Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này,nhưng chưa có công trình nào đi nghiên cứu chuyên sâu, tổng hợp về đề tài.Xuất phát từ xu thế phát triển du lịch của đất nước,
Trang 1BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NHÓM 4:
TÌM HIỂU LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Nhóm tác giả: Nhóm 4 Lớp: 2005VDLB
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Quỳnh
Hà Nội – 2022
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi dựng nước, Việt Nam tuy không phải là một quốc gia lớnnhưng lại có vị trí nằm sát biển Đông, đồng bào Việt Nam không những phảichống chọi với thiên tai mà còn phải đương đầu với sự nô dịch và bành trướngcủa những thế lực thù địch Chính vì vậy, trong lịch sử đấu tranh dụng nước vàgiữ nước, dân tộc ta đã hun đúc lên truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũngđánh”, nữ nhi cũng trở thành anh hùng Khi Tổ quốc bị xâm lăng, họ là ngọn cờquy tụ toàn dân đứng lên đánh đuổi quân thù bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dântộc Hai Bà Trưng là một trong những anh hùng như vậy Trong rất nhiều di tíchlịch sử văn hóa là những công trình tưởng niệm Hai Bà thì Khu di tích Đền thờHai Bà Trưng huyện Mê Linh có quy mô hoành tráng bậc nhất trong hệ thốngcác di tích thờ Hai Bà Trưng trong cả nước hiện nay, xứng đáng với công lao tolớn của Hai Bà trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.Đây chính là kết tinh của truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng yêu nước vàniềm tự hào dân tộc
Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh là một khu di tích đầy tiềm năng để pháttriển du lịch Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việcphát triển du lịch tại khu di tích này trong thời gian qua chưa tương xứng vớitiềm năng vốn có Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này,nhưng chưa có công trình nào đi nghiên cứu chuyên sâu, tổng hợp về đề tài
Xuất phát từ xu thế phát triển du lịch của đất nước, chúng tôi thấy điềukiện tự thân của đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, cùng với những điều kiện tựnhiên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề
tài“Tìm hiểu lễ hội đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh, thành phố Hà Nội”làm đề tài
nghiên cứu
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu TRÍCH DẪN?
Trang 3Đã có một số sách, bài báo, ấn phẩm viết về lễ hội đền Hai Bà Trưng đượccông bố như:
Theo tác giảToan Ánh trong Nếp cũ hội hè đình đám đã tái hiện về ngày
hội của 03 làng Đồng Nhân, Hạ Lôi, Hát Môn là ba nơi phụng thờ Hai BàTrưng Tác giả đã mô tả lễ hội với một số chi tiết về văn hóa dân gian lý thú như
lễ cúng bánh trôi, kiêng màu đỏ, chỉ dùng sắc đen ở di tích, lễ rước trong hộichính, lễ rước ban đêm ở ba địa phương trên
Luận văn thạc sỹ Truyền thuyết và lễ hội về Hai Bà Trưng ở Hát Môn
-Phúc Thọ - Hà Tây của tác giả Nguyễn Thế Dũng (2004)đã cho một cái nhìn
khái quát về lễ hội ở đền Hát Môn và sưu tầm những câu truyền thuyết về Hai
Bà Trưng.Tư liệu trong luận văn đã làm rõ về lịch sử nhân vật phụng thờ, vềđiện thờ, nghi thức, nghi lễ, bản chất và ý nghĩa của việc phụng thờ Hai BàTrưng ở Hát Môn nói riêng và ở nước ta nói chung
Cuốn Kho tàng Lễ hội cổ truyền Việt Nam của nhóm tác giả: Nguyễn Chí
Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang, Nguyễn Minh San (2000) Lễ hội Hai BàTrưng được nhắc tới trong cuốn sách dưới góc độ nghiên cứu về lịch sử, cuộcchiến oai hùng của Hai Bà Trưng, nguồn gốc và sự ra đời của lễ hội Bên cạnh
đó là mô tả chi tiết về lễ hội, thời gian diễn ra lễ hội, các nghi thức và nghi lễđược mô tả một cách cụ thể và đầy đủ Cuốn sách nghiên cứu rất đầy đủ và chitiết về lễ hội tuy nhiên không có mục đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn hayquảng bá di tích cũng như lễ hội Hai Bà Trưng
Trong công trình Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng trong đời sống văn hóa
của cư dân Mê Linh, Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh (2016) đã khái
quát về đền Hạ Lôi và sự nghiệp của Hai Bà Trưng Bên cạnh đó, công trình cònnhắc tới ý nghĩa và giá trị của lễ hội đền Hai Bà Trưng với nhân dân địa phương
- Trong công trình Khai thác tiềm năng kinh tế trong tổ chức và quản lí lễ hội
đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh – Hà Nội của tác giả Trần Tiến Dũng 2013 đã đề
cập đến quá trình hình thành và phát triển lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh,
Hà Nội Ngoài ra, công trình còn nói đến công tác tổ chức và quản lí lễ hội
Trang 4Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã nếu được những góc nhìn khácnhau về Lễ hội đền Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh - Hà Nội Đặc biệt là chưa
có nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu cụ thể, toàn diện về lễ hội và đưa ranhững đề xuất đểbảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Mặc dù vậy, kếtquả nghiên cứu của những người đi trước vẫn là cơ sở và là sự gợi ý quý giá chonhóm tác giả tiếp tục đề tài nghiên cứu của mình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội Hai Bà Trưng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 2020 – 2022
- Không gian: Thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh,thành phố Hà Nội
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu lễ đền hội Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh– Hà Nội, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tại lễhội Hai Bà Trưng tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lí luận về lễ hội và tổng quan về thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội
- Diễn trình các hoạt động trong lễ hội đền Hai Bà Trưng
- Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong lễ hội Hai BàTrưng tại huyện Mê Linh , thành phố Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đếnnhững vấn đề lí luận về lễ hội và các khái niệm liên quan Thu thập kết quả
Trang 5nghiên cứu đã công bố, tạo cơ sở về lí luận để áp dụng giải quyết các nội dungcủa nghiên cứu
5.2 Phương pháp điền dã
Điền dã tại lễ hội đền Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh – Hà Nội Tìm hiểucác hoạt động và giá trị của các hoạt động trong lễ hội đền Hai Bà Trưng tạihuyện Mê Linh – Hà Nội Tham gia vào các hoạt động trong lễ hội cùng vớingười dân địa bàn và các du khách Từ hoạt động này, đề tài nghiên cứu có thể
đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong lễ hội Hai BàTrưng tại Mê Linh – Hà Nội
5.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn người dân địa bàn và ban quản lí lễ hội để có thêm thông tin về
lễ hội Đây sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng để đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa trong lễ hội Hai Bà Trưng tại Mê Linh – Hà Nội
6 Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở tổng hợp, bổ sung và phát triển tư liệu, nội dung nghiên cứucủa đề tài đem lại cho người đọc cái nhìnsâu sắc hơn về một lễ hội gắn vớinhững anh hùng của dân tộc Từ đó có thể giúp du khách có thêm tư liệu để hiểubiết đầy đủ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của khu di tích Thông quanghiên cứu, đề tài cũng góp phần quảng bá văn hóa, phát triển du lịch nâng caochất lượng cuộc sống người dân ở huyện Mê Linh
Nghiên cứu nhằm khám phá tiềm năng to lớn để phát triển du lịch ở Khu
di tích Đền thờ Hai Bà Trưng, xác định được thực trạng hoạt động từ đó tìm giảipháp, định hướng bảo tồn, phát huy có hiệu quả hơn nữa các giá trị của khu ditích nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng đồng Góp phần củng cố,giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dântộc, tự hào về quá khứ hào hùngcủa đất nước ta với sự tồn tại của triều đại
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đượckết cấu 3 chương:
Trang 6Chương 1: Cơ sở lí luận về lễ hội và tổng quan về thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh,huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Chương 2: Diễn trình các hoạt động trong lễ hội đền Hai Bà Trưng
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong lễhội Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh , thành phố Hà Nội
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN VỀ THÔN
HẠ LÔI, XÃ MÊ LINH, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRÍCH DẪN??
1.1 Cơ sở lí luận về lễ hội
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Lễ
"Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính củacon người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con ngườitrước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện
Bên cạnh đó, lễ còn có nghĩa là: Những nghi thức được tiến hành nhằmđánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó: lễ thành hôn, lễ bái, lễ ca,
lễ đài, lễ đường, lễ lạt, lễ nhạc, lễ phục, lễ tang… Những phép tắc phải theo khitiếp xúc với người khác, biểu thị sự tôn kính: giữ lễ với thầy lễ độ lễ giáo lễ nghi
lễ nghĩa lễ phép lễ tiết lễ vật cống lễ sính lễ thất lễ thư lễ vô lễ… Lần vái lạy: lạy
ba lễ Tham dự các nghi thức tôn giáo: đi lễ chùa Tặng, biếu (người có quyềnthế): lễ quan tham lễ
1.1.1.2 Hội
"Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát
từ nhu cầu cuộc sống Và cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theophong tục hoặc nhân dịp đặc biệt: hội mùa, ngày hội xuống đồng, lòng vui như
mở hội, đông như trẩy hội Còn có nghĩa là tổ chức quần chúng rộng rãi củanhững người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt độngxuấtphát từ nhu cầu cuộc sống
1.1.1.3 Lễ hội.
Trên thế giới, mỗi một quốc gia lại có một loại hình sinh hoạt văn hóa
riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của quốc gia mình, và có lẽ “ lễ hội” là loại
hình tiêu biểu nhất Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc biệt có tính tậpthể, phản ánh tín ngưỡng và sinh hoạt của người dân trong lao động sản xuất,hay trong việc hình dung lại các sự kiện lịch sử Lễ hội nước nào cũng có những
Trang 8hình thức rước xách, diễu hành, vui chơi, nhưng ở mỗi quốc gia thì lễ hội lại cónhững nét độc đáo riêng, mang đậm dấu ấn riêng của quốc gia đó Vì thế lễ hộigiữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội, nó chứađựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống như: kinh tế- xã hội, văn hóa, tâm lý
và tôn giáo tín ngưỡng tộc người
Mỗi vùng miền, một quốc gia lại có hình thức tổ chức Lễ hội khác nhau.Chính vì thế mà đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hình thái sinh hoạt vănhóa này Sau đây là một số khái niệm điển hình về “Lễ hội” như:
Khi nghiên cứu về đặc tính và ý nghĩa “Lễ hội ”ở nước Nga, Bachie chorằng: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò biểu diễn, đó
là cuộc sống chiến đấu của cộng đồng cư dân Tuy nhiên bản thân cuộc sốngkhông thể thành lễ hội được nếu chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy
tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng,vượt lên trên thế giớicủa những phương tiện và điều kiện tất yếu Đó là thế giới, là cuộc sống thứ haithoát ly tạm thời thực tại hữu hiện, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứđều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả” (Nếu theo như định nghĩa nàythì một sự kiện hay một cuộc chiến đấu của người dân sẽ không được tưởng nhớkhi không có sự tác động và ảnh hưởng của con người)
Ở Việt Nam, khái niệm Lễ hội mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu.Trước hết chỉ có khái niệm lễ hoặc hội Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hánđược dùng để gọi một nhóm loại hình phong tục, chẳng hạn như: Lễ ThànhHoàng, lễ gia tiên…, cũng như vậy trong hội cũng có nhiều hội khác nhau như:Hội Gióng, Hội Lim, Hội chọi trâu,… Thêm chữ “Lễ” cho “hội”, thời nay mongmuốn gắn hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng này có ít nhất hai yếu tố cũng
là hai đặc trưng đi liền với nhau Trước hết là lễ bái, tế lễ thần linh, cầu phúc vàsau là thăm thú vui chơi ở nơi đông đúc, vui vẻ (hội)
Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về “ Lễ hội ” như sau: Lễ là
hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đốivới thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc
Trang 9sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hoá, tôngiáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại vàphát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng giađình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thucủa mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ
“nhân khang, vật thịnh”
Trong cuốn “Hội hè Việt Nam” các tác giả cho rằng “Hội và lễ là một sinh
hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt” Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốc cáctầng lớp trong xã hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọngcủa nhân dân trong nhiều thập kỷ
Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” – Phan Đăng Nhật cho rằng “ Lễ hội làmột pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, vănhóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc Lễ hộicòn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sửtrong quá khứ dồn nén lại cho tương lai”
Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời Lễ làphần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người Hội là cáctrò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sốngthường nhật của người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sựkiện quan trọng với cả cộng đồng
1.1.2 Đặc điểm của lễ hội.
Tính thiêng
Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý domang tính "thiêng" nào đó Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngãxuống mảnh đất ấy, lập tức được mối đùn lên thành mộ Đó là nơi một ngườianh hùng bỗng dưng hiển thánh, bay về trời Cũng có khi đó chỉ là một bờ sông,nơi có một xác người chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa;dân vớt lên, chôn cất, thờ phụng Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngàysinh, ngày mất của một người có công với làng với nước, ở lĩnh vực này hay
Trang 10lĩnh vực khác (có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương, cóngười trị thủy, có người đánh giặc ) Song, những người đó bao giờ cũng được
"thiêng hóa" và đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của người dân
Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ
có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh,làm nghề, sản xuất, đánh giặc mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn
đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống
Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trongnhững thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp
sẽ đến
Tính "cộng đồng"
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tựnguyện của một cộng đồng Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn Bởithế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước
Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định Bởi thế
lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó Tính địa phương của lễ hội chính
là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đápứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễhội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ởtrang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng
Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội củangười Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa Bởi thếnhững nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu đều
mô phỏng sinh hoạt cung đình Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trangphục, động tác đi lại Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫyhơn Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được
Trang 11nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khao khátnguyện vọng của người dân.
Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động củalịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại Những trò chơi mới,những cách bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete,video, tăng âm, micro đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hộiđược thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tựnguyện của nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghéptùy tiện, vô lý
Lễ hội truyền thống của dân tộc với những đặc điểm trên đáp ứng mộtcách thiết thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong
tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội Đồng thời, bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa của các vùng, miền, dân tộc, tri ân công đức các anhhùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc ông cha ta đã có công dựng nước vàgiữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc Qua sinh hoạt lễ hội, nhân dân đượchưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo sự chuyển biến nhận thức biết ơn quá khứ,uống nước nhớ nguồn và giáo dục giá trị chân, thiện, mỹ Văn hóa dân tộc đượcbảo tồn và hòa vào dòng chảy chung của văn hóa nhân loại Nhiều nhà nghiêncứu đã khẳng định: “Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dângian tổng hợp rất độc đáo của nền văn hóa dân tộc, mà trong đó các yếu tố tinhhoa là các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tiêu biểu và khá bền vữngthuộc về bản sắc văn hóa dân tộc, được bảo tồn, lưu truyền và phát huy cao độtrong đời sống xã hội, trải qua nhiều thời đại lịch sử”
1.1.3 Ý nghĩa và vai trò của lễ hội
1.1.3.1 Ý nghĩa của lễ hội
Lễ hội là hình thức văn hóa dân gian có tính cộng đồng rất cao, được coi
là "cuộc sống thứ hai" không thể thiếu của con người, nhất là với người dân ở
Trang 12vùng văn minh nông nghiệp, các làng quê.Không đơn giản chỉ là tái hiện nhữnghình thức văn hóa cổ xưa mà qua đó lễ hội thể hiện khát khao nhân bản đượctiếp nối và phát huy sức mạnh, sự toàn năng của thiên nhiên hay thần linh và cácanh hùng trong lịch sử Là sinh hoạt tập thể đem lại sự hứng khởi cho mọi ngườinên những nghi thức lễ hội dần đi vào tâm thức tạo thành niềm cộng cảm thiêngliêng của cộng đồng.
Cùng tham dự một lễ hội, người ta cảm thấy như muốn gắn kết với nhauhơn, muốn được chia sẻ hơn, như được tiếp thêm sức sống Vì thế thời điểm lễhội được coi là "thời điểm mạnh" trong đời sống hội tụ những nét tích cực nhấtcủa một tổ chức; những trạng thái tình cảm thăng hoa, vui vẻ và cũng là thờiđiểm hội tụ những hình thức lễ nghi và những trò diễn dân gian đặc sắc nhất
Lễ hội chính là sự kết tinh của một quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài, bền
bỉ Qua hình ảnh lễ hội sẽ nhìn thấy ước mơ, nguyện vọng của cả một cộng đồnghướng về những điều tốt đẹp Có thể coi tinh hoa văn hoá của một cộng đồngđược lắng đọng trong lễ hội Đó là một mã văn hoá đậm đặc các giá trị tinh thần
mà nếu bóc tách các lớp vỏ hình thức người ta sẽ tìm thấy cái lõi bản chất vănhoá
Lễ hội là sự cộng hưởng các giá trị về mặt lịch sử, phong tục, văn chương,nghệ thuật, là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần, dân chủ, nhân văn đã đượckết tinh trong suốt chiều dài lịch sử Đó là sự thỏa mãn các nhu cầu về tínngưỡng, tâm linh, về giải trí Đó là nhu cầu giao lưu, học hỏi, là sự đoàn kết.Quan trọng nhất là nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng văn hóa góp phần nâng caođời sống văn hóa của cộng đồng dân cư
1.1.3.2 Vai trò của lễ hội
Đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần
Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa tổng hợp của con người, phục vụnhu cầu văn hóa chính đáng của một cộng đồng người là dịp để mọi người thănghoa một cách bay bổng nhất những phẩm chất tài năng tốt đẹp của mình hòanhập cái tôi cá nhân vào cái tả chung của cộng đồng để tạo thành niềm vui
Trang 13chung sức mạnh chung của cả cộng đồng Từ đó tạo nên một nút thắt gắn chặt
sự đoàn kết của mọi người Bằng nội dung của mình,lễ hội bao giờ cũng chứađựng trách nhiệm nhắc nhở cho mọi thành viên của cộng đồng những bài học cổđiển và cần thiết về lịch sử và đạo lý, về lao động sản xuất và lao động kỹ thuật,
về tinh thần thượng võ và nếp sống tài hoa Lễ hội mang sức sống, là tài sản vănhóa truyền thống của dân tộc, được trao truyền giữa các thế hệ, giữa các thời đại,trải qua nhiều thế kỷ; đồng thời cũng là đầu mối của công cuộc giao lưu, tiếpbiến văn hóa giữa các vùng miền các dân tộc các quốc gia trên thế giới
Giá trị cân bằng đời sống tâm linh
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần tư tưởng còn hiện hữu đờisống tâm linh Đó là đời sốngcủa con người về cái cao cả thiêng liêng chân-thiện-mỹ, cái mà con người ngưỡng mộ ước vọng tôn thờ Như vậy, lễ hội gópphần thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh của con người, đó là “ cuộc đời thứhai”, là trạng thái ‘thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu
Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc mà còn làmôi trường bảo tồn làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy
Mang lại giá trị kinh tế
Lễ hội còn là sản phẩm độc đáo của du lịch tạo nên môi trường du lịchvăn hóa tâm linh hấp dẫn nhân tố tạo nên sự thư giãn, không khí vui tươi linhthiêng của ngày lễ hội khi làm cho mọi người trút bỏ được những âu lo phiềnmuộn của cuộc sống đời thường, thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo, sốngnhân ái và yêu thương nhau hơn Lễ hội là một sản phẩm đặc biệt mang lại giátrị kinh tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giới thiệu truyền, bánhững đặc sắc văn hóa của dân tộc, vùngmiền cho du khách trong và ngoài nướcnhư vậy lễ hội tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt kinh tế du lịch văn hóatâm linh
Nhận thức xã hội
Trang 14Các vị thần được thờ ngoài các chính thần còn có các tà thần như: thần ăntrộm, thần gắp phân ….Như tại làng Lộng Khê – Phù Đức – Thái Bình trongngày linh hay ngày kị của thần đều có trò diễn: ban đêm trai gái trong làng đốtđuốc đi lùng quanh đình giống như đang đi tìm kẻ trộm Trong khi ấy người thủ
từ lấy tượng thần đưa qua lỗ ngạch, có ông tiền chỉ đứng tực sẵn ở phía ngoài,nắm lấy cổ tượng thần đấm 3 đấm, rồi bỏ lên kiệu rước lại vào đình Hay tạilàng Thư Lạng (Hà Nam) thờ thần ăn mày có 1 tượng thần giống người ăn màyđặt trước cửa, tay cầm gậy bị, đều sơn son thiếp vàng Người thủ từ phải luônsẵn sàng, hễ làng lân cận có việc gì đánh trống, đánh mõ đình làng mình lên, kẻothần sẽ “xuất ngoại” mất Hay làng Cổ Nhuế thờ thần gắp phân (miền bắc cónghề đi gắp phân để bón cho cây cối) thì trên hương án phải có 1 bộ quang gánh,
1 cái gầu nhỏ sơn son thiếp vàng Trong gánh người ta dùng chuối nặn chogiống phân và đặt vào đó để thờ Hay lễ hội Nghinh Ông tại thị trấn Sông Đốc –
Cà Mau, diễn ra từ ngày 14/2 – 16/2 âm lịch, lễ hội nhằm tôn vinh loài cá ông(cá voi) Theo lưu truyền trong dân gian thì “ cá ông” là một linh vật rất linhthiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi lại trên biển Lễ hội nhằm cầu mongcho mưa thuận gió hòa, nhất là cho những chuyến đi đánh bắt của ngư dân nơiđây được thận lợi
Các trò diễn trên đây phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, nếu khônglàm đúng như vậy, làng sẽ bị động, làm ăn lục đục hoặc mất mùa Nó không chỉ
là niềm tin linh thiêng, sự cầu mong các vị thần ủng hộ cho các nhân, cho cộngđồng, mà còn thể hiện những nhận thức xã hội của con người Vì thế, lễ hội đãgiúp con người nhận thức rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về xã hội, những mặt tốtlành, những điều xấu xa, trắc trở mà trong cuộc sống ai cũng có lần gặp phải –cái yếu tố dân chủ và xã hội trong tính lưỡng cực của tín ngưỡng dân gian Chứcnăng này hỗ trợ và củng cố chức năng phản ánh và bảo lưu truyền thống
Tuyên truyền giáo dục
Lễ hội góp phần hình thành truyền thống yêu nước, yêu lao động sản xuất,đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm thông qua việc tế lễ và các tích trò
Trang 15được nhân dân diễn lại Đồng thời nó góp phần hình thành bản sắc văn hóa ViệtNam và con người Việt Nam.
Từ đó, khắc sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam về đạo líuống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây thông qua việc tổ chức các lễ hộitruyền thông của Việt Nam Đồng thời cũng đưa các lễ hội Việt Nam vào trongcác cấp để học sinh, sinh viên có thể biết được vai trò quan trọng trong việc tổchức lễ hội truyền thống Việt Nam Làm cho học sinh, sinh viên hiểu biết thêm
về các lễ hội ý nghĩa của đất nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú Ví dụnhư Lễhội Gióng (làng Gióng – Gia Lâm – Hà Nội) được tổ chức từ 6-12/4 âmlịch, diễn lại sự tích Thánh Gióng đáng giặc Ân, nhắc nhớ mọi người về vị anhhùng đã có công với nước, cũng tại đây mọi người cũng có dịp cảm nhận mốiquan hệ nhiều chiều giữa làng với nước, cá nhân – cộng đồng, quá khứ – hiệntại, thực – ảo, thiêng liêng – trần tục Tất cả đều được giữ gìn như một tài sảnvăn hóa để lưu truyền mãi về sau
1.2.Tổng quan về xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
1.2.1 Vị trí địa lý
Xã Mê Linhthuộc vùng đồng bằng sông Hồng có tọa độ địa lý là21°9′50″B 105°44′11″Đ Xã có vị trí ranh giới phía bắc giáp với xã Đại Thịnh,phía đông giáp với xã Tiền Phong, phía nam giáp với xã Tráng Việt, phía tâygiáp với xã Văn Khê
1.2.2 Diện tích tự nhiên và dân số
Xã Mê Linh có tổng diện tích là 5,91 km2 Dân số là 10.548 người (năm1999),mật độ dân số đạt 1785 người/km² Đến năm 2009, dân số là 187.255người
1.2.3 Khí hậu
Xã Mê Linh là khu vực nằm trong vùng khí hậu đồng bằng trung du Bắc
Bộ, mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa
Tại đây có mùa Đông lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4), múa hè ấm ướt, mưanhiều (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình năm 23.5°C, lượng mưa
Trang 16bình quân 11.675mm năm, tháng mưa nhiều nhất đạt 332mm và thường tậptrung vào các tháng 2,3,4 có tháng độ ẩm tưởng đối thấp 24%, sương muối thỉnhthoảng cũng xuất hiện nhưng ở mức độ nhẹ Số giờ nắng trung bình cả năm là1.353 giờ
Có hai hướng gió chính là hướng Đông Nam và Tây Bắc, tốc độ gió trungbình 2,3 m/s
1.2.4 Văn hóa truyền thống
Lịch sử hình thành và phát triển huyện Mê Linh mà cụ thể là xã Mê Linhgắn liền với thời đại các vua Hùng dựng nước, là địa bàn cư trú của các Lạctướng, Lạc hầu dòng dõi vua Hùng
Vùng đất đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ này vốn là nơi giao lưu kinh tế vàvăn hóa của các vùng như: miền núi, trung du và đặc biệt là sự giao thoa văn hóavới các tỉnh lân cận nhất là với kinh đô Thăng Long, nên đã hội tụ ở đây mộtnền văn hóa phong phú, đa dạng góp phần không nhỏ vào sự hình thành pháttriển của nền văn minh sông Hồng rực rỡ Trong đó, các di tích lịch sử - văn hóanhư một minh chứng cho đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo tinh tế của ngườiViệt, đồng thời còn đánh dấu sự ra đời và phát triển của văn minh cộng đồng,làng xã Việt Nam
Qua nghiên cứu tìm hiểu, các nhà khoa học đã cho thấy các di tích lịch sử,đình, đền, chùa, miếu là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, ẩn chứatrong đó là cốt cách, là tâm hồn của người dân đất Việt Từ lâu trong tâm thứccủa người dân Mê Linh, các di tích lịch sử - văn hóa chính là một phần linh hồn,một nét văn hóa đặc sắc của quê hương Do vậy, nơi đây đã lưu giữ được nhiều
di tích văn hóa,điển hình là Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng tại thôn
Hạ Lôi, xã Mê Linh Đây là nơi Hai Bà được sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa,giành thắng lợi, xưng Vương và định đô những năm 40 - 43 sau Công nguyên.Trải qua thời gian, Đền Hai Bà Trưng đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần, năm
2000 Đền được quy hoạch mở rộng và trung tu lớn như hiện nay với trên 12ha.Năm 2013, Đền Hai Bà Trưng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích
Trang 17Quốc gia đặc biệt Với cảnh quan thiên nhiên mang đậm không gian lịch sử vàvăn hóa truyền thống, từ nhiều năm di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng
là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh, sinhviên; nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, là sản phẩm du lịch vănhóa tâm linh độc đáo, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoàinước
Cũng giống như các di tích lịch sử - văn hóa trong cả nước, di tích lịch sử
- văn hóa xã Mê Linh gồm có: đình, đền, chùa, miếu; bên cạnh còn có di chỉkhảo cổ học
Mê Linh là xã ở vùng đồng bằng, nên không có sự phân chia vùng, miền.Điều kiện địa lý này đã tác động đến quy mô, cấu trúc, cũng như việc tôn thờtrong các di tích lịch sử văn hóa địa phương Các di tích lịch sử văn hóa ở đâythường được xây dựng to lớn, bề thế, chạm trổ tinh xảo, với nhiều cách điệu dângian như: Rồng phun nước, cá vượt vũ môn và các đề tài: “Tứ linh” (long, ly,quy, phượng) là những con vật biểu tượng cho sức mạnh, sự thông minh, khéoléo, trường tồn cùng thời gian, hay “Tứ quý” (tùng, cúc, trúc, mai) biểu tượngcho sự mềm dẻo, linh hoạt, bền vững và cái đẹp quý phái Bên cạnh yếu tố địa
lý, các yếu tố thuận lợi về kinh tế, văn hóa, cũng góp phần quan trọng làm nên
sự quy mô, bề thế của hệ thống di tích lịch sử, văn hóa ở Mê Linh
Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, trong suốt thời kỳ phongkiến Việt Nam (1075-1919), nghĩa là từ khi triều Lý mở khoa thi đầu tiên đếnkhoa thi cuối cùng dưới triều Nguyễn, nơi đây liên tục có người đăng khoa Toànhuyện có 15 tiến sỹ Nho học, trong đó dưới triều Lê có 12 danh nhân Các danhNho thể hiện là những người có nhiều đóng góp cho quê hương mình Đỗ Nhuậnngười thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, đỗ tiến sĩ năm 1446 lúc 20 tuổi Ông làmquan đến chức Thượng thư, Đông Các đại học sĩ, từng bước vào cung dạy họccho Vương tử và thường được đạo đàm với vua Lê Nhờ giỏi thơ văn mà ĐỗNhuận được vua Lê Thánh Tông phong làm Tao đàn Phó nguyên súy Ông đãcùng các ông Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đàm Văn Lễ, Đào Cử biên
Trang 18soạn sách “Thiên Nam dự hạ tập”, ghi chép chính sự về triều Lê, gồm 100quyển Ông còn cùng với Thân Nhân Trung và Lương Thế Vinh khảo cứu âmnhạc nước nhà và Trung Quốc, đặt ra hai bộ Đồng Văn và Nhã Nhạc Hiện nay,trên địa bàn huyện cũng có nhiều di tích thờ các vị Do đó, các di tích lịch sửvăn hóa nơi đây không chỉ có giá trị về mặt các tâm linh, nghệ thuật, kiến trúc
mà còn bao hàm tinh thần hiếu học, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho các thế hệcon cháu noi theo
Phần lớn các công trình trên địa bàn là thờ nhân thần, vì nơi đây là vùngđất gắn liền với các sự kiện lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc như: thời Hai
Bà Trưng, thời kỳ nhà Tiền Lý Tuy là nơi nằm ven sông, nhưng Mê Linh ít có ditích thờ thủy thần, điều này chứng tỏ nhân dân nơi đây ít chịu ảnh hưởng bởiyếu tố địa hình mà chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi giá trị lịch sử
Mê Linh tự hào là vùng đất đế đô thời Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
Vì vậy, phần lớn các di tích lịch sử, văn hóa ở đây đều ghi dấu những chiến cônghiển hách của Hai Bà Trưng như: cố đô Mê Linh ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, nay
có đền thờ Hai Bà Trưng – cùng thân quyến và các tướng lĩnh của Hai Bà
Nặng lòng với vùng di sản thiêng liêng của quê hương, Phó Chủ tịchUBND xã Mê Linh Nguyễn Viết Minh chia sẻ, với người dân Mê Linh, Hai BàTrưng như điểm tựa tâm linh Hằng năm, lễ hội Đền thờ Hai Bà được tổ chức từngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) Để chuẩn bị cho lễ hội, chínhquyền, các đoàn thể và người dân cùng tham gia Với lợi thế gần trung tâm Thủ
đô và có hơn 100 nhà vườn trồng hoa, Mê Linh không chỉ là vùng đất thiêng màcòn luôn rực rỡ sắc màu tươi mới thu hút đông đảo khách du lịch Bảo tồn, pháthuy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch chính là cách để Mê Linh gìngiữ những nét đẹp truyền thống một cách bền vững và thêm điều kiện phát triểnkinh tế nông thôn
Trang 19TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trang 20CHƯƠNG 2: DIỄN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG
2.1 Khái quát về lễ hội đền Hai Bà Trưng
2.1.1 Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước Việt Nam có nhiềucuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống ngoại xâm, bảo vệ và thống nhất đất nước,trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng
Dưới ách đô hộ của nhà Đông Hán, nhân dân Âu Lạc càng bị áp bức bóclột nặng nề hơn Năm 34, Tô Định thay Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ Tênnày ra sức đốc thúc nhân dân nộp, cống, thuế Chúng thẳng tay trừng trị nhữngngười có tư tưởng và hành vi chống lại chính quyền Mâu thuẫn giữa tầng lớpnhân dân Giao Chỉ với chính quyền đô hộ nói chung và cá nhân Thái thú TôĐịnh nói riêng ngày càng sâu sắc Đầu năm 40, cuộc khởi nghĩa do Hai BàTrưng lãnh đạo đã bùng nổ ở Hát Môn (cửa sông Hát, huyện Phúc Thọ, Hà Tây).Dưới ngọn cờ của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, nhân dân cả nước đã nổidậy hưởng ứng Tết đến, xuân về, mời bạn ngược sông Hồng, về vùng đất cổ MêLinh thăm viếng Hai Bà Trưng để tĩnh tâm và bồi đắp lòng tự hào, tự tôn củadòng giống Lạc Hồng
2.1.1.1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nguyên nhân trực tiếp:
Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự ápbức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tạiGiao Chỉ Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuếkhóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than Điều này dẫn đến sựmâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhàHán ngày càng gay gắt hơn
Nguyên nhân gián tiếp:
Sự việc gia đình của Trưng Trắc, Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quanthái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng
Trang 21nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ b.Diễnbiến cuộc khởi nghĩa : Được chia làm 2 lần
Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và TrưngNhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn –Phúc Thọ – Hà Nội) Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hútđược hào kiệt khắp nơi về gia nhập Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại đượcquân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu Quan thái thú
Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải Quân Hán ở các quận huyện kháccũng gặp thất bại Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dànhđược thắng lợi hoàn toàn
Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện,
Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinhnhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố,nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quânHán Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộtiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc: Đạo quân bộ: đi men theo đường biển,lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượtbiển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu
2.1.1.2 Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 vàcuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc Cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắnglợi to lớn Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhândân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩaquân
2.1.2 Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Trang 22Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa lại độc lập cho đất nướctrong gần 3 năm nhưng ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa ấy lại vô cùng vĩđại, tiếng vang của nó đời đời bất diệt
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập củadân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử Trong và sau thời gian diễn ra cuộckhởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyếtđấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đấtnước Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho
xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam Nó có tác dụng mở đường, đặt phươnghướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này Đây là một trang sử vôcùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung
và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai BàTrưng Đây còn là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánhđuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ Người lãnh đạo của cuộckhởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị
Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnhđạo Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam Từ trong ngọn lửa củacuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử "Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tựmình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình Không một sức mạnh nàotiêu diệt được nó"
Cuộc khởi nghĩa là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh, khi âm thầm,lúc công khai của nhân dân Việt Nam Đấy là một phong trào nổi dậy của toàndân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừatỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ
Biểu hiện cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế pháttriển của lịch sử Việt Nam Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng chocuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưnglãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm
Trang 23rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng Dân tộc ViệtNam luôn tự hào về Hai Bà Trưng.
2.1.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của đền Hai Bà Trưng 2.1.3.1 Lịch sử hình thành
Đền thờ Hai Bà Trưng (còn có tên là đền Hạ Lôi) nằm ở thôn Hạ Lôi, xã
Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội, quê hương Hai Bà và kinh đô xưa củaTrưng Nữ Vương Chưa rõ ngôi đền đầu tiên được lập vào năm nào Đời vua LýAnh Tông (vị hoàng đế thứ 6 nhà Lý, trị vì năm 1138 – 1175), trời làm hạn hán,Hai Bà báo mộng, nhà vua làm lễ cầu đảo, linh nghiệm được mưa cho dây càycấy Vua cho phục dựng đền thờ Hai Bà tại cố hương Đền được tu sửa lại vàothế kỷ 17 Năm 1881, 1934 và gần đây nhất vào năm 2002 – 2010, đền được tu
bổ, tôn tạo cả bên trong lẫn bên ngoài khu vực đền
Theo tài liệu của ban quản lý khu di tích, ngay sau khi Hai Bà mất trênsông Hát (năm 43 sau Công nguyên), để tỏ lòng biết ơn công đức của Hai BàTrưng, nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ trên chính nơi Hai Bà Trưng sinh ra,lớn lên, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô Đền ngựtrên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng Banđầu ngôi đền được dựng bằng tre, lá, đến triều Đinh (968-980), đền được xây lạibằng gạch và lợp ngói Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo Năm 1881-
1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay
2.3.1.2 Quá trình phát triển của đền Hai Bà Trưng
Đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia năm 1980
Để xứng đáng với vị thế của Hai Bà Trưng trong lịch sử dân tộc và tiến tới kỷniệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngày 29/8/2002, UBND tỉnh Vĩnh Phúc
đã ra Quyết định số 3196/QĐ-UB phê duyệt dự án đầu tư, quy hoạch tôn tạo vàxây dựng Khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh trên diện tích gần 13ha.Theo quy hoạch Dự án bao gồm việc trùng tu, tôn tạo đền chính (Tam toà chínhđiện), đồng thời xây dựng một cách đồng bộ, hoàn chỉnh các công trình phù trợ,
Trang 24tạo thành Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh, với quy mô kiến trúc bềthế khang trang.
Tháng 5/2003, Dự án trên đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danhmục dự án quan trọng cấp Quốc gia Trong giai đoạn 2002-2005 đã tu bổ, tôntạo 3 toà đền chính; sơn son thếp bạc các cấu kiện gỗ của 3 tòa và tu bổ toàn bộnội thất Dịch chuyển nhà tả mạc, hữu mạc để nới rộng không gian; cải tạo hồbán nguyệt và sân trước tiền tế; xây dựng đền thờ cha mẹ của Hai Bà và của ôngThi Sách; đền thờ các tướng lĩnh của Hai Bà; khôi phục lại thành ống và hộp thư
bí mật… Trong giai đoạn 2005-2010 đã xây dựng các công trình phục vụ dukhách và hệ thống đường giao thông liên quan
Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh có ý nghĩa lịch sử và tâm linh sâu sắc,ngày 09/12/2013, di tích đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tạiQuyết định số 2383/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Sau đợt đại trùng tu,ngôi đền có quy mô thuộc hàng đầu trong số các di tích của cả nước, xứng đángvới công lao vĩ đại của Hai Bà Trưng đối với dân tộc Việt Nam
Ngày nay, đền thờ Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng vớinhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gáctrống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đềnthờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà và Sư phụ, Sư mẫu của Hai Bà, đền thờ thânphụ, thân mẫu ông Thi Sách và Ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai BàTrưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bímật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắmvoi, thành cổ Mê Linh… trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng củahuyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và du khách thập phương
Đặc biệt, năm 2022 Ban quản lý Di tích Đền Hai Bà Trưng huyện MêLinh đã tổ chức trang trí cờ hoa, cảnh quan trong khuôn viên Đền thờ tranghoàng, lộng lẫy như một sự tri ân sâu sắc đối với Hai vị Vương Nữ Anh hùngcủa dân tộc
2.2 Quá trình chuẩn bị lễ hội
Trang 25Lễ hội Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi được tổ chức hàng năm là một hoạtđộng văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dântộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Trước đó, từ mồng 4 tháng giêng, dân làng đã làm lễ mộc dục, thay baosái tượng Vua Bà chứ không theo lệ thường ra sông múc nước về tắm tượngThánh Sau đó ngày mồng 4 và 5 làng Hạ Lôi tổ chức lễ tế Hai Bà ở đình làngcùng với Thành hoàng làng là 4 vị tướng - 4 anh em ruột Đô, Hồ, Bạch, Hạc đãphù Thánh Tản Viên dựng lại nghiệp đế họ Hùng
Trong lễ rước hai Vua Bà từ Đền về Đình, gồm: 2 cỗ voi, 2 cỗ ngựa, độithanh nữ mặc áo trắng khênh kiệu, đội nữ binh hộ giá mặc áo nâu, quấn xà cạp,vác gươm, hai đội nữ rước hai kiệu, đội mệnh bái mặc áo tế xanh có triện, độinhạc công, xinh tiền, đội vác cờ súy, gươm trường, bát bửu, tán, lọng
Cùng với người dân địa phương, hàng nghìn du khách trong, ngoài nước
đã về đây tụ hội, dâng hương tưởng nhớ công lao chống giặc giữ nước của HaiBà
Nét độc đáo nhất trong lễ rước kiệu Hai Bà ở Hạ Lôi, khác hẳn Hát Môn
và Đồng Nhân, chính là nghi thức giao kiệu: Bắt đầu lễ rước kiệu, từ Đền ra,kiệu Trưng Trắc đi trước Ra đến đường kéo quân để về đình làng, thì kiệuTrưng Trắc né sang để kiệu Trưng Nhị đi trước Đến cổng đình, kiệu chị đitrước, kiệu em đi sau Hai bên nghênh đón hai Vua Bà, với ý nghĩa tượng trưngVua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng
Trong đám rước tưng bừng, rộn rã tiếng chiêng, trống của phường bát âm,hai bên nam nữ hát đối, tương truyền bài hát có từ thời Hai Bà Trưng, cổ vũquân sĩ đánh giặc
Cuộc tế lễ trang trọng diễn ra tại đình làng Hạ Lôi Sáng mồng 6, vàochính hội, dân làng tiễn Hai Bà về kinh đô lên Đền Và thứ tự rước kiệu ngượclại so với hôm về đình làng: Kiệu Thành hoàng và tướng Cốt Tung đứng hai bênsân bái Hai Bà về kinh, kiệu chị đi trước kiệu em; sau 2 lần giao kiệu ở cổng
Trang 26đình và đường kéo quân đến cổng Đền thì kiệu em né sang phải để kiệu chị lêntrước vào Đền.
Trong không khí linh thiêng của lễ hội, vị chủ tế trang trọng đọc lời thềcủa Hai Bà: “Thiếp là Trưng nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thu phụclại muôn vật cũ của tổ tông, không phụ ý trời, thỏa nguyện nơi đền miếu của bậc
đế vương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối”
Từ mồng 7 đến mồng 10 tháng giêng, là lễ viếng lục bộ nữ tướng, cầuphúc, yến hạ - khao quân, tạ lễ Nhân dân Mê Linh và khách thập phương về dự
lễ hội, hái lộc cầu may Các trò chơi dân gian (đánh đu, đánh cờ người, cờtướng, chọi gà, đấu vật) diễn ra náo nhiệt trong tiếng trống rộn rã
Ngày nay, quần thể di tích lịch sử quốc gia Đền Hai Bà Trưng cơ bản đãhoàn thành Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích lịch sử văn hoá linh thiêng khôngchỉ của người dân Mê Linh mà còn với người dân cả nước Đây là minh chứngcho tinh thần yêu nước, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam Lễ hội là hoạtđộng tưởng nhớ công ơn Hai Bà, cũng là hoạt động thiết thực nhằm giáo dụctinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ
Trang 271 Kế hoạch tổ chức lễ hội truyền thống Kỷ niệm 1980 năm Khởi nghĩa Hai
Bà Trưng:
Ngày 6/2/2020 (Âm lịch), kỷ niệm 1980 năm cuộc khởi nghĩa Hai BàTrưng, Quận Hai Bà Trưng đã xây dựng Kế hoạch tổ chức lễ hội truyền thống kỷniệm 1980 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và đón nhận Bằng xếp hạng di tíchQuốc gia đặc biệt Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền - Chùa - Đình Hai BàTrưng.Với mục đích Nâng cao giáo dục truyền thống, ca ngợi tinh thần yêunước, ý chí quật cường của Hai Bà Trưng trong quá trình đấu tranh chống giặcngoại xâm, tôn vinh tinh thần yêu nước và ý chí độc lập tự chủ, tự cường, khátvọng hòa bình của nhân dân ta Giới thiệu, quảng bá hình ảnh, phát huy giá trịđặc biệt Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, truyềnthống văn hóa, đậm bản sắc dân tộc của lễ hội Hai Bà Trưng
Chương trình gồm các nội dung chính:
2 Tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
a) Dự kiến chương trình lễ hội:
Ngày 27/02/2020 (Mùng 5 tháng Hai năm Canh Tý):
Từ 6h00 đến 12h00:Lễ rước nước truyền thống từ Đền thờ Hai Bà
Trưng, phường Đồng Nhân ra Miếu thờ Hai Bà Trưng, phường Bạch Đằng,xuống sông Hồng lấy nước, rước về Đền để làm lễ mục dục
Từ 12 h00’ đến 17 h00’: Các hoạt động dâng hương của nhân dân và khách
thập phương, văn nghệ truyền thống, trò chơi dân gian
Từ 17giờ30’ đến 19h00’: lễ Mục dục
Từ 19h30 đến 21h30’: Chương trình nghệ thuật truyền thống chào
mừng kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và đón nhận Bằng xếp hạng ditích cấp quốc gia đặc biệt Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền - Chùa - Đình Hai BàTrưng
Ngày 28/02/2020 (Mùng 6 tháng Hai năm Canh Tý):
* Phần Lễ
Từ 08h00’ đến 08h30’: Đón tiếp đại biểu dự lễ hội.