1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải thưởng tài năng khoa học trẻ việt nam 2024 đề tài chính sách hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội tại hà nội

42 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 6,01 MB

Nội dung

NƠXH gồm các căn hộchung cư do Nhà nước xây dựng làm NƠXH; các dự án tư nhân xây dựng rồi bán lại choquỹ NƠXH theo các chính sách đặc thù như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế đất, d

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI

THƯỞNG TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM 2024

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO NGƯỜI MUA NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ

NỘI

Mã số đề tài: ĐTSV 515 Thuộc nhóm ngành khoa học:

Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Huyền Trang CQ59/63.01 - Giới tính: Nữ

Phạm Thị Ngọc Hân CQ59/63.01 - Giới tính: Nữ

ân tộc: Kinh

hoa: Kinh Tế - Năm 3/4

ảng viên hướng dẫn: Ths Đậu Thị Ngọc Trang

HÀ NỘI – 3/2024

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Nguồn số liệu sử dụng 8

7 Cấu trúc luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở XÃ HỘI 10

1.1 Nhà ở xã hội 10

1.1.1 Khái niệm nhà ở xã hội 10

1.1.2 Đặc điểm nhà ở xã hội 10

1.1.3 Đối tượng cung cấp nhà ở xã hội 12

1.1.4 Điều kiện để nhận chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội 14

1.2 Chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người dân 15

1.2.1 Khái niệm 15

1.2.2 Nội dung 16

1.2.3 Thực thi chính sách nhà ở xã hội 22

1.2.3.1 Khái niệm thực thi chính sách 22

1.2.3.2 Khái niệm thực thi chính sách nhà ở xã hội 23

1.2.3.3 Thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội 25

1.2.4 Mục tiêu thực hiện chính sách nhà ở xã hội 29

1.2.5 Vai trò của thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội 30

1.2.5.1 Nhà ở xã hội góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội của Nhà nước 30

1.2.5.2 Phát triển nhà ở xã hội góp phần kích cầu đầu tư thông qua việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở 31

1.2.5.3 Góp phần tạo thu nhập cho ngân sách Nhà nước và giúp bình ổn thị trường bất động sản 31

2

Trang 3

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách nhà ở xã hội 32

1.3.1 Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng 32

1.3.2 Quy định pháp luật của Nhà nước về nhà ở xã hội 32

1.3.3 Nguồn tài chính và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để thực hiện chính sách nhà ở xã hội 33

1.3.3.1 Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để thực hiện chính sách nhà ở xã hội 33

1.3.3.2 Nguồn tài chính 34

1.4 Kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở xã hội và một số giá trị tham khảo rút ra 34

1.4.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh 34

1.4.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở xã hội tại Seoul, Hàn Quốc 37

1.4.3 Một số bài học rút ra 38

Tóm tắt chương 1 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 42

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội 42

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 42

2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội 42

Bảng 2.1 Mật độ dân số Hà Nội theo Quận/Thị xã/Huyện năm 2022 43

2.2 Cơ chế, chính sách nhà ở của Nhà nước và của thành phố cho các đối tượng xã hội đã ban hành 45

2.2.1 Giai đoạn từ năm 1986 đến 1996 45

2.2.2 Giai đoạn từ năm 1996 tới nay 46

2.3 Thực trạng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 48

2.3.2 Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ người mua nhà ở xã hội 51

2.3.2.1 Về chính sách quy hoạch 51

2.3.2.2 Về chính sách tài chính 53

2.3.2.3 Về chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận nhà ở xã hội 57

2.3.2.4 Về điều chỉnh chính sách nhà ở xã hội 61

a/ Bỏ điều kiện cư trú khi mua nhà ở xã hội 61

b/ Mở rộng đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội 61

c/ Nhiều ưu đãi cho chủ đầu tư - Kỳ vọng sẽ gia tăng nguồn cung 62

2.3.3 Tình hình cung cầu trong phát triển NƠXH 63

3

Trang 4

2.3.3.1 Cung - cầu nhà ở xã hội báo cáo năm 2016 -2020 63

2.3.2.2 Cung - cầu nhà ở xã hội báo cáo năm 2021 -2025 68

2.4 Đánh giá chung về thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 71

2.4.1 Ưu điểm 71

2.4.2 Hạn chế 72

Tóm tắt chương 2 74

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI MUA NHÀ Ở XÃ HỘI 76

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 76

3.1.1 Mục tiêu thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 76

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 78

3.1.3 Định hướng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 79

3.2 Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội 79

3.2.1 Giải pháp tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy Đảng 81

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật 84

3.2.3 Giải pháp về quy hoạch, tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 86

3.2.4 Giải pháp về nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội 89

3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến và phân công phối hợp để thực hiện chính sách 91

3.2.6 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 92

3.2.7 Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu về NƠXH 92

3.3 Phương hướng thực thi chính sách nhà ở xã hội 92

3.4 Kiến nghị 95

3.4.1 Kiến nghị với bộ Luật Nhà ở 95

3.4.2 Kiến nghị đối với nhà nước và chính quyền địa phương 97

3.4.3 Kiến nghị đối với chủ đầu từ dự án nhà ở xã hội 101

3.4.4 Đối với đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội 102

Tóm tắt chương 3 103

KẾT LUẬN 104

4

Trang 5

Bảng 1.1 Mức thu nhập của từng nhóm người dân Seoul

Bảng 2.1 Mật độ dân số Hà Nội theo Quận/Thị xã/Huyện năm 2022

Bảng 2.2 Khung phân tích chính sách Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp Bảng 2.3 Giá tham khảo một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội năm 2023 Bảng 2.4 Một số dự án NƠXH trong năm 2016

Bảng 2.5 Một số dự án NƠXH giai đoạn 2016 – 2020

Bảng 2.6 Nhu cầu thực tế về NƠXH tại Thành phố năm 2020.

Bảng 3.1 Chi tiêu phát triển nhà ở xã hội cho các nhóm đối tượng

Bảng 3.2 Chi tiêu phát triển nhà ở xã hội sửa đổi cho các nhóm đối tượng Bảng 3.3 Kết quả thực hiện dự kiến giai đoạn 2012 - 2020

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hà Nội là thành phố trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học và công nghệ của cả nước, nơi đây tập trung nhiều cơ quan đầu não, xí nghiệp, các khu công nghiệp (KCN), văn phòng, thu hút một số lượng lớn cư dân tới lập nghiệp Với tốc độ gia tăng dân số cơ học ngày một cao tất yếu dẫn tới chủ đề nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng và đáng quan tâm nhất của TP Hà Nội thời điểm hiện tại Trong những năm qua, Hà Nội luôn tiên phong đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề

về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân Tuy nhiên, những hạn chế về các nguồn lực tài chính, về địa hình vị trí, đất đai nhằm thực hiện hỗ trợ người dân về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, các hộ nghèo tại khu vực đô thị đang còn là một vấn đề luôn cần quan tâm và giải quyết Bởi trong khi các doanh nghiệp chỉ chú trọng quan tâm đến phát triển các dự

án nhà ở thương mại, đưa ra thị trường để bán cho các đối tượng có thu nhập cao, bởi vậy các đối tượng có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện chỗ ở, chất lượng cuộc sống

Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội cho người nghèo, người thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, chưa đạt chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia Tính đến tháng 11/2016, cả nước mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 179 dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp (tương đương 71.150 căn hộ) Như vậy, so với chỉ tiêu số lượng nhà ở xã hội tại đô thị và

2 khu công nghiệp đến 2020 đã đề ra tại Chiến lược phát triển Nhà ở quốc gia (khoảng 250.000 căn hộ) thì đến thời điểm hiện tại, mới giải quyết được khoảng 28% Như vậy, khoảng trống trong việc cung cấp nhà ở xã hội cho người nghèo, thu nhập thấp là rất rõ rệt Các doanh nghiệp phần đông chú trọng tới thị trường nhà ở thương mại Bởi vì, trong lĩnh vực cung ứng nhà ở cho người thu nhập thấp, các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân phải có một tầm nhìn dài hơi cho một chiến lược từ 20-30 năm Ngay cả việc huy động vốn và duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững trong suốt thời kỳ dài sẽ là một vấn đề đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà ở

Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với

sự phát triển xã hội nói chung và phát triển đô thị nói riêng, phản ánh tình trạng an sinh của hộ gia đình cũng như của toàn xã hội Áp lực về nhà ở bởi đô thị hóa và gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở đô thị cùng với việc thị trường nhà ở trong một thời gian dài 6

Trang 7

chú trọng vào phân khúc nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao khiến cho một bộ phận dân cư không thể tiếp cận với nhà ở Sự tăng lên nhanh chóng dân số đô thị cùng với sự thất bại của chính sách, quản lý yếu kém, tham nhũng, quy định không phù hợp, thị trường đất đai bất ổn, hệ thống tài chính yếu và thiếu ý chí chính trị được xem là những yếu tố hạn chế sự phát triển của nhà ở cho người nghèo ở đô thị

Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hình thức nhà ở này cùng những thực trạng, định hướng của Nhà nước và thành phố Hà Nội trong việc ban hành, thực thi những chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người dân trên địa bàn thành phố; cũng như đưa ra một vài giải pháp, kiến nghị với mong muốn đóng góp tích cực, nhóm chúng em xin chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Chính sách hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội tại Hà Nội.”

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng tiếp cận thông tin và quá trình sở hữu, sử dụng nhà ở xã hội của cư dân thu nhập thấp và những rào cản từ thực tiễn đối với quá trình này Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách và giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở xã hội tại ở Hà Nội hiện nay.

Hệ thống hóa những vấn đề, chính sách mua nhà ở xã hội, đánh giá thực trạng về các chính sách để đưa ra một số giải pháp có tính khả thi giúp các cơ quan có thẩm quyền cũng như các nhà đầu tư có thể triển khai tốt hơn hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội, các đối tượng đủ điều kiện tiếp cận rộng hơn đối với những quy định về nhà ở xã hội Từ đó có thể hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Nhà ở nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tổng kết nghiên cứu chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội của Thành phố Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của báo cáo tập trung xem xét việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội của Thành phố Hà Nội

Về mặt thời gian: Số liệu nghiên cứu từ 2014 đến năm 2023, giải pháp đến năm 2025

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Những nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành báo cáo tổng kết “ Chính sách hỗ trợ người mua nhà ở xã hội tại Hà Nội " như sau:

- Hệ thống hóa, phân tích các quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua nhà ở xã hội tại Việt Nam

7

Trang 8

- Thu nhập tài liệu thực tế để qua đó thấy được thực trạng áp dụng pháp luật về chính sách mua nhà ở xã hội tại Việt Nam

- Tìm hiểu thực trạng mua nhà ở xã hội tại Hà Nội để thấy rõ hơn về tình hình phát triển chính sách mua nhà ở xã hội tại Hà Nội

- Tìm ra những khó khăn và nguyên nhân trong quá trình thực hiện mua nhà ở xã hội tại Việt Nam

- - Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giao kết, thực hiện hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, người viết đã vận dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… và đặc biệt là phương pháp phân tích luận văn viết để tiến hành đánh giá; phân tích

- Phương pháp thống kê: kết hợp giữa thống kê các tài liệu thu nhập được trong các bài nghiên cứu và thực tế

- Phương pháp so sánh: dựa trên thông tin và số liệu để tiến hành phân tích, đánh giá trên cơ sở so sánh, đối chiếu; so sánh đối chiếu không chỉ các quy định tại Việt Nam mà so sánh với các quy định của nước ngoài, Phương pháp so sánh được dùng để xem xét các số liệu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu của

TP Hà Nội với số liệu chung của cả nước Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị

đo lường, phương pháp tính toán Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu

so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng Phương pháp tổng hợp: đưa ra những đánh giá tổng thể và đề xuất giải pháp thực hiện, sửa đổi Phân tích và bình luận các quy định của pháp luật được sử dụng trong toàn bộ luận văn để phân tích và bình luận các điều luật

Trang 9

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách nhà ở xã hội

Chương 2: Thực trạng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người dân tại Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà ở xã hội tại Hà Nội

9

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở XÃ HỘI 1.1 Nhà ở xã hội

1.1.1 Khái niệm nhà ở xã hội

Khái niệm “Nhà ở xã hội” bắt đầu xuất hiện từ các nước Anh, Mỹ, Canada vào những năm 1970 và dần dần lan rộng ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc Tại đó, Nhà ở xã hội được hiểu là một loại nhà cung cấp cho những người không có thu nhập, hoặc có nhưng không đáng kể Họ là những người không thể nào và không bao giờ tự kiếm mình kiếm được một chỗ ở Những người này thường là người vô gia cư, người già đơn thân, người tật nguyền, người đau yếu không nơi nương tựa, những người sau khi mãn hạn tù nhưng không còn sức lao động Loại nhà này trong nhiều trường hợp được gọi là nhà từ thiện, và đa phần là của nhà nước, ngoài ra còn có các hiệp hội nhà ở, các tổ chức từ thiện tham gia từng phần để duy trì cuộc sống của những người sống trong nhà

xã hội Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà người đăng ký ở nhà xã hội có người có thể được miễn phí hoàn toàn hoặc cho thuê với giá thấp Phần tiền thuê này thường được các tổ chức từ thiện như nhà thờ, tổ chức phi chính phủ, các mạnh thường quân chi trả qua các quỹ mà không chi trả trực tiếp cho người sử dụng vì sợ họ tiêu phung phí.

Tại Việt Nam, nhà ở xã hội và các chính sách hỗ trợ liên quan luôn là chủ đề nóng

và nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ và người dân Theo khoản 7, điều 1, Luật Nhà ở năm 2014, NƠXH là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định pháp luật NƠXH gồm các căn hộ chung cư do Nhà nước xây dựng làm NƠXH; các dự án tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ NƠXH theo các chính sách đặc thù như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế đất, dự

án được cấp đất ; các dự án nhà ở thương mại phải bán lại một số căn hộ, hoặc xây dựng trên 20% diện tích đất cho quỹ NƠXH địa phương theo luật hiện hành.

Có 2 loại nhà ở xã hội đó là loại hình nhà ở do nhà nước đầu tư xây dựng và loại hình do doanh nghiệp tư nhân xây dựng:

- Loại hình do nhà nước đầu tư xây dựng làm nhà ở xã hội cho dân.

- Loại hình nhà ở xã hội do doanh nghiệp tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỷ nhà

ở xã hội Với đặc thù đó là giảm thuế đất, giảm thuế VAT

1.1.2 Đặc điểm nhà ở xã hội

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, khẳng định quan điểm, mục tiêu chính trị của Đảng, 10

Trang 11

Nhà nước là phát triển nhà ở cho người nghèo, thực hiện mục tiêu vì con người Phát triển nhà ở không chỉ theo cơ chế thị trường mà Nhà nước có trách nhiệm can thiệp hoặc hỗ trợ

để người dân có nhà ở, đặc biệt là những đối tượng thu nhập thấp, không có điều kiện mua nhà theo cơ chế thị trường Như vậy, về bản chất, nhà ở xã hội mang tính xã hội rất cao, có sự khác biệt rõ ràng so với nhà ở thương mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường (Theo Điều 3 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP)

Nhà nước điều tiết việc cung ứng nhà ở xã hội cũng nhằm mục đích giúp nhà ở xã hội không chịu sự cạnh tranh về giá cả như nhà ở thương mại Có thể nói, phát triển nhà ở

xã hội là thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng cần được Nhà nước quan tâm, thu nhập từ hoạt động này (nếu có) sẽ không lớn và không giống như hoạt động chuyển nhượng kinh doanh bất động sản (BĐS) là nhà ở thương mại nên cần được khuyến khích ở mức cao nhất Cũng với tầm quan trọng mang ý nghĩa xã hội đó, trong Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, lần đầu tiên vấn đề nhà ở

xã hội được đưa vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp là hết sức có ý nghĩa và cần thiết, là chính sách an sinh xã hội quan trọng của nhà nước ta

Cụ thể, theo Luật nhà ở năm 2005 quy định, nhà ở xã hội có những đặc điểm như sau:

Về quy mô, số lượng: Nhà ở xã hội được xây dựng tùy thuộc nhu cầu thuê và thuê mua của các đối tượng sinh sống trên địa bàn, phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương Theo đó, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt và công bố kế hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, xác định cụ thể loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu căn hộ dành để cho thuê, cho thuê mua, cân đối cụ thể với các nguồn vốn đầu tư và cơ chế khuyến khích để kêu gọi đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.

Về nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội: Vốn cấp cho loại hình nhà ở này được hình thành từ tiền bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn, trích

từ 30% đến 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn (mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định), ngân sách địa phương hay huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật và tiền tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Về thiết kế xây dựng: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng theo quy định sau đây:

11

Trang 12

Thứ nhất, tại đô thị đặc biệt không quy định số tầng, không giới hạn số tầng Thứ hai, tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 phải là nhà không quá sáu tầng

Thứ ba, diện tích mỗi căn hộ không quá 60m2 sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m2 sàn

Thứ tư, nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị

Nhà ở xã hội phải đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ - CP (sửa đổi bởi Nghị định 49/2021/NĐ – CP), cụ thể:

Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư:

- Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng;

- Tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2, tối đa là 70m2, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Việc tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất phải đảm bảo sự phù hợp với chỉ tiêu dân số, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian, kiến trúc cảnh quan trong phạm

vi đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và phải được cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó phê duyệt điều chỉnh.

Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích sử dụng căn hộ tối đa, nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích sử dụng căn hộ tối đa là 70m2 và bảo đảm tỷ lệ số căn hộ trong dự án xây dựng nhà ở

xã hội có diện tích sử dụng trên 70m2 không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong

dự án.

Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng:

- Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70m2;

- Hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc thiết kế nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng phải bảo đảm chất lượng xây dựng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

12

Trang 13

Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn thiết kế và ban hành quy định về điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội riêng lẻ.

1.1.3 Đối tượng cung cấp nhà ở xã hội

Theo Luật nhà ở 2005 quy định, đối tượng cung cấp nhà ở xã hội bao gồm: Chủ đầu

tư dự án phát triển nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, thuê mua trên địa bàn

do UBND cấp tỉnh lựa chọn và tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê, thuê mua là chủ đầu tư đối với các dự án phát triển nhà ở do mình đầu tư

Cụ thể như sau:

- Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của nhà nước thì do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư;

- Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được Nhà nước giao thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu (nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư) hoặc chỉ định chủ đầu tư (nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng

ký làm chủ đầu tư);

- Đối với trường hợp dự án phát triển nhà ở thương mại phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ thì chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại đồng thời làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội, trừ trường hợp Nhà nước sử dụng diện tích đất này để giao cho tổ chức khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở

xã hội bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển nhà nước;

- Đối với trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư và có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì nhà đầu tư đó được giao làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội;

- Đối với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội trong KCN tập trung để bố trí cho công nhân, người lao động làm việc tại KCN ở thì Ban Quản lý KCN của địa phương hoặc doanh nghiệp (DN) kinh doanh hạ tầng KCN hoặc DN sản xuất trong KCN hoặc DN có chức năng kinh doanh bất động được giao làm chủ đầu tư;

- Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng trên quyền sử dụng đất ở hợp pháp của mình thì hộ gia đình, cá nhân đó thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật về xây dựng

Như vậy có thể thấy, dù là nhà ở xã hội phát triển bằng hình thức nào, thì vai trò của nhà nước đối với loại hình nhà ở này cũng rất quan trọng Tựu lại, ta thấy có hai dạng thức

13

Trang 14

đầu tư chính cho nhà ở xã hội bao gồm: Nhà ở xã hội do nhà nước cung cấp trực tiếp thông qua các DN nhà nước, hoặc nhà ở xã hội do tư nhân cung cấp thông qua cơ chế đấu thầu nhưng vẫn phải có sự giám sát của nhà nước Vai trò điều tiết của nhà nước giúp đảm bảo tính công bằng, khách quan của chính sách nhà ở cho các đối tượng được ưu tiên khi

mà nhu cầu nhà ở là rất cao, nhưng khả năng chi trả của nhiều nhóm đối tượng lại khác nhau Không những vậy việc nhà nước điều tiết và quản lý nhà ở xã hội sẽ khiến thị trường BĐS ổn định, không có sự cạnh tranh, chênh lệch về giá giữa các nhà ở xã hội nhằm đảm bảo được mục tiêu an sinh xã hội

1.1.4 Điều kiện để nhận chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội

Để đảm bảo tính khách quan, ưu việt của chính sách nhà ở xã hội, việc khoanh vùng các đối tượng ưu tiên thụ hưởng chính sách là vô cùng cần thiết Tại nhiều quốc gia, các đối tượng được ở nhà ở xã hội phụ thuộc vào quy định riêng của mỗi nước, nhưng tựu trung lại thường là các viên chức nhà nước, người nghèo, người có thu nhập thấp Tuy phần nhiều trong số họ có thu nhập ổn định nhưng sau khi trang trải các nhu cầu cuộc sống thì chỉ dành dụm được chút ít, khó tích lũy đủ mua nhà hoặc thuê nhà hợp vệ sinh.

Ví dụ, theo Bộ Xây dựng thì khả năng tích lũy tối đa của công chức để chi trả cho nhà ở chỉ khoảng 11,5% tổng thu nhập, một tỷ lệ quá thấp

Căn cứ Điều 49 Luật Nhà ở 2014, có 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội Trong đó ưu tiên những nhóm đối tượng sau

K1: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

K4: Người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị

K5: Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, trong và ngoài khu công nghiệp K6: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân K7: Cán bộ, công chức viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, viên chức

K8: Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

K10: Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện thu hồi đất và phải giải toả, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, đối tượng thuộc số thứ tự 1, 4, 5, 6, 7, 8 và

10 trên thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập như sau:

Trường hợp chưa có nhà:

14

Trang 15

Chưa có nhà thuộc sở hữu của hộ gia đình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới moi hình thưc tại nơi sinh sống, học tập

Trường hợp đã có nhà:

Có nhà ở nhưng hư hỏng, dột nát hoặc diện tích bình quân dưới 10 m2/ người

Có nhà những đã trả lại nhà công vụ cho cơ quan

Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đaats và phải giải toả, phá dỡnhaf mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Điều kiện về cư trú

Có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi có dự án

Hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên tại địa phương nơi có dự án (chỉ áp dụng với các trường hợp thuộc K5,K6,K7, các đối tượng khác không có hộ khẩu tại địa phương, nơi có dự án không thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội.)

Điều kiện về thu nhập

Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đáp ứng các điều kiện về thu nhập sau đây:

- Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật gồm:

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Các đối tượng không cần đáp ứng yêu cầu về thu nhập:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công

vụ cho Nhà nước.

+ Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

15

Trang 16

Mười nhóm đối tượng thụ hưởng của chính sách hiện nay bao phủ gần hết các nhóm người trong xã hội Do vậy, những người thực sự cần hỗ trợ trong xã hội hay nhóm yếu thế có thể tiếp cận được chính sách Theo kinh nghiệm của thế giới, chính phủ có chính sách tín dụng hay chính sách an sinh để hỗ trợ người nghèo, người TNT chủ yếu trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, trợ cấp hay tín dụng u đãi nhằm phát triển nhà ở hay tiếp ƣ cận nhà ở thuê, thuê mua (mua trả góp trong thời gian dài

1.2 Chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người dân

đề cần quan tâm”

Theo Considine (1994), “Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi”

Trong từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:

“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trong một thời gian dài nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa”

Như vậy, chính sách hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội có thể hiểu là các biện pháp, chủ trương, hành động được triển khai bởi Chính phủ hoặc các tổ chức xã hội nhằm tăng khả năng cung cấp nhà ở cho các đối tượng xã hội theo quy định; là một phần quan trọng của chính sách an sinh xã hội, giúp giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, chưa đủ điều kiện mua, thuê mua hoặc thuê nhà theo giá thị trường Với những

ưu đãi về giá bán, giá thuê, lãi suất vay ngân hàng, các dự án nhà ở xã hội luôn thu hút sự quan tâm của người có nhu cầu mua nhà.

1.2.2 Nội dung

Chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội của nước ta có thể chia thành các nội dung: Chính sách quy hoạch, chính sách tài chính, chính sách thu hút đầu tư và chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận

a/ Chính sách quy hoạch: Chính sách này bao gồm việc xác định quỹ đất

16

Trang 17

cho các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch quỹ nhà ở xã hội

Đối với việc xây dựng quỹ nhà ở xã hội, theo điều 45 Luât Nhà ở và Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, quỹ nhà ở xã hội có thể do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh

tế tham gia đầu tư xây dưng dự a trên nhu cầu thuê ˆ , thuê mua thực tế của các đối tương đang sinh sống trên địa bạ ‰n của từng địa phương và phải phù hợp với điều kiện kinh tế –

xã hội cũng như quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước và của địa phương đó Điều này có nghĩa là các thành phần kinh tế cũng được phép tham gia tạo lập quỹ nhà ở xã hội và chính quyền địa phương các cấp phải tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở như:

- Các địa phương phải công bố quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà ở, quỹ đất và địa điểm cụ thể dành để phát triển nhà ở xă hội để bảo đảm sự gắn kết với các dự án KĐT mới, dự án phát triển nhà ở thương mại hoặc các khu kinh tế, KCN, KCX, khu công nghệ cao

- Lập kế hoạch phát triển nhà ở xã hội 5 năm và hàng năm cho địa phương mình, trong đó xác định cụ thể loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu căn hộ dành

để cho thuê, cho thuê mua, cân đối cụ thể các nguồn vốn đầu tư phù hợp theo quy định, ngoài ra có cơ chế khuyến khích để kêu gọi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội

- Các địa phương được phép quyết định lựa chọn chủ đầu tư, phê duyệt các dự án và

tổ chức chỉ đạo việc triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương trong từng giai đoạn

- Về quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội, Quỹ đất này sẽ được UBND cấp tỉnh, thành phố có thẩm quyền xác định, bố trí để xây dựng nhà ở xã hội khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu kinh tế, KCN, KCX, khu công nghệ cao trên địa bàn của địa phương mình

- Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, UBND cấp tỉnh được xem xét, quyết định việc dành một phần diện tích đất trong các dự án phát triển nhà ở thương mại

và KĐT mới trên địa bàn có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phát triển nhà ở xã hội nhưng trong mọi trường hợp đều không vượt quá 20% diện tích đất ở của dự án

b/ Chính sách tài chính: Bao gồm quy định về nguồn vốn, giá nhà ở xã hội và chính sách thuế Với ý nghĩa là một chính sách an sinh xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng

17

Trang 18

chính sách trích một phần nguồn ngân sách Trung Ương để hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ở các địa phương Cụ thể cơ cấu vốn như sau:

- Nguồn chi giành đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước

- Trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội

- Vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế như: ADB, ODA, WB

- Tài trợ của các tổ chức tín dụng quốc tế

- Tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Nguồn vốn địa phương trong việc phát triển quỹ nhà ở xã hội được coi là nguồn vốn trọng tâm trong lộ trình phát triển nhà ở xã hội Nguồn vốn này không giống nhau giữa các địa phương, tùy vào khả năng của từng địa phương mà có cơ cấu vốn hợp lý Trong đó có thể

- Tiền bán nhà, xưởng thuộc sở hữu Nhà nước dôi dư hoặc sử dụng không đúng mục đích, lãng phí, kém hiệu quả trên địa bàn

- Tài trợ của các tổ chức tín dụng quốc tế dành cho cho địa phương

- Tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho việc phát triển của địa phương

- Tiền các địa phương tự huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Việc quản lý và sử dụng quỹ phát triển nhà ở xã hội sẽ được căn cứ vào tình hình thực tế của các địa phương, mỗi địa phương sẽ xem xét, quyết định thành lập Quỹ phát triển nhà

ở của địa phương mình trên cơ sở các nguồn huy động theo quy định và ban hành quy chế quản lý quỹ này theo những nguyên tắc:

18

Trang 19

- Quỹ phát triển nhà ở là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục đích lợi nhuận

- Quỹ phát triển nhà ở trực thuộc UBND cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, hoạt động hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật

- Quỹ phát triển nhà ở được quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do UBND cấp tỉnh ban hành và các quy định có liên quan của pháp luật

- Quỹ phát triển nhà ở được miễn giảm các loại thuế theo quy định của Nhà nước

- Quỹ phát triển nhà ở của địa phương được sử dụng để phát triển nhà ở xã hội thuộc

sở hữu nhà nước trên phạm vi địa bàn của địa phương đó

- Đối với khung giá thuê, mua nhà ở xã hội, điều 27 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở thì giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội được xác định theo các nguyên tắc:

- Tính đủ chi phí đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng, quản lý vận hành quỹ nhà ở

tế, KCN, KCX, khu công nghệ cao; Khung giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ được các địa phương xem xét, điều chỉnh 5 năm một lần cho phù hợp

Khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của diện tích đất này được trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất mà chủ đầu tư phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định, nếu khoản chi phí đó lớn hơn số tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp thì khoản chênh lệch đó sẽ được hoàn trả từ vốn ngân sách nhà nước ngay sau khi chủ đầu tư bàn giao diện tích đất đã có hạ tầng cho cơ quan được UBND cấp tỉnh chỉ định

19

Trang 20

doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển NƠXH trên địa bàn Phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định

về NƠXH, đồng thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai các

dự án NƠXH; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ thuận lợi cho nhà đầu tư Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát đối với các dự án NƠXH, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả của dự

án Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tư vấn, hỗ trợ người dân khi mua NƠXH.

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật

Về quan điểm hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho người dân, để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế và chăm lo đời sống cho người dân, nhất

là người lao động, người thu nhập thấp, việc phát triển nhà ở xã hội cần gắn với các quan điểm, định hướng lớn sau:

Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội Phát triển nhà

ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm, là nghĩa

vụ, là đạo đức của người làm quản lý nhà nước, của xã hội, của các doanh nghiệp và của người dân Người đứng đầu các Bộ, ngành và địa phương phải quan tâm, có trách nhiệm, quyết liệt thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp theo cơ chế thị trường, đồng thời có chính sách để

hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp

về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, “không hy sinh tiến bộ

và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân

là một nhiệm vụ chính trị, trong đó cấp ủy, chính quyền địa phưong là cấp quyết định sự thành công của chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân Cần xác định vai trò của người dân trong việc phát triển nhà trọ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách, quản lý của địa phương để các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng, phát triển nhà trọ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhằm đảm bảo an ninh, công bằng xã hội Huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn; tiếp tục có cơ chế, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.

86

Trang 21

Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập và tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp gắn với những quan điểm nêu trên trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Về nhiệm vụ, giải pháp chung, khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp, lưu ý tới nhà ở cho các chuyên gia, nhà khoa học tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; trước hết là các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ,

Bộ, ngành và địa phương đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở cho các đối tượng này.

Thống nhất một đầu mối thực hiện các thủ tục lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu.

Các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp.

Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư để phù hợp với tình hình hiện nay, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng, không gian, môi trường sống tối thiểu cho công nhân, người lao động thuê.

Phân cấp, phân quyền, rà soát các thủ tục hành chính; kiên quyết cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục trong đầu tư xây dựng nhà ở xã hội UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhằm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để cho người dân, công nhân lao động được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.

Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, lập, phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn

87

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT - đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải thưởng tài năng khoa học trẻ việt nam 2024 đề tài chính sách hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội tại hà nội
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT (Trang 5)
Bảng 3.1 Chi tiêu phát triển nhà ở xã hội cho các nhóm đối tượng - đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải thưởng tài năng khoa học trẻ việt nam 2024 đề tài chính sách hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội tại hà nội
Bảng 3.1 Chi tiêu phát triển nhà ở xã hội cho các nhóm đối tượng (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w