1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Tiêu chuẩn công bố các công trình nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh xây dựng trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

397 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiêu Chuẩn Công Bố Các Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học Của Trường Đại Học Luật Hà Nội Trong Bối Cảnh Xây Dựng Trường Thành Trường Trọng Điểm Đào Tạo Cán Bộ Về Pháp Luật
Tác giả TS. Tran Thai Duong, ThS. Hoàng Quỳnh Hoa
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 397
Dung lượng 90,18 MB

Nội dung

Tinh cấp thiết của dé tàiTình hình nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu của đề tài Các sản pham của đề tai Cơ cau Báo cáo

Trang 1

TRUONG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NOI

TIỂU CHUAN CÔNG BO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUKHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘITRONG BÓI CẢNH XÂY DỰNG TRƯỜNG THÀNH TRƯỜNG

TRONG DIEM ĐÀO TẠO CÁN BO VE PHÁP LUẬT

MÃ SO: LH-2016-49/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tai: TS Tran Thai DươngThư kí đề tài: ThS Hoàng Quỳnh Hoa

HÀ NOI - 2017

Trang 2

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

TS Tran Thai Duong Giang viên chính, Phó trưởng Phong

Quan lý khoa học và tri sự Tạp chí Trường Đại học Luật Hà Nội, Thư

kí toà soạn Tạp chí Luật học

1,5

ThS Hoàng Quỳnh Hoa Biên tập viên, Phòng Quản lý khoa

học và tri sự Tạp chí, Trường Dai học Luật Hà Nội

Nguyễn Thị Hải Đường Chuyên viên, Phòng Quản lý khoa

hoc và tri sự Tạp chí, Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Nguyễn Hoang Lan Biên tập viên, Phó trưởng Phòng

Quản lý khoa học và tri sự Tạp chi, Trường Đại học Luật Hà Nội ThS Nguyễn Thị Thu Biên tập viên, Phòng Quản lý khoa

học và trỊ sự Tạp chí, Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Vân Giảng viên cao cap, Giám đôc Viện

Luật so sánh, Trường Đại học Luật

Hà Nội

Trang 3

Tinh cấp thiết của dé tài

Tình hình nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Các sản pham của đề tai

Cơ cau Báo cáo tông hợp kết quả nghiên cứu đề tài

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Những vấn dé chung về tiêu chuẩn công bố công trình khoa học

của Trường Đại học Luật Hà Nội

Thực trạng về công bố và tiêu chuẩn công bố các công trình khoa

học của Trường Đại học Luật Hà Nội

Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của một SỐ trường đại học

trong nước và nước ngoài - Những kinh nghiệm có thê áp dụng

cho Trường Đại học Luật Hà Nội

Phương hướng, giải pháp tiêu chuẩn hoá công bố công trình khoa

học của Trường Đại học Luật Hà Nội

KÉT LUẬN

PHAN THỨ HAI: CÁC CHUYEN DE

Chuyên dé 1 Những vấn dé chung về tiêu chuẩn công bố công

trình khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 2 Thực trạng về công bố và tiêu chuẩn công bố công

trình khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên dé 3 Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của một số

trường đại học trong nước và những kinh nghiệm có thể áp dụng

cho Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 4 Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của một số

trường đại học trên thé giới và những kinh nghiệm có thé áp dụng

cho Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 5 Phương hướng, giải pháp tiêu chuẩn hoá công bố

công trình khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối

cảnh xây dựng Trường thành trường đại học trọng điểm đào

Trang 4

Bài viết "Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của Trường Dai học Luật Hà Nội", Tạp chí luật học, số 5/2017 Phụ lục 1 Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

Phụ lục 2 Các văn bản của Trường Đại học Luật Hà Nội

Phụ lục 3 Quy định về tiêu chuẩn công bố sách, bài đăng tạp chí

và kỷ yêu hội thảo của một số trường đại học trong nước

Phụ lục 4 Một số văn bản, tài liệu khác

Trang 5

PHAN THỨ NHẤTBAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI

1 MO DAU

1.1 Tinh cấp thiết của đề tai

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những chức năng cơ bản

của trường đại học Đây là thông lệ và cũng là xu hướng phát triển của các cơ

sở giáo dục đại học trên thế ĐIỚI Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đôi mới căn

bản và toàn diện giáo dục, hoạt động NCKH của trường đại học ngày càng có

vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, bởi lẽ hoạt động này thể hiện một cách đây

đủ, toàn diện sứ mạng của nhà trường trước yêu cầu phát triển xã hội Có thé

nói, ở bậc đại học và sau đại học, không có hoạt động giảng dạy, học tập thực

chất nêu không có NCKH Tuy xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội và đòi

hỏi từ chính hoạt động dạy và học của nhà trường nhưng hoạt động NCKH

của trường đại học sẽ không phát huy được tác dụng và không có ý nghĩa nêukết quả của nó không được chính thức công bố, phổ biến, lan toa và ứng dụngtrong thực tiễn Bản chất của NCKH đòi hỏi hoạt động này phải hết sức minhbạch, từ cách thức hay phương pháp nghiên cứu cho đến sự thé hiện kết quảnghiên cứu Do vậy, kết quả NCKH nhất thiết phải được công bố Mặt khác,

do được đầu tư hoặc tài trợ nên việc công bố kết quả nghiên cứu cũng là yêucầu có tính bắt buộc đối với hoạt động NCKH Công bố kết quả nghiên cứu làthước đo dé xác định nhà khoa học có thực sự nghiên cứu hay không, có đángđược nhận sự hỗ trợ về tài chính hay không Ở nhiều nước trên thế ĐIỚI, sốlượng và chất lượng công bố kết quả NCKH là tiêu chí đánh giá trình độ,

năng lực của cá nhân nhà khoa học, của cơ quan nghiên cứu, trường đại hoc.Các trường đại học danh tiếng trên thế giới đều là những cơ sở giáo dục đại

học có nhiêu kêt quả nghiên cứu được công bô trên các tạp chí khoa học quôc

(1) Giới khoa bảng nhiều nước phương Tây xem công bố quốc tế như là “sinh mệnh khoa học” và luôn nghĩ

nhớ câu thành ngữ “publish or perish” (công bô hay là chêt) Nguôn: http://www.vista.gov.vn/UserPages/ News/detail/tabid/73/newsid/13592/language, truy cập ngày 14/7/2017.

Trang 6

tế - là các tạp chí mà trong đó các công trình NCKH trước khi công bố chínhthức đều phải được phản biện độc lập theo quy trình kín Các chuyên gia sẽ

xem xét, đánh giá xem công trình nghiên cứu có đáng tin cậy hay không Nói

cách khác, để kết quả nghiên cứu đưa ra công bố trước công chúng được bảođảm về chất lượng, nhất thiết phải xây dựng và áp dụng hệ tiêu chuẩn về nội

dung, hình thức và quy trình đánh giá một cách khoa học, rõ ràng, chặt chẽ và

phù hợp Đây không đơn thuần là đòi hỏi của bản thân hoạt động công bố màtrước hết là vì mục đích, yêu cầu của chính hoạt động NCKH là phải đem lạicho xã hội, cộng đồng các nhà chuyên môn những sản phẩm có chất lượng cao

Thực tiễn công bố công trình khoa học của Trường Đại học Luật HàNội thời gian qua cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhậncũng còn không ít những bất cập, hạn chế cần khắc phục, nhất là trong bốicảnh, yêu cầu xây dựng Trường thành trường đại học trọng điểm đào tạo cán

bộ về pháp luật hiện nay Trong khi đó, việc công bố các công trình khoa họccủa các trường đại học trên thế giới và ở trong nước đến nay đã có thành tựu

to lớn với nhiều kinh nghiệm quý báu, chúng ta có thé nghiên cứu, học tập và

áp dụng vào hoạt động thực tiễn của Trường

Từ góc độ trong nước, có thể thấy hiện nay đã và đang có khá nhiều cơ

sở đào tạo đại học, sau đại học ngành luật đang cạnh tranh với Trường Đại

học Luật Hà Nội Khi mà hoạt động NCKH được xem là một trong những yếu

tố phản ánh năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, quyết định chất lượng đàotao, thé hiện thé mạnh của mỗi cơ sở đảo tao thì van dé số lượng, đặc biệt làchat lượng công bố công trình khoa học càng trở nên bức thiết

Ở góc độ quốc tế, chỉ cần nhìn nhận, so sánh với các trường đại học từmột số quốc gia thuộc ASEAN đã cho thấy NCKH và thực hiện các công bốquốc tế của các trường đại học Việt Nam nói chung và Trường Đại học Luật

Hà Nội nói riêng có khoảng cách khá xa và dé có thé hội nhập, tham gia vàothị trường đảo tạo đại học luật ở khu vực và toàn cầu, chúng ta còn phải phandau rat nhiéu Trong khi đó, Đề án xây dựng trường đại học trọng điểm (đượcphê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 549/2013/QD-TTg)

Trang 7

đã đặt ra mục tiêu là trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 sẽ tạo đượcchuyên biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, tiếp cận trình

độ tiên tiễn trong khu vực Đề án cũng nhắn mạnh nhiệm vụ: Phát huy tiềmlực đội ngũ cán bộ khoa học của từng trường; có cơ chế hỗ trợ, khuyến khíchnghiên cứu, công bố các công trình, bài viết trên các tạp chí nước ngoài vềchuyên ngành luật Nhóm nghiên cứu cho rằng tạp chí nước ngoài nói ở đâytheo tinh thần của Đề án chắc chắn không phải là tạp chí ở một nước ngoài bất

kì mà phải là những tạp chí có uy tín, đặc biệt là các tạp chí được công nhận là

tạp chí khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế (trong danh mục của ISI, Scopus)

Từ nhận thức trên, có thé khẳng định được rằng việc nghiên cứu đề tài

“Tiêu chuẩn công bố các công trình nghiên cứu khoa hoc của Trường Đạihọc Luật Hà Nội trong bối cảnh xây dựng Trường thành trường trọng điểmdao tạo cán bộ về pháp luật” có tính cap bách và cần thiết

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhanh chóngnhư hiện nay, nhất là khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng khoa học-côngnghệ thế hệ thứ tư (4.0), những nghiên cứu về công bố công trình khoa học

nói chung và công trình khoa học của các trường đại học đã được giới khoa

học trong và ngoài nước quan tâm và đã thu được những kết quả nhất định cả

về lí luận và thực tiễn Các công trình có liên quan ở đây được triển khai từnhiều góc độ khoa học khác nhau như công bố học (công bồ tài liệu, văn kiện)thuộc ngành lưu trữ; khoa học về báo chí, xuất bản hoặc truyền thông nói

chung; phương pháp NCKH; quản lí khoa học và luật học Đó là những

công trình tiêu biểu sau:

- Phạm Thị Thu, Li luận nghiệp vụ xuất bản, Nxb Thông tin truyền

Trang 8

- E.P Prôkhôrôp, Cơ sở lí luận của báo chi tap 1, tap 2, Nxb Thông

tấn, Hà Nội, 2004;

- Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí thông tin và truyền thông,Đường lỗi, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước về báo chí, xuất bản(Tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên), Nxb Thông tin vàtruyền thông, Hà Nội, 2013;

- Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (tái bản lần thứ

13), Nxb Khoa học ki thuật, Ha Nội, 2006;

- Vũ Cao Đàm, Gido frình phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007;

- Vũ Cao Đàm, Nghiên cứu khoa học, cơ sở lí luận và thực tiên, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008;

- Vũ Cao Đàm, Nghịch lí của khoa học và giáo đục trong xã hội đương

đại Việt Nam, Nxb Thê giới, Hà Nội, 2009:

- Vũ Cao Đàm, Đánh giả nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học va ki

thuật, Hà Nội, xuất bản lần thứ nhất năm 2005, xuất bản lần thứ 3 năm 2012;

- Nguyễn Văn Tuấn, Di vào nghiên cứu khoa học, Nxb Tông hợpThành phố Hồ Chí Minh, 2011;

- Nguyễn Văn Tuấn, Chat lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hộinhập, Nxb Tông hợp Thành phố Hồ Chi Minh, 2011;

- Nguyễn Van Tuan, Tir nghiên cứu đến công bố - kĩ năng mém chonhà khoa học, Nxb Tổng hop Thành phố Hồ Chí Minh, 2013;

- Nguyễn Văn Tuan, 7rò chuyện khoa học và giáo duc, Nxb Tổng hopThành phố Hồ Chí Minh, 2016;

- Nguyễn Văn Tuấn, Làm gì để quốc tế hoá tạp chí khoa học Việt Nam,nguon: hftp://huc.edu.vn/chi-tiet/1424/.html;

- Nguyễn Tan Dai, Đạo văn nhìn từ góc độ xuất bản khoa học, nguồn:

http://khoahocviet.info/site/index.php/nckh/3-ppnckh;

- Pham Quốc Lộc, Đạo văn nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, giáo dục, nguon:

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62& News=3660&CategoryID=6.

Trang 9

Các công trình nghiên cứu trên đem lại những tri thức lí luận và thực

tiễn có tính nền tảng, cung cấp những luận cứ khoa học định hướng phát triểnhoạt động công bố các tài liệu về kết qua NCKH nói chung và kết quả NCKHcủa các trường đại học nói riêng ở trong nước và các nước trên thế giới trongđiều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay

Ở Trường Đại học Luật Hà Nội, trong quá trình xây dựng và phát triểnnhà trường theo định hướng trở thành trung tâm đào tạo, NCKH và truyền bánhững tư tưởng pháp li gần 38 năm qua, hoạt động NCKH và công bố kếtquả NCKH đã thu được những thành tựu nhất định Nhìn vào cơ cấu hệ thống

đề tài, hội thảo, hội nghị, toạ đàm khoa học các cấp do cán bộ, giảng viên nhàtrường tham gia có thê thây chủ yếu là các công trình nghiên cứu, các hộithảo, toạ đàm về chuyên môn luật học, về phương pháp giảng dạy, bên cạnh

đó còn có một số đề tài khác nghiên cứu về giải pháp công nghệ phục vụ chohoạt động dao tạo mà rất hiểm công trình nghiên cứu về quản lí khoa học nóichung và tiêu chuẩn công bố kết quả NCKH nói riêng Theo những khía cạnhliên quan nhất định, có thé ké đến một số ít những công trình nghiên cứu, cáchội thảo, hội nghị, toa đàm khoa học nổi bật sau đây:

- Nguyễn Ngọc Hoà (chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp bộ: Đổi mớiphương pháp đào tạo luật bậc đại học trên cơ sở thực tiễn của Tì rường Đại

học Luật Hà Nội, Bộ tư pháp, Hà Nội, 2005.

- Lê Minh Tâm (chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp bộ: Cơ sở khoa họcnhằm xây dựng bộ giáo trình chuẩn cho Ti ruong Dai hoc Luật Ha Nội, Bộ tư

pháp, Hà Nội, 2008.

- Hội nghị khoa học cấp trường (2012): “Nghiên cứu khoa học ở

Trường Đại học Luật Hà Nội — thực trạng và giải pháp”.

- Tọa đàm khoa học cấp trường (2014), “Về hoạt động nghiệp vụ của

Tạp chí luật học”;

(1) Ý trong bài phát biểu của có Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại buổi lễ khai giảng khoá học đầu tiên sau khi

thành lập Trường, ngày 7 tháng 3 năm 1980 Xem: Trường Đại học Luật Ha Nội, 35 năm một chặng đường (1979— 2014), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2014, tr 6.

Trang 10

- Trần Thái Dương (chủ nhiệm), Dé tài khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu

cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng hệ tiêu chí đánh giá nội dung, hình thức

bài và quy trình biên tập Tạp chí luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,

2014 Trong khuôn khổ đề tài, nhóm tác giả đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giácác van đề lí luận, thực tiễn, từ đó đề xuất quy định tiêu chuẩn về nội dung,hình thức và quy trình biên tập của Tạp chí luật học nhăm bảo đảm chấtlượng, hiệu quả công bố bài trên Tạp chí với tính cách là một loại công trình

NCKH của cán bộ, giảng viên nhà trường.

- Hội thảo khoa học cấp trường (2015): “Tăng cường năng lực nghiêncứu khoa học của Trường Đại học luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu trở thànhtrường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật và hội nhập quốc tế”;

- Hội nghị khoa học cấp trường (2017): “Tổng kết hoạt động nghiên

cứu khoa học năm 2016 của Trường Đại học Luật Hà Nội”;

- Toạ đàm khoa học cấp trường (2017): “Về công bố quốc tế”

- Nguyễn Ngọc Hoà, “Chất lượng hoạt động đào tạo sau đại học về luậthọc — Những van đề được đặt ra”, 7 ap chí luật hoc, số 2/2017

Như vậy, đến nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu độc lập nào về tiêuchuẩn công bố công trình khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội, nhất làtiêu chuẩn công bố công trình khoa học của nhà trường trong bối cảnh xâydựng Trường thành trường đại học trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.Đây cũng là một trong những chủ đề còn bị bỏ ngỏ hoặc những nghiên cứu đã

có vẫn chưa bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện các khía cạnh của công bố công

trình khoa học với tính cách là khâu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt

động NCKH của nhà trường Tình hình nghiên cứu như trên đặt ra van dé cótính cấp bách đối với nhà trường là cần xác định được cơ sở khoa học (lí luận

và thực tiễn) của việc xây dựng, ban hành và thực hiện bộ tiêu chuẩn công bốcông trình khoa học của Trường: đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thể xâydựng Bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của Trường cũng như làm rõ

các yêu tô đảm bảo cho việc thực hiện Bộ tiêu chuân này.

Trang 11

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài hướng đến các mục tiêu chủ yếu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tiêu chuẩn công bố các công trình khoahọc của Trường như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của tiêu chuân công

bố công trình khoa học; mục đích, yêu cầu và việc bảo đảm tiêu chuẩn công

bố công trình khoa học của Trường trong bối cảnh xây dựng Trường thànhtrường đại học trọng điểm đảo tạo cán bộ về pháp luật hiện nay

- Nghiên cứu thực tiễn công bố và tiêu chuẩn công bố công trình khoahọc của Trường thời gian qua; khảo sát kinh nghiệm về công bố và tiêu chuẩncông bố công trình khoa học của một số trường đại học trong nước và nước ngoài

để rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho Trường Đại học Luật Hà Nội

- Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuấtphương hướng, các giải pháp tiêu chuẩn hoá việc công bố các công trình khoahọc của Trường đáp ứng yêu cầu xây dựng Trường thành trường đại học trọngđiểm trong giai đoạn hiện nay

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Dé dat được mục tiêu nghiên cứu như trên, dé tài tập trung làm rõ cácvan dé nghiên cứu trong phạm vi:

- Về đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễncủa việc ban hành tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của Trường Daihọc Luật Hà Nội Cụ thé, dé tài làm rõ các khái niệm công bố công trình khoahọc, tiêu chuẩn công bố công trình khoa học; ý nghĩa, vai trò của công bố vàtiêu chuẩn công bố công trình khoa học; nội dung, mục đích, yêu cầu và cácyếu tố bảo đảm của tiêu chuẩn công bố công trình khoa học; đánh giá thựctrạng công bố và tiêu chuẩn công bố công trình khoa học tại Trường Đại họcLuật Hà Nội; khảo sát kinh nghiệm công bố công trình khoa học của một sốtrường đại học trong nước và quốc tế Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra bộ tiêuchuẩn công bố công trình khoa học của Trường

- Về phạm vi không gian: Những nghiên cứu về thực trạng tiêu chuẩncông bố công trình khoa học được đánh giá tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 12

kết hợp với khảo sát kinh nghiệm tại một SỐ trường đại học trong nước vànước ngoài Bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học và những biện phápthực hiện bộ tiêu chuẩn được đề xuất áp dụng tại Trường Đại học Luật HàNội, mà cụ thể là trong hoạt động công bố công trình khoa học của Trường.

- Về phạm vi thời gian: Những nghiên cứu, đánh giá trong đề tài dựatrên các văn bản, số liệu thống kê trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây,đặc biệt là tập trung vào bối cảnh hiện nay khi Trường đang triển khai thựchiện Đề án 549 xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về

pháp luật.

1.5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Các phương pháp co bản sau đây được sử dụng để nghiên cứu đề tai:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá: Nhóm phương phápnày được sử dụng trong việc triển khai các nội dung như nhận diện các kháiniệm công trình khoa học, công bố công trình khoa học, tiêu chuân công bốcông trình khoa học của Trường; xác định vai trò, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu,các yếu tố bao đảm tiêu chuẩn công bồ công trình khoa hoc của Trường

- Phương pháp so sánh, liên hệ thực tiễn: Các phương pháp này đượctác giả sử dụng khi cần thiết phải đối chiếu các quy định, thực tiễn thi hànhcũng như kinh nghiệm về tiêu chuẩn hoá công bố công trình khoa học ở các

cơ sở đảo tạo đại học ở trong nước và nước ngoài Đặc biệt, khi đánh giá

những vấn đề cơ sở lí luận về tiêu chuẩn công bố công trình khoa học củaTrường có mối liên hệ gan bó chặt chẽ, trực tiếp với thực tiễn và yêu cầu xây

dựng Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Phương pháp khảo sát, thống kê: Phương pháp này được sử dụng đểnghiên cứu thực trạng công bố và các các yêu câu về nội dung, hình thức bai,quy trình công bố công trình khoa học tại Trường Đại học Luật Hà Nội cũng

như tại các trường đại học ở trong và ngoài nước.

1.6 Các sản phẩm của đề tài

Kết quả thực hiện dé tài được thé hiện ở những sản phẩm chủ yếu sau:

Trang 13

a Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tai

b 5 chuyên đề:

- Chuyên đề 1: Những van dé chung về tiêu chuẩn công bố công trình

khoa học của Trường Đại học luật Hà Nội

- Chuyên dé 2: Thực trạng về công bố và tiêu chuẩn công bố các công

trình khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

- Chuyên đề 3: Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của một sốtrường đại học trong nước và những kinh nghiệm có thé áp dụng cho Trường

Đại học Luật Hà Nội

- Chuyên đề 4: Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của một sốtrường đại học trên thế giới và những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Trường

Đại học Luật Hà Nội

- Chuyên dé 5: Phương hướng, giải pháp tiêu chuẩn hoá công bố côngtrình nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnhxây dựng Trường thành trường đại học trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

c Bài báo khoa học: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn công bố côngtrình khoa hoc của Trường Dai học Luật Hà Nội”, Tap chí luật học, SỐ

5/2017, tr 78 - 92.

Ngoài các sản phẩm chủ yếu trên, đề tài còn có Danh mục tài liệu thamkhảo và phần Phụ lục với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; cácvăn bản hiện hành của Trường Đại học Luật Hà Nội; quy định về tiêu chuẩncông bồ công trình khoa học của một số trường đại học trong nước và một số

văn bản, tài liệu khác có liên quan.

1.7 Cơ cầu Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tàigồm 4 phan nội dung sau:

- Phần 1: Những vấn đề chung về tiêu chuẩn công bố công trình khoa

học của Trường Đại học Luật Hà Nội

- Phan 2: Thực trạng về công bồ và tiêu chuan công bó công trình khoa

học của Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 14

- Phần 3: Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của một số trườngđại học trong nước và nước ngoài - Những kinh nghiệm có thể áp dụng cho

Trường Đại học Luật Hà Nội

- Phần 4: Phương hướng, giải pháp tiêu chuẩn hoá công bồ công trình

khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Những vấn đề chung về tiêu chuẩn công bố công trình khoa học

của Trường Đại học Luật Hà Nội

2.1.1 Khái niệm công bồ và tiêu chuẩn công bố công trình khoa học2.1.1.1 Khái niệm công bố công trình khoa học

Công trình khoa học là sản phẩm, là kết quả của hoạt động NCKH Ởbình diện chung, chúng ta có thé hiểu công trình khoa học cũng chính lànhững tác phẩm khoa học — một trong những loại sản phẩm của hoạt độngsáng tạo và xét trong môi quan hệ với các loại tác phẩm khác như tác phẩm

văn học, nghệ thuật.

Công bố nói chung được hiểu là đưa ra công khai cho mọi người biết.Trong lĩnh vực sáng tạo khoa học, công bố chính là việc đưa tác phẩm khoahọc — kết quả của hoạt động NCKH ra công khai dé công chúng, cộng đồngkhoa học có thé tiếp cận được tri thức mới dưới những hình thức nhất định(tác phẩm) với nội dung có tính day đủ, toàn diện chứ không phải chỉ là sựcông khai ý tưởng, nội dung khái quát hoặc một phần nội dung và không theomột yêu cầu nhất định về hình thức thé hiện Có như vậy thi tư tưởng, nộidung sáng tạo của tác giả (nhà khoa học) mới được truyền tải đến công chúngmột cách trung thực, hoàn chỉnh Đó cũng là điều kiện cần để công chúng cóthê phản hồi trở lại với người nghiên cứu theo đúng bản chất và mục đích củacông trình khoa học Như vậy, cần tiếp cận khái niệm công bố với hàm ý làviệc xuất bản chứ không phải là sự công khai về bất kì nội dung thông tin nào

đó đến với công chúng Lẽ đương nhiên, công bố với mục đích và ý nghĩa đóthì không chi đơn thuần là sự tuyên bố công khai mà nó phải được thé hiện

Trang 15

dưới hình thái vật chất nhất định để công chúng có thể tiếp cận được nội dungcủa kết quả nghiên cứu.

Hoạt động sáng tạo nói chung, nghiên cứu khoa học nói riêng không thé

có mục đích tự thân (nghiên cứu dé nghiên cứu) mà luôn hướng đến phục vu

xã hội nhằm trao đổi, nâng cao hay làm giàu về tri thức, ứng dụng vào thựctiễn cho con người, vì con người Do vậy, không kế những trường hợp ngoại

lệ, hầu hết các tác phẩm khoa học tất yếu phải được công bố Đây cũng là van

dé thuộc nội dung quyền con người — quyền nghiên cứu khoa học Công bốtác phâm khoa học là quyên của người nghiên cứu (tác giả) hoặc chủ sở hữutác phẩm Công bố bên cạnh là nhu cầu tự nhiên của nhà khoa học nhằm đưasản phẩm của mình đến công chúng, để khang định kết quả, thành tựu củamình trước công chúng, công bố còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt

động sáng tạo nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng Sáng tạo khoa học

là một quá trình vận động, phát triển từ thực tiễn cuộc sống đến nhận thức củanhà khoa học, qua tác phẩm đến công chúng rồi quay trở lại nhà khoa hoc dénâng cấp, hoàn thiện ở trình độ cao hơn và trở về với thực tiễn, nhằm cải biếnthực tiễn Rõ rang công bố công trình khoa học là phương thức đưa tác phẩmkhoa học đến với công chúng, để họ tiếp nhận, kiểm nghiệm, đánh giá kết quả

nghiên cứu của nhà khoa học Đây chính cách thức vận hành của hoạt động nghiên cứu khoa học chân chính trong xã hội hiện đại.

Công bố công trình khoa học của trường đại học có một số đặc điểm sau:

Tứ nhất, về chủ thê công bố

Chủ thê công bố công trình khoa học là trường đại học Trường đại học

tô chức, quản lí việc nghiên cứu dé tài, thực hiện nhiệm vụ khoa học côngnghệ và dau tư kinh phí nên trường nắm quyên công bồ tác phẩm với tư cách

là chủ sở hữu tác phẩm Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu là các tác giảcủa tác phẩm, được hưởng các quyền của tác giả theo quy định của pháp luật

và hợp đồng nghiên cứu với trường

Thứ hai, về nội dung hoặc đối tượng công bố

II

Trang 16

Nội dung hoặc đối tượng công bố là kết quả NCKH - kết quả thực hiện

đề tài, nhiệm vụ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn của tập thé, cá nhân Changhạn như kết quả nghiên cứu được công bố ở dang bài báo khoa học, kết quảnghiên cứu biên soạn giáo trình, kết quả nghiên cứu được xuất bản thành sáchchuyên khảo, tham khảo, hướng dẫn hoặc kỉ yếu hội thảo khoa học

Thứ ba, về hình thức và phạm vi công bố

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào làm rõ vấn đề này và trên thực tế cóthé có những cách hiểu khác nhau: Ä⁄2/ /à công bố đồng nghĩa với xuất bảntác phẩm khoa hoc Hai la công bố không bị giới hạn trong hình thức tácphẩm báo chí hoặc xuất bản phẩm Ví dụ, đề tài khoa học cấp cơ sở đượcnghiệm thu cũng có thể coi như đã được công bố; các kỉ yếu tại các hội thảokhoa học?) cũng là một trong những hình thức công bố ra trước công chúng,cho dù với phạm vi hep hon, chủ yếu ở các tô chức, cơ quan, đơn vỊ

Nhóm nghiên cứu cho rằng công bố công trình khoa học đúng nghĩatrước hết phải được thé hiện dưới hình thức có tính phố cập rộng rãi như bàibáo khoa học, sách hoặc tài liệu khoa học khác Đối với hình thức kỉ yếu hội

thảo khoa học, theo quy định hiện hành, đây cũng là một trong những hình

thức xuất bản phẩm, tuy thuộc loại tài liệu không kinh doanh nhưng cũng phảiđược cơ quan có thấm quyền cấp giấy phép xuất bản.®) Đối với dé tài khoahọc cần phải quan niệm việc công bé kết quả nghiên cứu phải có trước khi hộiđồng họp dé xem xét van đề có nghiệm thu hay không.®

Như vậy có 3 hình thức cơ bản dé trường đại học có thể thực hiện công

bó công trình khoa học của mình là: bài báo khoa học, sách và kỉ yếu hội thảo

(3) Điều 12 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.

(4) Trường Đại học Luật Hà Nội quy định đề tài khoa học phải có sản phẩm như bài báo khoa học được công bồ thì mới đủ điều kiện trình ra hội đồng nghiệm thu.

Trang 17

Về ý nghĩa, vai trò của công bố công trình khoa học, có thể khăng địnhrằng trong hoạt động NCKH, công bồ công trình khoa học là cần thiết và có ýnghĩa đặc biệt quan trọng: “không có công bố khoa học thì có thể nói khoahọc không tồn tai” Điều đó được thé hiện trên các khía cạnh sau:

- Công bố sản phẩm nghiên cứu là nhu cầu tự nhiên của nhà khoa họcnhằm đưa sản phẩm nghiên cứu của mình đến công chúng, khăng định kếtquả, thành tựu nghiên cứu của minh Day cũng thuộc nội dung quyên conngười - quyền NCKH đã được Hiến pháp ghi nhận (Điều 40)

- Công bố công trình khoa học là khâu đưa tác phâm khoa học ra vớicông chúng dé họ tiếp nhận, kiểm nghiệm, đánh giá kết quả nghiên cứu củanhà khoa học Bên cạnh đó, khi đánh giá về kết quả nghiên cứu cũng có nhiềumức độ khác nhau: hiệu qua thông tin (công bố); hiệu quả công nghệ; hiệuquả kinh tế; hiệu quả xã hội ) Như vậy, công bố được xem như kết quả đầutiên, cơ bản nhất của hoạt động NCKH đồng thời cũng là khâu đặc biệt quan

trọng của hoạt động này.

- Từ góc độ khác, công bố công trình khoa học đóng vai trò là phươngthức thé hiện trách nhiệm giải trình của giới khoa học đối với xã hội bởi:

“Nhà khoa học được nhà nước tài trợ cho nghiên cứu (thực chat là người dânđóng thuế tài trợ) và tài trợ thực chất là một hình thức đâu tư Do đó, nhàkhoa học cân phải báo cáo cho người đóng thuế biết họ đã đạt được nhữngthành tựu nghiên cứu có tương xứng với dong tiên dau tư của người dân”.®)

- Công bố công trình khoa học cũng thé hiện vai trò là phương cáchthực hiện việc chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp trong giới khoa học,qua đó để lại di sản khoa học cho các thế hệ kế tiếp trên những phạm vi

khác nhau.

(1) Tác giả Nguyễn Văn Tuấn còn dẫn câu nói nỗi tiếng của Gerard Piel - người đầu tiên xuất bản Tạp chí Scientific American: “Without publication, science is dead” (nền khoa học sẽ chết nếu không có công bô) Xem: Nguyễn Văn Tuan, Tro chuyện khoa hoc và giáo duc, Nxb Tông hợp TP Hồ Chí Minh, 2016, tr 40, 318 (2) Vũ Cao Đàm, Đánh giá NCKH như thé nào, nguồn: http://m.baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/danh-

gia-nghien-cuu-khoa-hoc-nhu-the-nao-2232961, truy cập ngày 24/5/2017.

(3) Nguyễn Văn Tuan, Trò chuyện khoa học và giáo duc, sdd, tr 38 - 39.

13

Trang 18

2.1.1.2 Khái niệm tiêu chuẩn công bố công trình khoa học

Về mặt ngữ nghĩa, tiêu chuẩn nói chung được hiểu là điều quy định làmcăn cứ dé đánh giá, phân loại, còn tiêu chuẩn hoá là việc xây dựng và thựchiện các tiêu chuẩn một cách thống nhất.) Từ đó có thé định nghĩa tiêu chuẩncông bố công trình khoa học là những quy định (yêu cầu) về mặt nội dung,hình thức và quy trình đánh giá kết quả NCKH để thực hiện trong việc xemxét, đánh giá, quyết định công bồ đối với công trình khoa học

Có thé thấy với tinh cách là hệ thống hoàn chỉnh, tiêu chuẩn công bốcông trình khoa học mang đặc điểm là một tập hợp, thể thống nhất các yêucầu từ nội dung đến hình thức và quy trình đánh giá đối với công trình khoahọc ở các dạng thức công bố khác nhau như bài báo khoa học, sách (giáotrình, sách chuyên khảo, tham khảo, hướng dẫn) và kỉ yêu hội thảo khoahọc Mỗi tiêu chuẩn là một cấu trúc hoàn chỉnh gồm những yêu cầu cụ thékhác nhau được gọi là các tiêu chí Từ quan điểm tiếp cận có tính hệ thốngđối với tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của Trường Đại học Luật

Hà Nội, nhóm tác giả gọi đây là “bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học”của Trường Như vậy, tính thống nhất, đồng bộ của các tiêu chuẩn công bố

công trình khoa học của Trường phải được bảo đảm trên cả hai phương diện:

1) Thống nhất, đồng bộ giữa các tiêu chuẩn về nội dung, hình thức và quytrình đánh giá; 2) Thống nhất, đồng bộ giữa các tiêu chuẩn chung và các tiêuchuẩn riêng đối với từng loại công trình khoa hoc và giữa các tiêu chuẩn đó

với nhau.

- Khái niệm tiêu chuẩn về nội dung ở đây chỉ có thể được tiếp cận trênbình diện khái quát, từ đó có thê xây dựng và xác lập được tiêu chuẩn áp dụngchung đối với tất cả các công trình khoa học khi xem xét, đánh giá công trình

đó nhằm công bố trước công chúng

- Khái niệm tiêu chuẩn về hình thức nói chung có thê được hiểu là cáchthức cấu trúc nội dung, diễn đạt, thể hiện nội dung hoặc thé hiện sự tham

(1) Viện ngôn ngữ học, Tir điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng — Trung tâm từ điển học, 2002, tr 990.

Trang 19

khảo, trích dẫn trong NCKH và cũng có thé được hiểu với phạm vi rộng hơn,gồm cả hình thức trình bày văn bản (bản in hoặc điện tử) của xuất bảnpham.” Tuy nhiên, trong phạm vi dé tài, các tác giả không dé cập hình thứctrình bày văn bản (của tạp chí, sách hoặc xuất bản phẩm nói chung) vì nókhông trực tiếp thê hiện chất lượng công trình khoa học được công bố.

- Tiêu chuẩn về quy trình cần được hiểu là yêu cầu về trình tự, thủ tụccác bước xem xét, đánh giá kết quả NCKH, biên tập, duyệt bản thảo một tácphẩm báo chí (bài báo khoa học) hoặc xuất bản phẩm (sách, kỉ yếu hội thảokhoa học), khác với quy trình công bố theo nghĩa rộng bao hàm tất cả cácbước của quá trình công bố đối với tác phâm gồm các công đoạn, thủ tục,trình tự xem xét, đánh giá, quyết định công bó, in, phát hành xuất bản pham

Về phân loại tiêu chuẩn công bó, trên quan điểm về tính hệ thống của

bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học, chúng ta có thé chia các tiêuchuẩn thành hai nhóm lớn: 1) những tiêu chuẩn chung (quy định đối với tat cảcác công trình khoa học) và 2) các tiêu chuẩn đối với mỗi loại công trình khoahọc Trong nhóm 2, căn cứ theo các loại đối tượng công bố (bài báo khoa học,sách hoặc xuất bản phẩm khác), chúng ta thấy có 3 loại tiêu chuẩn công bố cơbản là tiêu chuẩn công bố bài tạp chí khoa học, tiêu chuẩn công bố sách vàtiêu chuẩn công bố ki yếu hội thảo khoa học Mỗi tiêu chuẩn nêu trên lại tiếptục có sự phân loại ở cấp độ thấp hơn, chăng hạn, đối với bài đăng tạp chíkhoa học thì có tiêu chuẩn bài nghiên cứu, tiêu chuẩn bài tong quan, thông tin.Tiêu chuẩn công bố sách hoặc xuất bản phẩm khác thì được phân loại thànhcác tiêu chuẩn đối với giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, sách hướngdẫn học tập, nghiên cứu, tiêu chuẩn đối với kỉ yếu hội thảo khoa học

2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của tiêu chuẩn công bố công trình khoa học2.1.2.1 Vai trò của tiêu chuẩn công bố công trình khoa học

Đối với trường đại học, nhất là trường đại học theo định hướng nghiên

(1) Xem thêm: Trần Thái Dương (chủ nhiệm), Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng hệ tiéu chí

đánh giá nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của Tạp chi luật học, Dé tài nghiên cứu khoa hoc cap

cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014.

15

Trang 20

cứu, tiêu chuẩn công bố công trình khoa học có vai trò rất quan trọng Điềunày được thê hiện ở các khía cạnh chủ yếu như sau:

Thứ nhất, đỗi với các nhà khoa học: Tiêu chuan công bố định hướng chungcho hoạt động NCKH, nghĩa là nghiên cứu của các nhà khoa học phải hướng đếnviệc bảo đảm chat lượng theo quy định chung nham tạo ra các sản phâm khoahọc có chất lượng cao Nhưng trước hết, đây cũng là yêu cầu tối thiểu đối vớikết quả thực hiện nhiệm vụ, đề tài khoa học của giảng viên, nhà nghiên cứu

Thứ hai, đỗi với các cơ sở giáo dục đại học: Tiêu chuẩn công bố công

trình khoa học đóng vai trò là công cụ quản lí hiệu quả trong việc duy trì, bảo

đảm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm NCKH nhằm phục vụcác nhiệm vụ chung của trường đại học đồng thời là yêu tố khách quan nhằmkiến tạo môi trường học thuật, công bằng, dân chủ trong NCKH của trường

Thứ ba, đôi với công chúng - khách hàng hoặc những đối tượng quantâm, sử dụng các sản phẩm khoa học của trường đại học: Tiêu chuẩn công bốcông trình khoa học là cơ sở bảo đảm cung cấp cho khách hàng những sảnphẩm dat chất lượng, đáp ứng nhu cầu “tiêu dùng” trong học tập, nghiên cứucủa họ; cũng là cơ sở để khách hàng đánh giá, phản hồi thông tin về chấtlượng của sản phẩm khoa học mà trường đại học đã cung cấp cho họ

2.1.2.2 Y nghĩa của tiêu chuẩn công bố công trình khoa học

Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của trường

đại học có những ý nghĩa sau:

- Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tạp chí khoa học, sách và tài liệuhội thảo khoa học đóng vai trò phản ánh, thể hiện được chất lượng bài báohoặc công trình khoa học khác được đăng tai, công bố

- Với tính chat là ngưỡng tối thiểu, tiêu chuẩn công bố công trình khoahọc của Trường là căn cứ để Trường xem xét, đánh giá, cho phép hoặc từ chốicông bố kết quả NCKH của giảng viên, nhà nghiên cứu trong và ngoài trườngdưới các hình thức xuất bản nhất định, phát hành đến công chúng với tínhcách là tác phẩm khoa học của Trường

Trang 21

- Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của cơ sở giáo dục đại họcthê hiện sự phối hợp, liên thông và thống nhất giữa tiêu chuẩn công bố của cơ

sở đào tạo với tiêu chuân công bố quốc gia và tiêu chuẩn công bố quốc tế.2.1.3 Nội dung, mục dich, yêu cẩu của tiêu chuẩn công bố công trình

khoa học

2.1.3.1 Nội dung tiêu chuẩn công bồ công trình khoa học

Nội dung tiêu chuẩn (các quy định) công bố công trình khoa học củamột cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu có thể được nhận

diện như sau:

a) Về cau trúc của bộ tiêu chuẩn công bồ công trình khoa học

Cấu trúc bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của Trường baogồm 4 cau phan chính sau:

1) Tiêu chuẩn chung (còn được gọi là nguyên tắc của bộ tiêu chuẩncông bố): Đây là những quy định có tính xuyên suốt, bao trùm nhằm đảm bảotinh thống nhất, đồng bộ của các loại tiêu chuẩn theo từng loại hình tác phẩmđược công bố Đây cũng chính là những tiêu chuẩn áp dụng chung trong đánhgiá đối với tất cả các loại công trình khoa học để quyết định việc công bốhoặc không công bố Những tiêu chuẩn chung cũng hàm chứa đầy đủ các tiêuchuẩn về nội dung, hình thức và quy trình đánh giá nhưng có tinh bao trùm, lànhững đòi hỏi, điều kiện bắt buộc, có tính cơ bản nhất mà bất kì công trìnhkhoa học nào muốn được công bố phải đáp ứng

Với tính cách là sản phẩm báo chí, xuất bản, là tác phẩm khoa học thìtrước hết, nội dung, hình thức của công trình đó phải không vi phạm pháp luậthiện hành về báo chí, xuất bản, quyên tác giả, tức là không vi phạm nhữngđiều cắm trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

Với tính cách là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, từ bản chấtcủa hoạt động này, công trình khoa học được công bố của cơ sở giáo dục đại

học phải có tính mới, nghĩa là không bị trùng lặp lại với công trình khoa học được công bô của một cơ sở giáo dục đại học hoặc tô chức khác.

17

Trang 22

Bat kì một hoạt động nghiên cứu khoa học nào cũng cần bảo đảm ngườinghiên cứu không vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong quá trình nghiên cứu

và việc thể hiện kết quả nghiên cứu Điều này đặt yêu cầu công trình khoa họcđược công bố phải thể hiện tính trung thực và tính minh bạch trong việcnghiên cứu của tác giả Những điểm kế thừa tri thức khoa học cũng nhưnhững điểm sáng tạo, đóng góp mới của tác giả cho sự phát triển của khoahọc cần phải được thê hiện một cách đầy đủ, rõ ràng

Bên cạnh những yêu cầu trên, đối với công trình khoa học của cơ sởgiáo dục đại học, đặt ra yêu cầu là phải có nội dung khoa học phục vụ cho các

hoạt động đào tạo (giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học) của cơ sở Nội

dung của các công trình khoa học là thể hiện việc triển khai thực hiện nộidung chương trình đào tạo, chiến lược, kế hoạch nghiên cứu khoa học của cơ

sở giáo dục đại học Đây là yêu cầu có tính tất nhiên, vì nếu không thì đókhông phải là sản phẩm mà cơ sở giáo dục quyết định dau tư kinh phí, tổ chứcthực hiện nghiên cứu, công bố tác phẩm

Là những tác phẩm khoa học được xuất bản dưới hình thức nhất địnhnhư sách, bài báo khoa học, kỉ yếu hội thảo khoa học, các công trình khoa họcnhất thiết phải đáp ứng được những yêu cầu về hình thức phù hợp với mỗiloại hình tác phẩm Đồng thời trình tự, thủ tục đánh giá gồm phản biện, biêntập, duyệt công bố cũng là những yêu cầu không thể thiếu để bảo đảm tínhkhách quan, khoa học trong việc đánh giá, quyết định công bố hay khôngcông bố với công trình khoa học

2) Tiêu chuẩn xuất bản sách

Sách là loại xuất bản phâm không định kì Nhóm nghiên cứu cho rang,

về cơ bản cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu có thể công bốcác thê loại sách gồm: giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, hướng dẫn

học tập, nghiên cứu khoa học Trong đó, giáo trình được coi là loại công trình

khoa học có tính cơ bản nhất, chủ yếu sử dụng cho đào tạo ở đại học và cũng

chiêm một sô lượng lớn nhât trong sô các loại sách được xuât bản của cơ sở.

Trang 23

Các tiêu chuẩn cụ thé đặt ra về nội dung, hình thức và quy trình đánh giá đốivới các thể loại sách như chuyên khảo, tham khảo, hướng dẫn học tập, nghiêncứu đều phải dựa trên nền tảng yêu cầu đối với giáo trình Thậm chí, việc xâydựng những yêu cầu về nội dung của bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoahọc của cơ sở giáo dục đại học cũng cần phải dựa trên tiêu chuẩn có tính nềntảng là yêu cầu đối với giáo trình.

3) Tiêu chuẩn bài đăng tạp chí khoa học;

Qua nghiên cứu, nhóm tác giả khang định thông thường, bài tạp chíkhoa học có hai dang bai cơ bản là: bài nghiên cứu và bài tong quan, thôngtin Một mặt phải đáp ứng những đòi hỏi như đối với mọi công trình khoahọc, mặt khác bài tạp chí khoa học cũng vừa phải tuân theo tiêu chuẩn chung(đối với tất cả các dạng bài) vừa phải tuân theo tiêu chuẩn đối với mỗi loại bài

kể trên, trên tat cả các khía cạnh nội dung, hình thức và quy trình đánh giá

4) Tiêu chuẩn ki yếu hội thảo khoa học

Là một loại hình khác trong số các xuất bản phẩm không định kì (sách),

kỉ yếu hội thảo khoa học có thê được công bố theo yêu cầu phục vụ hoạt độngđào tạo của cơ sở giáo dục đại học Sản phẩm khoa học này có tính nhanhnhạy, kip thời bắt nhịp theo đời sống xã hội và thực tiễn giảng dạy, học tập,nghiên cứu khoa học Những đòi hỏi về nội dung, hình thức và quy trình đánhgiá đối với kỉ yếu hội thảo khoa học vừa bảo đảm được những yêu cầu chungđối với mọi loại sản phẩm khoa học vừa phải thể hiện được tính đặc thù củaloại hình xuất bản phẩm này

b) Nội dung các tiêu chuẩn công bố

Mỗi tiêu chuẩn công bố gồm 3 nhóm tiêu chí sau:

- Nhóm tiêu chí về nội dung: Là tổng hợp các yếu tô thuộc về mặt bêntrong của công trình, được chứa đựng, phản ánh, thể hiện qua hình thức củamỗi công trình Theo đó, nội dung công trình khoa học bao gồm các yêu tố cơbản như nội dung tư tưởng chuyên môn khoa học và cấu trúc các phần nội

dung của một công trình hoàn chỉnh.

19

Trang 24

- Nhóm tiêu chí về hình thức: Là tổng hợp các yếu tố thuộc về mặt bênngoài của công trình, là cái dé chứa đựng, phản ánh, thể hiện nội dung củacông trình khoa học Theo đó, hình thức công trình khoa học bao gồm các yếu

tố cơ bản như: ngôn ngữ, văn phong, cách diễn đạt, cách thức trích dẫn, danh

mục tài liệu tham khảo, dung lượng

- Nhóm tiêu chí về quy trình đánh giá: Là toàn bộ trình tự, thủ tục cầnthiết được thực hiện trong quá trình xem xét, đánh giá để quyết định cho phépcông bố hoặc không công bố một công trình khoa học Đó là các bước, khâu,công đoạn, các thủ tục mang tính hoàn chỉnh, thống nhất gắn với trách nhiệmcủa từng chủ thé tham gia nhăm hướng đến mục tiêu đánh giá một cách kháchquan, khoa học đối với kết quả nghiên cứu trước khi công bố kết quả nghiên

cứu theo các phương thức tương ứng.

2.1.3.2 Mục đích, yêu cầu của tiêu chuẩn công bồ công trình khoa họca) Mục đích của tiêu chuẩn công bồ công trình khoa học

- Việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn công bố công trìnhkhoa học Trường nhằm mục đích trực tiếp là tiêu chuẩn hoá việc công bố kếtquả nghiên cứu các đề tài khoa học, các công trình nghiên cứu của các giảngviên, nhà khoa học, từ đó bảo đảm chất lượng hoạt động NCKH của Trườngthông qua việc bao đảm chất lượng dau ra tức là chất lượng các tác pham khoahọc mà Trường có trách nhiệm cung ứng cho các đối tượng khách hàng của mình

- Việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn công bố công trìnhkhoa học Trường nhằm định hướng cho hoạt động nghiên cứu của các cá

nhân, đơn vi trực thuộc theo mục tiêu chung của nhà trường.

b) Yêu cầu đối với tiêu chuẩn công bồ công trình khoa học

Xuất phát từ bản chất, mục đích của hoạt động NCKH, việc xây dựng,ban hành, áp dụng tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của Trường phảidựa trên bốn yêu cầu cơ bản sau:

Một là hợp pháp: Đây là yêu cầu được xếp hàng dau, theo đó, các tiêu

Trang 25

chí cau thành nên bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của Trường đều

phải không được trái với các quy định pháp luật hiện hành.

Hai là quản lí thống nhất chất lượng các loại công trình khoa học củaTrường: Yêu cầu này đòi hỏi bộ tiêu chuẩn phải có tính bao quát cao dé thựchiện được vai trò là công cụ quản lí thống nhất về chất lượng đối với tất cảcác công trình khoa học được công bố của Trường Đồng thời, bộ tiêu chuẩncòn phải bảo đảm tính cụ thé dé quản lí chất lượng có hiệu quả đối với từng

loại công trình.

Ba là đảo đảm tính tiên tiến (theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốctế): Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia tích cực, chủ động vào hội nhậpquốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục, khoa học-công nghệ, việc xâydựng hệ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học tại mỗi cơ SỞ giáo dục đại học,trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội không thể không tính đến tiêu chuẩnchung của quốc gia và hướng đến hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn công bó.Bon là bảo đảm tính khả thi: Yêu cầu này đòi hỏi trước hết, hệ tiêu chiphải được xác định dựa trên các yếu tố cơ bản gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn,mục tiêu, chương trình đào tạo, chiến lược NCKH của Trường Mặt khác, hệtiêu chí cũng phải được xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện thực tế về đội ngũ

các nhà khoa học, cán bộ quản lí, năng lực tài chính của Trường, đặt trong

mối liên hệ với các cơ sở giáo dục đại học luật khác

2.1.4 Bảo đảm tiêu chuẩn công bố công trình khoa học

Từ phương diện hoạt động của con người (cá nhân, tô chức), bảo đảmhàm nghĩa việc chủ thể tích cực, chủ động tạo ra và duy trì các yếu tố, điềukiện cần thiết dé hiện thực hoa những khả năng nhất định, làm cho điều mongmuốn đạt tới xảy ra trên thực tế Theo nghĩa đó, các yếu tố bảo đảm tiêuchuẩn công bố công trình khoa học của Trường bao gồm:

Mot là nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí và các nhà khoa học: Đây

yếu tô bảo đảm có tầm quan trọng hàng đầu để tiêu chuẩn với tính cách lànhững quy định chính thức của nhà trường trong lĩnh vực công bố khoa học

21

Trang 26

được áp dụng có hiệu quả Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lí và các nhà khoa

học cần nhận thức rõ các vấn đề sau: sự thiết phải ban hành và áp dụng bộtiêu chuẩn công bố các công trình khoa học của Trường: nội dung của bộ tiêuchuẩn; các yếu tô bảo đảm thực hiện bộ tiêu chuẩn và biện pháp dé nâng caonhận thức của các don vi, cá nhân về van đề tiêu chuẩn hoá công bố công

trình khoa học của Trường.

Hai là mục tiêu, chương trình đào tạo, chiến lược NCKH: Mục tiêu,chương trình dao tạo, chiến lược NCKH của Trường được xác định một cáchphù hợp là điều kiện cần thiết, tiên quyết để bảo đảm cho việc triển khai xâydựng và ap dụng được bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học phục vụ chohoạt động giảng dạy, học tập và NCKH của Trường Cụ thé, Trường cần cómục tiêu, chương trình dao tạo, chiến lược NCKH một cách chi tiết, cụ thé;định hướng hoạt động NCKH phải gan liền với yêu cầu phục vụ đào tạo cán bộpháp luật, gắn với nhu cầu cung ứng dịch vụ xã hội trong bối cảnh hiện nay

Ba là môi trường học thuật: Tiêu chuẩn để công bố công trình khoa họcphải được bảo đảm bởi môi trường học thuật, trong đó từ chủ thể quản lí, lãnhđạo Trường đến các cá nhân, đơn vị đều phải đề cao tinh thần tôn trọng khoahọc, vì khoa học, đề cao đạo đức, nhân cách và giá trị khoa học

Bon là điều kiện vật chất, tài chính: Đây là những yếu tô về nguồn lựccủa cơ sở làm việc, trang thiết bị, các máy móc (phần cứng và phần mềm) cũngnhư khả năng các nguồn vốn cần thiết phục vụ cho việc xây dựng hoặc áp dung

bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của Trường Đây là điều kiện cótính chất căn bản, vì néu không được bảo đảm bởi điều kiện vật chat, tài chínhthì có thể nói tiêu chuẩn dù được xác định đúng đắn và tiên tiến cũng không théđược tiên khai áp dụng hoặc không phát huy được vai trò và giá trị trên thực tế.Năm là phẩm chất, năng lực đội ngũ quản lí, các nhà giáo, nhà khoahọc: Đây là yếu tố có tính chất quyết định, bảo đảm cho sự phát triển của đào

tạo (dạy-học và NCKH) nói chung cũng như việc hình thành và áp dụng bộ

tiêu chuẩn công bố công trình khoa học trong Trường nói riêng

Trang 27

2.2 Thực trạng về công bố và tiêu chuẩn công bố các công trình

khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội

2.2.1 Thực trạng về công bố sách

2.2.1.1 Đánh giá chung về thực trạng công bố các loại sách

Thứ nhất, các loại sách được sử dụng ở Trường Đại học Luật Hà Nộigồm: giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn Trong

đó, giáo trình là tài liệu được sử dụng chính, cơ bản và cũng chiếm số lượnglớn nhất trong số những loại sách do Trường công bó Thời gian gần đây, sốlượng sách sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn do Trườngbiên soạn không nhiều mà chủ yếu do các giảng viên, nhà khoa học tự biênsoạn và tự làm thủ tục xuất bản qua các nhà xuất bản

Tứ hai, xét riêng về giáo trình của Trường cho thấy có nhiều ưu điểmnhưng vẫn còn những hạn chế nhất định Cu thé:

- Về ưu điểm: So với nhiều cơ sở đào tạo luật, Trường Đại học Luật HàNội đã biên soạn được bộ giáo trình từ khá sớm và cho đến nay đã có đượcmột hệ thống giáo trình tương đối hoàn chỉnh.) Trong đó, có nhiều giáo trình

về các môn học mới như: Luật so sánh, Pháp luật cộng đồng ASEAN Hệthống giáo trình liên tục được cập nhật, bổ sung dé đáp ứng yêu cầu đào tạocủa Nhà trường Đặc biệt, hệ thống giáo trình của Trường nhận được sự đánhgiá cao về chất lượng từ phía giới chuyên môn và người học

- Về hạn chế: Một số giáo trình của Trường còn chậm đôi mới, chậmcập nhật kiến thức trước sự thay đổi của khoa học pháp lí;? công tác rà

soát chỉnh lí nội dung giáo trình chưa được thực hiện thường xuyên, liên

tục; quy trình biên soạn, liên kết xuất bản giáo trình, tài liệu còn phức tạp,

(1) Tính đến ngày 31/12/2016, Trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn được 53 bộ giáo trình (và 3 tập bài giảng) Hầu như các môn học đều đã có giáo trình để sử dụng.

(2) Chang hạn, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được tái bản lần gần nhất năm 2013 Trong khi đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 với rất nhiều nội dung mới mang tính đột phá (bỏ quy định cam kết hôn giữa những người cùng giới tính, mang thai hộ ), cùng với đó

là những quy định mới có liên quan tại Bộ luật dân sự năm 2015 Hay Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế lần tái bản gân nhật là năm 2011, cho đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều vấn đề mới, xu thế mới trong mối quan hệ kinh tế quốc tế cần được cập nhật.

23

Trang 28

mat nhiều thời gian làm cho công tác phát hành giáo trình còn chậm, chưađáp ứng kịp nhu cầu đào tạo của Nhà trường cũng như các đối tác sử dụng

giáo trình của Trường.)

Về nội dung, hình thức giáo trình cũng còn những hạn chế nhất địnhnhư: một số nội dung trong giáo trình đôi khi còn dàn trải, ôm đồm, chưa côđọng, súc tích hoặc còn nặng về giải thích các quy định của pháp luật thựcđịnh mà nhẹ về mặt khái quát lí luận dé đưa ra những kết luận, quan điểmkhoa học cần thiết ở tầm phương pháp luận Hình thức của một số giáo trìnhchưa đảm bảo tính chính xác về cấu trúc ngữ pháp, văn phong chưa có tính

khoa học, logic

2.2.1.2 Đánh giá về tiêu chuẩn công bô sách của Trường Dai học Luật

Hà Nội

Đến nay, Trường Đại học Luật Hà Nội vẫn chưa có quy định chính thức

về tiêu chuẩn công bố công trình khoa học dưới dạng sách hoặc xuất bảnphẩm không định kì nói chung Hiện chỉ có một văn bản quy định các nộidung liên quan đến công bố sách đó là Quy định về biên soạn, in ấn, phat

hành sách và tài liệu của Trường Đại học Luật Hà Nội (được ban hành theo

Quyết định của Hiệu trưởng số 449/QD-QLKH ngày 24/3/2006) Tuy nhiên,việc thực hiện quy định này còn cho thấy một số hạn chế, bất cập sau:

- Điều 5 Quy định đề cập việc thầm định, đánh giá, nghiệm thu bảnthảo Theo đó, Hiệu trưởng thành lập hội đồng đánh giá, nghiệm thu bản thảosách, tài liệu của Trường và “người thẩm định tham gia hội đồng đánh giá,

nghiệm thu bản thảo sách, tài liệu cua Trường với tu cách là người phản

biện” Thực tiễn thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội cho thay trong hdiđồng thấm định đối với giáo trình đã được biên soạn thường có 2 thành viên

tham gia với tư cách là người phản biện Quy định và cách làm này là phù hợp

(1) Điều này có nguyên nhân quan trọng là do Trường không có nhà xuất bản riêng mà các tài liệu được xuất bản qua các nhà xuất bản là đối tác liên kết Trong khi đó, trong quá trình thực hiện vẫn chưa có sự thống nhất cao về quy tắc biên tập giữa nhà xuất bản, chủ biên, Phòng Quản lí khoa học và trị sự Tạp chí cũng như

thủ tục liên kết, in ấn còn trải qua nhiều công đoạn, thủ tục.

Trang 29

với quy định của Thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo số BGDĐT Tuy nhiên, theo các tác giả, trước khi quyết định thành lập hội đồngthầm định (nghiệm thu), trường đại học nên mời các chuyên gia đọc và cho ýkiến phản biện độc lập theo quy trình kín Chủ biên và nhóm tác giả có tráchnhiệm tiếp thu ý kiến của người phản biện, chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo.Khi đủ điều kiện (được sự đồng ý của ít nhất 2 chuyên gia là người phản biệnđộc lập), Hiệu trưởng mới ra quyết định thành lập hội đồng thâm định, trong

04/2011/TT-đó có sự tham gia của những người phản biện độc lập với tư cách là người

phản biện Cách làm này vừa bảo đảm được nguyên tắc phản biện độc lậptheo quy trình kín đối với tất cả các công trình khoa học trước khi chính thứcđược công bố vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo trình

- Để phục vụ cho công tác đánh giá, nghiệm thu giáo trình, Trườngcũng đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá thé hiện trong các biểu mẫu đánhgiá, nghiệm thu Tuy nhiên, xem xét các biéu mẫu này cho thấy các tiêu chí

được đưa ra mới chỉ dừng lại ở các tiêu chí chung, chưa có sự phân chia thành

các tiêu chí nội dung, hình thức; các tiêu chí vừa thiếu vừa trùng lặp Bêncạnh đó, Trường cũng chưa thiết kế được biểu mẫu đánh giá nghiệm thu vớicác loại sách khác (sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn)

- Điều 6 Quy định này nêu rõ: “Sách, tai liệu của Trường phải duocbiên tập theo tiêu chuẩn thống nhất, Hiệu trưởng quyết định đưa xuất bản”.Tuy nhiên cho đến nay, tiêu chuẩn biên tập đối với sách, tài liệu của Trườngvẫn chưa được quy định một cách cụ thể, chính thức Điều này dẫn đến việcchưa có sự thống nhất trong cách thức trình bày, quy tắc chính tả trong cácbiéu mẫu, tài liệu, văn bản hành chính, các sách, tạp chí khoa học của Trường

- Quy định này mới chỉ dé cập việc biên soạn, thấm định, nghiệm thuđối với các giáo trình, tài liệu biên soạn lần đầu mà chưa đề cập trường hợptái bản có bố sung Thực tế thực hiện tái bản có sửa đổi, bố sung đối với giáotrình cũng cho thấy nhiều bất cập khi không qua bất cứ khâu thâm định nàocủa hội đồng nghiệm thu

25

Trang 30

2.2.2 Thực trạng về công bố bài nghiên cứu trên Tạp chỉ luật học

2.2.2.1 Đánh giá chung về thực trạng công bố bài nghiên cứu trên Tạp

chí luật học

Tạp chí luật học được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ tưpháp số 763/QĐ/TCCB ngày 09/9/1994 Cho đến nay, sau hơn 20 năm hoạtđộng, Tạp chí luật học đã đạt được những kết quả to lớn, đóng vai quan trọng

trong công tac đào tạo của Nhà trường và luôn giữ vững vi trí là một trong

những tạp chí chuyên ngành luật uy tín ở Việt Nam.

So với các hình thức công bố khác như sách, kỉ yếu hội thảo khoahọc , công bồ bài viết trên Tạp chí luật học là một hình thức công bố đượccác giảng viên, nhà nghiên cứu của Trường sử dụng nhiều và thường xuyênnhất Số lượng bài gửi đến Tạp chí có xu hướng ngày càng tăng (năm 2014:

190 bài, năm 2015: 192 bài; năm 2016: 231 bài) Điều này trước hết do những

ưu thé của bài tạp chi (dung lượng bài tạp chí không nhiều nhưng có tính họcthuật cao) cũng như công bài nghiên cứu trên Tap chí luật học (là ấn phẩm

báo chí phát hành rộng rãi trên phạm vi cả nước, phát hành định ki với quy

trình tương đối nhanh chóng, uy tín của Tạp chí luật học) so với các hình thứccông bố khác

Trong những năm gần đây, Tạp chí đã áp dụng nhiều quy định mớinhằm nâng cao chất lượng bài viết như: áp dụng quy trình phản biện kín, haichuyên gia phản biện độc lập lần đầu đối với một bài tạp chí; bổ sung phanTóm tắt bài bằng tiếng Việt và tiếng Anh, từ khoá, danh mục tài liệu thamkhảo; bổ sung lời tuyên bố trang trọng va khang định cam kết: “Tất cả cácbài đăng đều được phản biện độc lập” trên trang Mục lục mỗi sỐ tạp chí; đôimới cách thức trình bày bài tạp chí theo hướng dẫn của Hội đồng chức danhgiáo sư nhà nước tại Công văn số 37/HDCDGSNN ngày 04/4/2016

(1) Hiện Tạp chí luật học là một trong sỐ những tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng chức danh

giáo sư nhà nước, với khung điêm 0,5 - 1,0.

Trang 31

Những đổi mới này trước hết nhằm nâng cao chất lượng bài viết của Tạpchí, cũng là sự chuẩn bị, tích luỹ các điều kiện cần thiết nhăm phát triển Tạpchí theo các tiêu chuẩn quốc tế.

2.2.2.2 Đánh giá về thực trạng tiêu chuẩn công bố bài nghiên cứu trên

Tạp chí luật học

Nhận thức rõ yêu cầu phải có tiêu chuẩn đánh giá bài viết đăng trên Tạpchí năm 2014, Tạp chí đã chính thức ban hành Yêu cầu đối với bài gửi đăngTap chí luật học (yêu cầu về nội dung, hình thức bài Tạp chí) ban hành theoQuyết định của Tổng biên tập Tạp chí luật học số 02/QD-TCLH ngày 20/8/2014

Về quy trình công bố bài tạp chí hiện chính thức được quy định ngắngọn tại Quyết định về việc biên tập và duyệt đăng bài (thay thế Điều 12 bảnQuy định về tổ chức và hoạt động của Tạp chí luật học ban hành theo Quyếtđịnh của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội sé 1253/QD-TCCB ngay04/7/2005) Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động, Tap chi đã có sự điều chỉnh,

bồ sung một số bước trong quy trình thực hiện nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việccông bồ bài viết trên Tạp chí đảm bảo chất lượng, khách quan, kịp thời

a Các tiêu chuẩn về nội dung, hình thức bài viết đăng trên Tạp chí luậthọc, bao gồm:

Thứ nhất, yêu cầu về nội dung bai tạp chí

Một là đúng tôn chỉ, mục đích của Tạp chí luật học ®

Hai là không vi phạm điều cắm của pháp luật Theo đó:

- Bài không được có nội dung vi phạm Điều 10 Luật báo chí về nhữngđiều không được thông tin trên báo chí;

- Bài không được có nội dung xâm phạm quyền tác giả theo quy định

của Luật sở hữu trí tuệ.

(1) Tôn chỉ, mục đích của Tạp chí luật học đã được quy định là:

“1 Thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công

tác đào tạo và NCKH pháp lí.

2 Công bó, giới thiệu các công trình NCKH nhằm phục vụ công tác đào tạo, NCKH của cán bộ giảng dạy,

nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Đại học Luật Hà Nội; trao đổi học thuật về khoa học pháp lí” Quy định tại Giấy phép hoạt động tạp chí in số 282/GP-BTTTT ngày 31/5/2016 do Bộ thông tin và truyền thông cấp.

27

Trang 32

Ba là chưa đăng, không đồng thời gửi đăng ở tạp chí hoặc cơ quan báochí, xuất bản khác

Có thé thay các yêu cầu không vi phạm điều cắm của pháp luật và chưađăng, không đồng thời gửi đăng ở tạp chí hoặc cơ quan báo chí, xuất bản khác

là những yêu cầu mang tính nguyên tắc trong NCKH Đặt hai tiêu chí nàytrong tông thé các tiêu chí đối với các công trình khoa học được công bố cóthé thấy đây là quy định chung đối với các tác pham báo chí, xuất bản, trong

đó có bài tạp chí Vì vậy, khi xây dựng Bộ tiêu chuẩn công bố công trình khoahọc của Trường, các tiêu chí này có thể được thiết kế vào nhóm tiêu chuẩnchung đối với các loại công trình công bố (sách, bài tạp chí, ki yêu hội thảo).Bốn là có cơ cau nội dung hoàn chỉnh

Với tính chất là một công trình NCKH hoàn chỉnh, bài tạp chí phải đảmbảo cơ cau nội dung bài gồm:

- Tên bài: Khái quát được vừa đủ nội dung bài (không rộng hơn và không

hẹp hơn nội dung bai); phan ánh được chủ đề, góc độ tiếp cận vấn đề của bài

- Tóm tắt bài và từ khoá: Tóm lược một cách ngắn gọn nhất sự cầnthiết, mục đích nghiên cứu, nội dung và kết quả nghiên cứu; đưa ra được các

từ khoá liên quan đến nội dung bài

- Các phan nội dung: Bài có đủ các phan: Đặt van dé; giải quyết van dé;kết luận (nếu cần thiết)

- Tài liệu tham khảo, trích dẫn: Nội dung bài phải thể hiện được sựtham khảo của tác giả đối với các tài liệu có liên quan

Năm là có tính mới về học thuật

Yêu cau về tinh mới trong NCKH nói chung là phải dem lại sự tiến bộnhất định về nhận thức, những hiểu biết (tri thức) mới trong chuyên ngành,không trùng lắp với kết quả của những công trình đã công bố trước đó (van démới hoặc cách tiếp cận mới, phương pháp mới, kết luận khoa học mới; cungcấp thông tin mới) Về đối tượng so sánh, tính mới về học thuật của bài ở đâyđược xem xét trong mỗi liên hệ giữa bài với giáo trình và các công trình khoa

học khác đã công bô.

Trang 33

Đây là các tiêu chí đánh giá chung đối với nội dung của vài viết Thực tiễncác bài đăng trên Tạp chí cho thấy có hai dạng bài với đặc trưng riêng, đó là:+ Bài nghiên cứu-trao đổi: Bàicó nội dung nghiên cứu, phát hiện cáimới hoặc trao đôi van đề mới trong học thuật hoặc thực tiễn nhận thức, hànhđộng trong đời sông pháp lí; trong đào tạo, nghiên cứu luật học nói chung và

của Trường đại học luật Hà Nội nói riêng.

+ Bài tổng quan, thông tin: Bài có nội dung truyền đạt những thông tinkhoa học (thường là kết quả nghiên cứu, ứng dụng đã được công bố) trong

hoạt động đảo tạo, nghiên cứu ở lĩnh vực luật học nói chung và ở Trường đại

học luật Hà Nội nói riêng Bài thông tin có đặc điểm khác rõ rệt nhất với bàinghiên cứu-trao đổi là tác giả tập trung truyền đạt, thông tin lại kết quả nghiêncứu đã có mà không đi vào việc tìm kiếm phát hiện cái mới

Do đó, bên cạnh tiêu chí chung về nội dung (như đã nêu trên), Tạp chícần xây dựng các tiêu chí nội dung riêng đối với từng dạng bài Trong đó, đốivới bài nghiên cứu phải nhắn mạnh đến tiêu chí có tính mới, tính tranh luậntrong NCKH; bài tông quan, thông tin phải nhấn mạnh đến tiêu chí có tinh

mới trong thông tin khoa học.

Thứ hai, cac yêu cầu về hình thức

Một là yêu cầu đối với tên bài

Tên bài phải đặt theo cấu trúc danh ngữ, không đặt tên bài theo cấu trúccâu; độ dài của tên bài không quá 25 từ; không nên sử dụng mẫu có săn đề đặt

Là)

tên bài (như: “Một số/mấy suy nghĩ về ”; “Một số/mấy van đề vé ”;

“Ban/lai bàn về ”; “Vé ”)

Hai là yêu cầu đối với tóm tắt bài

Độ dài của tóm tắt không quá 250 từ; đưa ra được ít nhất 3 từ khoá chủchốt liên quan đến nội dung bai; tóm tắt băng tiếng Việt và tiếng Anh

Ba là yêu cầu đôi với các phần nội dung trong bài

- Có mối liên hệ trực tiếp với chủ đề

- Có môi liên hệ chặt chẽ và hài hoà, cân xứng với nhau.

29

Trang 34

- Không trùng lắp.

Bon là yêu cầu về việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

- Đúng quy tắc ngữ pháp

- Đúng quy tắc chính tả

- Đúng quy tắc viết hoa

Năm là yêu cầu về văn phong

- Không chứa đựng các yếu tố ngôn ngữ mang mau sắc biéu cảm

- Sử dụng các từ ngữ có tính khái quát hoá, trừu tượng hoá cao, sử dụng

nhiều thuật ngữ

- Không sử dụng lối diễn đạt bóng bây, hình tượng

Sáu là yêu cầu về quy cách trích dẫn, ghi nguồn tài liệu tham khảo

- Thông tin trích dẫn trong bài phải đảm bảo chính xác nếu là trích dẫntrực tiếp, đảm bảo không sai lệch ý của tác giả nếu là trích dẫn gián tiếp

- Đảm bảo đúng nguyên tắc trích dẫn:

Bay là yêu cầu về dung lượng bài: Bài gửi đăng có độ dài tối thiểu 8trang A4, tối đa 15 trang A4

Ngoài ra, bài viết phải có đầy đủ, chỉ tiết, trung thực các thông tin: Họ

và tên, học vi, chức danh khoa học, cơ quan/don vi/noi làm việc, thư điện tử,

điện thoại liên hệ của tác giả, đồng tác giả (nếu có), người dịch, người hiệuđính (đối với bài dịch)

Đối với yêu cầu về hình thức bài, trong thực tiễn thâm định, biên tập bàiTạp chí cho thấy một số vấn đề sau:

- Những hạn chế thường gặp về hình thức bài là: tên bài dài, một số tênbài còn đặt theo mẫu có sẵn; nguyên tắc trích dẫn tài liệu chưa được các tác giảquan tâm thực hiện; nhiều bai viết còn sử dụng văn nói, lỗi diễn đạt bóng bẩy

- Theo Quy định hiện hành, độ dài tóm tắt là không quá 250 từ Tuynhiên, qua thực tiễn thực hiện cho thấy độ nên quy định độ dài của tóm tắt

không quá 100 từ, mức giới hạn này vừa đủ phản ánh các nội dung chính của bài, vừa dam bảo tính mĩ thuật khi trình bày ban in.

Trang 35

- Từ số 8/2016, Tạp chí đã bô sung phần danh mục tài liệu tham khảovào cuối mỗi bài viết Danh mục tài liệu tham khảo được hiểu là danh mụccác tài liệu được trích dẫn (chỉ bao gồm các tài liệu mang tính nghiên cứu).

Về cách thức trình bày, các tài liệu được sắp xếp theo bảng chữ cái Việc bổsung phần danh mục tài liệu tham khảo trước hết giúp dé dàng đánh giá mức độtham khảo, nghiên cứu của tác giả khi viết bài; mặt khác cũng đánh giá đượcmức độ được trích dẫn, tham khảo hay mức độ ảnh hưởng của các công trìnhnghiên cứu Do vậy, trong thời gian tới, Tạp chí cần chính thức bổ sung tiêuchí quan trọng này vào yêu cau đối với bài viết đăng trên Tạp chí luật học

b Về quy trình phản biện, biên tập, duyệt đăng bài viết trên Tạp chí luật họcTheo quy định tại các văn bản: Quy định về tổ chức và hoạt động củaTạp chí luật học ban hành theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại họcLuật Hà Nội số 1253/QD-TCCB ngày 04/7/2005; Quy định của Tổng biên tậpTạp chí luật về việc biên tập và duyệt đăng bài (thay thế Điều 12 bản Quyđịnh về tô chức và hoạt động của Tạp chí luật học), quy trình nghiệp vụ Tạp

chí luật học đang được thực hiện theo 07 bước sau:

Bước 1: Nhận bai

Bước 2: Phân công người thâm định bài

Bước 3: Thâm định bài

Bước 4: Dự kiến đăng bài theo các số

Về quy trình phản biện, Tạp chí luật học bắt đầu áp dụng quy trình phản

(1) Tại nhiều quốc gia trên thé giới, một trong những tiêu chí đánh giá khách quan thành tựu của một nhà

khoa học là Chỉ sô H Chỉ số H được tính toán dựa vào số công trình công bố và số lần công trình đó được trích dẫn Chỉ số này đo lường mực độ ảnh hưởng tích luỹ của một nhà khoa học Xem: Nguyễn Văn Tuấn,

Chi số H trong NCKH, nguồn: http://donga.edu.vn/Newsroom/XaHoi/TinTrongNuoc/tabid/2342/cat/1544/

ArticleDetailld/6074/ArticleId/6072/Default.aspx

31

Trang 36

biện kín từ năm 2011 Tuy nhiên, mỗi bài thường chỉ có một người thấm địnhnội dung, người thấm định nội dung bài chủ yếu được mời từ các nhà khoa

học trong Trường nên chưa đảm bảo tính phản biện, tính khách quan cao Trong khi đó, xu hướng các tạp chí khoa học có uy tín ở trong nước và nước

ngoài thường mời từ 2 đến 3 chuyên gia thẩm định cho ý phản biện đối vớimỗi bài gửi đăng Hệ thống cơ sở đữ liệu trích dẫn khoa học Đông Nam Á(ACI) còn đòi hỏi hội đồng/ban biên tập tối thiểu phải có 50% chuyên gia ởbên ngoài tổ chức của tap chí khoa học (cơ quan chủ quản); phải có ít nhất50% số bài đã đăng của các tác giả bên ngoài tổ chức của tạp chí khoa học

Do đó, dé tăng cường tinh phản biện khách quan cho các bài viết, theo xu hướngchung của các tạp chí có uy tín và tiêu chuẩn quốc tế, ké từ tháng 8/2016, Tạpchí luật học đã áp dụng quy trình 2 người thấm định lần đầu đối với 01 bài tạpchí Theo đó, sau khi sơ loại, mỗi bài gửi đăng phải được 2 chuyên gia đọc cho

ý kiến phản biện lần đầu Nếu cả hai chuyên gia đều đồng ý cho đăng (khôngđiều kiện hoặc với điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện) thì bài được coi là đủ điềukiện đưa vào quỹ bài để xem xét duyệt đăng ở số thích hợp Nếu cả hai chuyêngia đều không đồng ý cho đăng thì Tổng biên tập quyết định không đăng và trảlời tác giả Trường hợp nếu trong hai chuyên gia có một người không đồng ýcho đăng thì toà soạn mời thêm một chuyên gia thứ 3 đọc và cho ý kiến phảnbiện Nếu người phản biện thứ 3 không đồng ý thì Tổng biên tập quyết địnhkhông đăng và trả lời tác giả Nếu người phản biện thứ 3 đồng ý cho đăng(không điều kiện hoặc với điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện) thì bài được coi là

đủ điều kiện đưa vào quỹ bài để xem xét duyệt đăng ở số thích hợp

Cùng với đó, Tạp chí cũng tăng cường mời các chuyên gia của các cơ

sở đào tạo, nghiên cứu khác như: Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Trườngđại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Viện khoa học pháp lí - Bộ tư pháp,Viện nhà nước và pháp luật - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh những người làm công tác thực tiễn tại: Bộ tư pháp, các uỷ ban của Quốchội để thẩm định bài cho Tạp chi

Trang 37

Khâu biên tập của Tạp chí được thực hiện khá chu đáo, kĩ lưỡng và

thống nhất trên thực tế nhưng đến nay, Tạp chí vẫn chưa chính thức ban hành

bộ quy tắc biên tập (về ngôn ngữ, chính tả, trích dẫn, tài liệu thamkhảo ).Việc chính thức hoá quy tắc biên tập sẽ tạo thuận lợi cho quá trìnhbiên tập bài viết, đồng thời khi ban hành bộ quy tắc biên tập này cũng cần tínhđến việc áp dụng chung cho các loại văn bản, sách, ki yêu cũng như các tài

liệu khác của Nhà trường.

Sau khi biên tập, Thư kí Toà soạn trình Tổng biên tập duyệt từng bài vàtoàn bộ nội dung của số Tạp chí Tổng biên tập có quyên quyết định đăng,không đăng hoặc yêu cầu tác giả chỉnh lí bài viết

2.2.3 Thực trạng về công bồ kỉ yếu khoa học

Trên thực tế, kỉ yếu khoa học là loại sản phẩm nghiên cứu có sé luongkhá lớn của Truong.” Ưu điểm của loại công trình nay là có thé giải quyếtđược một chủ đề khoa học pháp lí rộng dưới nhiều khía cạnh khác nhau; trongkhi đó, các bài viết được tập hợp trong kỉ yếu có tính chuyên môn sâu về từngvan dé cụ thé Tại Trường Dai học Luật Hà Nội, các chu đề của hội thảo đưa

ra thường là các chủ dé có tính thời sự của khoa học pháp lí, vì vậy các kỉ yếu

khoa học cũng được đánh giá là các công trình nghiên cứu vừa có tính thời sự

vừa có tính chuyên môn sâu.

Mặc dù vậy song thực tiễn công bố loại tác phẩm khoa học này ởTrường Dai học Luật Hà Nội còn cho thấy nhiều bat cập, chưa phát huy đượchết giá trị, vai trò của loại công trình nghiên cứu này Cụ thé như sau:

Thứ nhất, hiện nay Trường chưa có bất kì văn bản nào quy định vỀ việcđánh giá, biên tập, duyệt công bố ki yếu khoa học Trên thực tế, các kỉ yếuđều do ban tổ chức hoặc các đơn vị chuyên môn tự tập hợp, biên soạn và tựchịu trách nhiệm về mặt chuyên môn, nội dung, hình thức mà hầu như khôngqua khâu nào về phản biện, biên tập và duyệt công bố một cách chính thức

(1) Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết hoạt động NCKH năm 2016 của Trường Đại học Luật Hà Nội, trong

năm 2016 Trường có tới 40 cuộc hội thảo, toạ đàm khoa học được tô chức.

33

Trang 38

Rõ ràng, cách làm này chưa đảm bảo được chất lượng của kỉ yếu khoa họccũng như chưa đảm bảo được sự thống nhất trong quy trình đánh giá đối với

công trình NCKH của Truong.”

Thứ hai, còn nhiều kỉ yếu có chất lượng nội dung chưa cao, hình thứcchưa đảm bảo Thậm chí, trong một số kỉ yếu, các bài viết còn sơ sài, chưabám sát chủ đề của cuộc hội thảo, toạ đàm Một số kỉ yếu sau khi công bố taihội thảo đã được đề nghị cho xuất bản đưới hình thức đặc san của Tạp chí

luật học, tuy nhiên, qua khâu phản biện độc lập theo quy trình kín của Tạp

chí cho thấy nhiều bai (được phát triển từ các chuyên dé hoặc tham luậntrong kỉ yếu) chưa đáp ứng được yêu cầu, phải chỉnh sửa, bổ sung, thậm chíkhông đủ điều kiện đăng

Thứ ba, theo quy định của pháp luật về xuất bản, kỉ yếu khoa học có théđược phát hành qua thủ tục xin phép xuất bản với tính chất là loại tài liệukhông kinh doanh Tuy nhiên, thực tiễn tại Trường Đại học Luật Hà Nội chothấy hầu như chưa có kỉ yếu hội thảo, toạ đàm khoa học nào được xuất bảnchính thức, phát hành rộng rãi mặc dù có những kỉ yếu có chất lượng tốt, bàn

về những chủ đề có tính thời sự, cấp bách của khoa học pháp lí

2.3 Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của một số trường đạihọc trong nước và nước ngoài - Những kinh nghiệm có thể áp dụng cho

Trường Đại học Luật Hà Nội

2.3.1 Tiêu chuẩn công bố công trình khoa học của một số trường daihọc trong nước và kinh nghiệm có thể áp dụng cho Trường Đại học Luật Hà Nội

2.3.1.1 Tiêu chuẩn công bố sách

Tiêu chuân công bô sách của các trường đại học hiện nay chủ yêu tập

(1) Gan day nhất, Ban tô chức Hội thao quốc tế: “Án lệ - lí luận, thực tiễn ở Việt Nam và một số nước” (được tô chức ngày 04/7/2017) đã thành lập tiểu ban chuyên môn thâm định các bài viết tập hợp trong kỉ yếu

(1 chuyên gia/bai).

(2) Chang han, năm 2013, các bài viết trong kỉ yêu hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Hiến pháp năm 2013” được tập hợp, nâng cấp thanh các bài viết gửi đăng Tạp chí luật học Tuy nhiên, sau khi phản biện theo quy trình của Tạp chí thì đã không xuất bản được đặc san về chủ đề này Cụ thể, trong 13 bài viết gửi đăng thì chỉ

có 02 bai đáp ứng đủ điều kiện đăng, 11 bài phải chỉnh sửa Trong số 11 bài chỉnh sửa thi có đến 5 bài vẫn không đáp ứng được yêu cầu sau khi đã chỉnh sửa.

Trang 39

trung vào giáo trình - loại tài liệu được sử dụng phổ biến nhất trong đào tạođại học Có thé tổng hợp thành một số tiêu chuẩn sau đối với giáo trình:

a Tiêu chuẩn về nội dung

- Hầu hết các trường đại học đều dựa trên Quy định về việc biên soạn,lựa chọn, thấm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học ban hànhkèm theo Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT để ban hành quy định về công bốgiáo trình Một số trường đại học hầu như kế thừa toàn bộ quy định của Thông

tư như: Quy định về việc biên soạn, thẩm định va sử dụng giáo trình giảngday đại học của Trường đại học y dược Can Tho; Quy định về việc biênsoạn, thâm định, lựa chọn và sử dụng giáo trình giáo dục đại học của Trườngđại học bách khoa thuộc Dai học Đà Nẵng”' : một số trường đưa thêm yêucầu khác như Quy định về việc biên soạn, thâm định và sử dụng giáo trình

trong Trường đại học thương mại) quy định “giáo trình được biên soạn lại

thoả mãn điều kiện đã được lưu hành 6n định trong thời gian tôi thiểu 4 năm”

- Về cấu trúc nội dung, trên cơ sở Thông tư số 04, nhiều cơ sở đảo tạo

đã quy định cụ thể về cau trúc nội dung của giáo trình Thông thường cau trúcnội dung bao gồm các phân và theo thứ tự như sau: trang bìa; trang phụ bìa;xác nhận chỉnh sửa, tái bản; lời bản quyên; lời cảm ơn; mục lục; các chươngnội dung giáo trình; danh mục tài liệu tham khảo; phụ luc.“ Một số cơ sở đàotạo quy định cấu trúc của giáo trình, tài liệu gồm 2 phần: lời nói đầu và nộidung chính Phần nội dung chính trình bày các chương, mục, tiểu mục và nộidung chỉ tiết của từng chương, mục, tiểu mục.®)

(1) Ban hành kèm theo Quyết định số 300/QD-DHYDCT ngày 19/4/2012 của Hiệu trưởng Trường đại học y dược Cần Thơ.

(2) Ban hành kèm theo Quyết định số 375/QD-DHBK ngày 05/10/2015 của Hiệu trưởng Trường dai học

mại; Điều 7 Quy định biên soạn, thẩm định và sử dụng giáo trình giảng dạy đại học ban hành kèm theo Quyết

định số 300/QD-DHYDCT ngày 19/4/2012 của Hiệu trưởng Trường đại học y được Cần Tho.

35

Trang 40

c Tiêu chuẩn về quy trình

- Nhìn chung quy trình biên soạn giáo trình của các cơ sở đào tạo đại

học đều qua khâu thẩm định trước khi xuất bản Trong quy định về quy trìnhbiên soạn, thâm định, xuất bản giáo trình của một số cơ sở đào tạo có lưu ýđến trường hợp tái bản có sửa đổi, bổ sung Trường đại học thương mại quyđịnh đối với những giáo trình có sửa đổi, b6 sung dưới 30% thì Trường mời

01 phản biện đọc duyệt va cho ý kiến; những giáo trình tái bản có sửa đôi, bổsung trên 30% thì Trường sẽ thành lập hội đồng thâm định.®)

- Về thành phần hội đồng thầm định giáo trình, một số cơ sở đào tạoquy định hội đồng thâm định giáo trình ngoài tiêu chuẩn phải là những người

có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình, có trình độ chuyên môn cao,

có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy đại học thì phải có thành viên là chuyên

gia ngoài trường, đại diện cho đơn vị sử dụng lao động.®

(1) Quy định về việc tô chức biên soạn, thâm định, xuất bản, in và sử dụng giáo trình, bài giảng lưu hành nội

bộ Trường đại học Nam Cần Thơ ban hành kèm theo Quyết định số 115/QD-DHNCT ngày 23/6/2015 của Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ.

(2) Điều 10 Quy chế biên soạn và phát hành tài liệu học tập của Trường đại học Luật thành phố Hồ Chi Minh ban hành kèm theo Quyết định số 1148/QD-DHL ngày 08/9/2008 của Hiệu trưởng Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.

(3) Điều 11 Quy định về việc biên soạn, thâm định và sử dụng giáo trình trong Trường đại hoc thương mai (4) Điều 9 Quy định về vệc biên soạn, thấm định, lựa chon va sử dụng giáo trình giáo dục đại học của Trường đại học bách khoa, Dai học Da Nẵng; Điều 3 Quy định về việc tô chức biên soạn, thâm định, xuất bản, in và sử dụng giáo trình, bài giảng lưu hành nội bộ của Trường đại học Nam Cần Thơ.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN