CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG TẠI MÊ LINH –
3.4. Nhóm giải pháp về bảo tồn - phát huy các giá trị văn hóa
3.4.1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân
Định hướng việc tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa trong lễ hội Hai Bà Trưng bằng nhiều hình thức khác nhau:
Tạo sự chuyển biến nhận thức của người dân về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử, văn hóa cũng như những quy định của pháp luật có liên quan. Kịp thời chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện
lệch lạc làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Thông qua tuyên truyền truyền tải nội dung về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội để nâng cao nhận thức của người dân
Khuyến khích các trường học tổ chức học tập ngoại khóa tại đền
Tổ chức các hoạt động thiết thực để thế hệ trẻ có cơ hội tìm hiểu góp sức mình vào công tác bảo tồn phát huy các giá trị của lễ hội. Từ đó thắp sang tinh thần yêu quê hương đất nước giữ gìn những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc
Hình thức triển khai tuyên truyền giáo dục của Đảng bộ chính quyền địa phương như: Nói chuyện thời sự, kể chuyện truyền thống tổ chức các hoạt động chăm sóc vệ sinh đền
Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo quản lí và hướng dẫn người dân bảo tồn phát triển các giá trị của lễ hội. Tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh cần khắc phục
3.4.2. Giải pháp giữ gìn và bảo vệ mội trường xung quanh sau khi lễ hội kết thúc
Lâu nay rác thải do du khách bỏ lại sau khi lễ hội kết thúc là hình ảnh gây rất nhiều phản cảm. Chính vì thế những năm gần đây, bên cạnh hoạt động văn hóa đặc sắc trong các lễ hội, thì vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường cũng đã được các cấp chính quyền nơi tổ chức lễ hội quan tâm. Đây là một việc làm đáng ghi nhận, góp phần giữ đẹp cảnh quan môi trường. Vì vậy nhóm tác giả muốn đề cập một số giải pháp nhằm góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh sau khi lễ hội Hai Bà Trưng kết thúc.
Trước tiên chính quyền địa phương cần huy động tổ chức, đoàn thể, quần chúng ra thu gom rác và tổng vệ sinh xung quanh khu vực đền thờ đảm bảo cảnh quan môi trường sau lễ hội trở lại vẻ đẹp vốn có của nó.
Thành lập Ban Quản lý công trình công cộng thực hiện tốt hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải; chủ động tăng cường nhân lực, phương tiện trong
và sau dịp Tết đảm bảo thu gom, vận chuyển kịp thời lượng rác thải phát sinh về các bãi rác để xử lý; chú trọng thu gom rác thải tại khu vực trung tâm lễ hội tuyệt đối không để tình trạng ứ đọng rác thải, phế thải gây ảnh hưởng cảnh quan môi trường và nguy cơ bùng phát dịch bệnh; vận hành có hiệu quả các bãi xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đối với khu vực tâm linh như đền thờ Hai Bà Trưng thì cần có nội quy, quy định cụ thể đối với người dân về trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường chung, không xả rác bừa bãi và tự tổ chức các hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường.
Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động lễ hội mà thiếu ý thức trong công tác bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyên truyền kêu gọi mọi người dân và du khách bỏ rác đúng nơi quy định trên hệ thống loa phát thanh; căng biểu ngữ, băng zôn kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường. Trước tiên khi những người dân bản địa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung thì khách thập phương đến tham gia lễ hội mới tự giác thực hiện làm theo.
3.4.3. Khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động văn hóa lễ hội.
Khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động văn hóa lễ hội:
Ngày nay với sự phát triển của thời đại, các hoạt động văn hoá lễ hội ngày càng đa dạng phong Phú hơn qua từng thời đại, trong đó không thể phủ nhận công lao từ chính nhân dân mình. Cần có nhiều biện pháp khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động văn hoá lễ hội để phát huy tốt nhất và rõ rệt nhất các giá trị cốt lõi của nó
. Trước tiên ban quản lý địa phương phải đưa gia những chính sách có lợi khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân. Thường xuyên cập nhật những góp ý
của nhân dân về hoạt động văn hoá lễ hội để xây dựng được các giá trị tốt nhất.
Có sự khen ngợi đối với những cá nhân góp ý có ích về địa phương.