CHƯƠNG 2: DIỄN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG
2. Tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2.7. Tác động của lễ hội đền Hai Bà Trưng đến đời sống người dân địa phương
2.7.1. Tác động tích cực
2.7.1.1. Lễ hội tạo nên sắc thái văn hóa, niềm tự hào cho địa phương
Lễ hội dân gian ở Việt Nam có vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người trong một quốc gia đa sắc tộc. Đây là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, đóng vai trò không nhỏ trong việc hội nhập văn hóa quốc tế, tạo ra sự đa dạng trong văn hóa thế giới và khu vực.
Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng là nét văn hóa mang bản sắc riêng của vùng đất Mê Linh. Lễ hội là niềm tự hào của người dân nơi đây, là điểm nhấn có ý nghĩa quảng bá hình ảnh về truyền thống lịch sử của vùng đất cổ này. Từng có một thời gian, di tích về lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng được lựa chọn làm biểu tượng cho tỉnh Vĩnh Phúc. Trên logo biểu trưng về Vĩnh Phúc, chúng ta thấy
hình Hai Bà Trưng cưỡi voi cầm kiếm, phía sau là ngọn núi biểu trưng cho dãy núi Tam Đảo.
Ngay từ trong truyền thuyết về Hai Bà Trưng được lưu truyền tại địa phương, người dân nơi đây cũng có cách nhìn khác về kết thúc của cuộc khởi nghĩa. Khác với truyền thuyết về Hai Bà tại Hát Môn và Đồng Nhân, Trung Trái được người dân Hạ Lôi tin rằng di không hy sinh mà bay lên núi Mỹ Sơm |41 tr|
74| Điều này cho thấy ưn may và nguyện vọng của nhân dân mong muốn người anh hùng dân tộc, người con của quê hương mê Linh đời đời sống mãi. Và đây chính là cách nhìn, cách đánh giá độc đáo của dân làng Hạ Lôi về Hai Bà Trưng
Lễ hội đền thờ Hai Bà Trung trước hết mang lại những giá trị văn hóa to lớn, có ý nghĩa giáo dục quần chúng ý thức về cộng đồng, về cội nguồn, về truyền thống yêu nước cũng như những quá khứ hào hùng của dân tộc cũng nhiều giá trị nhân văn khác. Trong ý nghĩa đó, lễ hội như cầu nỗi quá khứ với hiện tại, giữa cõi tâm linh và đời sống tinh thần của con người.
Cuộc sống của những người dân làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, đặc biệt là cuộc sống của những người nông dân không phải lúc nào cũng được rảnh rỗi mà họ thường phải “một nắng, hai sương” trên đồng ruộng, lo toan cho cuộc sống hằng ngày. Nhưng sau những tháng ngày lao động vất vả ấy, họ lại tạm gác công việc cùng nhau về đền thờ Hai Bà Trung để tưng bừng tổ chức lễ hội. Và lúc này, những người nông dân chân lấm tay bùn trong cuộc sống hằng ngày bỗng chốc lại được hóa thân thành những nhà văn hóa, những người nghệ sĩ tài hoa.
Trong lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy và sáng tạo trở thành nhân tố văn hóa độc đáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Và chính những yếu tố văn hóa này lại được trao truyền từ thể này sang thế hệ khác gìn giữ, phát huy và tiếp tục mạch nguồn sáng tạo do cha ông để lại.
Lễ hội của đền thờ Hai Bà Trưng chính là điểm nhấn nổi bật gắn liền với yếu tố văn hóa vùng. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội đang có bước chuyển mình mạnh mẽ theo hưởng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hòa nhập cùng với xu hướng toàn cầu hóa đã có những tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời
sống xã hội, trong đó có những yếu tố văn hóa truyền thông. Chính vì vậy, lễ hội đền thờ Hai Ba Trung là nơi báo ton, làm giàu và phát huy bản sắc những ước vọng, mong được chúng giám và phù hộ cho được an khang thịnh vuợng suốt năm.
Người dân địa phương sẽ dâng lên thần những lễ vật ngon nhất, đẹp nhất do tự mình làm ra hoặc sản vật quý hiếm mua từ các nơi khác. Trong lễ hội, họ còn tổ chức ca múa nhạc làm cho không khi được vui vẻ, sau đó là tổ chức ăn uống, vui chơi giải trí bằng các trò chơi, thi tài. Thời gian thường kéo dài nhiều ngày trong tháng Giêng; chưa kể trước đó hơn hàng tháng, người dân Hạ Lôi đã có những nghi thức chuẩn bị cho ngày hội vừa trang nghiêm, vừa náo nhiệt
Ngoài những dịp lễ hội chính, tại đền thờ Hai Bà Trưng, đông đảo người dân vẫn thường xuyên đến để sinh hoạt tín ngưỡng vào những ngày rằm hay mùng một hằng tháng. Đền Hạ Lôi thực sự là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Cùng với trung tâm Tây Thiên núi Tam Đảo, đền Hạ Lôi thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của người dân Vĩnh Phúc.
Là ngôi đến được tạo dựng trên vùng đất vốn là quê hương của Hai Bà Trưng, đền thờ Hai Bà tại Hạ Lôi là trung tâm của một vùng văn hóa, là dấu tích thể hiện sự hiện hữu của tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng tại vùng bắc Hà Nội. Nhờ có niềm tin mạnh mẽ vào Hà Bà Trung, dáng linh thiêng, cao cả mà mỗi con người nơi đây có thể hướng tới một đời sống tinh thần thanh sạch một niềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau phản dấu sống có ích hơn cho quê hương, đất nước.
một niềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau phấn đấu sống có ích hơn cho quê hương, đất nước.
Đền thờ Hai Bà Trưng tại Hạ Lôi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.
Tới đền thờ, người dân có thể tham gia vào các nghi thức tế lễ hoặc tham dự các trò chơi dân gian truyền thống... Nhưng dù có ở vị trí nào thì mỗi con người đều là một chủ thể của sự sáng tạo để góp phần vào thành công chung của lễ hội và
những giá trị văn hóa kết tinh trong lễ hội tiếp tục được trao truyền lại cho các thế hệ mai sau. Chính nhờ những giá trị độc đáo và đặc sắc được đúc kết qua nhiều thế hệ mà đền thờ Hai Bà Trưng đã đáp ứng được nhucầu đời sống văn hỏa tâm linh của cộng đồng, nhờ đó mà mỗi khi đền vào hội thì những người con của quê hương lại cùng nhau về đây để tiếp nối mạch nguồn sáng tạo của cha ông mình đã để lại.
Từ quá khứ đến hiện tại, sinh hoạt lễ hội đáp ứng nhu cầu đời sống văn hỏa tinh thần to lớn của người dân, đồng thời nó cũng là nơi hầu hết các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông ta được thể hiện, từ phong tục tập quán, trang phục, âm nhạc, nghi lễ, trò chơi, đến ẩm thực...
2.7.1.2. Phục vụ sinh hoạt tâm linh cho người dân địa phương 2.7.1.3. Góp phần tạo thêm thu nhập và việc làm cho người dân 2.7.2. Tác động tiêu cực
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
TƯ LIỆU DIỀN DÃ? PHỎNG VẤN SÂU?