1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường học tập đến ý thức rèn luyện của sinh viên đại học thương mại

42 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tại Trường ĐHTM, năm vừa qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc khi lần đầu tiên đã lọt vào top 8 trong bảng xếp hạng các trường Đại Học Việt Nam 2024 VNUR-2024, trong đó chất lượng người h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNGHỌC TẬP ĐẾN Ý THỨC RÈN LUYỆN CỦA SINH

VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Hà Nội – 2024

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Chuyên – K58A6Ngô Đức Dũng – K58A6Nguyễn Hoàng Sơn – K58A6Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Dương

Trang 2

2 Tổng quan nghiên cứu 6

2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước 6

2.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 8

2.3 Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 9

2.4 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

3.1 Mục đích nghiên cứu 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4.1 Đối tượng nghiên cứu 11

4.2 Phạm vi nghiên cứu 11

5 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu 11

6 Kết cấu của đề tài 11

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH GIẢ THUYẾT 12

1.1 Cơ sở lý thuyết 12

1.2 Khái niệm về MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP 13

1.3 Mối quan hệ giữa sinh viên và môi trường học 14

1.4 Mô hình nghiên cứu của đề tài: 15

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Tiếp cận nghiên cứu 16

Trang 3

2.2 Quy trình nghiên cứu 17

2.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu 17

2.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 19

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 Kết quả phân tích thống kê 20

3.2 Các nhân tố của môi trường học tập ảnh hưởng tới động lực rèn luyện của sinh viên 23

3.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 25

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 33

4.1 Kết luận 33

4.2 Khuyến nghị giải pháp 34

TỔNG KẾT 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Tài liệu Tiếng Việt 36

Tài liệu nước ngoài 37

PHỤ LỤC 37

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐHTM: Đại học Thương Mại

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thang đo môi trường quan hệ, giao tiếp 19

Bảng 2.2 Thang đo môi trường học tập, trao đổi 19

Bảng 2.3 Thang đo nhận thức bản thân 19

Bảng 2.4 Thang đo quan điểm học tập 20

Bảng 3.1 Bảng thống kê mô tả giới tính 22

Bảng 3.2 Bảng thống kê mô tả học vấn 22

Bảng 3.3 Thống kê mô tả thời gian dành cho việc học tập rèn luyện tại nhà của sinh viên 23

Bảng 3.4 Bảng thống kê mô tả khoa/ngành học 23

Bảng 3.5 Bảng thống kê mô tả biến môi trường quan hệ, giao tiếp 24

Bảng 3.6 Bảng thống kê mô tả biến môi trường học tập, trao đổi 25

Bảng 3.7 Bảng thống kê mô tả biến nhận thức bản thân 25

Bảng 3.8 Bảng thống kê mô tả biến quan điểm sống 26

Bảng 3.9 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha 27-28 Bảng 3.10 Kiểm quả KMO, kiểm định Bartlett và tổng phương sai trích 29

Bảng 3.11 Kết quả phân tích nhân tố 30

Bảng 3.12 Kết quả tương quan Pearson 31

Bảng 3.13 Hệ số R về sự phù hợp của mô hình 312 Bảng 3.14 Kiểm định về sự phù hợp của mô hình 32

Bảng 3.15 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 32

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 17 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 18 Hình 3.1 Mô hình kết quả ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường học tập đến động lực rèn luyện của sinh viên trường ĐHTM 34

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày 14/12/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và phát triển các mô hình môi trường học tập để nâng cao chất lượng đầu ra học sinh, sinh viên luôn là mối quan tâm hàng đầu của các trường Đại học toàn quốc Một môi trường học tập tốt có thể kích thích tính sáng tạo, sự chủ động và niềm yêu thích học tập của người học Từ đó giúp họ khai phá và nuôi dưỡng các tiềm năng có sẵn trong bản thân Ngoài ra, môi trường học tập tốt còn giúp xã hội có thêm những nhân tài, những công dân tốt đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội nước nhà

Khi bàn về môi trường học tập, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những yếu tố như cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy của giáo viên đứng lớp Bên cạnh đó những nhân tố như văn hóa, xã hội hay là gia đình cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tự học tập và rèn luyện của sinh viên Về phía nhà trường, việc xây dựng môi trường học tập tốt sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy, từ đó có được lòng tin của đa số phụ huynh học sinh, sinh viên để họ có thể an tâm gửi con em của mình theo học tại ngồi trường đó Mặt khác, đối với các bạn sinh viên khi được tiếp xúc với môi trường học tập hiệu quả sẽ tạo động lực cho họ rèn luyện để có thể nâng cao giá trị bản thân và gia tăng cơ hội việc làm cho chính mình.

Hiện nay, để có thể cải thiện chất lượng đầu ra cũng như đầu vào, nhiều trường Đại học nói chung và Trường ĐHTM nói riêng đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường học tập sao cho phù hợp với mọi học sinh, sinh viên Tại Trường ĐHTM, năm vừa qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc khi lần đầu tiên đã lọt vào top 8 trong bảng xếp hạng các trường Đại Học Việt Nam 2024 (VNUR-2024), trong đó chất lượng người học xếp hạng thứ 5 cho thấy chất lượng đào tạo cũng như môi trường học tập tại Trường Đại học Thương Mại luôn luôn cải thiện và nâng cao để phù hợp với mặt bằng chung.

Nhận thấy tầm quan trọng của môi trường học tập sẽ ảnh hưởng tới khả năng rèn luyện của sinh viên, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường học tập đến động lực rèn luyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại” để từ đó đóng góp vào sự thay đổi cho môi trường học tập, thúc đẩy sinh viên tích cực rèn luyện.

Trang 8

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên các trường đại học địa bàn tỉnh Vĩnh Long" của Ths.Nguyễn Đoan Trang &

Ths.Nguyễn Minh Lầu (2021) Kết quả khảo sát 314 sinh viên tại 4 trường đại học tại Vĩnh Long cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập cũa sinh viên, bao gồm: yếu tố xã hội và tính chất ngành học, ý chí bản thân, thái độ về ngành học, môi trường học tập và yếu tố gia đình Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một sô' hàm ý đề xuất nhằm góp phần nâng cao động cơ học tập cho sinh viên các trường đại học tại Vĩnh Long

Nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên: Nghiên cứu tại một trường đại học ở Hà Nội" của Ths.Nguyễn Thuỳ Dung và TS.Phan Thị Thục Anh (2012) Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu về những yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên trong phạm vi nhà trường thông qua việc kiểm định một mô hình lý thuyết trên cơ sở số liệu thu thập được từ 423 sinh viên trong một trường đại học tại Hà Nội Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng viên, môi trường học tập, điều kiện học tập, các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập có tác động tích cực lên động lực học tập của họ Bài viết đưa ra một số gợi ý đối với giảng viên và công tác quản lý của nhà trường

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài Chính-Kế toán” của Ths.Trần Thị Thanh Thanh (2020) Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học, đó là •nh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Niềm tin của sinh viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai, trong đó các yếu tố •nh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai đều có tương quan thuận và yếu tố Niềm tin của sinh viên có tương quan nghịch đối với thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học

Nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trong các trường đại học" của Đỗ Anh Đức (2021) Bài viết này tổng quan các nghiên cứu năng lực đổi mới sáng tạo, xây dựng và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trong các trường đại học Kết quả khảo sát 303 sinh viên tại các trường đại học

Trang 9

tại Hà Nội đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên, trong đó nhân tố k‚ năng quản lý và k‚ năng xã hội có tác động đáng kể đến năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên

Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên" của Lưu Chí Danh, Nguyễn Thị Như Huyền, Đỗ Nguyễn Như Quỳnh, Võ Thị Mỹ Diệu Nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên Trường Đại học Văn Lang, nghiên cứu được tiến hành khảo sát hên 460 sinh viên tại các Khoa của Trường Đại học Văn Lang Từ kết quả nghiên cứu đó đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hứng thú trong học tập Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên Trường Đại học Văn Lang, đó là: Môi trường học tập, Phương pháp giảng dạy, Nhận thức sinh viên, •nh hưởng từ gia đình, Chất lượng giảng viên và Chương trình đào tạo Trong đó, nhân tố chất lượng giảng viên có tác động mạnh mẽ nhất đến sự hứng thú trong học tập

Nghiên cứu "Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên - Ví dụ thực tiễn tại trường Đại học Lạc Hồng" của Đỗ Hữu Tài, Lâm Thanh Hiển, Nguyễn Thanh Lâm Động cơ học tập, động lực học tập, và mối liên hệ giữa chúng với kết quả học tập của người học là những chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu nhằm có những cách thức tiếp cận phù hợp trong công tác giáo dục đào tạo người học đáp ứng nhu cầu của xã hội Bằng việc làm rƒ nội hàm hai khái niệm “động cơ” và “động lực”, bài viết này tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực học tập của người học; và kết quả cho thấy có bảy nhân tố chính, gồm có: (1) Yếu tố xã hội; (2) Gia đình và bạn bè; (3) Môi trường học tập; (4) Nhận thức của bản thân người học; (5) … chí của bản thân người học; (6) Quan điểm sống của người học; và (7) Khu vực sống của người học Từ đó, một số gợi ý được đề xuất với giảng viên, với cơ sở giáo dục đào tạo cũng như gia đình và bản thân của người học để người học có động lực học tập tốt hơn

Nghiên cứu “Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên đại học hiện nay" của Lê Chi Lan (2020) Tự học có vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ con người Bài viết tìm hiểu những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên như: Yếu tố nhà trường, yếu tố xã hội, yếu tố gia đình và yếu tố vi†n cảnh nghề nghiệp Với những yếu tố khách quan này thì những yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý thức tự học.

2.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Trang 10

Nghiên cứu “Evaluation of the Effect of Learning Environment on Student’s Academic Performance in Nigeria” của Usman, Yunusa Dangara, Madudili, Chinyere Geraldine (2019) Các bên liên quan ở Nigeria đã nêu lên mối lo ngại về xu hướng thành tích học tập kém của học sinh ở tất cả các loại trường học Nigeria Mối quan tâm hàng đầu cho đến nay đã được thu hẹp vào chất lượng giáo viên, quy trình giảng dạy, hiệu quả quản lý nhà trường và sự thờ ơ thái độ của học sinh đối với việc học do sự xao nhãng làm cản trở tiến độ học tập Môi trường học tập như một biến số có đóng góp tích cực hoặc tiêu cực cho quá trình học tập thành tích của sinh viên ít được chú ý trong cuộc đấu tranh tìm kiếm một thành tựu lâu dài giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài của học sinh trong hệ thống giáo dục trong nước Vì môi trường học tập gần đây đã trở nên nổi bật như một lĩnh vực thiết yếu cần được xem xét và quản lý tốt để nâng cao kết quả học tập của học sinh Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của môi trường học tập đến kết quả học tập của sinh viên ở Nigeria sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp Do đó, bài viết này xem xét khái niệm về môi trường học tập và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên ở Nigeria Những phát hiện tiết lộ rằng môi trường học tập đóng vai trò quan trọng trong kết quả học tập của sinh viên ở Nigeria Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng môi trường học tập hiệu quả và cạnh tranh như tài trợ đầy đủ cho ngành giáo dục, giám sát phù hợp đề xuất các hoạt động của trường và đào tạo/đào tạo lại nhân viên thường xuyên

Nghiên cứu “A Systematic Review of the Effects of Learning Environments on Student Learning Outcomes” của Terry Byers, Marian Mahat, Kirra Liu, Anne Knock and Wesley Imms (2018) Việc xem xét có hệ thống đã xác định được bằng chứng cho thấy môi trường học tập khác nhau có ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh Ở đó là những câu hỏi quan trọng về phương pháp luận xung quanh sự sẵn có và khả năng tồn tại của bằng chứng thực nghiệm Nghiên cứu đánh giá có hệ thống đã điều tra cách các nhà nghiên cứu đo lường những thay đổi trong kết quả học tập được cho là sự can thiệp của những thay đổi đối với môi trường học tập

Nghiên cứu “ The Effect of Learning Environment on Academic Performance from Students’ Perspective" của R.M Dhanapala (2021) Khái niệm môi trường học tập trong việc học ngôn ngữ thứ hai đã bắt đầu cho thấy sự đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển học thuật Trong trường hợp học ngôn ngữ thứ hai, sự thay đổi vai trò của người học từ một người tiếp thu thụ động ghi chép trong môi trường lớp học trở thành người tham gia tích cực tham gia vào các hoạt động là yếu tố chiếm ưu thế Như vậy, cả giáo viên và học sinh đều không thể thích ứng được với môi trường lớp học truyền thống Kể từ đây, môi trường học tập được trang bị các

Trang 11

nguồn lực hoặc yếu tố quyết định thuận lợi sẽ cho phép người học xử lý và vận dụng việc học hiệu quả hơn Môi trường học tập được cho là yếu tố quyết định góp phần thúc đẩy kết quả học tập Học tập tạo điều kiện thuận lợi cho kết quả học tập bằng cách khuyến khích việc dạy và học hiệu quả

Nghiên cứu “Determinants and Effects of the Learning Environment in College Classes” của Denton Tulloch (2011) Nghiên cứu này điều tra giới tính, tuổi tác và dân tộc là những yếu tố quyết định lớp học cũng như ảnh hưởng của môi trường lớp học đến thái độ của học sinh tại một trường cao đẳng hai năm hoặc cao đẳng thành thị ở Florida, Hoa Kỳ Mẫu bao gồm 544 học sinh ở 29 lớp được chọn ngẫu nhiên Khảo sát Môi trường Học tập theo Chủ nghĩa Kiến tạo (CLES) được sử dụng để đánh giá cách mà học sinh cảm nhận môi trường lớp học của họ, trong khi đó một phương pháp được sửa đổi phiên bản thang điểm Thưởng thức các bài học khoa học từ Bài kiểm tra liên quan đến khoa học Thái độ (TOSRA) được sử dụng để đánh giá thái độ của học sinh đối với môn học được dạy ở các lớp được khảo sát Phân tích dữ liệu hỗ trợ tính giá trị giai thừa của CLES, độ tin cậy nhất quán nội bộ và khả năng phân biệt giữa các lớp học khi được sử dụng với người học là người lớn trong môi trường sau trung học Tương tự, kết quả từ các phân tích được thực hiện trên thang đo TOSRA sửa đổi cho thấy kết quả nội bộ đạt yêu cầu độ tin cậy nhất quán

2.3 Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Từ quá trình tìm hiểu những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến sự ảnh hưởng của môi trường học tập đối với sinh viên, nhóm thấy rằng các đề tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề này được các nhà nghiên cứu khai thác rất chi tiết Sự hiệu quả trong môi trường học tập của sinh viên đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía chính phủ, tổ chức, người dân nhằm bảo tồn và phát triển nội lực, nhân tài cho Đất Nước Các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung làm rƒ về môi trường trường học của học sinh như: không gian học tập, cảnh quan, ánh sáng, giáo viên, bạn bè… mà chưa làm rƒ về những nơi mà sinh viên có thể ngồi xuống và học: thư viện công cộng, quán cà phê, nhà, học mọi lúc mọi nơi Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chưa chỉ rƒ những vấn đề phát sinh và phương hướng giải quyết triệt để mà chỉ là đưa ra những phần nổi nhất của tảng băng chìm Khi toàn bộ những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý học tập của sinh viên gây ra bởi những vấn đề được giải quyết, sinh viên mới có thể học tập và nghiên cứu một cách thuận lợi nhất Do đó việc nghiên cứu đề tài nhằm tăng cường sự nhận thức của toàn thể nhân dân về môi trường cho sinh viên học tập - là đề tài vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực ti†n, trong đó vai trò quản lý nhà nước của Đảng bộ, chính quyền và các sở, ban ngành đối với sự học của học sinh - sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng Các nghiên cứu này đã tiếp cận và giải quyết đề tài trên nhiều phương diện

Trang 12

khác nhau Mỗi nghiên cứu là một phát hiện quan trọng trong việc tìm ra những yếu tố cốt lƒi thúc đẩy cải thiện môi trường cho sinh viên Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây cũng còn tồn tại những điểm hạn chế nhất định, đặc biệt là đối tượng nghiên cứu, dẫn đến kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị tham khảo cho những phạm vi và thời điểm nhất định.

Khi toàn bộ những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý học tập của sinh viên gây ra bởi những vấn đề được giải quyết, sinh viên mới có thể học tập và nghiên cứu một cách thuận lợi nhất Do đó việc nghiên cứu đề tài nhằm tăng cường sự nhận thức của toàn thể nhân dân về môi trường cho sinh viên học tập - là đề tài vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực ti†n, trong đó vai trò quản lý nhà nước của Đảng bộ, chính quyền và các sở, ban ngành đối với sự học của học sinh - sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng Để có những đánh giá chính xác, cụ thể và rƒ ràng hơn về ảnh hưởng của môi trường học tập đến kết quả rèn luyện của sinh viên, Khoa QTKD trường ĐHTM trên tinh thần kế thừa và phát triển những mô hình lý thuyết của những công trình nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài này.

2.4 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Câu hỏi nghiên cứu tổng quát

Môi trường học tập ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả và khả năng rèn luyện của sinh viên Trường Đại Học Thương Mại?

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể

Câu hỏi 1: Những nhân tố nào của môi trường học tập ảnh hưởng đến động lực rèn luyện của sinh viên?

Câu hỏi 2: •nh hưởng của những nhân tố nào hỗ trợ trong việc thúc đẩy động lực rèn luyện của sinh viên?

Câu hỏi 3: •nh hưởng của những nhân tố nào làm giảm động lực rèn luyện của sinh viên?

Câu hỏi 4: Những nhân tố nào có sự ảnh hưởng nhiều nhất đối với động lực rèn luyện của sinh viên?

Câu hỏi 5: Những nhân tố nào có sự ảnh hưởng ít nhất đối với động lực rèn luyện của sinh viên?

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1.Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu và nghiên cứu những nhân tố của môi trường học tập ảnh hưởng đến động lực rèn luyện của sinh viên trường ĐHTM Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, kiến nghị để có thể hỗ trợ nhà trường trong quá trình xây dựng môi trường học tập thân thiện với SV.

Trang 13

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu về môi trường học tập, rèn luyện của sinh viên Trường ĐHTM Xác định những nhân tố của môi trường học tập ảnh hưởng đến động lực rèn luyện của sinh viên Trường ĐHTM

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực rèn luyện của sinh viên trường ĐHTM

Đề xuất các giải pháp giúp nhà trường có thể cải thiện môi trường học tập tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trường ĐHTM rèn luyện.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là môi trường học tập ảnh hưởng đến động lực rèn luyện của sinh viên

Khách thể nghiên cứu (đối tượng khảo sát) là sinh viên Trường ĐHTM

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: từ tháng 10/2023 đến tháng 2/2024 Phạm vi không gian: nghiên cứu tại trường ĐHTM

5 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu giúp cho việc xây dựng, phát triển môi trường học tập trở nên hoàn thiện hơn, góp phần đánh giá chất lượng môi trường học tập của sinh viên và mối liên hệ của môi trường học tập đến động lực học tập và rèn luyện của cá nhân từng sinh viên.

Nghiên cứu này đi tìm hiểu những nhân tố của môi trường học tập ảnh hưởng đến động lực rèn luyện của sinh viên trường ĐHTM Nghiên cứu kiểm định lại hai nhân tố: Môi trường bên trong (kĩ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân) và môi trường bên ngoài (cơ sở vật chất, giáo viên, bạn bè, thầy cô và gia đình, các yếu tố xã hội) Từ đó, nghiên cứu có thể là cơ sở để không chỉ nhà trường mà bậc phụ huynh cũng có thể đồng hành cùng con em mình trong quá trình rèn luyện.

6 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và đưa ra giải pháp

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNHGIẢ THUYẾT

1.1 Cơ sở lý thuyết

Trang 14

- Trong một phân tích toàn diện của một nghiên cứu được xuất bản từ năm 2000, các nhà khoa học Hoa Kỳ và Israel đã tìm thấy những bằng chứng đáng kể về việc các trường học có môi trường tích cực có thể thu hẹp khoảng cách thành tích giữa các học sinh xuất thân từ các nền tảng nền kinh tế xã hội khác nhau và giữa sinh viên có các khả năng học tập mạnh và yếu khác nhau.

- Nói chung, môi trường học tích cực được đánh dấu bằng cách tiếp cận quan tâm, hỗ trợ từ các giáo viên; một cảm giác an toàn khỏi bạo lực và bắt nạt; học sinh nối kết trong trường học; và có sự tham gia của cha mẹ "Môi trường học tích cực có khả năng phá vỡ những ảnh hưởng tiêu cực do xuất phát từ nền tảng kinh tế xã hội thấp và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đe dọa đến thành tích học tập", đồng tác giả Ruth Berkowitz, một phó giáo sư của công tác xã hội tại Đại học Haifa, Israel cho biết "Các sự can thiệp dựa trên các bằng chứng hỗ trợ và cải thiện môi trường học tập là cực kỳ quan trọng cho những nỗ lực trên toàn thế giới để gia tăng cơ hội giáo dục cho học sinh và trường học có hoàn cảnh khó khăn."

- Nghiên cứu “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN – VÍ DỤ THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG” của Đỗ Hữu Tài, Lâm Thành Hiển, Nguyễn Thanh Lâm (2016) Trong thực tế sử dụng từ ngữ tiếng Việt, hai khái niệm “động cơ” và “động lực” thường được dùng thay thế nhau vì có sự đan xen nhất định Tuy nhiên, động cơ (motive) và động lực (motivation) là hai khái niệm có nội hàm khác nhau tương đối rƒ ràng Chính vì vậy mà chỉ cần gƒ từ khóa “động cơ và động lực” trên công cụ tìm kiếm Google, chúng ta d† dàng tìm thấy nhiều ví dụ minh họa cho sự khác biệt hai khái niệm này trên nhiều di†n đàn khác nhau Do cả hai khái niệm này tương đối trừu tượng cho nên người đọc cũng sẽ thấy “rối” sau khi tham khảo các ví dụ đó Theo chúng tôi, động cơ là lý do để chúng ta muốn làm một việc cụ thể gì đó; còn động lực lại là lý do sâu thẳm thường trực trong chúng ta, dẫn dắt chúng ta thực hiện một chuỗi các hành động Do đó, chúng tôi tạm đưa ra cấu trúc sau để phân biệt hai khái niệm này: Tôi làm việc này bởi vì tôi muốn… (động cơ)… nhằm/để …(động lực)… Ví dụ: Tôi cố gắng học vì tôi muốn có một tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, kiếm được việc làm tốt để thoát cảnh nghèo; Như vậy, động cơ - một tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi và một việc làm tốt lý giải vì sao tôi cố gắng học, và hơn thế nữa, cần phải thoát cảnh nghèo là động lực thôi thúc tôi phải cố gắng học Hay một ví dụ khác: Tôi cố gắng học bởi vì tôi muốn đạt điểm số cao cho các môn học nhằm có được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi; khi đó, động cơ là muốn đạt điểm cao, còn tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi chính là động lực thúc đẩy mọi hoạt động học tập của tôi

- Tại Việt Nam, các tài liệu về tự đánh giá và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, kiểm định chương trình đào tạo có quy định về công tác lấy ý kiến phản hồi của người học, cán bộ, giảng viên và các bên liên quan Do đó việc lấy ý kiến phản

Trang 15

hồi, đánh giá của sinh viên năm cuối về giảng viên và nhà trường đã là một trong những nội dung bắt buộc đối với công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học và hướng tới tự chủ đại học

- Có thể thấy rằng các lý luận thực ti†n và các cơ sở lý luận chính là phù hợp cho sự cải thiện về môi trường học tập và sự ảnh hưởng của môi trường học tập là lớn đến mức nào với sinh viên ( Tạo cảm giác thân thuộc, Truyền cảm hứng và động lực, Xây dựng k‚ năng xã hội và tương tác, Tạo điều kiện thuận lợi cho học tập và nghiên cứu

- Bộ công cụ đánh giá môi trường học tập Dundee (DREEM) của De Roff (1997) Được minh chứng là bộ công cụ có tính giá trị mạnh mẽ và độ tin cậy đo lường cao trong việc xác định những điểm cần cải thiện trong môi trường học tập Kết quả nghiên cứu của tác giả Hyunho Kim và cộng sự trên 304 sinh viên Y học cổ truyền của Hàn Quốc sử dụng bộ câu hỏi DREEM đã cho kết quả trung bình tổng thể là 94,65/200 điểm Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng với kết quả trên đã phản ánh “rất nhiều vấn đề” đặc biệt là trên các mục nhận thức của sinh viên về học tập, nhận thức của sinh viên về không khí học tập và cần có những cải tiến khẩn cấp đối với môi trường học tập của sinh viên Tại Việt Nam, nghiên cứu Nhận thức môi trường giáo dục của tác giả Trần Bảo Ngọc trên 98 sinh viên Dược trường Đại học Y Dược Thái Nguyên sử dụng bộ câu hỏi DREEM cho kết quả trung bình tổng thể là 124,3/200 điểm Kết quả này cho thấy môi trường giáo dục của nhà trường theo quản điểm của sinh viên có nhiều ưu điểm hơn

- Việc có các công cụ trong tay nhưng những báo cáo, chỉ số của sinh viên nói chung vẫn chưa được thông tin chính xác mà chỉ trên giấy tờ, sự nghiên cứu môi trường ảnh hưởng đến sinh viên nói chung và sinh viên Đại Học Thương Mại nói riêng là rất cấp bách

1.2 Khái niệm về MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

- Theo nhóm thiết kế tìm hiểu, môi trường học tập là những yếu tố tác động ảnh hưởng, tác động đến việc học tập cả từ bên trong và bên ngoài Mỗi trường học tập hiểu đơn giản hơn là tất cả các yếu bên bên trong và bên ngoài tác động đến người học như âm thanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, phương thức giảng dạy, Về cơ bản môi trường học tập cũng tương tự như môi trường làm việc hay các môi trường khác có các điểm tương tự như môi trường học tập Việc phân chia môi trường chủ yếu dựa vào mục đích của môi trường đó ví dụ như môi trường học tập mục đích chính sẽ là học tập, việc giải trí vui chơi trong môi trường học tập không được coi là đang học tập thế nên sẽ không là môi trường học tập Như đã nêu ở trên môi trường học tập sẽ bao gồm các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp đến người học, như: yếu tố bên ngoài (yếu tố vật chất) gồm các yếu tố như cơ sở vật chất trong không gian di†n ra quá trình việc học tập gồm có đồ dùng dạy

Trang 16

học như bảng, bàn ghế, sách vở hay cả như âm thanh, ánh sáng, không khí cũng sẽ tác động không nhỏ đối với người học và yếu tố bên trong (yếu tố tinh thần) có thể là mặt tích cực hoặc tiêu cực ảnh hưởng đến việc học tập của cá nhân như các yếu tố tâm lý như động cơ, mục đích, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực của người học và phong cách, phương pháp giảng dạy của người dạy (nếu có) trong môi trường học tập cũng sẽ tác động đến người học

1.3 Mối quan hệ giữa sinh viên và môi trường học

- Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng và góp thêm phần quyết định hành động đến sự tập trung chuyên sâu của người học, mà sự tập trung là một trong các yếu tố quyết định đến hiệu quả, năng suất của việc học

- Môi trường học tập tích cực, hiệu quả là chìa khóa cho sự thành công trong học tập, tình cảm và xã hội của sinh viên ở giảng đường đại học Đặc biệt với những sinh viên năm đầu, khi được bắt đầu với môi trường học tập tích cực, cởi mở, tin tưởng, tôn trọng sẽ tạo điều kiện để các em đạt kết quả học tập tốt hơn Tầm quan trọng của môi trường học tập

a Tạo cảm giác thân thuộc

Môi trường học tập thân thiện và an toàn giúp sinh viên cảm nhận mình là một phần của cộng đồng tại trường học Điều này tạo ra một tâm lý tích cực, giúp sinh viên tự tin hơn trong việc tham gia vào các hoạt động học tập, đóng góp ý kiến và chia sẻ kiến thức của mình Sự thuộc về này khơi dậy niềm đam mê học tập và tinh thần tự giác trong việc nỗ lực học tập tốt hơn

b Truyền cảm hứng và động lực

Môi trường học tập tích cực truyền cảm hứng và động lực cho sinh viên Những giảng viên nhiệt tình, những bạn đồng hành học tập nhiệt huyết và những câu chuyện thành công từ những người đi trước, tất cả đều giúp sinh viên tin tưởng vào khả năng của mình và định hướng cho tương lai Tâm huyết và niềm đam mê từ môi trường học tập đóng vai trò to lớn trong việc giúp sinh viên vượt qua những khó khăn và thách thức trong hành trình chinh phục tri thức

c Xây dựng kỹ năng xã hội và tương tác

Môi trường học tập đa dạng về người tham gia và hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát triển k‚ năng xã hội Từ việc làm việc nhóm, thảo luận, đối thoại với giảng viên và bạn học, sinh viên học cách thể hiện ý kiến và quan điểm của mình, lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác Điều này giúp cho sinh viên trở nên tự tin và trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này

d Tạo điều kiện thuận lợi cho học tập và nghiên cứu

Trang 17

Môi trường học tập tốt đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi cho sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu Các phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại và nguồn tài liệu đa dạng giúp sinh viên tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả và tiến bộ trong học tập

1.4 Mô hình nghiên cứu của đề tài:

Môi trường quan hệ, giao tiếp: Những mối quan hệ như thầy cô, bạn bè, gia đình là nguồn động lực lớn nhất thúc đẩy sinh viên vượt qua khó khăn Chính vì vậy mà trong quá trình rèn luyện không thể thiếu đi sự động viên cũng như là chỉ dạy đến từ những mối quan hệ này để từ đó sinh viên có thêm niềm tin phấn đấu trong việc học tập và trau dồi bản thân tốt hơn.

H1: Môi trường quan hệ, giao tiếp có ảnh hưởng đến động lực rèn luyện của sinh viên trường ĐHTM.

Môi trường học tập, trao đổi: Môi trường giao tiếp học tập của sinh viên ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung giao tiếp, hình thức giao tiếp, hiệu quả giao tiếp và sự trưởng thành về nhân cách của sinh viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học, đáp ứng được những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kì đổi mới Việc giao tiếp đạt hiệu quả cũng sẽ đồng thời giúp việc truyền đạt thông tin trở nên chính xác, qua đó cải thiện việc rèn luyện của sinh viên

H2: Môi trường học tập, trao đổi có ảnh hưởng đến động lực rèn luyện của sinh viên trường ĐHTM.

Nhận thức bản thân: Đây là khả năng hiểu rƒ về bản thân của sinh viên về những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại cũng như là khả năng tư duy, điều khiển cảm xúc của mình Hiểu rƒ bản thân đang cần gì và muốn gì sẽ giúp sinh viên có thể phát triển theo hướng tính cực và kiểm soát được hành vi của mình.

H3: Nhận thức của bản thân có ảnh hưởng tới động lực rèn luyện của sinh viên trường ĐHTM.

Quan điểm sống: Quan điểm sống được hiểu là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, về mục đích sống, về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, về lối sống, cách sống Trên thực tế, các quan điểm sống của mỗi cá nhân rất quan trọng, điều đó sẽ định hướng, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó Trong học tập, quan điểm sống đóng vai trò tự định hướng bản thân của mỗi sinh viên, tạo động lực cho họ học tập rèn luyện để có thể đóng góp vào quá trình xây dựng, đổi mới nước nhà.

Trang 18

H4: Quan điểm sống của bản thân có ảnh hưởng tới động lực rèn luyện của sinh viên trường ĐHTM.

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tiếp cận nghiên cứu

Đề tài được tiếp cận thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng Thông qua quá trình nghiên cứu, xử lí các nguồn thông tin, nhóm nghiên cứu đã xác định được các biến độc lập và biến phụ thuộc Sau đó nhóm nghiên cứu tiến hành lập phiếu khảo sát và đi khảo sát thông tin từ các bạn sinh viên Dữ liệu thu được sẽ được xử lí bằng phần mềm SPSS 22 và sử dụng các thang đo hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến để kiểm định và đánh giá kết quả Cuối cùng, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định lại mô hình lý thuyết, xác định các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên trường ĐH.

Trang 19

2.2 Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu thiết kế)

2.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu2.3.1 Xác định phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu khảo sát: Nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là những sinh viên trường ĐHTM đang trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Nhóm quyết định định mẫu khảo sát là n = 284 mẫu tương đương với 284 sinh viên trường ĐHTM thuộc các khoa/ngành đang học tập và rèn luyện tại trường.

2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Nhóm đọc các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài “Môi trường học tập” và “Động lực học tập, rèn luyện” để nắm bắt được những nội dung của các tác giả đã làm trước đó Từ đó,

Trang 20

nhóm thu thập dữ liệu từ những nguồn thông tin tìm được để hình thành khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Nhóm thực hiện phương pháp khảo sát bằng Google Form Phiếu khảo sát được gửi đến các bạn sinh viên trường ĐHTM qua các nền tảng như Facebook, Zalo, Instagram… Từ đó, nhóm thu được dữ liệu mong muốn.

2.3.3 Thiết kế bảng hỏi

Các biến số được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, trong đó: 1-Hoàn toàn không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-Đồng ý; 5-Hoàn toàn đồng ý.

Thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

1 MQH_1 Giáo viên luôn có cách giúp tôi có động lực học tập, rèn luyện.

2 MQH_2 Bạn bè/sinh viên cùng nhóm luôn giúp đỡ tôi trong quá trình rèn luyện.

3 MQH_3 Sự động viên từ gia đình thúc đẩy tôi chăm chỉ rèn luyện.

Bảng 2.1 Thang đo môi trường quan hệ, giao tiếp

1 HTTD_1 Phương pháp giảng dạy tốt giúp tôi có động lực học tập 2 HTTD_2 Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của tôi trong quá trình học

tập, rèn luyện.

3 HTTD_3 Quá trình thảo luận, thuyết trình giúp tôi hiểu rƒ nội dung bài học hơn.

Bảng 2.2 Thang đo môi trường học tập, trao đổiSTT Mã hóaThang đo

1 NT_1 Tôi có thể học tốt hơn nếu tôi cảm thấy mình có nhiều cơ hộihơn. 2 NT_2 Trí tuệ của tôi khá tốt nên tôi có khả năng rèn luyện tốt. 3 NT_3 Tôi tự tin bản thân có khả năng vượt qua mọi khó khăn tôi gặp phải.

Bảng 2.3 Thang đo nhận thức bản thân

Trang 21

STT Mã hóaThang đo

1 QD_1 Tôi luôn tìm cách ứng dụng kiến thức mình được học vào thực tế.

2 QD_2 Tôi đam mê tìm tòi, khám phá những kiến thức mới. 3 QD_3 Theo tôi, tài năng cũng cần có ý thức cần cù, chăm chỉ mới có thể thành công. 4 QD_4 Cân bằng giữa học tập và giải trí giúp việc rèn luyện của tôi hiệu quả.

Bảng 2.4 Thang đo quan điểm học tập

Các biến quan sát được kết thừa từ “Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên-Lấy ví dụ thực tiễn tại trường Đại học Lạc Hồng” của Đỗ Hữu Tài, Lâm Thành Hiển, Nguy†n Thanh Lâm và “Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên đại học hiện nay” của Lê Chi Lan.

2.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi thu nhận các câu trả lời, nhóm nghiên cứu đã mã hóa và nhập dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 22 Các phân tích được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

Phân tích thống kê mô tả: Nhóm sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để giá trị tính Mean (giá trị trung bình) Phân tích thống kê mô tả giúp nhóm có thể tóm tắt và mô tả đặc điểm của các biến Cụ thể: Từ giá trị trung bình có thể biết được nhận định nào được đánh giá, nhận định nào bị đánh giá thấp và ở khoảng giá trị nào.

Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha: Nhóm nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua Cronbach’s Alpha cho từng nhóm biến quan sát Theo Hoàng & Chu (2008), độ tin cậy Cronbach’s Alpha phải nằm trong khoảng 0,6 - 1,0 để đảm bảo rằng các biến trong cùng một nhóm nhân tố có tương quan về ý nghĩa Hệ số càng lớn Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy của thang đo càng cao Tuy nhiên, nếu hệ số này quá lớn hơn 0,95 thì cho thấy nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 - 0,8 là thang đo có thể sử dụng được và trên 0,8 là đo lường tốt nhất, các thang đo từ 0,6 có thể sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu mới hoặc mới với người trả lời phỏng vấn Trong nghiên cứu của nhóm, đối tượng nghiên cứu chính là sinh viên trường ĐHTM nên các thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,6 được chấp nhận và cân nhắc coi là tin cậy.

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN