1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Mục tiêu lập kế hoạch kiểm toán đã được nêu rõ ở phần I-Hướng dẫn chung trong VSA số 300 Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, Mục tiêu của kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm toán đựợc tiến hành một cách có hiệu quả.
1.3.1.1.Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán (A100)
Theo VSQC1 và CMKiT số 220-“KSCL hoạt động kiểm toán BCT”, DNKiT khi lập kế hoạch kiểm toán, cần thực hiện công việc chấp nhận khách hàng mới ( A110) hoặc xem xét duy trì khách hàng cũ (A120). Một khách hàng kiểm toán chỉ được thực hiện một trong hai mẫu. Công ty cần xây dựng chính sách đánh giá rủi ro hợp đồng dựa trên xét đoán chuyên môn, căn cứ vào các yếu tố hành nghề, mức độ quan tâm của công chúng , trình độ công nghệ và đặc thù nguồn nhân lực của công ty.
- Chấp nhận khách hàng mới-Các thủ tục chính
Thảo luận với KTV tiền nhiệm
Tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (chuyên môn, nhân lực)
Đánh giá các yếu tố tìm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tìm tàng của cuộc kiểm toán.
Chấp nhận khách hàng cũ
Được áp dụng cho khách hàng kiểm toán từ năm thứ 2
Nội dung đánh giá tương tự mẫu A110- Chấp nhận khách hàng mới, với những sửa đổi:
Đánh giá lại chất lượng khách hàng sau 1 năm làm việc trực tiếp:
o Khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán, o Tính chính trực của BGĐ,
o Ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán, khả năng hoạt động liên tục
Tiếp tục đánh giá tính độc lập dựa trên nhóm kiểm toán sẽ tham gia và các dịch vụ khác mà công ty kiểm toán có cung cấp.
Lược bớt thủ tục đánh giá rủi ro tìm tàng (Vì đã thực hiện ở năm đầu tiên).
Tuy chịu nhiều ảnh hưởng cạnh tranh trong ngành nghề, KTV vẫn luôn cẩn trọng trong việc quyết định kiểm toán cho một khách hàng bất kỳ, do tính chất công
việc kiểm toán đòi hỏi tính chính xác, trung thực,khách quan, nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực, uy tín của KTV và công ty kiểm toán.
1.3.1.2.Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200) Lập hợp đồng kiểm toán (A210)
Luật kiểm toán độc lập và CMKiT số 210 - “Hợp đồng kiểm toán” yêu cầu DNKiT phải cùng đơn vị được kiểm toán giao kết hợp đồng kinh tế trước khi thực hiện dịch vụ.
Theo VSA số 210 –Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết( công ty kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết( công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán”. Hợp đồng là cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và thực hiện dịch vụ, giúp hai bên có được những thỏa thuận mong muốn nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Việc lựa chọn nhóm kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán giúp đạt hiệu quả cuộc kiểm toán. Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhân sự kiểm toán, thời gian kiểm toán và cân nhắc khi xác định mức trọng yếu.
Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) số 220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC, công ty kiểm toán “Phải đảm bảo nhóm kiểm toán và các chuyên gia không thuộc nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp”.
Việc lựa chọn nhóm kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán giúp đạt hiệu quả cuộc kiểm toán. Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhân sự kiểm toán, thời gian kiểm toán và cân nhắc khi xác định mức trọng yếu.
Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) số 220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC, công ty kiểm toán “Phải đảm bảo nhóm kiểm toán và các chuyên gia không thuộc nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp”.
1.3.1.3.Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A310) Mục tiêu:
Xác định và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn thông qua việc thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động, qua đó đưa ra cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá.
Thủ tục thực hiện
Hiểu biết môi trường chung, ngành nghề các nhân tố bên ngoài
Hiểu biết về doanh nghiệp
Hiểu biết về việc hệ thống kế toán áp dụng
Hiểu biết về kết quả kinh doanh và các thức đánh giá kinh doanh của BGĐ
Xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu và đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp.
KTV cần xác định ra những giao dịch bất thường cần quan tâm, các rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan tới toàn bộ BCTC và TK cụ thể. Các rủi ro có thể phát hiện trong quá trình hoàn thành. Mẫu này sẽ được tổng hợp và ghi nhận vào A800.
Các rủi ro có sai sót trọng yếu cần được KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản để xác định.
1.3.1.4.Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình có liên quan (A450)
Tìm hiểu chính sách mua sắm, sử dụng và thanh lý TSCĐ hữu hình của công ty là công việc có tính chất quan trọng việc lập kế hoạch kiểm toán. Đối với TSCĐ hữu hình phải được trình bày, thuyết minh rõ ràng các khoản mục về khấu hao, chi phí liên quan đến TSCĐ hữu hình. Do TSCĐ phát sinh tại các thời điểm khác nhau và quá trình trích khấu hao thay đổi theo chu kỳ kinh doanh.
1.3.1.5.Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (A510)
Theo CMKiT số 315 Xác định và đánh gia rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán.
Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng CĐKT và phân tích Báo cáo KQHĐKD. Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo LCTT
và Thuyết minh BCTC. Khi thực hiện phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc: Phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tích các số dư bất thường.
Hai thủ tục phân tích thường được sử dụng là: Phân tích ngang (phân tích xu hướng), phân tích dọc (phân tích tỷ suất).
1.3.1.6.Đánh giá chung về HTKSNB và rủi ro gian lận (A600)
Theo CMKiT số 315 yêu cầu KTV phải tìm hiểu KSNB của đơn vị (về mặt thiết kế và triển khai) để đánh giá rủi ro và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Việc tìm hiểu và đánh giá KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch này được thực hiện gồm 02 phần: Phần 1 - Đánh giá KSNB ở cấp độ toàn DN (Mẫu A610); Phần 2 - Tìm hiểu KSNB về các chu trình kinh doanh chính (A450) và chu trình khóa sổ, lập và trình bày BCTC (mẫu A460).
Mục tiêu của Mẫu A610 là tìm hiểu và đánh giá KSNB ở cấp độ toàn DN, gồm 05 thành phần: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị, (3) Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC và trao đổi thông tin, (4) Các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán và (5) Giám sát các kiểm soát. Quá trình này làm cơ sở cho KTV thực hiện đánh giá KSNB ở các chu trình kinh doanh chính và xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu (nếu có) ở cấp độ DN.
1.3.1.7.Xác định mức trọng yếu (A710) và phương pháp xác định cỡ mẫu (A810) Theo CMKiT số 320- CMKiT số 320 - “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” được hiểu là những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Việc đánh giá tính trọng yếu có thể tiến hành khái quát như sau:
Bước 1: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu.
Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ Bước 3: Ước tính tổng sai phạm cho khoản mục TSCĐ.
Bước 4: Ước tính sai số kết hợp
Bước 5: So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xét lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếu…
Ban đầu KTV ước tính về trọng yếu căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tài sản… cho toàn bộ BCTC. Tiếp theo đó tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Thông qua các biện pháp kiểm toán, KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và so sánh với mức có thể chấp nhận được đã xác định từ trước để từ đó đưa ra ý kiến của KTV.
Đánh giá tính trọng yếu thường được tiến hành theo hai bước:
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin tài chính, nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ làm người đọc hiểu sai về thông tin tài chính. Nói cách khác, đó là các sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC.
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu có thể thay đổi trong giới hạn cho phép trong suốt cuộc kiểm toán do việc này là việc làm mang tính trọng yếu, KTV cần phải xem xét đến những yếu tố liên quan đến bản chất các sai phạm. Việc xác định mức trọng yếu được KTV trình bày trên GLV A710.
Phân tích ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục Sau khi KTV đã ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC, để xác định số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức CP thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
Sau khi xác định được quy mô mẫu chọn, KTV phải xác định các phần tử cá biệt mang đại diện cao cho tổng thể, TSCĐ có mức đầu tư lớn, CP mua sắm cao mà không có hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, hay hợp đồng mua bán thì coi đó là bất thường.
1.3.1.8.Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A900)
Theo CMKiT số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, yêu cầu KTV phải lập và lưu lại hồ sơ KiT tài liệu về chiến lược KiT tồng thể và kế hoạch kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là cơ sở cho các KTV thực hiện các cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán hợp lý sẽ nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Kế hoạch
kiểm toán còn là căn cứ cho các nhà quản lý kiểm tra, soát xét việc thực hiện kiểm toán.
Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả.