Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tổng hợp Đề tài: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG năm 2022, ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Mua ngoài liên hệ: 0966.893.962
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KẾ TOÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ: CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS Vũ Thị Hòa
Sinh viên thực hiện : Lại Thanh Huyền
THÁI NGUYÊN
Trang 2TRƯỜNG ĐHKT&QTKD
KHOA KẾ TOÁN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Lại Thanh Huyền
Lớp: K15 - KTTH D
Tên đề tài báo cáo thực tế: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG Nội dung nhận xét:
1.1: Tiến độ thực hiện:
1.2: Nội dung báo cáo
1.5: Kết luận:
Trang 3
Giảng viên hướng dẫn
Trang 4TRƯỜNG ĐHKT&QTKD
KHOA KẾ TOÁN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên sinh viên: Lại Thanh Huyền
Lớp: K15- KTTH D
Tên đề tài báo cáo thực tế: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG Nội dung nhận xét:
1.1: Tiến độ thực hiện:
1.2: Nội dung báo cáo
1.5: Kết luận:
Trang 6
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÔNG TY 5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC CÔNG TY 5
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, phân loại tiền lương và các khoản trích theo lương 5
1.1.1.1 Khái niệm 5
1.1.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và chức năng của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 6
1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 8
1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong tiền lương 9
1.1.1.5 Phân loại tiền lương 10
1.1.1.6 Các khoản trích theo lương 12
1.1.2 Các hình thức trả lương và tính lương trong Công ty 13
1.1.2.1 Trả lương theo thời gian 13
1.1.2.2 Trả lương theo sản phẩm 15
1.1.2.3 Trả lương theo lương khoán 16
1.1.3 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 16
1.1.3.1 Kế toán số lượng lao động 16
1.1.3.2 Kế toán thời gian lao động 17
1.1.3.3 Kế toán kết quả lao động 18
1.1.3.4 Tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương 19
1.1.3.5 Tính lương và trợ cấp BHXH 19
1.1.4 Kế toán tổng hợp tiền lương 20
1.1.4.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20
1.1.4.2 Chứng từ sử dụng 20
1.1.4.3 Tài khoản sử dụng 22
1.1.4.4 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương phải trả 23
Trang 71.1.5.1 Chứng từ kế toán 26
1.1.5.2 Tài khoản kế toán 27
1.1.5.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu 28
1.1.5.3 Sổ sách sử dụng 29
1.1.6 Hình thức Kế toán máy 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG 31
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 31
2.1.1.1 Thông tin chung về Công ty 31
2.1.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 31
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh chính của Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 34
2.1.4 Tình hình sử dụng lao động của Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường trong những năm gần đây 36
2.1.5 Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường năm 2019 – 2021 39
2.1.6 Khái quát chung về công tác kế toán của Công ty 41
2.1.6.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 41
2.1.6.2 Chính sách kế toán áp dụng 43
2.1.6.3 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán 44
2.1.6.4 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán 45
2.1.6.5 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán 46
2.1.6.6 Tổ chức báo cáo kế toán của công ty 48
2.1.6.7 Các phần hành kế toán chính áp dụng tại công ty 49
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG 49
Trang 82.2.1 Cách tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Bê tông xây
dựng Việt Cường 49
2.2.1.1 Tiền lương và tiền thưởng tại Công ty 49
2.2.1.3 Lương phép, chế độ và cách thanh toán lương của Công ty 55
2.2.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng 55
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng 55
2.2.3 Hạch toán chi tiết 56
2.2.4 Hạch toán tổng hợp tiền lương 66
2.2.5 Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty 72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG 80
3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG 80
3.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty 80
3.1.1.1 Ưu điểm 80
3.1.1.2 Hạn chế 81
3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 81
3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG XÂY DỰNG VIỆT CƯỜNG 83
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 83
3.2.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 9DANH MỤC BẢNG BI
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua hai năm 2021 và 2021 37
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2021 và 2021 39
Biểu số 2.1: Hệ thống thang lương, bảng lương 52
Biểu số 2.2: Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 57 Biểu số 2.3: Bảng chấm công tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 62
Biểu số 2.4: Bảng tính và thanh toán tiền lương tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 64
Biểu số 2.5: Phiếu chi thanh toán tiền lương tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 65
Biểu số 2.6: Sổ chi tiết TK 334 68
Biểu số 2.7: Sổ nhật ký chung tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 69
Biểu số 2.8: Sổ cái TK 334 tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường 71
Biểu số 2.9: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 12 74
Biểu số 2.10: Sổ chi tiết TK 3383 75
Biểu số 2.11: Sổ chi tiết TK 3384 76
Biểu số 2.12: Sổ chi tiết TK 3386 77
Biểu số 2.13: Sổ cái tài khoản 338 78
DANH MỤC SƠ ĐỒY Sơ đồ 01: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 29
Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 34
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy Kế toán của Công ty 41
Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 46
Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính 47
Sơ đồ 06: Mô hình hóa hoạt động tiền lương tại Công ty 56
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
05 CNTTSX Công nhân trực tiếp sản xuất
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Một doanh nghiệp, một xã hội được coi là phát triển khi lao động có năng suất,
có chất lượng, và đạt hiệu quả cao Như vậy, nhìn từ góc độ "Những vấn đề cơ bảntrong sản xuất" thì lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sảnxuất kinh doanh Nhất là trong tình hình hiện nay nền ki
Kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức thì lao động có trí tuệ, có kiếnthức, có kỹ thuật cao sẽ trở thành nhân tố hàng đầu trong việc tạo ra năng suất cũngnhư chất lượng lao động Trong quá trình lao động người lao động đã hao tốn mộtlượng sức lao động nhất định, do đó muốn quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liêntục thì người lao động phải được tái sản xuất sức lao động Trên cơ sở tính toán giữasức lao động mà người lao động bỏ ra với lượng hàng hóa được mua vào, bán ra cũngnhư lợi nhuận thu về từ lượng những hàng hóa đó, doanh nghiệp trích ra một phần đểtrả cho người lao động đó chính là tiền công của người lao động hay còn gọi là tiềnlương
Tiền lương là phần thu nhập của người lao động trên cơ sở số lượng và chấtlượng lao động trong khi thực hiện công việc của bản thân người lao động theo camkết giữa chủ doanh nghiệp và người lao động Tiền lương mà doanh nghiệp trả chongười lao động được dùng để bù đắp sức lao động mà người lao động đã bỏ ra Xét vềmối quan hệ thì lao động và tiền lương có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lạivới nhau Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ
bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương Như vậy, trong các chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố con người luôn đặt ở vị trí hàng đầu Đối với cácCông ty thì tiền lương là một khoản chi phí sản xuất Việc hạch toán tiền lương đối vớiCông ty phải thực hiện một cách chính xác, hợp lý Tiền lương được trả đúng vớithành quả lao động sẽ kích thích người lao động làm việc, tăng hiệu quả cho Công ty,thúc đẩy tinh thần hăng say làm việc, sáng tạo trong quá trình lao động Gắn với tiềnlương là các khoản trích theo lương gồm Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểmthất nghiệp và Kinh phí công đoàn Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm củatoàn xã hội đến từng người lao động, của Công ty đến từng thành viên trong Công ty
Trang 12Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xãhội to lớn của nó.
Đối với các công ty sản xuất kinh doanh, tiền lương là một phần không nhỏ củachi phí sản xuất Nếu Công ty vận dụng chế độ tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực làmtăng năng suất lao động
Tiền lương có vai trò là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động.Chi phí nhân công chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất của Công
ty Vì vậy Công ty cần phải tăng cường công tác quản lí lao động, công tác kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương cần chính xác, kịp thời để đảm bảo quyền lợi củangười lao động đồng thời tạo điều kiện làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhâncông, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó lànguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình Do
đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu
họ được trả đúng theo sức lao động họ đóng góp, nhưng cũng có thể làm giảm năngsuất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lươngđược trả thấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra Ở phạm vi toàn bộ nền kinh
tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phân phối của cải vật chất do chính ngườilao động làm ra Vì vậy, việc xây dựng tháng lương, bảng lương, lựa chọn các hìnhthức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao độngđảm bảo nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành độnglực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn với côngviệc thực sự là việc làm cần thiết Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ởmỗi doanh nghệp phụ thuộc đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh vàphụ thuộc tính chất hay loại hình kinh doanh của mỗi Công ty Công ty TNHH Bê tôngxây dựng Việt Cường xây dựng 1 cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đúng, đủ vàthanh toán kịp thời có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã lựa chọn đề tài “Kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường”
cho khóa luận tốt nghiệp của mình Trong thời gian thực tập và làm báo cáo thực tập
Trang 13tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtại Công ty Nó đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố và mở mang hơn cho emnhững kiến thức em đã được học tại trường mà em chưa có điều kiện để được áp dụngthực hành.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường Từ đó, đưa ra một số giảipháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiCông ty
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương
- Phản ánh thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại Công ty
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương
- Đưa ra nhận xét chung và đề xuất một số biện phát nhằm hoàn thiện công táchạch toán kế toán tiền lương và vác khoản trích theo lương tại Công ty
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính là tiền lương và các khoản trích theo lương củaCông ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường
Trang 14- Phạm vi về không gian: Tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng ViệtCường
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Là phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp đã được ghi chép ở thời kỳ trước.Trong đề tài, tiến hành thu thập số liệu của công ty như báo cáo tài chính, tình hình laođộng, kết quả sản xuất kinh doanh và các số liệu khác trên sổ kế toán có liên quan đếnquá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được các số liệu thứ cấp và sơ cấp thì tiến hành sắp xếp chúngthành một hệ thống phù hợp với đề tài và được xử lý bởi các hàm tính toán trongchương trình Microsoft Excel
4.3 Phương pháp thống kê so sánh
So sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua các năm và khi áp dụng cácbiện pháp khác nhau để cho thấy xu hướng phát triển của doanh nghiệp Từ đó rút ranhận xét và đánh giá, đưa ra kết luận
4.4 Phương pháp hạch toán kế toán
- Phương pháp chứng từ: Là phương pháp xác định và kiểm tra sự hình thànhcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lập chứng từ và vào sổ
- Phương pháp kiểm kê: Là phương pháp xác định số hiện có của các loại tàisản nhằm làm cho số liệu kế toán phản ánh đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty TNHH
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo luong tại Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường
Trang 15Em xin gửi lời biết ơn trân trọng nhất đến giảng viên Th.s Vũ Thị Hòa và bộphận kế toán của Công ty TNHH Bê tông xây dựng Việt Cường đã giúp đỡ em hoànthành bài khóa luận này.
Mặc dù em đã cố gắng nắm bắt, áp dụng lý thuyết vào tình hình thực tế củaCông ty nhưng do thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nênbài khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ýcủa các thầy cô để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÔNG TY
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TRONG CÁC CÔNG TY
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, phân loại tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1.1 Khái niệm
- Trong kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá, người có sức laođộng có thể tự do cho thuê (bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động:Nhà nước, chủ Công ty ) thông qua các hợp đồng lao động Sau quá trình làm việc,chủ Công ty sẽ trả một khoản tiền có liên quan chặt chẽ đến kết quả lao động củangười đó Về tổng thể tiền lương được xem như là một phần của quá trình trao đổigiữa Công ty và người lao động
- Người lao động cung cấp cho họ về mặt thời gian, sức lao động, trình độ nghềnghiệp cũng như kỹ năng lao động của mình
- Đổi lại, người lao động nhận lại từ Công ty tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp xãhội, những khả năng đào tạo và phát triển nghề nghiệp của mình Đối với thành phầnkinh tế tư nhân, sức lao động rõ ràng trở thành hàng hoá vì người sử dụng tư liệu sảnxuất không đồng thời sở hữu tư liệu sản xuất Họ là người làm thuê bán sức lao độngcho người có tư liệu sản xuất Giá trị của sức lao động thông qua sự thoả thuận của haibên căn cứ vào pháp luật hiện hành Đối với thành phần kinh tế thuộc sở hữu Nhànước, tập thể người lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người cung cấp sức laođộng và được Nhà nước trả công Nhà nước giao quyền sử dụng quản lý tư liệu sảnxuất cho tập thể người lao động Giám đốc và công nhân viên chức là người là chủđược uỷ quyền không đầy đủ và không phải tự quyền về tư liệu đó Tuy nhiên nhữngđặc thù riêng trong việc sử dụng lao động của khu vực kinh tế có hình thức sở hữukhác nhau nên các quan hệ thuê mướn, mua bán, hợp đồng lao động cũng khác nhau,các thoả thuận về tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương cũng được thể hiện theonhiều hình thức khác nhau Tiền lương là bộ phận cơ bản (hay duy nhất) trong thu
Trang 17nhập của người lao động, đồng thời là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất kinhdoanh của Công ty.
- Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sảnxuất hàng hoá
Vậy có thể hiểu: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội
mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trìnhsản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động Tiền lương là phần thù lao lao động đượcbiểu hiện bằng tiền mà Công ty trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khốilượng và chất lượng công việc của họ Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằngtiền của giá cả sức lao động Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trảcho người lao động để thực hiện công việc theo thoả thuận
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương
và các khoản bổ sung khác Mức lương của người lao động không được thấp hơn mứclương tối thiểu do Chính phủ quy định Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trảcho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường
và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ Mức lươngtối thiểu được xác định theo ngày, giờ, tháng và được xác lập theo vùng, ngành
Cùng với khả năng tiền lương, tiền công là một biểu hiện, một tên gọi khác củatiền lương Tiền công gắn với các quan hệ thoả thuận mua bán sức lao động và thường
sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng thuê lao động có thời hạn.Tiền công còn được hiểu là tiền trả cho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, tiềntrả theo khối lượng công việc được thực hiện phổ biến trung những thoả thuận thuênhân công trên thị trường tự do
Trong nền kinh tế thị trường phát triển khái niệm tiền lương và tiền công đượcxem là đồng nhất cả về bản chất kinh tế phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và chức năng của kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương
* Ý nghĩa:
Trang 18- Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanhnên hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa rất lớn trong côngtác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hạch toán tốt lao động tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho côngtác quản lý nhân sự đi vào nề nếp có kỷ luật, đồng thời tạo cơ sở để Công ty chi trả cáckhoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc trong trường hợp nghỉ ốmđau, thai sản, tai nạn lao động
- Tổ chức tốt công tác tiền lương còn giúp cho việc quản lý tiền lương chặt chẽđảm bảo trả lương đúng chính sách và Công ty đồng thời còn căn cứ để tính toán phân
bổ chi phí nhân công và chi phí Công ty hợp lý
- Tiền lương dung để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao độngcủa mình, bù đắp hao phí lao động sống bỏ ra
- Tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái laođộng, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của
họ Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động
* Nhiệm vụ:
Với ý nghĩa trên, kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lươngphải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số liệu về số lượng, chất lượng
và kết quả lao động Hướng dẫn các bộ phận trong Công ty ghi chép và luân chuyểncác chứng từ ban đầu về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tính toán chính xác và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng,trợ cấp BHXH và các khoản trích nộp theo đúng quy định
- Tính toán và phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền lương và các khoản tríchtheo lương vào các đối tượng hạch toán chi phí
- Tổ chức lập các báo cáo về lao động, tiền lương, tình hình trợ cấp BHXH qua
đó tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương của Công ty để có
Trang 19* Chức năng của tiền lương:
- Chức năng tái sản xuất sức lao động:
Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho ngườilao động thông qua lương Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn đượchoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục và phát triển, còn bản chấtcủa tái sản xuất sức lao động là có được một tiền lương sinh hoạt nhất định để họ cóthể duy trì và phát triển sức lao động mới (nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ sau), tích luỹkinh nghiệm và nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng lao động
- Chức năng là công cụ quản lý của Công ty:
Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị là lợi nhuận cao nhất Để đạt đượcmục tiêu đó họ phải biết kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách có nghệ thuật các yếu
tố trong quá trình kinh doanh Người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra giámsát, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của mình thông qua việcchi trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí mà mình bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệuquả cao nhất Qua đó nguời sử dụng lao động sẽ quản lý chặt chẽ về số lượng và chấtlượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người lao động
- Chức năng kích thích lao động (đòn bẩy kinh tế):
Với một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăngnăng xuất lao động Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê, tích cựclàm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, họ sẽ gắn bó chặt chẽ trách nhiệm củamình với lợi ích của Công ty
Do vậy, tiền luơng là một công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người laođộng làm việc thực sự có hiệu quả cao
1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
Tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế, vấn đề lợi ích mà nó còn làvấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Do vậy,tiền lương bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố:
- Nhóm yếu tố thuộc về Công ty: chính sách của Công ty, khả năng tài chính, cơcấu tổ chức, môi trường và văn hoá của Công ty…
Trang 20- Nhóm yếu tố thuộc về thị trường lao động: quan hệ cung cầu trên thị trường,mặt bằng chi phí tiền lương, chi phí sinh hoạt, thu nhập quốc dân, tình hình kinh tế -pháp luật…
- Nhóm yếu tố thuộc về người lao động: số lượng - chất lượng lao động, thâmniên công tác, kinh nghiệm làm việc và các mối quan hệ khác
- Nhóm yếu tố thuộc về công việc: lượng hao phí lao động trong quá trình làmviệc, cường độ lao động, năng suất lao động…
1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong tiền lương
- Mức lương được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động vàngười sử dụng lao động
- Mức lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do Nhànước qui định
- Người lao động được hưởng lương theo năng suất lao động, chất lượng laođộng và kết quả lao động
- Trong việc tính và trả lương phải tuân thủ các nguyên tắc đã ghi ở điều 8 củanghị định số 49/CP ngày 14/05/2013 nghị định số 121/2018/NĐ-CP của Chính phủ,
cụ thể:
+ Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn
và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học,
tổ chức sản xuất hợp lý
+ Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức
danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động
+ Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của Công ty theo quy định của pháp luật
+ Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức
Công ty phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử
Trang 21+Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực
tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì Công ty phải điều chỉnh lại mức lao động
+ Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động,
Công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại Công ty
và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của Công ty
1.1.1.5 Phân loại tiền lương
a Phân loại theo hình thức trả lương:
Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vàothời gian làm việc theo cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương theo thang bảng lương quyđịnh của nhà nước, theo điều số 22 nghị định số: 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 củaChính Phủ quy định quản lý, lao động, tiền lương và thu nhập trong các đơn vị Trảlương theo thời gian thường được áp dụng cho bộ phận quản lý không trực tiếp sảnxuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ Do những hạn chế nhất định của hình thức trảlương theo thời gian (mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên
để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể kết hợp chế độ tiềnthưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc
Trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương theo số lượng, chất lượng sảnphẩm mà họ đã làm ra Hình thức trả lương theo sản phẩm được thực hiện có nhiềucách khác nhau tùy theo đặc điểm, điều kiện sản xuất của Công ty
- Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Thường áp dụng cho công nhân trực tiếphay gián tiếp với mục đích nhằm khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, tiếtkiệm nguyên vật liệu Thưởng hoàn thành kế hoạch và chất lượng sản phẩm
- Tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến: Là tiền lương trả theo sản phẩm trựctiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành định mức cho sảnphẩm tính cho từng người hay một tập thể người lao động Ngoài ra còn trả lương theohình thức khoán sản phẩm cuối cùng
Trang 22- Tiền lương khoán theo khối lượng công việc: Tiền lương khoán được áp dụngđối với những khối lượng công việc hoặc những công việc cần phải được hoàn thànhtrong một thời gian nhất định Khi thực hiện cách tính lương này, cần chú ý kiểm tratiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành nghiệm thu nhất là đối với các côngtrình xây dựng cơ bản vì có những phần công việc khuất khi nghiệm thu khối lượngcông trình hoàn thành sẽ khó phát hiện.
b Phân loại theo tính chất lương:
Trong kế toán và phân tích kinh tế tiền lương của công nhân viên trong Công tyđược chia làm hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian côngnhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và cáckhoản phụ cấp lương kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấpthâm niên…
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian CNVthực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viênnghỉ theo chế độ được hưởng lương như đi nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất, đi học,
đi họp…
Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng trongcông tác kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạchtoán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm Tiền lương phụ được phân
bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm Tiền lương phụ thườngđược phân bổ cho từng loại sản phẩm căn cứ theo tiền lương chính CNXS của từngloại sản phẩm
c Phân loại theo chức năng tiền lương
Theo cách phân loại này, tiền lương được phân thành: Tiền lương trực tiếp vàtiền lương gián tiếp
- Tiền lương trực tiếp là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản xuất hay
Trang 23- Tiền lương gián tiếp là tiền lương trả cho người lao động tham gia gián tiếpvào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
d Phân theo đối tượng trả lương
Theo cách phân này, tiền lương được phân thành: Tiền lương sản xuất, tiềnlương bán hàng, tiền lương quản lý
- Tiền lương sản xuất là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năngsản xuất
- Tiền lương bán hàng là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năngbán hàng
- Tiền lương quản lý là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năngquản lý
1.1.1.6 Các khoản trích theo lương
Việc tính các khoản trích theo lương thực hiện theo Quyết định 595/QĐ-BHXHNghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021, Nghị quyết 116/NQ/CP ngày 24/9/2021 Trongnăm 2021 các Công ty áp dụng việc trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐtheo quy định là 32.5% Cụ thể như sau :
a Quỹ Bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quyđịnh trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, đắt
đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng Theo chế độhiện hành tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 25 %, trong đó 17% do đơn vị hoặc chủ sửdụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh; 8% còn lại do người lao độngđóng góp và được trừ vào lương tháng Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho cáctrường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưutrí tử tuất Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý
b Quỹ Bảo hiểm y tế
Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khámchữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau sinh đẻ.Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương
Trang 24của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là4,5%, trong đó 3% trích vào chi phí kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của ngườilao động.
c Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN được hình thành từ 1% tiền lương, tiền công tháng của người laođộng Trong đó người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 0% Điều kiện
để được hưởng BHTN là phải đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 thángtrước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của phápluật; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng laođộng và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao độngtheo quy định
d Kinh phí công đoàn
Để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn hàng tháng Công ty còn phảitrích theo tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấpchức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút; phụ cấp đắt đỏ; phụcấp đặc biệt; phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụcấp phục vụ quốc phòng an ninh) thực tế phải trả cho người lao động kể cả lao độngtính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn Tỷ lệ kinh phí côngđoàn theo chế độ hiện hành là 2%
1.1.2 Các hình thức trả lương và tính lương trong Công ty
Hiện nay ở nước ta các chế độ và lao động, tiền lương là thực hiện quyền bìnhđẳng giữa hai bên, tôn trọng quyền làm việc của người lao động Lựa chọn hình thứctrả lương đúng đắn còn có tác dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao độngchấp hành tốt kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công và năng suất lao động
Trong quản lý kinh tế có hai hình thức tiền lương: đó là tiền lương theo thờigian và tiền lương theo sản phẩm hoặc khoán theo công việc
1.1.2.1 Trả lương theo thời gian
* Khái niệm: Là việc trả lương theo thời gian lao động (ngày công) thực tế và
Trang 25Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với những người làm công tác quản lí(nhân viên văn phòng, nhân viên quản lí Công ty ) hoặc công nhân sản xuất thì chỉ ápdụng ở những bộ phận bằng máy móc là chủ yếu, hoặc những công việc không thể tiếnhành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất của sản xuất đó mànếu trả theo sản phẩm thì sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lạihiệu quả thiết thực.
Để trả lương theo thời gian người ta căn cứ vào ba yếu tố:
- Ngày công thực tế của người lao động
- Đơn giá tiền lương tính theo ngày công
- Hệ số tiền lương (hệ số cấp bậc)
Ưu điểm: Hình thức trả lương theo thời gian là phù hợp với những công việc
mà ở đó chưa (không) có định mức lao động Thường áp dụng lương thời gian trả cho côngnhân gián tiếp, nhân viên quản lí hoặc trả lương nghỉ cho công nhân sản xuất Hình thức trảlương theo thời gian đơn giản, dễ tính toán Phản ánh được trình độ kỹ thuật và điều kiệnlàm việc của từng lao động làm cho thu nhập của họ có tính ổn định hơn
Nhược điểm: Chưa gắn kết lương với kết quả lao động của từng người do đóchưa kích thích người lao động tận dụng thời gian lao động, nâng cao năng suất laođộng và chất lượng sản phẩm
- Cách tính lương theo thời gian:
+ Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồnglao động
+ Tiền lương tuần: là tiền lương được trả cho một tuần làm việc được xác định:Lương tuần = (Lương tháng x 12 tháng)/52 tuần
+ Tiền lương ngày: là tiền lương được trả cho một ngày làm việc được xác định:
Lương ngày = Lương tháng/Số ngày làm việc trong tháng
+ Tiền lương giờ: là tiền lương được trả cho một giờ làm việc được xác định:Lương giờ = Lương ngày/Số giờ theo quy định
Trang 26Theo luật Lao động thì số giờ làm việc không quá 8 tiếng/ngày
Trường hợp Công ty trả lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ tính bằngtiền lương giờ thực trả nhân với số giờ làm thêm nhân với mức tỷ lệ 150% hoặc 200%hoặc 300% (tương ứng thời gian làm thêm vào ngày thường hoặc ngày nghỉ cuối tuầnhay ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương)
1.1.2.2 Trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao độngcăn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính chomột đơn vị sản phầm Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hìnhthức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm giántiếp, trả theo sản phẩm có thưởng và sản phẩm luỹ tiến
+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Nhược điểm: Người lao động ít quan tâm đến công việc chung của tập thể
+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp áp dụng để trả lương cho công nhân phục
vụ sản xuất (vận chuyển vật liệu, sản phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị,…) Mặc dùlao động này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năngsuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất Vì thế có thể căn cứ vào lương củacông nhân trực tiêp sản xuất để tính lương cho công nhân phục vụ
+ Tính lương theo sản phẩm có tính chất thưởng: là việc kết hợp trả lương theosản phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp) với chế độ thưởng trong sản xuất (thưởngnâng cao chất lượng, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí,…) từđây giúp cho người lao động quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượngsản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất,…
Trang 27+ Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: là việc trả lương trên cơ sở sản phầm trựctiếp đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất Mức độ hoàn thànhđịnh mức sản xuất càng cao thì lương trả theo sản phẩm luỹ tiến càng lớn Từ đây sẽkích thích được người lao động tăng năng suất lao động.
1.1.2.3 Trả lương theo lương khoán
Là hình thức trả lương trực tiếp cho người lao động dựa vào số lượng, chấtlượng sản phẩm và dịch vụ mà họ hoàn thành
- Ý nghĩa: Trả lương theo sản phẩm gắn thu nhập của người lao động với kếtquả sản xuất trực tiếp Để có thu nhập cao thì chính người lao động phải tạo ra đượcsản phẩm và dịch vụ do đó người lao động sẽ tìm cách nâng cao năng suất lao động,trình độ chuyên môn, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật để góp phần thúc đẩy phongtrào thi đua sản xuất chung
Ưu điểm:
- Kích thích người lao động tăng năng suất lao động
- Khuyến khích sự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm
và phát huy sáng tạo, nâng cao khả năng làm việc
- Thúc đẩy phong trào thi đua, góp phần hoàn thiện công tác quản lí
Nhược điểm: Do trả lương theo sản phẩm cuối cùng nên người lao động dễchạy theo số lượng, bỏ qua chất lượng, vi phạm qui trình kĩ thuật, sử dụng thiết bị quámức và các hiện tượng tiêu cực khác Để hạn chế thì Công ty cần xây dựng cho mìnhmột hệ thống các điều kiện công tác như: định mức lao động, quy trình kiểm tra, kiểmsoát, điều kiện làm việc và ý thức trách nhiệm của người lao động
1.1.3 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.3.1 Kế toán số lượng lao động
Chỉ tiêu số lượng lao động của Công ty được phản ảnh trên “Sổ sách lao động”của Công ty do bộ phận lao động – tiền lương lập dựa trên số lao động hiện có củaCông ty, bao gồm cả số lao động dài hạn, lao động tạm thời, lao động trực tiếp, giántiếp và các lao động thuộc các lĩnh vực khác ngoài sản xuất “Sổ danh sách lao động”không chỉ lập trung cho toàn Công ty mà còn được lập riêng cho từng bộ phận trong
Trang 28Công ty nhằm thường xuyên nắm chắc số lượng lao động hiện có của từng bộ phận vàtoàn Công ty.
Cơ sở để ghi “Sổ danh sách lao động” là chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyênchuyển công tác, nâng bậc, thôi việc… Các chứng từ trên chủ yếu do phòng quản lý nghiệp
vụ lao động, tiền lương lập mỗi khi tuyển dụng, nâng bậc, cho thôi việc…
Mọi sự biến động về số lượng lao động đều phải được ghi chép kịp thời vào
“Sổ danh sách lao động” để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả vàcác chế độ khác cho người lao động được kịp thời
1.1.3.2 Kế toán thời gian lao động
Hạch toán thời gian lao động phải đảm bảo ghi chép, phản ánh kịp thời, chínhxác số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng việc, nghỉ việc của từngngười lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong Công ty
Hạch toán thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý lao độngkiểm tra chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ tính lương, tính thưởng chính xác chongười lao động
Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là Bảng chấm công Bảngchấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động Bảng chấm công do tổ trưởng (hoặctrưởng các phòng ban) trực tiếp ghi và để nơi công khai để cán bộ, công nhân viêngiám sát thời gian lao động của từng người Cuối tháng, Bảng chấm công được dùng
để tổng hợp thời gian lao động và tính tiền lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất
Đối với các trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ nguyên nhân gìđều phải lập Biên bản ngừng việc Trong đó ghi thời gian ngừng việc thực tế của mỗingười có mặt, nguyên nhân xảy ra ngừng việc và người chịu trách nhiệm Biên bảnngừng việc là cơ sở để tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra
Đối với trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản…đều phải
có chứng từ nghỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp và được ghi vào Bảng chấm công theonhững ký hiệu quy định
Trang 291.1.3.3 Kế toán kết quả lao động
Hạch toán kết quả lao động là viêc ghi chép kịp thời, đầy đủ số lượng, chấtlượng sản phẩm hoàn thành của từng công nhân hoặc tổ đội
Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khácnhau, tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm của sản xuất ở từng Công ty Tuy các chứng
từ này có mẫu khác nhau nhưng đều bao gồm các nội dung cần thiết như: tên côngnhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoànthành… Đó chính là báo cáo về kết quả như: Hợp đồng giao khoán, Phiếu báo làmthêm giờ, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành…
Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (tổ trưởng) ký, cán bộ kiểm tra
kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt Sau đó, chứng từ được chuyển cho nhân viênhạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị rồi chuyển về bộ phận
kế toán của Công ty để làm căn cứ tính lương, tính thưởng Để tổng hợp kết quả laođộng, tại mỗi phân xưởng, mỗi bộ phận sản xuất nhân viên hạch toán phân xưởng phải
mở sổ tổng hợp kết quả lao động Phòng kế toán Công ty cũng phải mở sổ tổng hợpkết quả lao động để tổng hợp chung cho toàn Công ty
Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho từngngười lao động, hàng tháng kế toán phải lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ,đội sản xuất và các phòng ban căn cứ và kết quả tính lương cho từng người Trên bảngtính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương (Lương sản phẩm, lương thời gian), cáckhoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền lao động còn được lĩnh Khoảnthanh toán về bảo hiểm xã hội cũng được lập tương tự Sau khi Kế toán trưởng kiểmtra, xác nhận và ký, Giám đốc duyệt “Bảng thanh toán tiền lương” sẽ được làm căn cứ
để thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động Các khoản thanh toánlương, thanh toán bảo hiểm, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng vớicác chứng từ báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểmtra, ghi sổ
Trang 301.1.3.4 Tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương
Theo chính sách về chế độ lao động tiền lương và BHXH mà nhà nước đã banhành, hàng tháng Công ty tiến hành tính tiền lương, các khoản khác và trợ cấp BHXHphải trả cho công nhân viên trong Công ty
* Thủ tục tính lương và các khoản trích theo lương
Hàng tháng, trên cơ sở chứng từ hạch toán về thời gian lao động và các chính sáchchế độ về lao động, tiền lương và BHXH do nhà nước ban hành và các chế độ khác thuộcquy định của Công ty trong khuôn khổ pháp luật chô phép, kế toán tiến hành tính lương
và trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên trong Công ty
Khi tính tiền thưởng thường xuyên cho người lao động, kế toán lập “Bảngthanh toán tiền thưởng” dựa trên các chứng từ ban đầu như “Bảng chấm công”, “Phiếuxác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”…và phương án tính thưởng đã đượcngười có thẩm quyền phê duyệt
Tiền lương của người lao động thường được trả làm 2 lần Lần 1 tạm ứnglương: Lần 2 thanh toán phần còn lại Nếu Công ty thanh toán lương bằng tiền mặt chongười lao động, khi nhận lương người lao động phải ký nhận vào bảng lương Trườnghợp Công ty trả lương vào tài khoản thì bản sao kê của ngân hàng là căn cứ để xácđịnh lương đã chi trả cho người lao động
1.1.3.5 Tính lương và trợ cấp BHXH
Tính lương và trợ cấp BHXH trong Công ty được tiến hành hàng tháng trên cơ
sở các chứng từ hạch toán lao động và các chính sách về chế độ lao động, tiền lương,BHXH mà nhà nước đã ban hành và các chế độ khác thuộc quy định của Công ty trongkhuôn khổ pháp luật cho phép Công việc tính lương và trợ cấp BHXH có thể đượcgiao cho nhân viên hạch toán ở các phân xưởng tiến hành, phòng kế toán phải kiểm tralại trước khi thanh toán Hoặc cũng có thể tập trung thực hiện tại phòng kế toán toàn
bộ công việc tính lương và trợ cấp BHXH cho toàn Công ty
Để phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH phải trả chotừng CNV, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
Trang 31- Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụcấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làmviệc trong các đơn vị SXKD đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.Trong bảng thanh toán lương còn phản ánh các khoản nghỉ việc được hưởng lương, sốthuế thu nhập phải nộp và các khoản phải khấu trừ vào lương
Kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan để lập bảng thanh toán lương, sau khiđược kế toán trưởng ký duyệt sẽ làm căn cứ để lập phiếu chi và phát lương Mỗi lần lĩnhlương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột ký nhận hoặc người nhận hộ phải ký thay.Sau khi thanh toán lương, bảng thanh toán lương phải lưu lại tại phòng kế toán
1.1.4 Kế toán tổng hợp tiền lương
1.1.4.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của lao động tiền lương mà kế toán tiềnlương có một vị trí đặc biệt quan trọng có nhiệm vụ sau:
- Phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, thời gian và kết quả lao động
- Tính toán và thanh toán đúng đắn, kịp thời tiền lương và các khoản khác phảithanh toán với người lao động Tính đúng đắn và kịp thời các khoản trích theo lương
mà Công ty phải trả thay người lao động và phân bổ đúng đắn chi phí nhân công vàochi phí sản xuất kinh doanh trong kì phù hợp với từng đối tượng kinh doanh trongCông ty
- Cung cấp thông tin kịp thời về tiền lương, thanh toán lương ở Công ty giúp lãnhđạo điều hành và quản lí tốt lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
- Thông qua ghi chép kế toán mà kiểm tra việc tuân thủ kế hoạch quỹ lương và
kế hoạch lao động, kiểm tra việc tuân thủ chế độ tiền lương, tuân thủ các định mức laođộng và kỉ luật về thanh toán tiền lương với người lao động
1.1.4.2 Chứng từ sử dụng
Để quản lý lao động mặt số lượng các Công ty sử dụng danh sách lao động Sổ này
do bộ phận lao động - tiền lương lập để nắm tình hình phân bổ và sử dụng lao động hiện cótrong Công ty Chứng từ sử dụng để hoạch toán lao động gồm có:
Trang 32 Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 02- LĐTL)
Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 03- LĐTL)
Bảng chấm công ( Mẫu số 01a- LĐTL )
Trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu số 10- LĐTL )
Bảng chấm công làm thêm giờ ( Mẫu số 01b- LĐTL )
Bảng tạm ứng lương
Giấy đi đường (Mẫu số 04 – LĐTL)
Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 – LĐTL)
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Mẫu số 11 – LĐTL)
- Bảng chấm công (mẫu số 01a – LĐTL): là chứng từ theo dõi ngày công thực
tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, … của người lao động hàng tháng theotừng bộ phận (tổ, đội, nhóm, phòng, ) để làm căn cứ tính trả lương, BHXH trả thaylương cho người lao động Bảng này do người phụ trách bộ phận hoặc người được uỷquyền chấm công hàng ngày cho từng người theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công rồi chuyểnbảng này cùng các chứng từ liên quan ví dụ như: giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH,giấy xin nghỉ việc không hưởng lương… về phòng kế toán sau khi được phụ trách đơn
vị duyệt Bộ phận kế toán lao động tiền lương sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với cácchứng từ có liên quan rồi quy ra công để tính lương và BHXH để trả lương cho ngườilao động
- Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu số 01b – LĐTL): là chứng từ theo dõingày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanhtoán cho người lao động
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (mẫu số 05-LĐT): làchứng từ xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc mà cá nhân hoặc tập thể ngườilao động đã hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định, làm cơ sở để kế toántính lương trả cho cá nhân hoặc tập thể người lao động
Sau khi kiểm tra chứng từ trên, kế toán tiến hành tính lương, phụ cấp phải trảcho người lao động Sau đó lập Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL), vàBảng thanh toán tiền làm thêm giờ (mẫu số 06-LĐTL) để làm cơ sở chi trả cho ngườilao động
Trường hợp Công ty trả lương theo hình thức khoán thì phải lập Hợp đồng giaokhoán (mẫu số 08-LĐTL), sau khi thực hiện xong công việc hoặc khối lượng côngviệc được giao khoán thì phải lập Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán(mẫu số 09-LĐTL) để làm căn cứ thanh toán cho cá nhân hoặc tập thể người lao động
Trang 33Trường hợp Công ty thuê lao động ngoài để thực hiện những công việc có tínhđột xuất, tạm thời mà không lập được hợp đồng như: bốc vác, vận chuyển, khoán mộtcông việc nào đó,…thì phải lập Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (mẫu số 07-LĐTL) đểlàm căn cứ thanh toán cho người lao động thuê ngoài và ghi sổ kế toán.
Ngoài ra, kế toán còn phải lập Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu số10-LĐTL) để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn màCông ty và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xãhội và công đoàn, đồng thời làm căn cứ để ghi sổ kế toán
Để phục vụ cho việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và thuận tiện trong ghi
sổ, kế toán còn lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL)
1.1.4.3 Tài khoản sử dụng
TK 334 – Phải trả người lao động
Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với người lao động của Công ty về tiềnlương, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác phụ thuộc về thu nhập của họ
Nội dung, kết cấu tài khoản 334:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lượng, BHXH và các
khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước
cho người lao động
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền
công của người lao động
- Kết chuyển tiền lương công nhân, viên
chức chưa lĩnh
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiềnthưởng có tính chất lương, BHXH và cáckhoản khác phải trả, phải chi cho ngườilao động
Dư nợ (nếu có): Phản ánh số tiền đã trả
lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền
công, tiền thưởng và các khoản khác cho
người lao động
Dư có: Các khoản tiền lương, tiền
công, tiền thưởng có tính chất lương vàcác khoản khác còn phải trả cho ngườilao động
Tài khoản 334 – Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:
Trang 34+ Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả vàtình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của Công ty về tiền lương,tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc vềthu nhập của công nhân viên.
+ Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhânviên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công vàcác khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động
1.1.4.4 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương phải trả
1) Hàng tháng, tính ra tổng tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lươngtheo quy định phải trả cho người lao động (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp khuvực, chức vụ, đắt đỏ,…) và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, căn cứ vào bảng tổnghợp lương và các chứng từ hạch toán lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 622, 627, 6411, 6421,…
Có TK 3342) Khi tính tiền thưởng phải trả cho cán bộ công nhân viên từ quỹ khen thưởng(thưởng thi đua, thưởng cuối quý, cuối năm):
Nợ TK 353 (3531)
Có TK 3343) Khi tính BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn,…) phải trả thay lương cho CNV, ghi:
Nợ TK 338 (3383)
Có TK 3344) Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV và người lao động, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 141
Trang 355) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác củaCông ty bằng sản phẩm, hàng hoá:
a Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156,… Giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho
b Ghi nhận như sau:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương phápkhấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuếGTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa cóthuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đốitượng chịu thuế GTGT tính phương phấp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bánhàng nội bộ theo giá thanh toán ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá thanh toán)6) Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao độngkhác của Công ty:
- Khi xác định số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác củaCông ty, ghi:
Trang 367) Khi tính thuế thu nhập cá nhân của CNV phải nộp Nhà nước, ghi:
+ Trường hợp Công ty thực hiện trích trước lương phép của CNTTSX
- Ở các Công ty sản xuất, để tránh sự biến động giá thành sản phẩm, Công ty
có thể tiến hành trích trước tiền lương của công nhân viên nghỉ phép tính vào chi phísản xuất sản phẩm và coi như một khoản chi phí phải trả:
Mức trích trước tiền lương
nghỉ phép theo kế hoạch của
CNSXTT
= Tiền lương chính thực tế phảitrả CNV trực tiếp trong tháng x
Tỷ lệ tríchtrước
Tỷ lệ trích trước (%) = Tổng số lươngchính kế hoạch nămcủa CNTTSX Tổng số lương phép kế hoạch năm của CNTTSX x 100 %
- Hàng tháng, khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép và tính vào chiphí, kế toán ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Có TK 335 – Chi phí phải trả
- Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Cuối niên độ kế toán tiến hành điều chỉnh số trích trước với số thực tế phát sinh+ Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh, KT sẽ trích thêm:
Nợ TK 622
Trang 37+ Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh, KT ghi giảm chi phí:
Nợ TK 334
Có TK 3388 – Phải trả phải nộp khác
1.1.4.5 Phương pháp kế toán tổng hợp các khoản thanh toán khác với CBCNVC
1) Tiền thưởng về năng suất lao động được nhận của công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622
Có TK 3342) Tiền thưởng thi đua được nhận của CBCNVC được lấy trong quỹ khen thưởng
Nợ TK 3531 – Quỹ khen thưởng
Có TK 334
Nợ TK 334
Có TK 111, 1123) Tiền thưởng được nhận của cán bộ QLDNN trích từ quỹ thưởng quản lý:
Nợ TK 3534 – Quỹ thưởng ban quản lý điều hành Công ty
Trang 38- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu số 10-LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL)
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Các chứng từ khác liên quan như: Biên bản điều tra tai nạn lao động…
1.1.5.2 Tài khoản kế toán
Để hạch toán kế toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng Tài khoản
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài
khoản khác có liên quan
- BHXH phải trả công nhân viên
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ
- Số BHXH đã chi trả công nhân viênkhi được cơ quan BHXH thanh toán
- BHXH, BHYT trừ vào lương côngnhân viên
- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấpbù
- Các khoản phải trả phải nộp khác
Dư nợ (nếu có): Số đã trả, đã nộp nhiều
hơn số phải trả, phải nộp hoặc Số BHXH
đã chi trả CNV chưa được thanh toán và
KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù
Dư có: Số đã trích chưa nộp cho cơ
quan quản lý tiền còn phải trả, phảinộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2:
3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 – Kinh phí công đoàn
Trang 393385 – Phải trả về cổ phần hóa.
3386 – Bảo hiểm thất nghiệp
3387 – Doanh thu chưa thực hiện
3388 – Phải trả, phải nộp khác
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK khác như: TK 154, TK 111, TK 112,
TK 331,…
1.1.5.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
1) Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phícông đoàn vào chi phí sản xuất - kinh doanh, ghi:
Nợ TK 622– Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627– Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý Công ty
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác2) Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, BHTN trừ vào lương của công nhânviên, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 3383) Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 622, 627, 641, 642 (22%)
Nợ TK 334 (10,5%)
Có TK 338 (32.5%)3) Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản
lý quỹ khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338
Có các TK 111, 112,…
4) Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản,…, ghi:
Trang 40Nợ TK 111, 112
Có TK 3386) Chỉ tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi: