MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax đối với khách hàng abc (Trang 78 - 84)

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH

Công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ do ATAX thực hiện có nhiều ưu điểm song đó vẫn còn xuất hiện nhiều hạn chế, nó xuất phát từ sự hạn chế về thời gian kiểm toán và cụ thể hơn đó là nguồn nhân lực. Hiện nay, việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đang là vấn đề nan giải đối với mọi công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và ATAX cũng không ngoại lệ. Hằng năm, công ty luôn tổ tổ chức tuyển dụng chiêu mộ nhân tài- là các trợ lý kiểm toán từ các đại học uy tín trong nước và ưu tiên cho những bạn sinh viên từng thực tập tại đơn vị của mình. Giải pháp thực sự hiệu quả và đơn giản. Tăng nguồn nhân lực là bài toán mà mọi công ty kiểm toán nói chung và ATAX nói riêng cần phải tính đến vì trong tương lai các tổ chức lĩnh vực kinh doanh ngày càng tăng lên, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc tại đơn vị sẽ có nhiều kiểm toán viên có chất lượng cao làm việc. Việc tăng thêm nguồn nhân lực sẽ vừa giúp công việc được giảm tải, áp lực cũng giảm bớt và đồng thời nâng cao được chất lượng kiểm toán cũng như sự chuyên nghiệp hóa trong công việc khi các công tác được thực hiện bài bản.

3.3.1.Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX đối với khách hàng ABC

Trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, việc đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ của ATAX chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, KTV nên có những thủ tục kiểm tra cụ thể hơn đối với vấn đề này để thuận lợi trong việc lên kế hoạch cho những Thử nghiệm cơ bản. Bước đầu tiên, KTV phải phỏng vấn BGĐ hoặc xin tài liệu đối với những thiết kế trong Kiểm soát TSCĐ tại doanh nghiệp. Tiếp theo, KTV dựa vào những thiết kế đó để lên nội dung cho những Thử nghiệm kiểm soát để đánh giá việc thực hiện.

Bảng 3-1. Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ

CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB KHOẢN MỤC

TSCĐ Không N/A Mô tả/

Ghi chú Ref 1. Có sự phân chia giữa người ghi sổ và người phê

chuẩn việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ hay

2. Đơn vị có mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ hay không?

3. Doanh nghiệp có thực hiện việc đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái TSCĐ hay không?

4. Thời gian tính khấu hao đối với từng loại tài sản có được ban giám đốc phê chuẩn trong khuôn khổ quy định của Nhà nước trước khi đăng ký để áp dụng hay không?

5. Doanh nghiệp có kiểm kê tài sản định kỳ hay không?

6. Việc mua sắm TSCĐ có đầy đủ chứng từ về kế hoạch, đơn đề nghị mua sắm và đã được phê duyệt bởi BGĐ hay chưa?

7. Việc giao nhận tài sản có được lập biên bản và kiểm tra chất lượng tài sản với sự tham gia của bên mua và bên bán hay không?

8. Chi phí khấu hao TSCĐ có được tập hợp và phân bổ phù hợp vào chi phí hay không?

9. Việc chuyển chứng từ đến bộ phận kế toán có được thực hiện một cách kịp thời và đầy đủ hay không?

10. Kế toán ghi nhập TSCĐ có đối chiếu với các chứng từ liên quan như Đơn đặt hàng, Bảng báo giá, Hợp đồng hay Hoá đơn để đảm bảo giá trị TSCĐ là chính xác hay không?

Công ty ATAX sử dụng bảng câu hỏi để thực hiện việc tìm hiểu HTKS tại doanh nghiệp. Phương pháp này thể hiện được các thủ tục kiểm soát được triển khai. Tuy nhiên, ta vẫn có một phương pháp thể hiện rõ hơn các thủ tục kiểm soát đối với chu trình TSCĐ đó là phương pháp lưu đồ. Mặc dù thực hiện phương pháp này có thể mất thời gian hơn so với phương pháp khác, tuy nhiên nó lại thể hiện trình tự thực hiện các thủ tục kiểm soát một cách có hệ thống. Do vậy, KTV có thể có những đánh giá chính xác hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Mặt khác, lưu đồ khi được thể hiện sẽ dễ hiểu, dễ hình dung hơn, điều này thuận lợi cho các KTV thực hiện các cuộc kiểm toán năm tiếp theo với lưu đồ đã được mô tả trước đó.

Có thể mô tả quá trình thực hiện phương pháp vẽ lưu đồ như sau. Đầu tiên, KTV cần tìm hiểu quy trình thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp thông qua phỏng vấn nhân viên, quan sát thực tế. Từ các thông tin thu thập được,

tường thuật đó, KTV sẽ sử dụng các hình vẽ, ký hiệu được quy ước sẵn để vẽ lưu đồ thể hiện quy trình thực hiên các thủ tục kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Các hình vẽ, ký hiệu có thể sử dụng như sau:

Hình 3.1: Các hình vẽ, ký hiệu dùng trong lưu đồ

Công ty nên dành nhiều thời gian trong công việc đánh giá lại hệ thống KSNB của doanh nghiệp một lần nữa vì việc việc này có tầm quan trọng rất lớn giúp KTV định hướng được cả cuộc kiểm toán. Không nên dựa vào những tờ giấy làm việc các năm trước vì theo thời gian, hệ thống KSNB của đơn vị có thể bị thay đổi và không còn hữu hiện như những năm trước. Việc đánh giá lại hệ thống KSNB và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát liên quan sẽ giúp KTV nhận diện lại các rủi ro mới phát sinh và thiết kế thêm các thủ tục kiểm toán hoặc lượt bỏ bớt những thủ tục không cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán.

3.3.2.Hoàn thiện thử nghiệm kiểm soát kiểm toán TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX đối với khách hàng ABC

Vì TSCĐ là khoản mục có tầm quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một doanh nghiệp, dễ xảy ra những sai sót. Mặc dù các quy định về việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được ghi khá rõ trong chương trình KiT nhưng do TSCĐ là khoản mục trọng yếu nên các KTV ít thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm làm việc kết hợp với phỏng vấn nhân viên, và thu thập tài liệu để đưa ra đánh giá mang tính chủ quan. Vì vậy, KTV nên chú trọng

đó, dựa vào kết quả của các thử nghiệm kiểm soát, KTV có thể đưa ra quyết định có nên giảm bớt các thủ tục kiểm toán liên quan nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả một cuộc kiểm toán hay không.

3.3.3.Hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết kiểm toán TSCĐ hữu hình tại công ty Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX đối với khách hàng ABC

Thủ tục kiểm tra các nghiệp vụ bất thường

Đối với thủ tục này, KTV cần phải lọc tài khoản đối ứng, diễn giải và giá trị tương ứng để người đọc có thể thấy được những nghiệp vụ cụ thể đối với từng đối ứng. KTV có thể kẻ bảng theo dạng ở sau:

Bảng 3.2: Thủ tục đọc lướt sổ cái

Diễn giải TK đối ứng Số tiền

Nợ Tk 211 Có TK 211 Nợ Có

Tổng cộng

Sau khi xem xét, nếu thấy có gì bất thường, KTV có thể đánh dấu ở hàng tương ứng và tìm lý do rồi giải thích ở dưới bảng. Sau đó, liệt kê những nghiệp vụ bất thường và phỏng vấn BGĐ về những nghiệp vụ đó rồi ghi giải trình tương ứng ở cột KTV kiểm tra trong giấy làm việc.

Bảng 3.3: Liệt kê các nghiệp vụ bất thường

CT Ngày STT Diễn giải Nợ Có Tiền KTV Kiểm

tra [1]

… [2]

3.3.4. Khắc phục hạn chế trong chứng kiến kiểm kê cuối kỳ của KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX

Do thời gian kiểm toán và thời gian kiểm kê của doanh nghiệp không trùng khớp nhau, kiểm toán viên không thể chứng kiến kiểm kê tại doanh nghiệp, do vậy phải chấp nhận Biên bản kiểm kê TSCĐ do doanh nghiệp thực hiện. Để hạn chế rủi ro về số liệu kiểm kê mà doanh nghiệp cung cấp, công ty cần liên hệ với DN được kiểm toán và lập kế hoạch bố trí kiểm toán viên thực hiện chứng kiến kiểm kê TSCĐ vào ngày kết thúc niên độ. Với số lượng khách hàng nhiểu, việc chứng kiến

kiểm kê TSCĐ đối với toàn bộ khách hàng là rất khó khăn. Do vậy, công ty cần chọn những đối tượng khách hàng quan trọng để tiến hành bố trí kiểm toán viên chứng kiến kiểm kê.

Nếu chấp nhận kết quả kiểm kê TSCĐ của khách hàng, KTV cần đánh giá tính hợp lý của quy trình kiểm kê của khách hàng để đưa ra ý kiến về Biên bản kiểm kê TSCĐ. Kiểm toán viên cần thực hiện các công việc sau để đưa ra ý kiến đánh giá:

Tìm hiểu việc lập văn bản hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cho những người có liên quan đến kiểm kê TSCĐ.

Yêu cầu khách hàng cung cấp quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê TSCĐ và sao lưu vào hồ sơ kiểm toán.

Đảm bảo về tính độc lập giữa bộ phận quản lý TSCĐ với các thành viên trong Hội đồng kiểm kê.

Kiểm tra dấu hiệu của việc đối chiếu và chốt số liệu về TSCĐ giữa bộ phận kế toán và bộ phận quản lý TSCĐ.

Vào thời điểm thực hiện kiểm toán, KTV có thể thực hiện kiểm kê các TSCĐ có giá trị lớn hoặc chọn mẫu kiểm kê tài sản cố định có nghi vấn theo xét đoán của kiểm toán viên.

3.3.5.Hoàn thiện những yếu kém trong công tác kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX thực hiện

Chương trình kiểm toán tại ATAX luôn được cập nhật và bám sát theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Việc thiết kế nhiều chương trình để phù hợp với từng loại doanh nghiệp là một công việc khó và đòi hỏi nhiều thời gian, nhất là đối với một công ty có nhiều khách hàng như ATAX. Do đó, để khắc phục tình trạng này, trong quá trình lãnh đạo của công ty đưa ra thiết kế chương trình phù hợp hơn;

Công ty Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX cần hoàn thiện thêm các yếu tố sau để giúp cho công tác kiểm toán tại công ty phù hợp với thị trường hiện tại cũng như giảm tải các áp lực kiểm toán vào thời điểm cuối năm với một số nội dung sau:

Tăng cường các biện pháp đánh giá rủi ro trong quy trình kiểm toán tại bước chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán như : Đánh giá rủi ro hệ thống kiểm soát nội bộ, các hệ số đánh giá rủi ro tài chính, đánh giá các rủi ro về mặt pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, môi trường kinh doanh để thực hiện hợp lý các thủ tục, không dàn trải, bỏ sót hay nhầm lẫn giữa các sai sót có trọng yếu hay phân bổ nguồn lực đồng đều

với các rủi ro có sai sót không trọng yếu.

Thực hiện chặt chẽ các thủ tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu KTV thực hiện kiểm toán cho một khách hàng có quy mô hoạt động nhỏ thì công ty nên thiết kế thủ tục kiểm soát tối thiếu để nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đó.

Xây dựng chu trình kiểm soát khoản mục TSCĐ hữu hình chi tiết, cụ thể như đánh giá các rủi ro trong công tác thanh lý, mua sắm, nhượng bán, cho thuê TSCĐ hữu hình riêng. Việc tách bạch các chu trình kiểm soát có thể giúp kiểm toán viên nhận định rõ hơn việc có rủi ro trọng yếu trong khoản mục TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp.

3.3.6.Các nội dung khác

Đối với các tài liệu, hồ sơ cần phía khách hàng cung cấp, kiểm toán viên cần liên lạc với khách hàng, gửi danh sách các tài liệu, hồ sơ cần thiết để đảm bảo tính kịp thời cho mỗi cuộc kiểm toán.

Sau mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá công tác lưu trữ, sắp xếp chứng từ của kế toán khách hàng. Từ đó đưa ra các tư vấn hoàn thiện công tác tổ chức chứng từ tại đơn vị, vừa mang lại lợi ích cho khách hàng, vừa tiết kiệm thời gian cho các cuộc kiểm toán sau này trong việc tìm chứng từ liên quan.

Tuyển thêm nhân viên chuyên phụ trách mảng in ấn, đóng báo cáo và làm các thủ tục khác nhằm đảm bảo cho các báo cáo đã được ký duyệt được phát hành và chuyển đến khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời hạn quy định. Điều này góp phần nâng cao uy tính của Công ty và giữ được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng.

Mặt khác, giảm áp lực công việc cho các KTV, giúp cho các KTV cảm thấy thoải mái và yên tâm là báo cáo đã được gửi đến khách hàng đúng thời hạn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax đối với khách hàng abc (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w