CHƯƠNG 2: DIỄN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG
2.1.2. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa lại độc lập cho đất nước trong gần 3 năm nhưng ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa ấy lại vô cùng vĩ đại, tiếng vang của nó đời đời bất diệt.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử. Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Đây là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng. Đây còn là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam. Từ trong ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử "Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tự mình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình. Không một sức mạnh nào tiêu diệt được nó".
Cuộc khởi nghĩa là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.
Biểu hiện cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm
rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng.
2.1.3. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của đền Hai Bà Trưng.
2.1.3.1. Lịch sử hình thành
Đền thờ Hai Bà Trưng (còn có tên là đền Hạ Lôi) nằm ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội, quê hương Hai Bà và kinh đô xưa của Trưng Nữ Vương. Chưa rõ ngôi đền đầu tiên được lập vào năm nào. Đời vua Lý Anh Tông (vị hoàng đế thứ 6 nhà Lý, trị vì năm 1138 – 1175), trời làm hạn hán, Hai Bà báo mộng, nhà vua làm lễ cầu đảo, linh nghiệm được mưa cho dây cày cấy. Vua cho phục dựng đền thờ Hai Bà tại cố hương. Đền được tu sửa lại vào thế kỷ 17. Năm 1881, 1934 và gần đây nhất vào năm 2002 – 2010, đền được tu bổ, tôn tạo cả bên trong lẫn bên ngoài khu vực đền.
Theo tài liệu của ban quản lý khu di tích, ngay sau khi Hai Bà mất trên sông Hát (năm 43 sau Công nguyên), để tỏ lòng biết ơn công đức của Hai Bà Trưng, nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ trên chính nơi Hai Bà Trưng sinh ra, lớn lên, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô. Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Ban đầu ngôi đền được dựng bằng tre, lá, đến triều Đinh (968-980), đền được xây lại bằng gạch và lợp ngói. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881- 1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.
2.3.1.2. Quá trình phát triển của đền Hai Bà Trưng
Đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia năm 1980.
Để xứng đáng với vị thế của Hai Bà Trưng trong lịch sử dân tộc và tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngày 29/8/2002, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 3196/QĐ-UB phê duyệt dự án đầu tư, quy hoạch tôn tạo và xây dựng Khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh trên diện tích gần 13ha.
Theo quy hoạch Dự án bao gồm việc trùng tu, tôn tạo đền chính (Tam toà chính điện), đồng thời xây dựng một cách đồng bộ, hoàn chỉnh các công trình phù trợ,
tạo thành Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh, với quy mô kiến trúc bề thế khang trang.
Tháng 5/2003, Dự án trên đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục dự án quan trọng cấp Quốc gia. Trong giai đoạn 2002-2005 đã tu bổ, tôn tạo 3 toà đền chính; sơn son thếp bạc các cấu kiện gỗ của 3 tòa và tu bổ toàn bộ nội thất. Dịch chuyển nhà tả mạc, hữu mạc để nới rộng không gian; cải tạo hồ bán nguyệt và sân trước tiền tế; xây dựng đền thờ cha mẹ của Hai Bà và của ông Thi Sách; đền thờ các tướng lĩnh của Hai Bà; khôi phục lại thành ống và hộp thư bí mật… Trong giai đoạn 2005-2010 đã xây dựng các công trình phục vụ du khách và hệ thống đường giao thông liên quan.
Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh có ý nghĩa lịch sử và tâm linh sâu sắc, ngày 09/12/2013, di tích đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau đợt đại trùng tu, ngôi đền có quy mô thuộc hàng đầu trong số các di tích của cả nước, xứng đáng với công lao vĩ đại của Hai Bà Trưng đối với dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, đền thờ Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng với nhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà và Sư phụ, Sư mẫu của Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách và Ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh… trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và du khách thập phương.
Đặc biệt, năm 2022 Ban quản lý Di tích Đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh đã tổ chức trang trí cờ hoa, cảnh quan trong khuôn viên Đền thờ trang hoàng, lộng lẫy như một sự tri ân sâu sắc đối với Hai vị Vương Nữ Anh hùng của dân tộc.