV cần thận trọng vì chỉ mộtsai sót nhỏ thì cũng có thể dẫn đến việc bỏ qua một sai sót trọng yếu trên BCTC

Nhận thức rõ tầm quan trọng của KiT BCTC đối với khoản mục TSCĐ hữuhình Cùng với những kiến thức thu nạp trong thời gian học tập tại trường Đại họcDuy Tân và sự hỗ trợ nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Phan Thanh Hảicùng với các anh, chị trong phòng kiểm toán BCTC I của Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn Thuế ATAX Tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mụcTSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn

Trang 10

Kết cấu khóa luận:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp được trình bày trong 3chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong KiT

BCTC.

Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong KiT BCTC

tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX thực hiện đối với khách hàng ABC.

Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện KiT khoản mục TSCĐ hữu hình do

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX thực hiện đối với khách hàng ABC.

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH

TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC THEO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU DO HIỆP HỘI KTV HÀNH NGHỀ VIỆT NAM BAN HÀNH

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục TSCĐ hữu hình

1.1.1.1 Khái niệm

Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanhnghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình (Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam –VAS số 03)

Một số khái niệm liên quan

Nguyên giá TSCĐ: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cóđược TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sửdụng

Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao củaTSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáotài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó

Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy đượctác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:

(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:

(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dựtính thu được từ việc sử dụng tài sản

Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữuích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủhiểu biết trong sự trao đổi ngang giá

Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấuhao luỹ kế của tài sản đó

Trang 12

Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sửdụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.

1.1.1.2 Đặc điểm

Trong một doanh nghiệp, TSCĐ hữu hình là một khoản mục có giá trị lớn,thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên BCĐKT TSCĐ có thể đadạng về hình thức vật chất, về nguồn hình thành và có thể phân loại TSCĐ hữuhình theo các tiêu thức phổ biến như sau:

Theo hình thái biểu hiện là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như sau:

 Tài khoản 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc

 Tài khoản 2112: Máy móc, thiết bị

 Tài khoản 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn

 Tài khoản 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý

 Tài khoản 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

 Tài khoản 2118: TSCĐ hữu hình khác

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS số 03, tài sản được ghi nhận làTSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

 Nguyên giá TS phải được xác định một cách đáng tin cậy

 Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 30.000.000 đồng trở lêntheo TT45/2013-BTC)

Theo đó, có thể hiểu TSCĐ hữu hình là những tài sản có giá trị lớn và thờigian sử dụng lâu dài nên có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kì SXKD Trongthời gian sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch chuyểndần vào CP hoạt động và sẽ được thu hồi khi bán hàng hóa, dịch vụ

TSCĐ hữu hình là khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể sovới tổng TS trên BCĐKT Tuy nhiên, KiT TSCĐ thường không chiếm nhiều thờigian vì:

 Số lượng TSCĐ thường không nhiều và phân theo từng nhóm đối tượng cógiá trị lớn

 Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm thường không nhiều

Trang 13

 Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn do khả năngnhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ TSCĐ giữa niên độ thường không cao.

1.1.2 Các nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình

Theo chế độ kế toán hiện hành, khi hạch toán khoản mục TSCĐ hữu hìnhphải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một

hệ thống gồm nhiêu bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiệnmột hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệthống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn theoVSA số 03

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết vớinhau.Trong đó, mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau.Nếu thiếumột bộ phận nào đố mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chínhcủa nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng

bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời ba tiêuchuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thỏamãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình

Đối với vườn cây lâu năm thì từng vườn cây, hoặc cây thỏa mãn đồng thời

ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình

Giá trị TSCĐ hữu hình được phản ánh trên tài khoản 211 theo nguyên giá

Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ Tùy thuộc vào nguồnhình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau:

TSCĐ hữu hình mua sắm

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoảnđược chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm cáckhoản thuế được hoàn lại) và các CP liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng, như: CP chuẩn bị mặt bằng; CP vận chuyển và bốc xếpban đầu; CP lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu dochạy thử); CP thuê chuyên gia và các CP liên quan trực tiếp khác

Trang 14

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thứcgiao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các CP liênquan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trảchậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua.Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạchtoán vào CP theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyêngiá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đivay”

Các khoản CP phát sinh, như: CPQL hành chính, CPSX chung, CP chạy thử

và các CP khác nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐvào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữuhình Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính đượchạch toán vào CPSXKD trong kỳ

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế củaTSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử

Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyểnthành TSCĐ thì nguyên giá là CPSX sản phẩm đó cộng (+) các CPTT liên quanđến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trong các trường hợp trên,mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó

Các CP không hợp lý như: nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc cáckhoản CP khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựnghoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình thuê tài chính

Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyêngiá TSCĐ được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ

Trang 15

hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnhcác khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tàisản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vựckinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳkhoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận

về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi

TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận banđầu theo giá trị hợp lý ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý banđầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các CP liên quantrực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp trích khấu hao

theo mức ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cóTSCĐ tham gia vào chu kì hoạt động kinh doanh

Mức khấu hao TB

=Nguyên giá TSCĐ

Thời gian sử dụnghằng năm của TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hằng năm (Tk) được xác định như sau:

Mức khấu hao tính

=Mức khấu hao năm

Nguyên giá TSCĐ

=

1

Thời gian sử dụngTheo 1 đơn vị sản phẩm

Trong trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh

Trang 16

nghiệp phải xác định lại mức trích KH trung bình của TSCĐ bằng cách lấy GTCLtrên sổ kế toán chia cho TGSD xác định lại hoặc TGSD còn lại (được xác định làchênh lệch giữa TGSD đã đăng kí trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ.

Mức trích KH cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định

là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số KH lũy kế đã thực hiện đến năm trước nămcuối cùng của TSCĐ đó

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Là phương pháp

áp dụng đối với các DN thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi thay đổi và pháttriển nhanh TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích KH theo phươngpháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

 Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)

 Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm Mứctrích khấu hao hằng năm của TSCĐ = GTCL  Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

 Tỷ lệ khấu hao nhanh hằng năm của TSCĐ = Tk  Hệ số điều chỉnh

 Với Tk: là tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Từ trên 4 năm đến dưới 6 năm (4<t≤6) 2

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Là phương

pháp áp dụng đối với DN có TSCĐ hữu hình tham gia vào HĐKD được trích khấuhao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời cácđiều kiện sau:

 Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

 Xác định được tổng số lượng, khối lượng SP sản xuất theo công suất thiết kếcủa TSCĐ

 Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấphơn 100% công suất thiết kế

Mức khấu hao trong = Số lượng sản phẩm  Mức khấu hao bình quân

Trang 17

tháng/năm của TSCĐ xuất trong tháng/năm tính cho 1 đơn vị SPMức khấu hao tính

= Nguyên giá TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế

1.1.4 Kế toán khoản mục TSCĐ hữu hình

1.1.4.1 Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán áp dụng đối với TSCĐ

Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản

Tài khoản sử dụng để hạch toán khoản mục TSCĐ hữu hình là TK 211 –TSCĐ hữu hình Tài khoản này sử dụng để phản ánh tình hình sử dụng vật tư, máymóc, về các khoản TSCĐ hữu hình Tài khoản này cũng được dùng để phản ánhtình hình sử dụng TS hợp lý trong chu kỳ SXKD

Kết cấu tài khoản

Bên nợ:

Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưavào sử dụng do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ,phát hiện thừa

Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cảitạo nâng cấp

Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại

Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý

sử dụng, thanh lý nhượng bán TSCĐ hữu hình

Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa chữaTSCĐ như: các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu

Trang 18

Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ như: Hóa đơn mua, các chứng từliên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán

có liên quan như: phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các TK có liên quan như: Sổ chi tiếtTSCĐ, Sổ cái và sổ tổng hợp các TK có liên quan

Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quantrực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên BCTCđược kiểm toán

Sổ kế toán sử dụng

Sổ chi tiết, sổ tổng hợp của tài khoản 211

Thẻ TSCĐ

Sổ TSCĐ để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, hao mòn TSCĐ

1.1.4.2 Sơ đồ hạch toán TSCĐ hữu hình

1.2.KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN

1.2.1.Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định hữu hình

Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ được thiết lập nhằm đạt mục tiêu bảo vệ tàisản của đơn vị, ngăn ngừa và phát hiện các hành vi lãng phí, gian lận hoặc sử dụngtài sản không hiệu quả Ngoài ra kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng

Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán TSCĐ hữu hình

Trang 19

đắn các chi phí cấu thành nên nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao

để cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về tình hình TSCĐ của đơn vị Docác chi phí này đều quan trọng và giá trị lớn nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệchtrọng yếu trên BCTC Chẳng hạn nếu không phân loại đúng khoản chi nào làm tăngnguyên giá TSCĐ hoặc khoản chi nào phải tính vào chi phí hoạt động của niên độ

sẽ làm cho khoản mục TSCĐ và khoản mục chi phí trong kỳ bị sai lệch Hoặcngược lại, nếu không quy định chặt chẽ về việc mua sắm, thanh lý, bảo dưỡng, thìchi phí phát sinh sẽ lớn hơn thực tế, dẫn đến lỗ tăng gây thiệt hại cho doanh nghiệp

Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẽ đối vớicác khoản mục TSCĐ để ngăn ngừa và phát hiện, xử lý những gian lận, sai sót cóthể xảy ra như đã nêu phần trên và thực hiện một cách đồng bộ để phát huy hết tácdụng của nó

Các thủ tục kiểm soát được xây dựng theo nguyên tắc sau:

Xây dựng hồ sơ riêng cho từng loại TSCĐ từ khâu mua sắm cho đến khithanh lý, nhượng bán tài sản đó

Quy định những thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ và đầu tư xây dựng

cơ bản Mọi trường hợp mua sắm phải được người có thẩm quyền xét duyệt, phùhợp với kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đấu thầu (TSCĐ có giá trị lớn), tuân theocác tiêu chuẩn chung về bàn giao, nghiệm thu,

Tiến hành phân loại TCSĐ của doanh nghiệp và theo dõi: những TSCĐthuộc quyền sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, những tài sảnkhông thuộc quyền sở hữu của đơn vị như tài sản thuê hoạt động, tài sản giữ hộ, thì được theo dõi ngoài bảng

Định kỳ đơn vị nên tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra sự hiện hữu, địađiểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng cũng như phát hiện các tài sản nằm ngoài sổsách, hoặc bị thiếu hụt, mất mát

Quy định về tính khấu hao, phân bổ chi phí khấu hao cho từng bộphận, Ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tiến hành ghi sổ, xác định số khấuhao cần trích lập và chi phí ứng với bộ phận

1.2.2.Những sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ hữu hình

Sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính được chia thành hai loại: Nhầm lẫn,

Trang 20

Gian lận Trong đó:

Gian lận là hành vi có chủ ý lừa dối, có liên quan đến việc tham ô tài sản

hoặc xuyên tạc các thông tin và che dấu nghiệp vụ với mục đích tư lợi

Nhầm lẫn là những lỗi không cố ý, do bỏ sót hoặc do yếu kém về năng lực

gây nên các sai phạm

Trong quá trình kiểm toán, thì KTV dễ dàng phát hiện ra những nhầm lẫnhơn vì nó là lỗi vô ý chỉ do yếu kém, áp lực về thời gian gây ra, còn gian lận thì khóphát hiện vì là lỗi cố ý, có chủ đích tư lợi, tinh vi và được che giấu kĩ càng Tuynhiên sai sót nếu xảy ra có tính hệ thống làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC cũngđược coi như là gian lận

1.2.2.1.Nhầm lẫn thường xảy ra

Nhầm lẫn do quên không kết chuyển nguồn vốn khi dùng nguồn vốn chủ sở

hữu không phải là nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho TSCĐ Chẳng hạn doanhnghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn vốn đầu tư xâydựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp mua bằng nguồn vốn kinhdoanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn

Định khoản sai đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Chẳng hạn như khi

doanh nghiệp tiến hành sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ ra phảihạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ qua ghi Nợ tài khoản 627, tàikhoản 641, tài khoản 642 … thì kế toán lại ghi vào bên Nợ tài khoản 211 làm tănggiá trị khoản mục TSCĐ trên bảng Cân đối kế toán

Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước Chẳng hạn,

đơn vị nhận một TSCĐ của một doanh nghiệp khác cũng hạch toán phụ thuộc trongtổng công ty Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ lẽ ra phảihạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì doanh nghiệp lại hạch toán tăngnguyên giá TSCĐ TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh nghiệp

đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ

Nhầm lẫn trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ Đây là dạng sai sót khá phổ

biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải quan tâm Trong việc ghi sổ, kế toán cóthể sơ ý ghi số tiền sai lệch, nhầm số so với số tiền ghi trong chứng từ Kế toáncũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái

Trang 21

Nhầm lẫn do trùng lặp Sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát

sinh do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khácnhau Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để hạchtoán các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ Khi có nghiệp vụ thanh lý TSCĐphát sinh, kế toán vừa ghi sổ Nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ Nhật ký chung số tiền thuđược trong quá trình thanh lý

Nhầm lẫn do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp

vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành kế toán chưa nắm hết được nộidung hoặc chưa hiểu hết nghiệp vụ nên dẫn đến những sai sót trong quá trình hạchtoán Chẳng hạn doanh nghiệp mua một thiết bị công nghệ tiên tiến gồm có mộtphần là máy móc thiết bị, một phần là chuyển giao công nghệ Kế toán lẽ ra phải ghităng TSCĐ hữu hình phần máy móc thiết bị và ghi tăng TSCĐ vô hình phần giá trịcông nghệ, song kế toán chỉ ghi tổng số tiền mua vào nguyên giá TSCĐ hữu hình

1.2.2.2.Gian lận thường xảy ra

Lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, sửa chứng từ, làmgiả chứng từ liên quan tới chi phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủcông quỹ Kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế để khi hạch toán vàochi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so vớithực tế

Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thuđược do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này

Cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắmTSCĐ để biển thủ công quỹ Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép cácnghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình-một đối tượng rất khó kiểm tra

và đánh giá

Ngoài ra, một vấn đề khác phải quan tâm là doanh nghiệp cố tình điều chỉnhchi phí hoạt động kinh doanh, điều chỉnh chỉ tiêu lãi và thuế phải nộp cho Ngânsách, cố tình tiếp tục trích khấu hao khi TSCĐ đã khấu hao hết

Đơn vị cố tình áp dụng sai các qui định và văn bản hiện hành của Nhà nướcvới mục đích tư lợi

Trang 22

1.3.NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Theo chương trình kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viên hành nghề ViệtNam (VACPA) ban hành theo Quyết định số 496-2019/QQĐ-VACPA ngày01/11/2019 Là bản cập nhật lần thứ 3 của VACPA đối với Chương trình kiểm toánmẫu kiểm toán BCTC ban hành lần đầu năm 2020

Chu trình của cuộc kiểm toán theo CTKTM được chia thành 03 giai đoạn:(1) Kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; và (3) Tổng hợp, kết luận và lậpbáo cáo

Hình 1.2: Sơ đồ Chu trình của cuộc kiểm toán theo CTKTM

Trang 23

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu lập kế hoạch kiểm toán đã được nêu rõ ở phần I-Hướng dẫn chung

trong VSA số 300 Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, Mục tiêu của kiểm

toán và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán là để đảm bảocuộc kiểm toán đựợc tiến hành một cách có hiệu quả

1.3.1.1.Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán (A100)

Theo VSQC1 và CMKiT số 220-“KSCL hoạt động kiểm toán BCT”, DNKiTkhi lập kế hoạch kiểm toán, cần thực hiện công việc chấp nhận khách hàng mới( A110) hoặc xem xét duy trì khách hàng cũ (A120) Một khách hàng kiểm toán chỉđược thực hiện một trong hai mẫu Công ty cần xây dựng chính sách đánh giá rủi rohợp đồng dựa trên xét đoán chuyên môn, căn cứ vào các yếu tố hành nghề, mức độquan tâm của công chúng , trình độ công nghệ và đặc thù nguồn nhân lực của công ty

- Chấp nhận khách hàng mới-Các thủ tục chính

 Thảo luận với KTV tiền nhiệm

 Tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (chuyên môn, nhân lực)

 Đánh giá các yếu tố tìm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán

 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tìm tàng của cuộc kiểm toán

Chấp nhận khách hàng cũ

 Được áp dụng cho khách hàng kiểm toán từ năm thứ 2

 Nội dung đánh giá tương tự mẫu A110- Chấp nhận khách hàng mới, vớinhững sửa đổi:

Đánh giá lại chất lượng khách hàng sau 1 năm làm việc trực tiếp:

o Khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán,

o Tính chính trực của BGĐ,

o Ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán, khả năng hoạt động liên tục

Tiếp tục đánh giá tính độc lập dựa trên nhóm kiểm toán sẽ tham gia và cácdịch vụ khác mà công ty kiểm toán có cung cấp

Lược bớt thủ tục đánh giá rủi ro tìm tàng (Vì đã thực hiện ở năm đầu tiên).Tuy chịu nhiều ảnh hưởng cạnh tranh trong ngành nghề, KTV vẫn luôn cẩn

Trang 24

việc kiểm toán đòi hỏi tính chính xác, trung thực,khách quan, nếu không cẩn thận

sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực, uy tín của KTV và công ty kiểm toán

1.3.1.2.Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200)

Lập hợp đồng kiểm toán (A210)

Luật kiểm toán độc lập và CMKiT số 210 - “Hợp đồng kiểm toán” yêu cầuDNKiT phải cùng đơn vị được kiểm toán giao kết hợp đồng kinh tế trước khi thựchiện dịch vụ

Theo VSA số 210 –Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữacác bên tham gia ký kết( công ty kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa cácbên tham gia ký kết( công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điềukiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán” Hợp đồng là cơ sởpháp lý cho việc cung cấp và thực hiện dịch vụ, giúp hai bên có được những thỏathuận mong muốn nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên

Lựa chọn nhóm kiểm toán

Việc lựa chọn nhóm kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán giúp đạthiệu quả cuộc kiểm toán Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc hỗtrợ nhân sự kiểm toán, thời gian kiểm toán và cân nhắc khi xác định mức trọng yếu

Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) số 220 Kiểm soát chất lượng hoạt

động kiểm toán BCTC, công ty kiểm toán “Phải đảm bảo nhóm kiểm toán và các

chuyên gia không thuộc nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phùhợp”

Việc lựa chọn nhóm kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán giúp đạthiệu quả cuộc kiểm toán Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc hỗtrợ nhân sự kiểm toán, thời gian kiểm toán và cân nhắc khi xác định mức trọng yếu

Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) số 220 Kiểm soát chất lượng hoạt

động kiểm toán BCTC, công ty kiểm toán “Phải đảm bảo nhóm kiểm toán và các

chuyên gia không thuộc nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phùhợp”

Trang 25

1.3.1.3.Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A310)

Mục tiêu:

Xác định và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫnthông qua việc thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động, qua đóđưa ra cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với rủi ro sai sót trọngyếu đã đánh giá

Thủ tục thực hiện

Hiểu biết môi trường chung, ngành nghề các nhân tố bên ngoài

Hiểu biết về doanh nghiệp

Hiểu biết về việc hệ thống kế toán áp dụng

Hiểu biết về kết quả kinh doanh và các thức đánh giá kinh doanh của BGĐ

Xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu và đưa ra thủ tục kiểm toán phùhợp

KTV cần xác định ra những giao dịch bất thường cần quan tâm, các rủi ro cósai sót trọng yếu liên quan tới toàn bộ BCTC và TK cụ thể Các rủi ro có thể pháthiện trong quá trình hoàn thành Mẫu này sẽ được tổng hợp và ghi nhận vào A800.Các rủi ro có sai sót trọng yếu cần được KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản

để xác định

1.3.1.4.Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình có liên quan (A450)

Tìm hiểu chính sách mua sắm, sử dụng và thanh lý TSCĐ hữu hình của công

ty là công việc có tính chất quan trọng việc lập kế hoạch kiểm toán Đối với TSCĐhữu hình phải được trình bày, thuyết minh rõ ràng các khoản mục về khấu hao, chiphí liên quan đến TSCĐ hữu hình Do TSCĐ phát sinh tại các thời điểm khác nhau

và quá trình trích khấu hao thay đổi theo chu kỳ kinh doanh

1.3.1.5.Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (A510)

Theo CMKiT số 315 Xác định và đánh gia rủi ro có sai sót trọng yếu thôngqua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, yêu cầu KTVthực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tụcđánh giá rủi ro trợ giúp KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán

Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng CĐKT và phân tích Báocáo KQHĐKD Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo LCTT

Trang 26

và Thuyết minh BCTC Khi thực hiện phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc: Phântích biến động, phân tích hệ số, phân tích các số dư bất thường.

Hai thủ tục phân tích thường được sử dụng là: Phân tích ngang (phân tích xu

hướng), phân tích dọc (phân tích tỷ suất).

1.3.1.6.Đánh giá chung về HTKSNB và rủi ro gian lận (A600)

Theo CMKiT số 315 yêu cầu KTV phải tìm hiểu KSNB của đơn vị (về mặtthiết kế và triển khai) để đánh giá rủi ro và xác định nội dung, lịch trình, phạm vicủa các thủ tục kiểm toán tiếp theo Việc tìm hiểu và đánh giá KSNB trong giaiđoạn lập kế hoạch này được thực hiện gồm 02 phần: Phần 1 - Đánh giá KSNB ởcấp độ toàn DN (Mẫu A610); Phần 2 - Tìm hiểu KSNB về các chu trình kinh doanhchính (A450) và chu trình khóa sổ, lập và trình bày BCTC (mẫu A460)

Mục tiêu của Mẫu A610 là tìm hiểu và đánh giá KSNB ở cấp độ toàn DN,gồm 05 thành phần: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Quy trình đánh giá rủi ro củađơn vị, (3) Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC và trao đổithông tin, (4) Các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán và (5) Giámsát các kiểm soát Quá trình này làm cơ sở cho KTV thực hiện đánh giá KSNB ởcác chu trình kinh doanh chính và xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu (nếu có)

ở cấp độ DN

1.3.1.7.Xác định mức trọng yếu (A710) và phương pháp xác định cỡ mẫu (A810)

Theo CMKiT số 320- CMKiT số 320 - “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch

và thực hiện kiểm toán” được hiểu là những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, đượccoi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xemxét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sửdụng báo cáo tài chính Việc đánh giá tính trọng yếu có thể tiến hành khái quát nhưsau:

Bước 1: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ

Bước 3: Ước tính tổng sai phạm cho khoản mục TSCĐ

Bước 4: Ước tính sai số kết hợp

Bước 5: So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xét lại ướclượng ban đầu về tính trọng yếu…

Trang 27

Ban đầu KTV ước tính về trọng yếu căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợinhuận, doanh thu, tài sản… cho toàn bộ BCTC Tiếp theo đó tiến hành phân bổmức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC Thông qua các biện pháp kiểm toán,KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và so sánh với mức có thể chấpnhận được đã xác định từ trước để từ đó đưa ra ý kiến của KTV.

Đánh giá tính trọng yếu thường được tiến hành theo hai bước:

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thểchấp nhận được của thông tin tài chính, nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ làmngười đọc hiểu sai về thông tin tài chính Nói cách khác, đó là các sai sót có thểchấp nhận được đối với toàn bộ BCTC

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu có thể thay đổi trong giới hạn cho phéptrong suốt cuộc kiểm toán do việc này là việc làm mang tính trọng yếu, KTV cầnphải xem xét đến những yếu tố liên quan đến bản chất các sai phạm Việc xác địnhmức trọng yếu được KTV trình bày trên GLV A710

Phân tích ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục

Sau khi KTV đã ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC,KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC, để xác định

số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ởmức CP thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC khôngvượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Sau khi xác định được quy mô mẫu chọn, KTV phải xác định các phần tử cábiệt mang đại diện cao cho tổng thể, TSCĐ có mức đầu tư lớn, CP mua sắm cao màkhông có hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, hay hợp đồng mua bán thì coi đó làbất thường

1.3.1.8.Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A900)

Theo CMKiT số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, yêu cầu

KTV phải lập và lưu lại hồ sơ KiT tài liệu về chiến lược KiT tồng thể và kế hoạchkiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là cơ sở cho các KTV thực hiện các cuộc kiểmtoán, kế hoạch kiểm toán hợp lý sẽ nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán Kế hoạch

Trang 28

kiểm toán còn là căn cứ cho các nhà quản lý kiểm tra, soát xét việc thực hiện kiểmtoán.

Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kếhoạch kiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệuquả

1.3.2.Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1.Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình TSCĐ hữu hình (C150)

KTV tiến hành thực hiện mẫu C150 về kiểm tra hệ thống KSNB của doanhnghiệp để quyết định tỷ lệ thực hiện thử nghiệm cơ bản cho chu trình TSCĐ hữuhình

1.3.2.2.Thử nghiệm cơ bản (D730)

Dựa trên kết quả của các thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro

kiểm soát cho các cơ sở dữ liệu liên quan đến TSCĐ hữu hình Nếu rủi ro kiểm soát

ở mức cao, KTV cần mở rộng các thử nghiệm cơ bản và ngược lại nếu rủi ro kiểmsoát ở mức thấp, có thể giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản

Các thử nghiệm cơ bản được trình bày trên GLV D730 Mẫu VACPA –Phụlục 01 Mô tả các thủ tục kiểm toán như thủ tục chung, thủ tục phân tích, thủ tục chitiết

Thủ tục chung: - Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng có nguyên tắc nhất

quán với năm trước và phù hợp với quy định khuôn khổ của chuẩn mực và chế độ

- So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ hữu hình, TSCĐ

vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư năm nay so với năm trước, đánh giátính hợp lý của các biến động lớn

- Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tàisản, so sánh với các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và tríchkhấu hao TSCĐ hiện hành và CMKT liên quan

Trang 29

- So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước

và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi

Thử nghiệm chi tiết:

- Thu thập và bảng tổng hợp biến động từng loại TSCĐ theo nguyên giá vàgiá trị hao mòn lũy kế: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, Bất động sản đầu tư

+ Đối chiếu SDĐK so với BCTC năm trước ( đã được kiểm toán hoặc đãđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt)

+ Đối chiếu số dư giữa BCTC với Biên bản kiểm kê (nếu có) Nếu có chênhlệch phải tìm rõ nguyên nhân

+ Đối chiếu giữa sổ chi tiết TSCĐ với Biên bản kiểm kê (về số lượng và giátrị)

tế của DN tại ngày lập bảng CĐKT

+ Lấy xác nhận của bên thứ ba giữ TSCĐ (nếu có) hoặc trực tiếp quan sát(nếu trọng yếu)

- Kiểm tra tính trình bày và phân loại:

+ Kiểm tra việc trình bày TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang,Bất động sản đầu tư trên BCTC

+ Rà soát danh mục TSCĐ/BĐS đầu tư (chi tiết theo từng tài sản) để đảmbảo việc phân loại giữa TSCĐ HH với BĐS đầu tư, giữa TSCĐ HH với chi phíSXKD hoặc HTK, giữa BĐS đầu tư và hàng hóa BĐS, giữa TSCĐ VH với chi phítrả trước dài hạn là phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được ápdụng

+ Thu thập danh mục TSCĐ dùng để cầm cố, thế chấp, hạn chế sử dụng,…(kết hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn/dài hạn”) và danh mục TSCĐ đã dừnghoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã hết khấu hao

Trang 30

nhưng vẫn còn sử dụng,…(thông qua phỏng vấn KH, kết hợp với thủ tục quan sátthực tế).

1.3.3.Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo kiểm toán

1.3.3.1.Tổng hợp kết quả kiểm toán

Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV phải đánh giá tổng quát về tính trungthực, hợp lý khi ghi nhận TSCĐ hữu hình trong trình bày BCTC, có phù hợp vớiquy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hay không KTV và công ty kiểm toáncần đánh giá sự nhất quán của các thông tin và các bằng chứng kiểm toán được thuthập trong quá trình kiểm toán khi xem xét tổng thể BCTC Cần kiểm tra, xem xétmột số vấn đề sau:

Thứ nhất, TSCĐ hữu hình được ghi nhận tại đơn vị có thuộc quyền sở hữu củađơn vị, có được ghi nhận theo những nguyên tắc chung của chuẩn mực kế toán không.Thứ hai, TSCĐ hữu hình được chuyển đổi thành công cụ, dụng cụ theo nhữngnguyên tắc nào, công ty có các văn bản quy định hay không

Thứ ba, KTV cần chú ý đến phương pháp khấu hao có nhất quán trong mộtniên độ không, xem xét kĩ lưỡng những TSCĐ hữu hình được ghi nhận cuối niên

độ, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ

Xem xét đúng tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của TSCĐ có ảnh hưởng quantrọng trong trình bày báo cáo kiểm toán Để đánh giá tính trọng yếu của TSCĐ,KTV có thể trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc, xem xét các biên bản họp Hội đồngquản trị, các quyết định mua sắm TSCĐ,

1.3.3.2.Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán (B300)

Các loại ý kiến về kiểm toán báo cáo tài chính:

Ý kiến kiểm toán dạng ý kiến chấp nhận toàn phần (B310)

Theo VSA 700 KTV đưa ra ý kiến kiểm toán dạng này khi KTV kết luận rằngBCTC được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trìnhbày BCTC được áp dụng Khi đưa ra ý kiến loại này, trên báo cáo của công tykhách hàng có thể sai sót nhưng đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV

Ý kiến dạng kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần

Theo VSA 705 Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, KTV phải

đưa ra ý kiến dạng này khi KTV cho rằng tổng thể BCTC vẫn còn sai sót trọng yếuhoặc không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận

Trang 31

rằng tổng thể BCTC không còn sai sót trọng yếu.

1.3.3.3.Thư quản lý và tư vấn khách hàng khác (B200)

Để giúp doanh nghiệp chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán và xâydựng, hoàn thiện hệ thống KSNB, KTV lập thư quản lý gửi cho Ban giám đốc củađơn vị Thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể, bao gồm: Tình hình thực tế, khảnăng rủi ro, kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện

đó KTV và công ty kiểm toán phải thông báo những vấn đề kiểm toán liên quanđến quản lý cho những người có thẩm quyền Theo chương trình kiểm toán mẫuVACPA, thư quản lý sẽ được trình bày theo mẫu B210

1.3.3.4.Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo (B110)

Việc soát xét phải được thực hiện các mặt sau:

Quá trình kiểm toán có tuân thủ các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán và phù hợpvới các chính sách của công ty kiểm toán không? Cuộc kiểm toán có đạt đượcnhững mục tiêu của các thủ tục kiểm toán không?

Các kết luận đưa ra có nhất quán với quá trình kiểm toán đã được thực hiệnkhông? Những bằng chứng thu được có hỗ trợ cho việc đưa ra ý kiến về BCTC củacông ty khách hàng hay không?

GLV có được trình bày đúng đắn, đầy đủ, có thích hợp cho từng bước côngviệc không? Bằng chứng thu thập được có được lưu đầy đủ và có cần tìm thêm bằngchứng nữa hay không? Các bằng chứng thu thập được có thống nhất với nhaukhông?

Theo VSA 700 Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán là “Đưa ra ý

kiến kiểm toán về BCTC trên cơ sở đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểmtoán thu thập được Trình bày ý kiến kiểm toán một cách rõ ràng bằng văn bản,trong đó nêu rõ cơ sở ý kiến đó”

Ý kiến của KTV đưa ra trên BCKT là sự đảm bảo rằng BCTC đã phản ánhtrung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, nhưng không đảm bảo tuyệt đốirằng không có bất kỳ sai sót nào trên BCTC đã được kiểm toán KTV chỉ quan tâmđến các yếu tố trọng yếu trên BCTC

Theo chương trình kiểm toán mẫu VACPA, việc soát xét, phê duyệt và pháthành BCKT được trình bày theo mẫu B110

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU

HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ABC

2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX

2.1.1 Giới thiệu chung và Lịch sử hình thành phát triển

2.1.1.1.Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX

Tên tiếng anh: Auditing and Tax Consulting company L.T.D ( ATAX)

Tên giao dịch: A.T.A.X CO.,LTD

Trụ sở chính tại TP Đà Nẵng:

- Địa chỉ: Lô A92, đường 30 tháng Tư, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

- Điện thoại: 0236 3 639 639; Fax: 0236 3 639 638

- Email: atax@vnn.vn

- Website: www.atax.vn

Người đại diện: Ông Phan Văn Liêm-Tổng Giám đốc

Ngoài ra, ATAX còn có chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh, văn phòngđại diện tại TP Hà Nội, Tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh Bình Định

2.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX được Sở Kế hoạch và Đầu

Trang 33

vào ngày 30/6/2006 Với gần 15 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kiểm toán viênchuyên nghiệp, ATAX đã cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, kế toán và đàotạo cho hàng trăm doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong cảnước ATAX luôn cố gắng cung cấp dịch vụ với chất lượng vượt trên cả mong đợicủa KH, giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề phát sinh một cách hiệu quảnhất Với phương châm “Chất lượng tạo nên sự khác biệt”, ATAX đã góp phầnđáng kể vào sự thành công của nhiều KH trên phạm vi cả nước.

Ngày 11/10/2009, ban tổ chức giải “Thương hiệu chứng khoán uy tín” đãtrao Cúp vàng và Chứng nhận đạt giải là tổ chức kiểm toán uy tín năm 2009 choATAX Ngày 12/9/2011, Trung tâm Khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp

đã cấp “Bằng chứng nhận tín nhiệm” cho ATAX trong lĩnh vực Kiểm toán, Tư vấntài chính – kế toán ATAX còn được VACPA khen tặng là đơn vị có nhiều thànhtích xuất sắc trong xây dựng và phát triển ngành kiểm toán độc lập Ngày29/12/2015, Ủy ban nhân dân quận Hải Châu đã công nhận ATAX là “Doanhnghiệp đạt chuẩn văn hóa 5 năm”

Ngày 19/12/2020, ATAX là một trong 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầunăm 2020 do Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Viện Kinh tế và Văn hóa chứngnhận

2.1.2.Cơ cấu tổ chức

Trang 34

Bộ máy tổ chức của ATAX được thiết kế phù hợp theo phạm vi kinh doanhhiện tại Do hoạt động kinh doanh chính của ATAX là Kiểm toán nên cơ cấu củaATAX khá đơn giản và không có nhiều phòng ban Mỗi bộ phận được giao phóchứng năng, nhiệm vụ cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho HĐQT trong việc điềuhành và kiểm soát các hoạt động chung Bên cạnh đó, giữa các bộ phận có sự phâncông rõ ràng, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình và có khảnăng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.

 Chức năng của các bộ phận

Tổng giám đốc: Đây là người có quyền lực nhất trong công ty, là người có

đầy đủ năng lực quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động của công

ty Đây là người đại diện cho công ty trong các giao dịch và chịu hoàn toàn tráchnhiệm trước pháp luật

Phó tổng giám đốc: Là người dưới quyền của tổng giám đốc, có nhiệm vụ

theo dõi các cuộc kiểm toán và thường là trưởng đoàn của các cuộc kiểm toán,đứng ra trao đổi các vấn đề với khách hàng

Phòng Kiểm toán BCTC: Thực hiện các hợp đồng kinh tế cụ thể có liên

quan đến công tác tư vấn, kiểm toán BCTC,…

Phòng kế toán – hành chính: Tiến hành ghi sổ về quá trình thu và chi phát

sinh trong kỳ Bên cạnh đó, còn phụ trách về mảng nhân sự, trao đổi với kháchhàng, lưu trữ các cơ sở thiết bị ở văn phòng công ty

Phòng kiểm toán XDCB: Đảm nhận và thực hiện kiểm toán các công trình

- KTV cấp 1: có kinh nghiệm trên 1 năm

- KTV cấp 2: có kinh nghiệm trên 2 năm

Trang 35

- KTV cấp 3: có kinh nghiệm trên 3 năm.

2.1.3.Sứ mạng và tầm nhìn

Sứ mạng của ATAX là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và luônđảm bảo uy tín với KH Chất lượng của dịch vụ luôn được ATAX đặt lên hàng đầuthể hiện qua phương châm hoạt động “Chất lượng tạo nên sự khác biệt”, mang đếngiá trị cho mọi KH của mình trên khắp Việt Nam

ATAX đặt ra mục tiêu là có thể lọt vào Top 10 doanh nghiệp kiểm toán uytín hàng đầu Việt Nam trong một tương lai không xa Để đạt được điều đó, ATAX

đã, đang và sẽ không ngừng phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn caonhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của KH Đồng thời cải thiện trang thiết bị vàphương tiện làm việc nhằm nâng cao năng suất làm việc của nhân viên ATAX xâydựng một nền văn hóa doanh nghiệp thân thiện và chuyên nghiệp, luôn tạo điềukiện cho mọi nhân viên đều có thể cống hiến và thể hiện hết mọi tài năng của mình

• Kiểm toán BCTC hàng năm

• Kiểm toán hoạt động các dự án

• Kiểm toán tuân thủ

• Soát xét thông tin trên BCTC

• Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thỏa thuận trước

Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư

Một trong những thế mạnh của ATAX là dịch vụ kiểm toán báo cáo quyếttoán vốn đầu tư, kiểm toán giá trị quyết toán công trình xây dựng Kết quả của dịch

Trang 36

vụ trên là cơ sở để đơn vị hoàn tất thủ tục và các bước phê duyệt quyết toán vốn đầu

tư, phê duyệt giá trị quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành Đồngthời cũng cung cấp cho đơn vị những thông tin đáng tin trong lựa chọn đối tác đầutư

2.1.4.2.Tư vấn thuế

ATAX có các chuyên viên cao cấp về thuế với đầy đủ kiến thức chuyên môn

và kinh nghiệm làm việc, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi vấn đề liên quanđến thuế nhằm gia tăng lợi ích của chủ doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tuân thủđúng mọi quy định của pháp luật Dịch vụ tư vấn thuế của ATAX bao gồm:

• Hoạch định chiến lược thuế

• Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh có hiệu quả do ảnh hưởng của thuế

• Kê khai thuế: thuế nhà thầu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế thu nhập cá nhân Quyết toán thuế các loại

• Tư vấn cho doanh nghiệp khi có vướng mắc về thuế

• Hội thảo, đào tạo cập nhật các quy định mới về thuế

2.1.4.3.Kế toán

ATAX cung cấp cho KH các dịch vụ liên quan đến BCTC, sổ sách kế toán

và chứng từ kế toán, đảm bảo thông tin kế toán thể hiện đầy đủ và chính xác nhấttình hình tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra, các thông tin về kế toán quản trị sẽđược báo cáo cho nhà quản lý doanh nghiệp một cách kịp thời nhằm giúp đưa ranhững quyết định hiệu quả Dịch vụ kế toán của ATAX bao gồm:

Trang 37

• Xác định giá trị doanh nghiệp.

• Tư vấn cổ phần hóa, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

• Tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp

• Tư vấn lập dự án đầu tư, thành lập doanh nghiệp

• Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

2.1.4.5.Đào tạo và huấn luyện

Hiện nay, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên luôn là một trongnhững vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong một doanh nghiệp Trình độ của nhânviên quyết định phần lớn sự thành công của một tổ chức Nhận biết được tầm quantrọng đó, ban lãnh đạo ATAX đã phối hợp với đội ngũ các Giáo sư, Tiến sĩ, giảngviên các trường đại học và các chuyên gia nhằm xây dựng những chương trình đàotạo và huấn luyện theo yêu cầu của khách hàng đạt hiệu quả cao Các nội dung đàotạo bao gồm:

• Đào tạo chuyên đề: cập nhật các thay đổi về chế độ kế toán, về thuế,chuẩn mực kế toán, hợp nhất BCTC, báo cáo lưu chuyển tiền tệ …

• Thực hành kế toán (từ cơ bản đến nâng cao)

• Thực hành kiểm toán BCTC

• Các chuyên đề theo yêu cầu cụ thể của khách hàng

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ

TƯ VẤN THUẾ ATAX THỰC HIỆN

2.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1.Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá lại rủi ro hợp đồng (GLV A100)

Đây là bước công việc tiền KiT được ATAX thực hiện để xác định có nêntiếp tục chấp nhận KiT cho khách hàng cũ (A120) hay thực hiện một hợp đồngkiểm toán với khách hàng mới (A110) hay không Dựa trên cơ sở đó, KTV sẽ xâydựng kế hoạch KiT phù hợp

Trước mỗi kì KiT hàng năm, ATAX đều sẽ thực hiện việc tiếp cận kháchhàng nhằm nắm bắt tình hình cụ thể về hoạt động của khách hàng Nếu là kháchhàng mới (khách hàng kiểm toán năm đầu tiên) bắt đầu bằng việc KH trực tiếp liên

Trang 38

hệ với công ty để yêu cầu KiT hoặc thông qua sự quen biết ngoại giao giữa BGĐtừng phòng ban của công ty ATAX hoặc là sẽ được biết đến qua giới thiệu Cònnếu là KH thường xuyên đã được công ty KiT hằng năm thì công ty có thể liên hệtrực tiếp với khách hàng hoặc khách hàng có thể tự trực tiếp liên hệ với công ty khi

có yêu cầu về kiểm toán thông qua Thư mời kiểm toán

Công ty ABC là khách hàng mới trong các năm gần đây của công ty ATAX.Được biết công ty đã tự liên hệ với công ty ATAX để cung cấp dịch vụ, tư vấn,kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về kế toán và thuế thường xuyên Kết thúc niên độ

kế toán, công ty ABC đã có thông báo bằng văn bản cho Công ty ATAX và yêu cầulập kế hoạch kiểm toán KTV nhận thấy Ban Giám Đốc của công ty ABC có ýthức chấp hành tốt các quy định của Luật pháp Việt Nam, không có gì nghi ngờphát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến chính trực, có thể tin cậy được; cậpnhật thông tin khách hàng và đánh giá không có rủi ro nào nên khiến cho KTV phảingừng cung cấp dịch vụ KiT, đồng thời nhận thấy có khả năng thực hiện cuộc KiT

Vì vậy, ATAX đã quyết định chấp nhận KiT cho ABC Nội dung thực hiện ở mẫuA120-Phụ lục 02-Hồ sơ kiểm toán

2.2.1.2.Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (GLV A200)

Chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán

Đây là năm thứ 3 ATAX kiểm toán cho công ty ABC cho nên cũng đã quenvới kinh nghiệm KiT từ năm trước, vì vậy ATAX đã lựa chọn các thành viên trongnhóm KiT chủ yếu là những thành viên đã KiT từ năm trước Vì những thành viênnày đã có nhiều hiểu biết về công ty và kinh nghiệm từ trước Việc chuẩn bị nhân sựcho một cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ theo quy định củaChuẩn mực kiểm toán VN và đảm bảo cuộc KiT được thực hiện một cách hiệu quảnhất

Danh mục tài liệu cần cung cấp (A240)

Trước khi tiến hành KiT, ATAX sẽ gửi cho khách hàng một bảng danh mụccác tài liệu cần khách hàng cung cấp để phục vụ cho cuộc KiT; đảm bảo các tài liệuđược cung cấp đầy đủ để cuộc KiT diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho các KTV dễdàng tìm hiểu và kiểm tra nhanh chóng trong thời gian KiT Các tài liệu sẽ đượcATAX lưu giữ lại trong hồ sơ thường trực và hồ sơ làm việc làm bằng chứng cho

Trang 39

cuộc KiT Theo chương trình KiT mẫu, danh mục tài liệu cung cấp được thể hiệnqua GLV A240 –Phụ lục 03

Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán (A250)

Việc phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán được thể hiện qua GLV A250 –Phụ lục 04, thể hiện những công việc cụ thể đã được phân công cho từng thànhviên trong kiểm toán đối với tất cả các bước công việc thực hiện cuộc kiểm toán

Cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán (A260)

Cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán rất là quan trọng trong công cuộcKiT, nó thể hiện một trong những yêu cầu đối với KTV nói riêng và công ty KiTnói chung Đảm bảo được sự tuân thủ các quy định về tính độc lập theo Chuẩn mựcđạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam Nội dung này được thể hiệntrên GLV A260 –Phụ lục 05

Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV (A270)

Mục tiêu của GLV A270 là đảm bảo không tồn tại các yếu tố trọng yếu cóthể ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của thành viên nhóm kiểmtoán Mặc dù là khách hàng thường xuyên nhưng không có quan hệ mật thiết nàongoài quan hệ công việc Không có thành viên KiT nào có lợi ích từ khách hàngthông qua cung cấp dịch vụ Nội dung kiểm tra sẽ được thực hiện về quan hệ giữacông ty KiT hoặc thành viên KiT với khách hàng Qua quá trình đánh giá soát xétcông ty ATAX hoặc thành viên KiT sẽ tự kiểm tra về tính độc lập của mình Côngviệc này được thể hiện qua GLV A270 –Phụ lục 06

Theo dõi luân chuyển KTV phụ trách (A271)

Mục tiêu là theo dõi và luân chuyển kịp thời các thành viên chủ chốt củanhóm kiểm toán và người soát xét KSCL để đảm bảo tính độc lập với khách hàngtheo yêu cầu của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Được thểhiện qua GLV A271 -Phụ lục 07

Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán (A280)

Trang 40

Mục tiêu của GLV A280 là ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đếntính độc lập của DNKiT hay các thành viên trong nhóm KiT thể hiện thông quabảng câu hỏi ở GLV A280

Trao đổi với BGĐ về kế hoạch kiểm toán (A290)

Theo CMKiT số 300 quy định thì KTV phải thảo luận một số vấn đề về lập

kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán nhằm nâng cao hiệuquả, tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán Công ty ATAX thểhiện những công việc, phạm vi kiểm toán, kế hoạch kiểm toán kết thúc năm, cácvấn đề được quan tâm và kiến nghị, quy định,… trong quá trình KiT thông quaGLV A290 –Phụ lục 08

Soát xét các vấn đề trao đổi với BQT (A291)

Soát xét nội dung các vấn đề cần trao đổi và phương thức trao đổi với Banquản trị đơn vị được kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các quy định và hướng dẫn củaCMKiT Việt Nam số 260 và số 265 Các vấn đề cần trao đổi thể hiện qua mẫuGLV A291 –Phụ lục 9

Thư trao đổi với BQT về tính độc lập của kiểm toán viên (A292)

Công ty ATAX trước khi thực hiện kiểm toán thì phải lập và gửi thư trao đổiđến khách hàng Trao đổi với BQT đơn vị được kiểm toán về tính độc lập KTV làyêu cầu bắt buộc đối với đơn vị được kiểm toán là tổ chức niêm yết Mẫu này thểhiện qua GLV A292 –Phụ lục 10

2.2.1.3.Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (GLV A310)

Mục tiêu là thu thập những hiểu biết thông tin về đơn vị khách hàng, môitrường hoạt động, các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến doanh nghiệp.Xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnhhưởng trọng yếu tới BCTC qua đó đánh giá được các rủi ro sai sót trọng yếu dogian lận hoặc nhẫm lẫn Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung KTV cần tìm hiểulà:

- Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đếnDN

- Hiểu biết về đặc điểm của DN

- Hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng

Ngày đăng: 16/03/2024, 13:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w