CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ
3.2. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH DO CÔNG
3.2.1.So sánh thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình tại ATAX với lý thuyết đã học
Lý thuyết Thực tế
1. Khi tìm hiểu về hệ thống KSNB cho phần hành TSCĐ, thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu về HTKSNB Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro KiT Bước 3:Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Buớc 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát.
1. Khi tìm hiểu về hệ thống KSNB cho phần hành TSCĐ, KTV không thực hiện theo trình tự nhất định như trong lý thuyết, đôi khi không thực hiện riêng biệt, 4 bước, thậm chí có thể bỏ qua một số bước.
2. Khi tìm hiểu về hệ thống KSNB cho từng phần hành, thường được thực hiện dưới dạng: thiết lập bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, hay vẽ lưu đồ cho từng phần hành đó.
2. Việc tìm hiểu về hệ thống KSNB được ATAX tiến hành trước khi ký hợp đồng KiT, nhưng thường,là tìm hiểu quy trình chung của toàn công ty chứ không tìm hiểu riêng biệt về một phần hành cố định;, thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, nhưng không vẽ lưu đồ cho từng phần hành cũng như toàn công ty.
3. Trường hợp đơn vị có sai sót và sai sót này vượt quá mức trọng yếu, kiểm toán viên mới tiến hành điều chỉnh (theo định lượng).
3. Trường hợp đơn vị có sai sót, và sai sót này nhỏ hơn mức trọng yếu ,nhưng nhận thấy trọng yếu sẽ tiến hành điều chỉnh (theo định tính).
4. Trước khi KTV thực hiện kiểm toán, thì phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
4. Để tránh mất nhiều thời gian và nhằm đạt hiệu quả cao, ATAX kết hợp thực hiện thử nghiệm kiểm soát đồng thời ,khi thực hiện kiểm toán. Thử nghiệm kiểm soát chủ yếu được tiến
hành bằng kinh nghiệm của KTV thông qua việc phỏng vấn và, quan sát.
5. Đối với tài sản tăng: Kiểm tra tất cả các bằng chứng, dữ liệu cho từng doanh nghiệp vụ tăng giảm tài sản.
5. KTV kiểm tra tất cả các bằng chứng, dữ liệu cho từng nghiệp vụ tăng giảm tài sản, nhưng chỉ lưu file hồ sơ một số chứng từ quan trọng; đồng thời việc kiểm tra chứng từ được thể hiện bằng dấu tickmark () trên giấy làm việc; thể hiện rằng KTV đã xem đầy đủ chứng từ.
3.2.2.Ưu điểm và nhược điểm về công tác thực hiện kiểm toán phần hành TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty thực hiện
3.2.2.1 Ưu điểm
(a) Giai đoạn lập kế hoạch
Về quy trình KiT, trình tự thực hiện các bước của một cuộc KiT tại công ty ATAX đều thực hiện theo nguyên tắc chung đó là tìm hiểu khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán, hợp đồng kiểm toán, chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, báo cáo kiểm toán và lưu hồ sơ kiểm toán. Quy trình thực hiện rất chặt chẽ, cẩn thận giúp hạn chế rủi ro, phát hiện được sai sót, thuận lợi cho KTV, được áp dụng đối với mọi khách hàng từ khâu tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng đến khâu phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.
Công tác thực hiện kiểm toán tại công ty được tổ chức rất linh động. Việc sắp xếp nhân sự cho mỗi đoàn kiểm toán luôn được công ty lên kến hoạch cụ thể, đặc biệt công ty luôn bố trí trưởng đoàn là người có năng lực chuyên môn cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng tạo ra sự thoải mái, thân thiện trong quá trình kiểm toán. Các thành viên trong đoàn được sắp xếp công việc phù hợp với bản thân.
Khi tiến hành cuộc KiT luôn có sự phân công rõ ràng, hợp lý và khoa học.
Các khoản mục quan trọng luôn được KiT bởi các KTV chính và các khoản mục có liên quan tới nhau thường được kết hợp để KiT nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Tại công ty, thường người đứng đầu trong mỗi đoàn kiểm toán là trưởng đoàn.
Trưởng đoàn luôn là người nắm rõ tình hình nhân sự của nhóm mình để đưa ra những sự phân công hợp lý, phù hợp với năng lực của thành viên trong nhóm.
Trưởng đoàn cũng có nhiệm vụ theo dõi, quan sát trong quá trình thực hiện KiT của các thành viên cấp dưới, để có thể điều chỉnh nếu có sai phạm, kiểm tra quá trình thực hiện của KTV cấp dưới và các trợ lý KiT thông qua việc soát xét GLV của họ.
Trong quá trình làm việc, luôn có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đoàn. Đồng thời, cũng trong quá trình KiT, mọi thắc mắc của khách hàng về cách hạch toán, xử lý nghiệp vụ hay nhu cầu cập nhật các thông tin mới đều được KTV giải đáp từ đó gia tăng thêm phần uy tín cho công ty kiểm toán.
(b) Giai đoạn thực hiện
Với mỗi một phần hành được kiểm toán, ATAX đều sử dụng một chương trình đánh giá mẫu áp dụng cho tất cả khách hàng. Tờ chương trình này bao gồm những thủ tục cụ thể sẽ được thực hiện trên giấy làm việc. Điều này thuận tiện cho việc xem xét và giúp giảm thiểu khả năng người thực hiện giấy làm việc đó quên quy trình. Tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm của KTV, việc áp dụng các chương trình kiểm toán rất linh động và đảm bảo yêu cầu cả về thời gian và chi phí cho cuộc KiT, từ đó tăng sức cạnh tranh cho công ty. Hơn nữa, Công ty đã tiến hành áp dụng phần mềm kiểm toán. Điều này đem lại hiệu quả cho các cuộc KiT đối với những công ty khách hàng có quy mô lớn, đồng thời phần mềm là trợ thủ đắc lực giúp KTV hoàn thành BCKT một cách tối ưu, nhất là trong mùa KiT cao điểm.
Hồ sơ kiểm toán của DN được tổ chức rõ ràng, khoa học và tiện lợi. Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán liên quan đến các khoản mục này luôn được chú trọng bởi tính bảo mật của cũng như tầm quan trọng của hồ sơ kiểm toán.
Người thực hiện thường sử dụng máy photocopy để phô các bản sao hoặc scan bằng chứng tiện cho việc kiểm tra cũng như lưu trữ tài liệu cho lần kiểm toán tiếp theo. Việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán của khách hàng rõ ràng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi cần tham chiếu thông tin liên quan đến khách hàng.
(c) Giai đoạn kết thúc
Sau khi thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm sẽ là người đứng ra tổng hợp lại các giấy làm việc của các KTV khác và viết phần ý kiến kiểm toán tại tờ chương trình. Tài liệu này sẽ được gửi cho khách hàng và cả hai bên sẽ thảo luận về các
vấn đề được phát hiện. Cuộc họp này sẽ giúp ATAX rút ngắn thời gian cần thiết để phát hành báo cáo kiểm toán.
Việc thu thập và lưu trữ các hồ sơ cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán được tiến hành đúng và đủ, trong đó hồ sơ kiểm toán được lưu trữ theo từng phòng đã thực hiện cuộc kiểm toán, làm cơ sở cho việc kiểm tra lại hồ sơ cũng như cho các cuộc kiểm toán các năm tiếp theo.
Tất cả các giấy làm việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ được xem xét bởi ít nhất hai người có thẩm quyền. Nếu giấy làm việc đó do một thành viên trong đoàn kiểm toán thực hiện thì sẽ được lãnh đạo và Trưởng phòng kiểm toán xem xét. Nếu do trưởng đoàn tiến hành thì sẽ được Trưởng phòng kiểm toán và Phó Tổng giám đốc xem xét. Việc phân công nghiêm ngặt các quy trình soát xét này đảm bảo rằng tất cả các quy trình được thực hiện một cách đúng đắn và hợp lý, điều này trở thành cơ sở để lập báo cáo kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành được Trưởng phòng kiểm toán, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng và Phó Tổng giám đốc hoặc Tổng giám đốc - những người có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành xem xét. Do đó, khả năng đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp được giảm thiểu càng nhiều càng tốt.
3.2.2.2 Nhược điểm
(a) Giai đoạn lập kế hoạch
Trong quá trình tìm hiểu về khách hàng: KTV thường phỏng vấn những vấn đề tổng quát về kết quả hoạt động của khách hàng trong vài năm qua và thường không thu thập đầy đủ tài liệu theo yêu cầu.
Để xác định Mức trọng yếu:
- ATAX chỉ xác định một mức trọng yếu chung và áp dụng nó cho tất cả các hạng mục, điều này có khả năng làm tăng rủi ro có sai sót vì các hạng mục khác nhau có các đặc điểm cũng như mức độ chứa sai sót khác nhau.
- Đối với những khách hàng có tiêu chuẩn đánh giá tính trọng yếu không phải là Doanh thu, kiểm toán viên chỉ sử dụng các xét đoán chuyên môn của riêng mình
để chọn một tỷ lệ từ phạm vi quy định chứ không sử dụng bất kỳ cơ sở nào để đưa ra tỷ lệ cụ thể như đối với tiêu chuẩn doanh thu.
(b) Giai đoạn thực hiện
Việc xây dựng chương trình mẫu sẽ khiến người thực hiện quá phụ thuộc vào nó và không có sự linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, ATAX khuyến khích nhân viên của mình sáng tạo tạo mẫu giấy làm việc của riêng họ miễn là công việc đạt hữu hiệu và hiệu quả.
Đối với Thử nghiệm kiểm soát: Do giới hạn về phạm vi cộng với khoản mục TSCĐ ở công ty này không phát sinh nhiều nên KTV đã bỏ qua bước quan trọng này. Tuy nhiên, bước này là cơ sở cho phạm vi của các Thử nghiệm cơ bản.
Đối với Kiểm tra chi tiết:
- Trong giấy làm việc D742, thủ tục đọc lướt Sổ cái để tìm ra đối ứng bất thường không được trình bày cụ thể, ở đây KTV đọc trực tiếp trên BKCT và đưa ra kết luận. Điều này khiến người đọc cảm thấy bằng chứng không đủ thuyết phục để đưa ra kết luận.
- Ở giấy làm việc D746, KTV không xây dựng công thức ước tính khấu hao một cách nhất quán, một vài TSCĐ được ước tính thời gian khấu hao theo xét đoán chủ quan của KTV. Điều này dẫn tới số tiền khấu hao KTV ước tính lại có thể không chính xác gây ảnh hưởng đến kết luận đưa ra.
(c) Giai đoạn kết thúc
KTV chưa xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ một cách đầy đủ. Mặc dù những sự kiện này không ảnh hưởng đến dữ liệu tài chính, nhưng chúng có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; do đó, chúng cũng phải được trình bày trên báo cáo tài chính.
Trên thực tế, một số phương pháp và thủ tục kiểm toán tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí, trong khi quy trình kiểm toán còn hạn chế; do đó, kiểm toán viên không thể thực hiện tất cả các thủ tục.