1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành học phần phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài nhân tố ảnh hưởng đến kĩ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên đại học công nghiệp hà nội

29 15 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 566,09 KB

Nội dung

Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNGĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIBÁO CÁO THỰC HÀNHHỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI:NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI

lOMoARcPSD|39150642 BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC HÀNH HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GVHD: Bùi Thị Thu Loan Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng : 2021606530 Nguyễn Đức Trọng : 2021606555 Nguyễn Ngọc Hà : 2021600116 Lớp: 20231BM6046006 Hà Nội: 11/2023 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, để có một bài báo cáo hoàn chỉnh nhóm xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng viên và các bạn sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, đã giúp cho nhóm có kiến thức nền tảng và dữ liệu để thực hiện đề tài này Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Thị Thu Loan – giảng viên bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Trong suốt quá trình học tập, cô rất 1 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 tâm huyết dạy và hướng dẫn nhóm nghiên cứu nhiều thông tin bổ ích trong môn học và kĩ năng làm một bài tiểu luận để nhóm có đủ kiến thức hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, vì kiến thức bản thân còn hạn chế và sự tìm hiều chưa sâu sắc nên không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm nghiên cứu mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm từ cô và các bạn để hoàn thiện những kiến thức còn thiếu, để nhóm có thể dùng làm hành trang thực hiện tiếp các đề tài khác trong tương lai, cũng như trong học tập và công việc sau này Một lần nữa nhóm nghiên cứu xin gửi đến cô và các bạn lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất! 2 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 5 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9 I.1 Tổng quan nghiên cứu 9 I.2 Khoảng trống tri thức 10 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN 12 II.1 Một số khái niệm 12 II.2 Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân 13 II.3 Sự cần thiết của kỹ năng quản lý tài chính với người trẻ đặc biệt là sinh viên 14 CHƯƠNG III MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 15 III.1 Mô hình nghiên cứu: 15 III.2 Thiết kế nghiên cứu: 16 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẨT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 20 IV.1 Kết quả nghiên cứu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội 20 IV.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí tiền bạc của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 25 IV.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lãng phí tiền bạc nhằm nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên Công Nghiệp Hà Nội 26 CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 31 V.1 Kết luận 31 V.2 Khuyến nghị 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Giới thiệu nghiên cứu Trong thế giới hiện tại, hiểu biết về tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng thịnh vượng của mỗi cá nhâ nói riêng và sự ổn định của phát triển nền kinh tế nói chung Việt nam là một trong những quốc gia mới nổi và đang trên đà phát triển, tuy vậy trình độ hiểu biết, kỹ năng về tài chính của người Việt còn thấp, đặc biệt sinh viên- thế hệ tương lai của đất nước Bài nghiên cứu tìm ra mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu là sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội( do nguồn lực nghiên cứu có giới hạn) có vai trò quan trọng trong khẳng định tính cấp thiết của đề tài Cuối cùng là phần kết cấu của đề tài nghiên cứu Nội dung của chương này được trình bày chi tiết ở phía dưới đây 2 Lý do chọn đề tài Sinh viên là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội Họ đang trong giai đoạn trưởng thành, bắt đầu có thu nhập và chịu trách nhiệm về tài chính của bản thân Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều sinh viên chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt, dẫn đến tình trạng chi tiêu lãng phí, nợ nần, thậm chí là vỡ nợ Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên là rất cần thiết Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên, từ đó có những giải pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng này cho sinh viên Dưới đây là một số lý do cụ thể cho việc chọn đề tài nghiên cứu này: Tính cấp thiết: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng đối với sinh viên, giúp họ có thể quản lý tài chính của bản thân một cách hiệu quả, tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, nợ nần, thậm chí là vỡ nợ Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều sinh viên chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt Tính mới mẻ: Đề tài nghiên cứu này chưa được nhiều người nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt là đối với sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Tính khả thi: Đề tài nghiên cứu này có thể thực hiện được với các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại Đồng thời, số lượng sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội là khá lớn, nên việc thu thập dữ liệu đối với sinh viên khá thuận lợi Từ đó giúp các bạn sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của tài chính cá nhân đối với bản thân mình Tóm lại, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên, giúp họ có thể tự chủ tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính trong cuộc sống Benjamin Franklin đã từng nói rằng: “Nếu bạn muốn giàu có thì chẳng những phải học cách làm ra tiền mà còn phải học cách sử dụng đồng tiền” Chúng ta đều thừa 4 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 nhận rằng; “Tiền bạc luôn là một yếu tố tất yếu của cuộc sống” Trong cuộc sống, mỗi người dù ở hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có những thời điểm đối mặt và đưa ra quyết định tài chính Để giữ cho tiền luôn “đầy túi”, người khôn ngoan còn học cách quản lý tốt đồng tiền của mình Thực tế cho thấy có nhiều người làm chủ được đồng tiền họ đều biết cách làm sao để sinh lời từ đồng tiền mà họ có nhưng có người không biết làm chủ, bao nhiêu tiền cũng hết, thậm chí còn tự mang lại những rắc rối vào thân Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần trang bị, trau dồi những kỹ năng và kiến thức liên quan đến tài chính và quản lý tiền bạc Đối với nhiều bạn trẻ - sinh viên, thời điểm vước chân vào cánh cổng đại học là bước đầu tiên các bạn được trải nghiệm cuộc sống độc lập và tự bản thân quản lý, chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, trong đó có chuyện tiền bạc Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng may mắn được trang bị kỹ năng quản lý tài chính cá nhân từ gia đình, và đa phần các chương trình giáo dục cấp bậc trước đại học không đa dạng các hoạt đông ngoại khóa hay khóa học liên quan đến chủ đề này Do đó, cuộc sống độc lập với biết bao thử thách và cám dỗ có thể trở thành “cạm bẫy” với những sinh viên chưa có kinh nghiệm sống, chưa có trang bị bản thân hiểu biết tài chính, khiến họ rơi vào những rắc rối về tiền bạc, nợ nần, không có khoản tiền tiết kiệm cho tương lai, không có quỹ khẩn cấp, hay nghiêm trọng hơn là bị lừa đảo và sa vào những hành vi tiêu cực Mỗi sinh viên cần trang bị tốt kiến thức cũng như kỹ năng quản lý tài chính cá nhân từ sớm giúp họ chủ động trong chi tiêu của bản thân, làm chủ tài chính, không bị áp lực vấn đề tiền bạc Đặc biệt, có thể tiết kiệm được một khoản cho kế hoạch tương lai của bản thân Vì những lý do trên, nhóm đã quyết định lựa chọn “Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu và học tập, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng sự hiểu biết tài chính và kỹ năng quản lý tài chính 3 Mục tiêu nghiên cứu a Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực trạng vấn đề quản lý tài chính của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng quản lý tài chính của sinh viên trườbng Đại học Công Nghiệp Hà Nội Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu tài chính cá nhân là nghiên cứu và hiểu rõ về tình hình tài chính cá nhân của mỗi người ,nhằm tạo ra một kế hoạch và chiến lược tài chính hiệu quả để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân trong tương lai Nghiên cứu này có thể bao gồm việc phân tích thu nhập , chi tiêu , đầu tư , tiết kiệm ,taif trợ , các rủi ro tài chính , các ưu điểm và hạn chế của các loại tài chính cá nhân khác nhau b Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu và nghiên cứu về kĩ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội - Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý tài chính của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội - Đánh giá về nguyên nhân kỹ năng quản lý tài chính còn kém hiệu quả và hạn chế ở sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết cũng như kỹ năng quản lý tài chính cá nhân đối với sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 5 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu a Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội b Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội c Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng và các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên - Phạm vi không gian: Nghiên cứu ở phạm vi Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 21/09 /2023 đến 9/11/2023 5 Phương pháp nghiên cứu a Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu thu thập, lựa chọn, giải thích và phân tích thông tin thông qua sách báo, tài liệu tham khảo nhằm mục đích chọn những khái niệm và tư tưởng lý luận cho đề tài dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu b Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Để nghiên cứu về kĩ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhóm đã thu thập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát được xây dựng ở định dạng Google forms gửi tới sinh viên của trường Các câu hỏi xoay quanh về việc sử dụng thời gian của sinh viên qua đó biết được sinh viên lãng phí tiên bạc vào việc gì, kĩ năng quản lí tài chính của sinh viên có hợp lí không? Khảo sát thực hiện trong 1 tuần với tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu và thu về 36 phiếu (đạt 72%) c Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, với phương pháp này có thể nắm bắt được một số thông tin sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu Giúp chúng ta quan sát cẩn thận để nghiên cứu, đúc kết ra được cách quản lý và sử dụng tiền bạc của sinh viên Công Nghiệp Hà Nội để từ đó đưa ra được nhiều giải pháp tránh lãng phí tiền bạc d Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu bằng nhiều cách thức phỏng vấn qua bảng hỏi và tổng hợp các dữ liệu có được: - Dữ liệu sơ cấp: từ sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo, tài liệu, các bài báo nghiên cứu khoa học - Dựa vào những số liệu khảo sát bảng hỏi đưa ra những đánh giá, xử lý số liệu bằng một số phần mềm như word, excel, google form,… 6 Câu hỏi nghiên cứu: 6 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Để có thể đạt mục tiêu được nêu như trên, câu hỏi nghiên cứu nhằm định hướng cho đề tài được đề xuất như sau: - Câu hỏi 1: Thực trạng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội như thế nào? - Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Công Nghiệp Hà Nội còn hạn chế? - Câu hỏi 3: Để nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội cần đặt ra những mục tiêu, định hướng hay kế hoạch như thế nào? 7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này góp phần vào việc quản lý tài chính của sinh viên một cách hiệu quả dựa trên việc chi tiêu của giới trẻ, cụ thể là sinh viên Đề tài chỉ ra các khía cạnh liên quan đến quản lý tài chính: cách sử dụng tiền bạc, kế hoạch chi tiêu hợp lý, biện pháp tiết kiệm tiền…Bên cạnh đó có những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính của sinh viên là: do chính bản thân, môi trường sống, những người bên cạnh và mỗi yếu tố có mức ảnh hưởng khác nhau Nghiên cứ quản lí tài chính giúp mỗi cá nhân phát triển khả năng quản lí tài chính cá nhân , tăng cường kỹ năng đầu tư , suy nghĩ chiến lược và định hướng tài chính Nó cung cấp cho ta một cơ sở kiến thức vững chắc để đạt được sự độc lập trong tài chính và phát triển trong cuộc sống Tóm lại , nghiên cứu quản lí tài chính cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức , giúp đạt được mục tiêu tài chính , đảm bảo sự ổn định tài chính và phát triển cá nhân 8 Kết cấu của bài báo cáo nghiên cứu: Tên đề tài: “Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội” Công trình nghiên cứu gồm: - Lời cảm ơn - Mục lục - Phần mở đầu - Phần nội dung: ● Chương I: Tổng quan nghiên cứu ● Chương II: Cơ sở lý luận kĩ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên ● Chương III: Mô hình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu ● Chương IV: Kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp ● Chương V: Kết luận và khuyến nghị - Tài liệu tham khảo 7 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 ● PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU I.1 Tổng quan nghiên cứu Robert Kiyosaki - tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu - Cha nghèo” từng nhận định: “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền” Hay:” Nếu bạn không thể độc lập về tài chính vào lúc bạn bốn mươi hay năm mươi tuổi, điều đó không có nghĩa là bạn không gặp đúng thời ở vào đúng quốc gia Nó chỉ đơn giản là bạn đã lập kế hoạch sai.” – Jim Rohn Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng Thậm chí, kỹ năng này được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến nghị nên được phổ cập từ khi còn trên ghế nhà trường bởi nhiều lợi ích Nếu bạn không có đủ kiến thức và kỹ năng quản lý thì cũng dễ dàng lâm vào cảnh gặp những rùi ro trong sinh hoạt hàng ngày Đỗi với nhiều sinh viên cho rằng việc quản lý tài chính cá nhân là chưa cần thiết Bởi độ tuổi này thì nguồn thu nhập chủ yếu đến từ các khoản chu cấp của gia đình hay các công việc làm thêm Số tiền này cũng khá ít ỏi, cùng lắm là chỉ đủ để trang trải cuộc sống sinh viên mà thôi Tuy là số tiền không nhiều nhưng việc quản lý tài chính vẫn rất cần thiết và quan trọng với sinh viên Trong bài nghiên cứu “Quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên dễ hay khó?” của Nguyễn Huy Khánh và Hà Minh Tâm có nhắc đến: “Quản lý tài chính đối với sinh viên đóng một vai trò quan trọng, không chỉ đối với sinh viên mà còn đối với các gia đình và tổng thể nền kinh tế Việc nâng cao nhận thức về tài chính cá nhân sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc số Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 230- Tháng 7 2021 Nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thu và cộng sự (2020) tập trung nghiên cứu về chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài chính, nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng Việt Nam có chỉ số quan tâm và am hiểu kiến thức tài chính thấp hơn so với đại đa số các nước Châu Á Bên cạnh đó, các số liệu hiểu biết về tài chính ở mức độ trên trung bình chỉ chiếm 24%, nhưng có đến 93% người Việt Nam không có hứng thú cải thiện (Dougn, 2019) Đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài về hiểu biết tài chính cá nhân, tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính cá nhân còn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu triệt để Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu này đều tìm mối quan hệ cùng chiều giữa các nhân tố như tuổi, giới tính, ngành học, thu nhập, giáo dục… và hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của sinh viên nói riêng và hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính nói chung” Hiểu biết về tài chính cá nhân đã trở thành một đề tài nghiên cứu khá nóng trên thế giới trong thập kỷ gần đây (Mohamad & cộng sự, 2010; Annamaria & cộng sự, 2010; Yap và cộng sự, 2016).heo Mohamad (2010), sinh viên ở ký túc xá có hiểu biết tài chính cao hơn sinh viên không ở ký túc, điều này được giải thích vì các sinh viên ở ký túc xá phải tự bươn chải, tự lập với cuộc sống xa gia đình hơn nên cũng phải cân đối chi tiêu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tài chính hơn Bên cạnh các nhân tố về đặc điểm cá nhân, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố về hoàn 8 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 cảnh gia đình như trình độ học vấn của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, tình hình kinh tế của gia đình… cũng có tác động đến mức độ am hiểu tài chính của sinh viên (Mohamad, 2010; Nguyễn Thị Hải Yến, 2014; Yap và cộng sự, 2016) Murphy (2005) nhận ra các sinh viên xuất thân từ một gia đình được giáo dục đầy đủ sẽ am hiểu về tài chính hơn và việc thường xuyên trao đổi kiến thức về lĩnh vực tài chính với bố mẹ sẽ củng cố nhận thức của sinh viên về tài chính Lusardi & cộng sự (2011) cho rằng học vấn của người mẹ thực sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức tài chính của một người, đặc biệt khi người mẹ đó tốt nghiệp bậc học Cao đẳng Như vậy, trình độ học vấn của bố mẹ tác động thuận chiều đến hiểu biết tài chính của sinh viên Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên ở các khóa và ngành học khác nhau đối với kỹ năng quản lý tiết kiệm, nhưng không có sự khác biệt đối với kỹ năng quản lý chi tiêu Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển kỹ năng quản lý ngân quỹ trong sinh viên nói chung và sinh viên của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội nói riêng I.2 Khoảng trống tri thức Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính cá nhân, mỗi tác giả nêu ra, phân tích, đánh giá một mặt riêng của quá trình phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân Mỗi bài viết đều cho ta cái nhìn rõ hơn về vấn đề đào tạo kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên hiện nay là cực kỳ cần thiết, chỉ khi trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng quản lý tài chính thì sinh viên mới có thể vượt qua giai đoạn khó khăn khi cần phải trang trải học phí, ăn uống và sinh hoạt, Quản lý tài chính cá nhân còn giúp sinh viên tăng lượng tài sản một cách hiệu quả, tiếc kiệm chi tiêu để phòng trường hợp xấu và ổn định tiêu dùng cá nhân Do vậy nên những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng quản lý tài chính cá nhân” Song chưa có công trình nào cho thấy được “Nhận thức của sinh viên như thế nào về phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân” Chính vì lý do đó nên đề tài mà nhóm đã và đang trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nhằm hướng tới phát triển các kỹ năng quản lý tài chính đáp ứng nhu cầu việc làm cho đối tượng sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 9 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN II.1 Một số khái niệm II.1.1 Khái niệm về: “kỹ năng” ▪ Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp, … Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học – tâm lí khác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định Không có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kỹ năng Tùy mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau Nhìn chung, kỹ năng có thể được hiểu như khái niệm bên trên hoặc theo một cách ngắn hơn hơn Kỹ năng (tên tiếng anh là Skill) là việc một người nào đó vận dụng khả năng hay năng lực để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết quả như mong muốn Nhìn chung, tác giả đều cho rằng kỹ năng là quá trình áp dụng những tri thức đúng đắn mà một cá nhân tích lũy được để thực hiện mục tiêu đã đề ra Với những kỹ năng được trang bị, chúng ta sẽ dùng để áp dụng vào thực tế Kỹ năng có thể được chia thành các cấp bậc khác nhau Ban đầu, kỹ năng có thể còn ít hoặc chưa được thuần thục nhưng sau thời gian, rèn luyện, kỹ năng sẽ được lên “level” Đồng thời, kỹ năng cũng có rất nhiều loại Mỗi người cần trang bị cho mình các loại, các mức độ kỹ năng để vận dụng trong thực tiễn II.1.2 Khái niệm về “quản lý” Quản lí (Management) là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lí, bất kể đó là nhóm không chính thức hay nhóm chính thức, là nhóm nhỏ hay nhóm lớn, là nhóm bạn bè, gia đình hay các đoàn thể, tổ chức xã hội, bất kể mục đích, nội dung hoạt động của nhóm đó là gì Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa động từ quản lý, theo đó, quản lý gồm hai yếu tố “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định và “Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định Như vậy, công tác “quản lý” là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau là “quản” và “lý” Trong đời sống xã hội, quản lý xuất hiện khi có hoạt động chung của con người Quản lý điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước Để thực hiện hoạt động quản lý cần phải có tổ chức và quyền uy 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 ◻ Không 3 Mức chi tiêu hàng tháng của bạn là bao nhiêu? ◻ Dưới 3 triệu ◻ Từ 3-5 triệu ◻ Trên 5 triệu ◻ Mục khác: 4 Mức chi tiêu trùng bình mỗi ngày của bạn là bao nhiêu? ◻ Dưới 100k ◻ 100-200k ◻ 200-300k ◻ Trên 300k 5 Bạn có thoả mãn với mức tài chính của bản thân không? ◻ Có ◻ Không 6 Bạn theo dõi chi tiêu của mình như thế nào? ◻ Ghi chép vào sổ chi tiêu cá nhân ◻ Lập kế hoạch và note theo ◻ Sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân ◻ Không theo dõi 7 Bạn gặp khó khăn gì trong việc quản lý chi tiêu tài chính cá nhân? ◻ Tiêu quá so với số tiền đã dự kiến, lên kế hoạch trước đó ◻ Không nhớ được mình đã tiêu những gì mà lại hết tiền 8 Bạn hãy đánh giá hiểu biết của bạn về quản lý tài chính cá nhân? ◻ Không biết ◻ Cơ bản ◻ Hiểu rõ 9 Bạn hãy đề xuất 1 giải pháp để chi tiêu hợp lý? III.2.4 Xây dựng thang đo nghiên cứu Để hiểu rõ hơn kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội, nhóm xây dựng thang đo nghiên cứu thông qua 12 hoạt động Mức độ từ 1 đến 4 tương ứng: 1 Hầu như không 2 Thỉnh thoảng 3 Khá thường xuyên 4 Rất thường xuyên 15 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 1 Tôi ghi chép và kiểm soát chi tiêu cá nhân của bản thân 2 Tôi hài lòng với cách kiểm soát chi tiêu hiện tại của bản thân 3 Tôi so sánh các phương án khác nhau khi mua hàng trả góp 4 Tôi so sánh giá khi mua sắm một mặt hàng nào đó 5 Tôi thiết lập các mục tiêu tài chính dài hạn và mục tiêu này có ảnh hưởng đến cách tôi quản lý các khoản chi tiêu hiện tại 6 Tôi đã chi tiêu nhiều hơn thu nhập (thâm hụt tiền) 7 Tôi tiết kiệm hàng tháng 8 Tôi sử dụng thẻ tín dụng và thấu chi khi thiếu tiền chi tiêu (chi nhiều hơn số tiền có trên thẻ tín dụng) 9 Tôi có khoản dự phòng tài chính khẩn cấp 10 Tôi đánh giá tình trạng tài chính cá nhân trước khi đưa ra những quyết định mua sắm một sản phẩm gì đó Bảng 3: Thang đo đánh giá kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên 16 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẨT MỘT SỐ GIẢI PHÁP IV.1 Kết quả nghiên cứu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội Để có cái nhìn tổng thể, khách quan nhất về mức độ hiểu biết kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát đến đối tượng là các bạn sinh viên trong trường Chúng tôi đã lập một phiếu điều tra với số lượng lớn câu hỏi, cùng các câu trả lời có sẵn ở từ mức độ đơn giản đến đi sâu vào vấn đề bằng hình thức trực tuyến Biểu đồ 1 Tỷ lệ nguồn tài chinh đầu vào của sinh vên tham gia khảo sát của trường ĐHCN Hà Nội Với tổng số câu trả lời nhận được là 36, với 44,4% sinh viên có nguồn thu nhập duy nhất từ gia đình chu cấp; 8,3% sinh viên có thu nhập từ việc làm thêm, học bổng, kinh doanh và 47,2% còn lại là từ cả hai nguồn Biểu đồ 2 Tỷ lệ mức tài chính hàng tháng của sinh viên tham gia khảo sát của trường ĐHCN Hà Nội Vì còn là sinh viên các bạn chưa đi làm thêm nhiều nên mức tài chính hàng tháng còn phụ thuộc vào bố mẹ nên tài chính hàng tháng chủ yếu của các bạn dưới 3 triệu đồng 17 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 chiếm 58,3%; từ 3-5 triệu đồng chiếm 27,6% và 13,9% các bạn có mức tài chính cao là trên 5 triệu đồng Biểu đồ 3 Tỷ lệ sinh viên thỏa mãn với nguồn tài chính bản thân của trường ĐHCN Hà Nội Đa số các bạn đều thấy tạm ổn với nguồn tài chính trên chiếm 45,1%, 30,4% các bạn khảo sát thấy thỏa mãn với nguồn tài chính đó, nhưng bên cạnh đó còn 18,6% các bạn không hài lòng với nguồn tài chính trên có thể nó chưa đủ để các bạn trang trải trong cuộc sống và sinh hoạt Biểu đồ 4 Tỷ lệ mức tài chính mà sinh viên trường ĐHCN Hà Nội chi tiêu trong ngày Trong tổng 36 câu trả lời có 61,1% các bạn có mức chi tiêu hàng ngày là dưới 100 nghìn đồng, mức chi tiêu ngày có thể nói là ít và tiết kiệm; phần lớn phần trăm sinh viên trường ĐHCN Hà Nội có mức chi tiêu là 100 nghìn đồng/ngày trở lên, mức chi tiêu này vừa đủ và phù hợp cho sinh viên; 27,8% là tỷ lệ sinh viên có mức chi tiêu từ 100 đến 200 nghìn/ngày, mức chi tiêu này là khá cao và 2,8% sinh viên khảo sát có mức chi tiêu một ngày từ 200-300 nghìn, mức chi tiêu này là cao; 8,3% sinh viên chi tiêu trên 300 nghìn đồng/ngày, mức ci tiêu này là rất cao 18 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Biểu đồ 5 Tỷ lệ sinh viên lập kế hoạch chi tiêu Và khi nhắc đến vấn đề lập kế hoạch thì chi tiêu hay không thì nhóm chúng tôi nhận được kết quả tỷ lệ sinh viên không lập kế hoạch chi tiêu bằng tỷ lệ sinh viên lập kế hoạch chi tiêu Điều này cho thấy các bạn sinh viên chưa thực sự chi tiêu hợp lý với mức tài chính của mình Biểu đồ 6 Tỷ lệ sinh viên trường ĐHCN Hà Nội ghi chú tiêu dùng cá nhân Để quản lý tài chính cá nhân 52,4% ghi chú tiêu dùng của bản thân và 47,1% không có thói quen ghi chú Nhìn qua biểu đồ trên có thể thấy rằng phần lớn các bạn chưa ghi chú tiêu dùng của bản thân Chúng ta nên ghi chú lại những khoản chi tiêu cho từng ngày, mua những gì, bao nhiêu tiền để khi xem lại sổ chúng ta biết rằng mình đã thực sự chi tiêu phù hợp hay chưa, đồ dùng đó có thực sự cần thiết hay hoang phí 19 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Biểu đồ 7 Tỷ lệ sử dụng phương thức để quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường ĐHCN Hà Nội Để quản lý tài chính cá nhân 30,6% sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại di động và tỷ lệ lên kế hoạch và note theo là 8,3%; 16,7% ghi chép chi tiêu vào sổ chi tiêu cá nhân và 44,4% là sinh viên không theo dõi chi tiêu cá nhân Biểu đồ 8 Tỷ lệ sinh viên trường ĐHCN Hà Nội đánh giá mức độ hiểu biết về quản lý tài chính của bản thân Tỷ lệ hiểu biết quản lý tài chính của sinh viên Công Nghiệp khá cao với mức độ hiểu cơ bản chiếm 69,4% và hiểu rõ là 5,6% Tuy nhiên mức độ không biết cũng khá cao chiếm 25% Qua cuộc khảo sát nhỏ trên ta thấy kết quả khá đáng mừng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội khá tốt, chiếm tỉ lệ khá cao Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên có kỹ năng và kiểm soát tài chính bản thân còn nhiều hạn chế, mang lại nhiều rủi ro cho bản thân Như vậy có thể thấy, về cơ bản sinh viên tại Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều tới việc quản lý tài chính cá nhân Họ có thể có những khoản tiết kiệm, cũng như các khoản đầu tư khác, nhưng lại chưa có kế hoạch chi tiêu cụ thể và chưa xác định được mức độ rủi ro 20 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w