Biểu diễn văn hóa, thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm 4 tìm hiểu lễ hội đền hai bà trưng tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: DIỄN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG

2. Tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

2.3. Các hoạt động và ý nghĩa của các hoạt động trong lễ hội

2.3.2.2. Biểu diễn văn hóa, thể dục thể thao

Theo đó, vào 10/2 (tức 6 Tết) có các chương trình nghệ thuật Lễ Kỷ niệm 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội Đền Hai Bà Trưng;

Trưng bày các gian hàng giới thiệu các sản vật của địa phương; Khai mạc và thi đấu môn bóng chuyền hơi, Cờ tướng tại sân thi đấu, các trò chơi truyền thống khác; Khai mạc giải vật Dân tộc. Chương trình biểu diễn ca múa nhạc mừng Đảng, Mừng xuân…

Ngày 11/2 (ngày 7 Tết): Biểu diễn Dưỡng sinh của người cao tuổi; múa rối nước; hát quan họ trên hồ; thi đấu bóng chuyền hơi, vật dân tộc; tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt, đi cầu khỉ.

Chương trình biểu diễn văn hóa văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mừng Xuân mới Kỷ Hợi tại sân khấu ngoài trời.

Ngày 12/2 (ngày 8 Tết): Câu lạc bộ hát dân ca, quan họ xã Mê Linh tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng, hát dân ca, quan họ tại sân khấu ngoài trời;

Thi đấu vật dân tộc, bóng chuyền hơi, Cờ tướng, các trò chơi dân gian; Hát quan họ…

Ở sới vật, những đô vật của các lò vật nổi tiếng khắp miền Bắc tranh tài, cống hiến những pha vật thật đẹp mắt trong tiếng vỗ tay, hò reo cổ vũ của hàng ngàn khán giả hâm mộ.

Tại sân thi đấu cớ tướng, những tuyển thủ cờ nổi tiếng trong vùng trầm tĩnh suy tư trong tiếng trống khẩu giục giã của trọng tài, cùng phía bên ngoài sân thi đấu, là những lời bình luận rôm rả về nước đi cũng như muốn tư vấn cho mỗi tuyển thủ.

Những đôi trai gái hò reo cổ vũ cho cặp chơi nam nữ trên đu tiên thêm hào hứng nhún cao và rồi giành nhau để đến lượt cặp mình lên đu trổ tài.

Các em thiếu niên vui nhộn hò reo ở khu dành cho các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, chọi gà…

Không phải gốc quan họ, song từ nhiều năm nay, các liền anh, liền chị của dân Mê Linh đã học hỏi nhiều qua các cuộc giao lưu với liền anh, liền chị vùng quan họ Bắc Ninh nên cứ mỗi mùa lễ hội Hai Bà Trưng là họ lại có dịp xúng xính trong bộ áo the, khăn xếp, ô sa và áo mớ ba mớ bảy thướt tha, e ấp bên nón thúng quai thao trên chiếc thuyền rồng hát mời chào du khách:

“Ăn một miếng trầu, không ăn cầm lấy cho nhau vui lòng…”

Để phục vụ du khách về dự lễ hội còn có hàng trăm gian hàng trưng bày và bán đồ lưu niệm, các mặt hàng ẩm thực và dịch vụ ăn uống.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh vốn có sức sống mãnh liệt, đã gợi nên âm hưởng của quá khứ, làm nên phong cách con người nơi đây, như một sự giáo dục truyền thống, biểu thị lòng sùng kính của quê hương đối với Hai Bà.

Du khách về với Mê Linh là về với quê hương Hai Bà Trưng - một vùng quê huyền thoại của kinh đô xưa, mang đậm nét truyền thống lịch sử văn hóa với những người dân cần cù sáng tạo hăng say trên những cánh đồng hoa muôn sắc thơm hương, tạo nên một vùng hoa Mê Linh nổi tiếng cung cấp hoa tới các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước.

Ở đây còn lưu giữ được những di tích đặc sắc về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Có biết bao chứng tích đầy sức thuyết phục như: Những đoạn tường thành kinh đô xưa, Bãi Huyện, Đường Kéo quân, Hồ Tắm Voi, đền thờ, lễ hội…

mà ở đó, mỗi bậc thềm, then cửa, tiến cựa mình của cây, của lá đều là những thông điệp nhắn gửi tới muôn đời sau.

2.4.Ý nghĩa của lễ hội đền Hai Bà Trưng

Lễ hội được tổ chức hàng năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh được tổ chức thường niên nhằm giáo dục cũng như khuyến khích truyền thống yêu nước, nhằm góp phần nâng cao tinh thần và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Lễ hội cũng đồng thời góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh truyền thống, một nét đẹp văn hóa của vùng đất Mê Linh đến với các tầng lớp nhân dân, đưa ra tầm quan trọng, giá trị lịch sử của di tích Quốc gia - Đền Hai Bà Trưng. Đưa nơi này trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Lễ hội mang một màu sắc vô cùng đặc biệt trong lòng người dân huyện Mê Linh, cũng như Hà Nội và các tỉnh thành lân cận và được lưu truyền nối tiếp từ đời này sang đời khác.

Hội đền Hai Bà Trưng vừa mang ý nghĩa tâm lih ừa là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng giàu truyền thống, tôn vinh trời đất, non sông, đất nước; tôn vinh Hai Bà Trưng là những phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam anh hùng, trung hậu đảm đang, có ý nghĩa về giáo dục truyền thống yêu nước đối với thế hệ trẻ hiện nay.

Hội đền Hai Bà Trưng cũng là một trong những lễ hội mở đầu cho xuân mới đầy ắp các lễ hội trên khắp các làng quê Việt Nam, thu hút hàng vạn người dân bản địa và du khách thập phương về đây trẩy hội

2.5. Những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hai Bà Trưng

Tìm hiểu ý nghĩa, lịch sử và các hoạt động văn hóa truyền thống tại lễ hội Hai Bà Trưng

Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

Lễ hội luôn trong tình trạng đông đúc quá tải nên mọi người cần nâng cao ý thức tự bảo vệ tài sản của mình khi đứng ở khu vực nhà chờ, nơi chuẩn bị đồ lễ.

Cảnh giác khi bị chen lấn xô đẩy, vì tội phạm sẽ lợi dụng lúc lộn xộn, để trộm cắp móc túi lấy điện thoại, ví và những tài sản có giá trị khác. Do đó, mọi người trước khi vào lễ, không nên mang theo quá nhiều tiền, vật dụng có giá trị (như hoa tai, dây chuyền vàng, điện thoại đắt tiền...) hay giấy tờ quan trọng.

Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm 4 tìm hiểu lễ hội đền hai bà trưng tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)