1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên

81 30 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng Phòng Kỷ (Stephania tetranda S. Moore) tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nông Chí Kiên
Người hướng dẫn PGS.TS. Hồ Ngọc Sơn
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Nhận thức về việc sử dụng cây thuốc là kết quả của nhiều năm đấu tranh chống lại bệnh tật, nhờ đó con người đã học cách theo đuổi các loại thuốc trong vỏ cây, hạt, quả và các bộ phận khá

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Mã số ngành: 8.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ

thuật gây trồng Phòng Kỷ (Stephania tetranda S Moore) tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” là kết quả nghiên cứu của bản thân thực hiện trong

chương trình Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đều được trích rõ nguồn gốc

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận văn này là trung thực

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài

nguyên rừng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi xin chân thành

cảm ơn đến: Quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm, Khoa Lâm nghiệp,

Phòng Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo điều

kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khóa học Tôi xin gửi lời cảm ơn

đến PGS.TS Hồ Ngọc Sơn đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng

dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này

Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế và bản thân mới

bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránh

khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp

quan tâm góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2023

Học Viên

Nông Chí Kiên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU viii

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

3.1 Ý nghĩa học tập 2

3.2 Ý nghĩa khoa học 3

3.3 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 4

Vai trò của cây dược liệu 4

1.1.1 Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc trên thế giới 6

1.1.2.Nghiên cứu về Phòng kỷ trên thế giới 16

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 19

1.2.1 Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc tại Việt Nam 19

1.2.2.Nghiên cứu về Phòng kỷ tại Việt Nam 24

1.3 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên 25

1.3.1 Vị trí địa lý 25

1.3.2 Địa hình 26

1.3.3 Khí hậu 27

1.3.4 Thủy văn 28

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

Trang 5

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

2.1.1 Đối tượng 29

2.1.2 Phạm vi 29

2.2 Nội dung nghiên cứu 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu 29

2.3.1 Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống 29

2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm 31

2.3.3 Kỹ thuật trồng cây Phòng kỷ tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên 32

2.3.4 Điều tra đánh giá sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 34

2.4 Phương pháp xử lý số liệu 34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Kỹ thuật nhân giống Phòng kỷ từ hạt 35

3.1.1 Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống 35

3.1.2.Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây Phòng kỷ trong vườn ươm 36

3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Phòng Kỷ 43

3.2.1 Phương pháp trồng và chăm sóc cây Phòng Kỷ 43

3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây Phòng kỷ trên mô hình 46

3.3 Đề xuất một số kỹ thuật nhân giống và gây trồng phòng kỷ 52

3.3.1 Kỹ thuật nhân giống từ hạt và chăm sóc cây con trong vườn ươm 52

3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng 53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55

1 Kết luận 55

2.Kiến nghị 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của hạt Phòng kỷ ở các công thức thí nghiệm 35 Bảng 3.2 Tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi 36 Bảng 3.3 Kết quả sinh trưởng H vn(cm) của cây Phòng Kỷ ở lần đo cuối 38 Bảng 3.4 Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D00 của cây Phòng kỷ 40 Bảng 3.5 Kết quả về số lá của cây Phòng Kỷ ở các công thức thí nghiệm 41 Bảng 3.6 Tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ trên mô hình ở các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi 47 Bảng 3.7 Kết quả sinh trưởng H vn(cm) của cây Phòng Kỷ ở lần đo cuối 49 Bảng 3.8 Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D00 của cây Phòng kỷ 50 Bảng 3.9 Kết quả về số lá của cây Phòng Kỷ ở các công thức thí nghiệm 52

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tỷ lệ sống (%) của cây Phòng kỷở các công thức thí nghiệm giai đoạn vườn ươm 37 Hình 3.2 Hình ảnh chiều cao ở các công thức thí nghiệm 38 Hình 3.3 Hình ảnh đường kính (D00) của Phòng kỷ ở các công thức thí nghiệm 40 Hình 3.4 Hình ảnh số lá cây Phòng kỷ ở các công thức thí nghiệm 42 Hình 3.5: Tỷ lệ sống (%) của cây Phòng kỷ ở các công thức thí nghiệm trên

mô hình 48 Hình 3.6 Hình ảnh đường kính (D00) của Phòng kỷ ở các công thức thí nghiệm trồng tại huyện Định Hóa 50

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Nông Chí Kiên

Tên luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng

Phòng kỷ (Stephania tetranda S Moore) tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên

Ngành khoa học của luận văn; Mã số: 8620211

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Mục đích nghiên cứu

Xác định được kỹ thuật nhân giống từ hạt Phòng kỷ tại trường Đạo học Nông Lâm Thái Nguyên; xác định được kỹ thuật gây trồng phòng kỷ tại huyện Định Hoá Từ đó đề xuất biện được các biện pháp kỹ thuật nhân giống từ hạt

và gây trồng Phòng kỷ hiệu quả nhất

Phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Kỹ thuật nhân giống cây Phòng kỷ từ hạt; Kỹ thuật gây trồng và chăm sóc; Đề xuất giải pháp kỹ thuật nhân giống từ hạt và gây trồng hiệu quả

Điều tra nghiên cứu

Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống

Vật liệu nghiên cứu Hạt Phòng kỷ được lấy từ mô hình trồng tại Xã Chiềng

Yên huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La sau khi xử lý kích thích hạt nảy mầm tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy mầm, khả năng nảy mầm ở các công thức

Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm

Đề tài bố trí 4 công thức thí nghiệm, 100 cây/công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại 100 bầu để xác định mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức hỗn hợp trội nhất Theo dõi các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ sống, đường kính cổ rễ D00, chiều cao Hvn, số lá

Kỹ thuật trồng cây Phòng kỷ tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Trang 10

Đề tài cũng được bố trí 4 công thức thí nghiệm, 100 cây/công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại 100 cây con để xác định mức độ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức phân bón trội nhất

Kết quả chính và kết luận

Kỹ thuật nhân giống cây Phòng Kỷ từ hạt: phương pháp xử lý kích thích khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nảy mầm, các chỉ số nảy mầm của hạt Phòng Kỷ Trong đó các công thức ngâm hạt ở nhiệt độ 20 - 25°C là công thức trội nhất cho kết quả cao nhất công thức 3 tương ứng với tỷ lệ nảy mầm cao nhất 100%

Mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống cây con trong giai đoạn vườn ươm Ở công thức 1 (10% Pvs) có tỷ lệ sống cao nhất (53%) Sinh trưởng chiều cao tốt nhất là công thức 1với hỗn hợp ruột bầu (90% đất + 10% Pvs) Sinh trưởng đường kính cổ rễ cao nhất làcông thức 1với hỗn hợp ruột bầu (90% đất + 10% Pvs) Tỷ lệ ra lá cao nhất là công thức 1 với hỗn hợp ruột bầu (90% đất + 10% Pvs)

Mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón đến tỷ lệ sống cây con trên mô hình như sau Công thức 3(Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2), có tỷ lệ sống đạt là 85 % sau 6 tháng và có tỷ lệ sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm Sinh trưởng chiều cao tốt nhất là công thức 3 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2) Sinh trưởng đường kính cổ rễ cao nhất là công thức 3 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2) Tỷ lệ ra lá cao nhất là công thức 3 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2)

Giải pháp trong nhân giống phải lựa chọn giững cây giống tốt, khoẻ, chất lượng đồng đều chăm sóc và theo dõi thường xuyên, giữ ẩm cho cây con, làm cỏ, phá váng Tiến hành che chắn khi gặp các điều kiện thời tiết không thuận lợi, phòng trừ sâu bênh hại thường xuyên Ở giai đoạn gây trồng cần lựa chọn cây trong vườn ươm là cây giống khỏe, sinh trưởng phát triển đồng đều, không bị sâu bênh hại Cần theo chăm sóc làm cỏ và luôn phải để giữ ẩm cho đất, tiến hành làm giàn cho cây và tránh để tình trạng ngập úng

Trang 11

THESIS ABSTRACT Master of Science: Chi Kien Nong

Thesis title: Research on seed propagation and planting techniques of

Stephania tetrandra S Moore in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province

Major; Code: 8620211

Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and

Forestry - Thai Nguyen University

Research Objectives

The research is to identify seed propagation techniques of Stephania tetrandra at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry and techniques of planting Stephania tetrandra in Dinh Hoa district, thereby proposing the most effective technical measures for propagating by seeds and planting Stephania tetrandra

Materials and methods

Research content

Techniques of propagating by seeds of Stephania tetrandra; Techniques

of planting and taking care of Stephania tetrandra; Proposal of effective technical solutions for seed propagation and planting

Research investigation

Research on seed germination treatment

Research materials of Stephania tetrandra seeds were taken from the plantation model in Chieng Yen commune, Van Ho district, Son La province After being treated to stimulate germination, it is conducted to monitor the indicators of survival rate, germination rate, and germination ability in the formulas

Research on the influence of potting soil ingredients on the growth of Stephania tetrandra seedlings in plant nursery

Trang 12

There are 4 experimental formulas with 100 plants per formula, each formula is repeated 3 times and each time of repetition includes 100 potting soils This is to identify the influence of potting soil ingredients on plant growth, thereby selecting the best mixture formula for planting Stephania tetrandra Indicators which are monitored include the survival rate, root collar diameter, total height and number of leaves.

Techniques of planting Stephania tetrandra in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province

There are also 4 experimental formulas with 100 plants per formula, each formula is repeated 3 times and each time of repetition includes 100 potting soils This is to identify the influence of fertilizer on plant growth, thereby selecting the best fertilizer formula for planting Stephania tetrandra

Main findings and conclusions

In terms of seed propagation techniques of Stephania tetrandra: different stimulation treatments have a clear effect on the germination rate and germination indicators of Stephania tetrandra seeds The formula of soaking seeds at a temperature of 20 to 25 Celcius is the best formula that gives the highest results Formula number 3 corresponds to the highest germination rate

of 100 percent

In terms of the influence of potting soil ingredients on the growth of Stephania tetrandra seedlings in the nursery stage, formula number 1 (10 percent of microbial fertilizer) gives the highest survival rate (53 percent) while formula number 4 (3 percent of NPK fertilizer) gives the lowest survival rate Moreover, formula number 1 (90 percent of soil and 10 percent

of microbial fertilizer) also gives the best height growth, the highest root collar diameter growth and the highest leaf production rate In contrast, the formula number 3 (90 percent of soil and 8 percent of microbial fertilizer and

Trang 13

2 percent of NPK fertilizer) gives the lowest height growth, the lowest root collar diameter growth as well as the lowest leaf production rate.

In terms of the influence of fertilizer rate on survival rate of Stephania tetrandra seedlings, formula number 3 (Ratio of Potassium Chloride to Supe Lan Lam Thao fertilizer equals 25 kilograms to 120 kilograms for 100 square meter) gives a survival rate of 85 percent after 6 months and this is also the highest survival rate among experimental formulas Besides, formula number

3 also gives the best height growth, the highest root collar diameter growth and the highest leaf production rate

In conclusion, the solutions in seed propagation are choosing similarly good and healthy seedlings, regularly taking care of and monitoring them, keeping the seedlings moist, weeding, and destroying scum In addition, it is necessary to cover when encountering unfavorable weather conditions and to regularly prevent pests and diseases Especially at the planting stage, seedlings must be healthy, grow and develop evenly, and be free from pests and diseases It is necessary to frequently weed and keep the soil moist as well as build a trellis for the plants to avoid waterlogging

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Phòng Kỷ (Stephania tetranda S Moore) thuộc họ Tiết dê, là loại cây

thân leo sống lâu năm, phần rễ phình to thành củ, thân cây mềm chiều dài từ 2.5 đến 4m, phần vỏ màu xanh nhạt nhưng ở phần gốc thì có màu hơi đỏ,

Lá cây mọc so le, hình tim, chiều dài và rộng gần như tương đương nhau (từ 4 – 6cm), 2 mặt lá đều có lông mịn Mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu hơi xám, cuống lá dài gần bằng chiều dài của lá; Rễ thường có hình dạng cong queo, bên ngoài có màu vàng, bên trong có màu trắng xám Đặc biệt, phần

rễ cây rất nặng, rắn chắc, có mùi nhẹ, vị hơi đắng; Hoa nhỏ mọc thành từng tán đơn; Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, khi chín có màu đỏ, mùa quả thường từ tháng 7 đến tháng 9 Vị thuốc Phòng kỷ có tác dụng đưa huyết áp, độ giãn nở của tim và lưu lượng máu mạch vành trở về bình thường, giảm phì đại thất phải và chống rối loạn nhịp tim, đồng thời giảm kích thước vùng nhồi máu trên chuột Hiện nay, cây Phòng kỷ còn cho thấy có một vai trò trong điều trị ung thư, nhờ vào khả năng kháng ung thư bằng cách ngăn cản sự tăng sinh của tế bào, kích thích quá trình apoptosis và kháng viêm, chống oxy hóa, tăng

độ nhạy cảm và giảm độc tính của xạ trị

Cây Phòng kỷ có tính đắng, vị hàn, quy kinh vào bàng quang, thận, tỳ Khu phòng thấp, giảm đau, giảm phù và lợi tiểu Phong kỷ trị thủy thủng, tiểu tiện không thông, phong thủy cước khí sưng đau, phong thấp, nhọt lở

Về dược lý cũng cho rằng hán Phòng kỷ có tác dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống, lợi thủy Chủ trị chứng phong thấp tý thống, thủy thũng, cước khí phù thũng Nhiều y thư cổ như sách Bản kinh cũng viết: Chủ phong hàn

ôn ngược, nhiệt khí chư nhàn (các loại bệnh phong hủi), trừ tà, lợi đại tiểu tiện Sách Bản thảo thập di: Hán Phòng kỷ chủ thủy khí; mộc Phòng kỷ chủ phong khí, tuyên thống Sách Dược tính bản thảo: Hán Phòng kỷ trị thấp phong, khẩu diện oa tà, thủ túc thống, tán lưu đàm, chủ phế khí thấu suyễn

Trang 15

Trên thế giới, cây hán Phòng kỷ phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi, trên các sườn núi với rừng cây bụi và cây thân thảo, tập trung nhiều ở một số tỉnh của Trung Quốc như Chiết Giang, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam.Hiện nay nguồn dược liệu từ Phòng Kỷ chưa được trồng tại nước ta do đó nguồn dược liệu chính vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc.Trong những năm gần đây, Phòng kỷ được một số doanh nghiệp tổ chức trồng thâm canh tại một số địa phương như Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ninh và Gia lai và cho kết quả sinh trưởng, phát triển khá tốt Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu nào giới thiệu đầy đủ về kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Phòng kỷ

Xuất phát từ thực tế trên việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật

nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng Phòng kỷ (Stephania tetranda S

Moore) tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết Nghiên cứu

nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc với mục tiêu nhân giống và phát triển mô hình trồng cây Phòng kỷ, tạo thêm nguồn

sinh kế cho người dân địa phương góp phần bảo vệ tài nguyên rừng bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được kỹ thuật nhân giống từ hạt Phòng kỷ

- Xác định được kỹ thuật gây trồng phòng kỷ tại huyện Định Hoá

- Đề xuất biện được kỹ thuật nhân giống từ hạt và gây trồng Phòng kỷ hiệu quả nhất

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa học tập

- Áp dụng được lý thuyết đã học vào thực tiễn và học hỏi thêm được những kiến thức bổ ích từ bên ngoài trường

Trang 16

- Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành cho bản thân phục vụ cho công việc sau này Tích lũy những kinh nghiệm cho công việc khi đi làm

- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế

3.2 Ý nghĩa khoa học

- Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn

- Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp nhân giống cây Phòng Kỷ

- Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

Vai trò của cây dược liệu

Thuốc phòng và chữa bệnh thường được sản xuất từ hai nguồn dược liệu và hóa dược Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy có khoảng 20.000 loài thảo dược trên toàn cầu, không chỉ tồn tại ở các nước Đông Nam

Á mà còn được tiêu thụ rộng rãi ở các nước phương Tây Đáng chú ý là, trong các nước có nền công nghiệp phát triển, đã có 1/4 số thuốc được sử dụng trong đơn thuốc có thành phần hoạt chất từ thảo dược Chỉ riêng tại Mỹ vào năm 1980, giá trị của các loại thuốc này đã lên đến 8 tỷ USD Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thuốc từ thảo dược tự nhiên (không qua quá trình tách hóa chất) ngày càng gia tăng trên toàn cầu Thị trường Châu Âu đã đạt mức giá trị lên đến 2,3 tỷ USD và riêng Cộng hòa Liên bang Đức đã đạt mức giá trị lên đến 1,7 tỷ USD Nhiều loại thuốc đông y của Trung Quốc cũng đã được tiếp thị mạnh mẽ trong các nước Châu Âu Gần đây, cũng đã

có một số sản phẩm dược liệu đông y xuất khẩu được tin tưởng trên thị trường quốc tế

Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc tổng hợp thuốc trong công nghiệp dược phẩm Chỉ riêng để sản xuất thuốc steroid, hàng năm cần sử dụng khoảng 100 tấn cây mài chứa Diosgenin trên toàn thế giới Nhiều hoạt chất quan trọng như quinine, morphin, ajmalin, vincaluecoblastin, emetin

và strychnine đều phải được chiết xuất từ dược liệu vì chưa có con đường tổng hợp hiệu quả Dược liệu cũng làm mở rộng không gian cho sự phát triển của ngành công nghiệp hóa dược

Về mặt kinh tế, Việt Nam xếp cây thuốc vào loại cây công nghiệp cao cấp cần được phát triển như các loại cây công nghiệp khác Đối với Việt Nam, dược liệu có vị trí quan trọng Quốc gia này nằm trong khu vực địa

Trang 18

lý nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của gió mùa Nhiệt độ trung bình hàng năm

là 25 °C và độ ẩm khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây cối Diện tích rừng chiếm khoảng 2/3 diện tích đất Hệ thực vật rất phong phú

và đa dạng, toàn quốc có khoảng 20.000 loài, trong số đó có hơn 1000 loài cây thuốc Nước ta cũng có một số khu vực có độ cao trên 1.000 m như SaPa,

Đà Lạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu một số cây như artichaut

và dương địa hoàng Ngoài ra, Việt Nam cũng có hơn 3.200 km bờ biển từ Bắc vào Nam, mang lại nguồn hải sản quý hiếm để sử dụng làm nguyên liệu chế thuốc Nếu chúng ta biết cách khai thác và trồng cây một cách hợp lý, sẽ đóng góp rất nhiều cho ngành dược nước ta Dân tộc Việt Nam, cũng như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á khác, có truyền thống chữa bệnh theo phong cách y học cổ truyền từ lâu đời, đòi hỏi việc cung cấp một lượng lớn dược liệu Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhập khẩu số lượng thuốc bắc từ Trung Quốc khá lớn Tuy nhiên, nếu có

kế hoạch đẩy mạnh việc trồng trọt và du nhập các cây thuốc của Trung Quốc vào Việt Nam, sẽ giảm được sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Sự cần thiết phát triển dược liệu

Để tiếp tục truyền thống y dược cổ truyền, duy trì và phát triển nền y dược này, chúng ta cần đảm bảo nguồn dược liệu với chất lượng và đa dạng phong phú Việt Nam là một trong những quốc gia có lịch sử y dược cổ truyền lâu đời Nền y dược này mang lại tiềm năng và vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân Tuy nhiên, để duy trì bảo tồn và phát triển, không chỉ cần có các bác sĩ giỏi mà còn cần có nguồn dược liệu đủ chất lượng và đa dạng

Hiện nay, không chỉ tại Việt Nam mà tại toàn thế giới, xu hướng"trở về thiên nhiên"đã khiến việc sử dụng thuốc từ nguồn dược liệu của nhân dân ngày càng gia tăng do ít gây hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% số người trên thế giới hiện

Trang 19

nay vẫn sử dụng thuốc từ nguồn tự nhiên để chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 và"Hướng dẫn đánh giá y học

cổ truyền"năm 1991, WHO luôn khuyến nghị việc sử dụng thuốc cổ truyền trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá tính an toàn và hiệu quả, và đảm bảo nguồn cung cấp các loại thuốc này Dược liệu nói chung

và cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế cao hơn so với việc trồng cây lương thực hay cây thực phẩm Trong những thập kỷ qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác từ thiên nhiên và trồng trọt hàng năm, mang lại lợi ích kinh tế to lớn Việc phát triển cây thuốc có thể giúp các vùng nông thôn và miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường Dược liệu tồn tại song song với hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và vùng quê Nó có mối liên hệ mật thiết giữa sự đa dạng sinh học của cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, kết nối với kiến thức y dược của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của người Việt Nam Trong tình hình hiện nay, chúng ta nhận thấy tỷ lệ nhập khẩu dược liệu ngày càng tăng, đặc biệt là qua các kênh tiểu ngạch Điều này gây khó khăn trong quản lý chất lượng dược liệu và ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y dược cổ truyền Việt Nam

Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia

Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối

đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động,

thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng

1.1.1 Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc trên thế giới

Loài người từ khi ra đời đã biết dựa vào rừng để sống Không chỉ lấy ra

từ rừng lương thực, thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày, con người còn biết

Trang 20

lấy cây rừng làm rau ăn, nước uống, lấy cây rừng làm thuốc chữa bệnh Từ những kinh nghiệm dân gian qua nhiều thế kỷ, các cộng đồng người trên khắp thế giới đã phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ, làm cho các loài cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa Việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia Và cũng từ đó, mỗi châu lục, mỗi dân tộc hình thành nên một nền Y học cổ truyền mang nét đặc trưng riêng

Chữa bệnh bằng cây thuốc đã có từ lâu đời như chính loài người Mối liên hệ giữa con người và việc tìm kiếm các loại thuốc trong tự nhiên đã có từ

xa xưa, trong đó có rất nhiều bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu viết, di tích được bảo tồn, và thậm chí cả các loại thuốc thực vật gốc Nhận thức về việc sử dụng cây thuốc là kết quả của nhiều năm đấu tranh chống lại bệnh tật, nhờ đó con người đã học cách theo đuổi các loại thuốc trong vỏ cây, hạt, quả và các bộ phận khác của cây Khoa học đương đại đã thừa nhận hành động tích cực của họ, và nó đã đưa vào liệu pháp dược hiện đại một loạt các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, được các nền văn minh cổ đại biết đến và sử dụng trong suốt nhiều thiên niên kỷ

Từ xa xưa, để tìm kiếm cứu cánh cho căn bệnh của mình, con người đã tìm đến các loại thuốc trong tự nhiên Sự khởi đầu của việc sử dụng cây thuốc

là theo bản năng, như trường hợp của động vật được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh, mọi thứ đều dựa trên kinh nghiệm Đã kịp thời khám phá ra nguyên nhân của việc sử dụng các cây thuốc đặc trị một số bệnh; do

đó, việc sử dụng cây thuốc dần dần từ bỏ khuôn khổ kinh nghiệm và trở nên dựa trên các dữ kiện giải thích Cho đến khi ngành hóa thạch ra đời vào thế kỷ

16, thực vật đã là nguồn điều trị và dự phòng Tuy nhiên, việc giảm hiệu quả của các loại ma túy tổng hợp và chống chỉ định ngày càng tăng của việc sử dụng chúng khiến việc sử dụng các loại thuốc tự nhiên trở lại tại chỗ

Trang 21

Bằng chứng bằng văn bản lâu đời nhất về việc sử dụng cây thuốc để điều chế thuốc đã được tìm thấy trên một phiến đất sét của người Sumer ở Nagpur, khoảng 5000 năm tuổi Nó bao gồm 12 công thức pha chế thuốc đề cập đến hơn 250 loại thực vật khác nhau, một số trong số đó là alkaloid như cây thuốc phiện, cây lá móng và cây mandrake (Kelly K, 2009)

Cuốn sách về rễ và cỏ của Trung Quốc “Pen T'Sao” do Hoàng đế Thần Nùng viết vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên, điều trị 365 loại thuốc (các bộ phận khô của cây thuốc), nhiều loại được sử dụng cho đến ngày nay

như: Rhei rhisoma, Theae folium, Podophyllum, cây khổ sâm vàng, nhân sâm,

cỏ dại jimson, vỏ quế và ma hoàng (Bottcher H, 1965)

Các sách thánh kinh Veda của Ấn Độ đề cập đến việc điều trị bằng thực vật, có rất nhiều ở đất nước đó Nhiều loại cây gia vị được sử dụng thậm chí ngày nay có nguồn gốc từ Ấn Độ: nhục đậu khấu, tiêu, đinh hương, v.v (Tucakov J, 1971)

Ebers Papyrus, được viết vào khoảng năm 1550 trước Công nguyên, đại diện cho một bộ sưu tập gồm 800 đơn đề cập đến 700 loài thực vật và các loại thuốc được sử dụng để trị liệu như lựu, cây thầu dầu, lô hội, senna, tỏi, hành, sung, liễu, rau mùi, cây bách xù, thông thường centaury, v.v (Glesinger L, 1954)

Theo dữ liệu từ Kinh thánh và cuốn sách Talmud của người Do Thái, trong các nghi lễ khác nhau đi kèm với việc điều trị, các loại cây có mùi thơm

đã được sử dụng như myrtle và nhang (Dimitrova Z, 1999)

Trong sử thi Iliad và The Odysseys của Homer, được tạo ra vào khoảng năm 800 trước Công nguyên, 63 loài thực vật từ dược liệu trị liệu của người Minoan, Mycenaean và Ai Cập đã được nhắc đến Một số người trong số họ được đặt tên theo các nhân vật thần thoại trong các sử thi này; ví dụ,

Elecampane (Inula helenium L Asteraceae) được đặt tên để vinh danh Elena,

người là trung tâm của Chiến tranh thành Troy Liên quan đến các loài thực

vật từ chi Artemisia, được cho là có khả năng phục hồi sức mạnh và bảo vệ

Trang 22

sức khỏe, tên của chúng có nguồn gốc từ từ artemis trong tiếng Hy Lạp, có

nghĩa là “khỏe mạnh” (Toplak Galle K, 2005) Herodotus (500 trước Công nguyên) gọi cây thầu dầu, Orpheus để chỉ hành tây thơm và tỏi, và Pythagoras

với hành biển (Scilla maritima), mù tạt và bắp cải Các công trình của

Hippocrates (459–370 TCN) có 300 cây thuốc được phân loại theo tác dụng

sinh lý học: Cây ngải cứu và cây kim tiền thảo (Centaurium umbellatum

Gilib) được dùng để chống sốt; tỏi chống lại ký sinh trùng đường ruột; thuốc phiện, henbane, cây ban đêm chết người, và mandrake đã được sử dụng làm chất ma tuý; hellebore thơm và haselwort như là chất gây nôn; hành tây, cần tây, mùi tây, măng tây và tỏi làm thuốc lợi tiểu; sồi và lựu làm chất kết dính (Bojadzievski P, 1992)

Theophrast (371-287 TCN) đã thành lập khoa học thực vật với các cuốn sách của mình “De Causis Plantarium” - Nguyên sinh thực vật và “De Historia Plantarium” - Plant History Trong các cuốn sách, ông đã đưa ra bảng phân loại hơn 500 cây thuốc được biết đến vào thời điểm đó (Katic R, 1958) Trong số những cây khác, ông đề cập đến quế, thân rễ iris, hellebore sai, bạc

hà, lựu, bạch đậu khấu, hellebore thơm, tu hài, và vân vân Trong phần mô tả

về hành động gây độc của thực vật, Theophrast nhấn mạnh đặc điểm quan trọng để con người quen với chúng là tăng dần liều lượng Nhờ xem xét các chủ đề nói trên, ông đã đạt được danh hiệu “cha đẻ của thực vật học”, vì ông

có công lớn trong việc phân loại và mô tả các loại cây thuốc (Bazala V, 1943)

Trong tác phẩm của mình “De re medica”, nhà văn y học nổi tiếng

Celsus (25 TCN – 50 SCN) đã trích dẫn khoảng 250 cây thuốc như lô hội, cây

lá móng, lanh, anh túc, tiêu, quế, khổ sâm, bạch đậu khấu, sai bá, v.v (Tucakov J, 1948)

Trong lịch sử cổ đại, tác giả nổi tiếng nhất về thuốc thực vật là Dioscorides, "cha đẻ của dược lý học", người, với tư cách là một bác sĩ quân y

Trang 23

và dược sĩ của Quân đội Nero, đã nghiên cứu các loại cây thuốc ở bất cứ nơi nào ông đi cùng Quân đội La Mã Vào khoảng năm 77 sau Công Nguyên, ông

đã viết tác phẩm "De Materia Medica." Tác phẩm cổ điển về lịch sử cổ đại này, được dịch nhiều lần, cung cấp nhiều dữ liệu về các loại cây thuốc tạo

thành thuốc chữa bệnh cơ bản cho đến cuối thời Trung cổ và thời kỳ Phục

hung (Thorwald J, 1991) Trong tổng số 944 vị thuốc được mô tả, 657 vị thuốc có nguồn gốc thực vật, với các mô tả về hình dáng bên ngoài, vị trí, cách thức thu hái, bào chế thuốc và tác dụng chữa bệnh của chúng Ngoài mô

tả thực vật, tên bằng các ngôn ngữ khác cùng với địa phương nơi chúng xuất hiện hoặc được trồng cũng được cung cấp Những cây có tác dụng nhẹ là ưu thế, nhưng cũng có những đề cập đến những cây có chứa alkaloid hoặc các chất khác có tác dụng mạnh (hellebore thơm, hellebore sai, anh túc, mao lương, cỏ dại jimson, cây lá móng, cây bìm bịp) (Katic R, 1980) Các loại cây trồng trong nước được đánh giá cao nhất của Dioscorides như sau: liễu, cúc la

mã, tỏi, hành tây, marsh mallow, ivy, nettle, sage, common centaury, ngò rí,

ngò tây, hành biển, và false hellebore) Cúc la mã (Matricaria recucitaL.),

được biết đến dưới tên Chamaemelon, được dùng làm thuốc hạ sốt để chữa vết thương, vết đốt, vết bỏng và vết loét, sau đó để làm sạch và rửa mắt, tai, mũi và miệng Do tác dụng tiêu diệt nhẹ, nó đặc biệt thích hợp để sử dụng cho trẻ em Dioscorides cho rằng nó có tác dụng phá thai, trên đó ông viết, “Hoa,

rễ và toàn bộ cây đẩy nhanh quá trình kinh nguyệt, giải phóng phôi, thải nước tiểu và đá, miễn là chúng được sử dụng dưới dạng truyền dịch và tắm” Niềm tin không có thật này sau đó đã được cả người La Mã và người Ả Rập chấp

nhận; do đó có tên Latinh là Matricaria, bắt nguồn từ hai từ: VR biểu thị

"mẹ", tức là ma trận, biểu thị "tử cung" Dioscorides phân biệt giữa một số

loài từ chiMentha, được trồng và sử dụng để giảm đau đầu và đau dạ dày Củ

hành tây và mùi tây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, vỏ cây sồi được sử dụng cho mục đích phụ khoa, trong khi cây liễu trắng được sử dụng làm thuốc hạ

Trang 24

sốt Như được duy trì bởi Dioscorides, Scillae bulbus cũngđược sử dụng như một loại thuốc long đờm, kích thích tim và hạ huyết áp (Glaucium

flavum) nhựa cây sữa và cây anh túc, và các loại thuốc Đông y đắt tiền hơn, được các thương nhân Ả Rập vận chuyển từ Viễn Đông, như cây diên vĩ, cây

sa nhân, cây cải dầu, cây hương nhu (Dimitrova Z, 1999)

Pliny the Elder (23 SCN-79), một người cùng thời với Dioscorides, người đã đi khắp Đức và Tây Ban Nha, đã viết về khoảng 1000 cây thuốc trong cuốn sách “Historia naturalis” Các công trình của Pliny và Dioscorides kết hợp tất

cả các kiến thức về cây thuốc vào thời điểm đó (Toplak Galle K, 2005)

Bác sĩ La Mã nổi tiếng nhất (đồng thời là dược sĩ), Galen (131 SCN – 200), đã biên soạn danh sách đầu tiên các loại thuốc có tác dụng tương tự hoặc giống hệt nhau (thuốc song song), có thể thay thế cho nhau “De succedanus.” Từ quan điểm ngày nay, một số chất thay thế được đề xuất không tương ứng trong bối cảnh dược lý và hoàn toàn không thể chấp nhận được Galen cũng giới thiệu một số loại thuốc thực vật mới trong liệu pháp

mà Dioscorides chưa mô tả, ví dụ, Uvae ursi folium, được sử dụng như một

chất khử trùng tiết niệu và thuốc lợi tiểu nhẹ ngay cả trong thời đại ngày nay

Vào thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên, người Slavic đã sử

dụng Rosmarinus officinalis, Ocimum basilicum, Iris germanica, và Mentha

viridis trong mỹ phẩm, Alium sativum như một phương thuốc và Veratrum

album, Cucumis sativus, Urtica dioica, Achilea millefolium, Artemisia marine L., Lavandula officinalis, Sambuci có khả năng chống lại một số loài

côn trùng thuộc loại sâu bọ, tức là bọ chét, bọ chét, bướm đêm, muỗi và nhện

và Aconitum napellus như một chất độc khi săn bắn

Vào thời Trung cổ, các kỹ năng chữa bệnh, trồng cây thuốc và bào chế thuốc được chuyển sang các tu viện Liệu pháp dựa trên 16 loại cây thuốc mà các thầy thuốc-nhà sư thường trồng trong các tu viện như sau: cây xô thơm, cây hồi, cây bạc hà, hạt Hy Lạp, cây savory, cây tansy, v.v

Trang 25

Charles Đại đế (742 SCN – 814), người sáng lập trường y danh tiếng ở Salerno, trong “Capitularies” của mình đã ra lệnh trồng cây thuốc nào trên đất thuộc sở hữu nhà nước Khoảng 100 loài thực vật khác nhau đã được trích dẫn, đã được sử dụng cho đến ngày nay như cây xô thơm, hành biển, diên vĩ, bạc hà, cây kim tiền thảo, cây anh túc, cây cẩm quỳ, v.v Vị hoàng đế vĩ đại

đặc biệt đánh giá cao cây xô thơm (Salvia officinalis L.) Tên La tinh của cây

xô thơm có nguồn gốc từ người La tinh cổ, những người đã gọi nó là cây cứu rỗi

(salvare có nghĩa là “cứu, chữa bệnh”) Ngay cả ngày nay cây xô thơm cũng là

một loại cây bắt buộc trong tất cả các tu viện Công giáo (Tucakov J, 1990)

Người Ả Rập đã đưa vào sử dụng nhiều loại cây mới trong dược liệu, chủ yếu đến từ Ấn Độ, quốc gia mà họ từng có quan hệ buôn bán, trong khi phần lớn các loại cây này có giá trị y học thực sự, và chúng vẫn tồn tại trong tất cả các dược điển trên thế giới cho đến ngày nay Người Ả Rập sử dụng lô hội, cây hắc mai, cây lá móng, cà phê, gừng, strychnos, nghệ tây, curcuma, tiêu, quế, thấp khớp, senna, v.v Một số loại thuốc có tác dụng mạnh đã được

thay thế bằng các loại thuốc có tác dụng nhẹ, ví dụ, Sennae folium được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ, so với các loại thuốc tẩy Heleborus

aromaus và Euphorbium được sử dụng cho đến thời điểm đó

Trong suốt thời Trung Cổ, các bác sĩ châu Âu đã tham khảo các tác phẩm Ả Rập “De Re Medica” của John Mesue (850 SCN), “Canon Medicinae” của Avicenna (980-1037), và “Liber Magnae Collectionis Simplicum Alimentorum Et Medicamentorum” của Ibn Baitar (1197 -1248), trong đó hơn 1000 cây thuốc đã được mô tả

Đối với Macedonia, công trình của St Clement và St Naum của Ohrid

có ý nghĩa đặc biệt Họ đề cập đến bộ mã dược lý của Nike có niên đại từ năm

850, và chuyển giao kiến thức sâu rộng của ông về các loại cây thuốc cho các

đệ tử của mình và thông qua chúng cho quần chúng (Nikolovski B, 1995)

Trang 26

Các cuộc hành trình của Marco Polo (1254-1324) ở châu Á nhiệt đới, Trung Quốc và Ba Tư, khám phá châu Mỹ (1492), và hành trình của Vasco

De Gama đến Ấn Độ (1498), dẫn đến nhiều cây thuốc được đưa vào châu

Âu Các vườn bách thảo nổi lên khắp châu Âu, và những nỗ lực đã được thực hiện để trồng các loại cây thuốc trong nước và những cây được nhập khẩu từ thế giới cũ và thế giới mới Với việc phát hiện ra Châu Mỹ, dược liệu đã được

làm giàu với một số lượng lớn các cây thuốc mới: Cinchona, Ipecacuanha,

Cacao, Ratanhia, Lobelia, Jalapa, Podophylum, Senega, Vanilla, Mate, thuốc

lá, ớt đỏ, v.v Vào thế kỷ 17, Cortex Chinae, sản xuất từ vỏ cây quinin Cinchona succirubraPavon, dưới cái tên bột nữ bá tước, vì nữ bá tước

Chinchon là người đầu tiên sử dụng nó, đã được đưa vào nền y học châu

Âu Vỏ quinine nhanh chóng áp đảo Anh, Pháp và Đức mặc dù thực tế là có nhiều người phản đối việc sử dụng nó giữa các bác sĩ nổi tiếng - thành viên của một loạt các học viện

Paracelsus (1493-1541) là một trong những người đề xướng các loại thuốc điều chế hóa học từ thực vật thô và các chất khoáng; Tuy nhiên, ông tin chắc rằng việc thu thập các chất đó phải được xác định về mặt chiêm tinh Ông liên tục nhấn mạnh niềm tin của mình vào sự quan sát, và đồng thời ủng hộ “Signatura doctrinae” - học thuyết đặc trưng Theo niềm tin này, Đức Chúa Trời đã chỉ định dấu hiệu riêng của mình trên các chất chữa bệnh, cho biết ứng dụng của chúng đối với một số bệnh nhất định Ví dụ, haselwort gợi nhớ đến gan; do đó, nó phải có lợi cho các bệnh về gan; St John's

wort Hypericum perforatum L sẽ có lợi cho việc điều trị vết thương và vết

đốt vì lá cây trông như thể chúng đã bị đốt

Trong khi các dân tộc xưa sử dụng cây thuốc chủ yếu dưới dạng dược phẩm đơn giản - thuốc truyền, thuốc sắc và thuốc ngâm - vào thời Trung cổ,

và đặc biệt là giữa thế kỷ 16 và 18, nhu cầu về thuốc hợp chất ngày càng tăng (Toplak Galle K, 2005) Thuốc hỗn hợp bao gồm cây thuốc cùng với thuốc có

Trang 27

nguồn gốc động vật, thực vật Nếu thuốc được sản xuất từ một số cây thuốc, động vật quý hiếm và khoáng chất, nó được đánh giá cao và bán được giá cao (Bojadzievski P, 1992)

Vào thế kỷ 18, trong tác phẩm Species Plantarium (1753) của mình,

Linnaeus (1707-1788) đã cung cấp một mô tả ngắn gọn và phân loại các loài được mô tả cho đến thời điểm đó Các loài đã được mô tả và đặt tên mà không tính đến việc một số loài trong số chúng đã được mô tả ở đâu đó trước đây hay chưa Để đặt tên, một hệ thống đa thức đã được sử dụng trong đó từ đầu tiên biểu thị chi trong khi cụm từ đa thức còn lại giải thích các đặc điểm khác

của thực vật (ví dụ như cây liễu Clusius được đặt tên là Salix pumila

angustifolia antera) Linnaeus đã thay đổi hệ thống đặt tên thành hệ thống định danh Tên của mỗi loài bao gồm tên chi, với một chữ cái viết hoa đầu tiên và tên loài, với một chữ cái đầu tiên

Đầu thế kỷ 19 là một bước ngoặt trong sự hiểu biết và sử dụng các loại cây thuốc Việc phát hiện, chứng minh và phân lập các ancaloit từ cây anh túc (1806), ipecacuanha (1817), strychnos (1817), quinin (1820), lựu (1878), và các thực vật khác, sau đó là sự phân lập glycoside, đánh dấu sự khởi đầu của khoa học tiệm thuốc Với việc nâng cấp các phương pháp hóa học, các hoạt chất khác từ cây thuốc cũng được phát hiện như tanin, saponosit, dầu etilen, vitamin, hormone, v.v (Dervendzi V, 1992)

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, có một nguy cơ lớn là loại bỏ các cây thuốc khỏi liệu pháp Nhiều tác giả cho rằng thuốc thu được có nhiều khuyết điểm do tác động phá hủy của các enzym gây ra những thay đổi cơ bản trong quá trình làm khô cây thuốc, tức là tác dụng chữa bệnh của cây thuốc phụ thuộc vào chế độ sấy Vào thế kỷ 19, các chất trị liệu, ancaloit và glycosid được phân lập ở dạng tinh khiết đang ngày càng thay thế các loại thuốc mà chúng đã được phân lập từ đó Tuy nhiên, người ta đã sớm xác định được rằng mặc dù tác dụng của các ancaloit tinh khiết nhanh hơn, nhưng tác

Trang 28

dụng của các thuốc ancaloit là đầy đủ và lâu dài Đầu thế kỷ 20, các phương pháp ổn định đối với cây thuốc tươi đã được đề xuất, đặc biệt là những cây có thành phần dược liệu không bền (Lukic P, 1985)

Dựa vào các nghiên cứu hóa học, sinh lý học và lâm sàng, nhiều loại thực vật bị lãng quên và các loại thuốc thu được từ chúng đã được khôi phục

lại thành dược phẩm: Aconitum, Punica granatum, Hyosciamus, Stramonium,

Secale ngô đờm, Filix mas, Opium, Styrax, Colchicum, Ricinus, v.v Các

thành phần hoạt tính của cây thuốc là sản phẩm của phòng thí nghiệm tự nhiên, liền mạch nhất Cơ thể con người chấp nhận loại thuốc thu được từ chúng tốt nhất vì con người là một phần không thể thiếu của tự nhiên (Kelly

K, 2009) Có rất nhiều ví dụ về loại này; có lẽ họ sẽ tiến hành các nghiên cứu nghiêm túc về các bản thảo cũ về cây thuốc, vốn không phải được quan sát vì

tò mò về lịch sử mà là nguồn tiềm năng của liệu pháp dược đương đại

Ngày nay, hầu hết tất cả các dược điển trên thế giới — Ph Eur 6, USP XXXI, BP 2007— đăng ký các loại thuốc thực vật có giá trị y học thực sự Có các quốc gia (Vương quốc Anh, Nga, Đức có các dược điển thảo dược riêng biệt Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng thuốc không chính thức luôn được sử dụng nhiều hơn Ứng dụng của chúng dựa trên kinh nghiệm của y học dân tộc (y học cổ truyền hoặc bình dân) hoặc dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học và thực nghiệm mới (y học cổ truyền) Nhiều cây thuốc được áp dụng thông qua việc tự mua thuốc hoặc theo sự giới thiệu của thầy thuốc, dược sĩ Chúng được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại thuốc tổng hợp (thuốc bổ sung) Để có được liệu pháp đầy đủ và được áp dụng thành công, kiến thức về chẩn đoán chính xác bệnh tật cũng như các cây thuốc, tức là tác dụng dược lý của các thành phần của chúng là điều cần thiết Thuốc thực vật và các chế phẩm từ thực vật, phổ biến nhất với các thành phần hoạt tính được xác định, tác dụng đã được xác minh và đôi khi, hiệu quả điều trị, được áp dụng như các phương tiện điều trị Tại nhà sản xuất và tiêu thụ các chế phẩm thảo dược

Trang 29

lớn ở Châu Âu - Đức, liệu pháp thực vật hợp lý được sử dụng, dựa trên các ứng dụng của các chế phẩm mà hiệu quả phụ thuộc vào liều lượng áp dụng và các thành phần hoạt tính đã xác định, và hiệu quả của chúng đã được chứng thực bằng các thử nghiệm lâm sàng và thực nghiệm Các chế phẩm này đã được sản xuất từ các chiết xuất thuốc thực vật đã được tiêu chuẩn hóa, và chúng tuân thủ tất cả các yêu cầu về chất lượng dược phẩm của thuốc

1.1.2 Nghiên cứu về Phòng kỷ trên thế giới

Stephania tetrandra S Moore (S tetrandra) là một loại dược liệu truyền thống được sử dụng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc S

tetrandra là một loài dây leo lâu năm thuộc chi Stephania, thuộc họ Menispermaceae Tên chính thức của S tetrandra là "Fen S tetrandra " trong

tiếng Trung Quốc “S tetrandra” hoặc “Han S tetrandra” hoặc “Guang S tetrandra” hoặc “Mu S tetrandra” trong tiếng Trung Quốc cũng thường được

dùng làm tên dân gian của S tetrandra Tuy nhiên, Aristolochia fangchi YC

Wu ex LD Chow & SM Hwang (A fangchi) (thuộc họ Aristolochiaceae)

và Aristolochia heterophyla Hemsl (A heterophyla(Aristolochiaceae) là hai loài

riêng biệt cũng được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) còn

được gọi là “S tetrandra”, có thể gây nhầm lẫn A fangchi và A

heterophyla chứa nồng độ cao của axit Aristolochic có thể gây độc cho thận Khi được sử dụng trong y học, sự tương đồng về hình thái giữa hai loại rễ đặt ra một vấn đề tiềm ẩn về nhận dạng có thể dẫn đến thay thế ngẫu nhiên [40] Do đó,

việc tham khảo toàn diện thông tin hiện có về S tetrandra sẽ tránh được sự

nhầm lẫn trong việc sử dụng nó

Việc sử dụng các loại thuốc thảo dược đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới do lịch sử sử dụng truyền thống lâu đời, tính hiệu quả về chi phí, khả năng tiếp cận và tỷ lệ tác dụng phụ được báo cáo là thấp hơn (Mullaicharam

AR, 2011) Tuy nhiên, hiện nay cụm từ “bệnh thận thảo mộc Trung Quốc” gần đây đã thu hút được sự chú ý vì axit Aristolochic có trong một số bệnh

Trang 30

TCM có thể gây ra bệnh thận (Meyer MM và cs, 2000) “Yao Xing Lun” là một cuốn sách TCM cổ từ thời nhà Đường của Trung Quốc kể rằng “S tetrandra” có “ít độc tính” (Nortier J và cs, 2015) Mặc dù các sách TCM cổ khác đã ghi “S tetrandra” là không độc, nó không thích hợp để sử dụng lâu dài với liều lượng lớn (Okada M, 1999) Trên thực tế, có những báo cáo được

công bố rằng S tetrandracó tác dụng độc hại ở thận và gan (Liang Qvà cs,

2010) Người ta vẫn chưa xác định được liệu “độc tính nhỏ” có phải là kết quả

của các axit Aristolochic hay các thành phần khác trong S tetrandra hay

không Để đánh giá đầy đủ bài thuốc cổ truyền này, điều quan trọng là phải xem xét một cách hệ thống các công dụng truyền thống, hóa thực vật, đặc tính dược lý và độc tính của nó Điều này sẽ hỗ trợ trong việc thiết lập hồ sơ về các tác dụng điều trị và tác dụng phụ trên lâm sàng

S tetrandra là một loài dây leo thân thảo lâu năm thuộc chi Botryodiscia

thuộc chi Stephania và là một thành viên của họ Menispermaceae Theo “Danh sách thực vật”, Stephania tetrandra S Moore là tên duy nhất được chấp nhận cho

loại cây này, và không có từ đồng nghĩa nào được báo cáo cho nó

S tetrandra phát triển đến chiều cao 1–3 m với rễ có nhiều thịt và hình trụ Nó có một thân hình trụ dài, thẳng và đồ sộ Các lá có bản chất là hình tam giác với một đầu lồi và một cuống lá dài 3–7 cm Cụm hoa của nó bao gồm các hoa màu trắng vàng tạo thành hình mũ giữa tháng 5 và tháng 6, với các hoa nhị phân đối xứng tỏa tròn Quả có màu đỏ và gần như hình cầu, chín

từ tháng 7 đến tháng 9

S tetrandra mọc ở sườn đồi, chân đồi và rìa đồng cỏ và trảng cây bụi Ở Trung Quốc, nó chủ yếu được tìm thấy ở các tỉnh Chiết Giang, An Huy, Phúc Kiến, Đài Loan, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam Mặc dù cây khỏe mạnh nhưng lại có chu kỳ sinh trưởng chậm Cần

ba năm phát triển trước khi rễ của S tetrandra có thể được sử dụng cho mục

Trang 31

đích y học [46] Hiện nay, phần lớn S tetrandra được sử dụng cho mục đích y

học là loại mọc hoang thay vì trồng trọt

“S tetrandra” lần đầu tiên được ghi lại làm thuốc trong một cuốn sách y học cổ Trung Quốc “Thần Nông Bến Cao Jing” vào thời nhà Hán (Huang HP

và cs, 2015) Tuy nhiên, “S tetrandra” có thể chỉ Aristolochia

heterophyla Hemsl (“Hang S tetrandra”) hoặc Cocculus trilobus (L.) DC

(“Mu S tetrandra”) ở Trung Quốc cổ đại Mặc dù “S tetrandra” được sử dụng

làm thuốc cổ truyền Trung Quốc hơn một nghìn năm, nhưng lịch sử của S

tetrandra là vài trăm năm Huang và cộng sự đã suy đoán rằng S

tetrandrađược sử dụng làm thuốc “S tetrandra” trong Ming Dynast lần đầu

tiên, nhưng nghiên cứu của Chen và cộng sự đã điều tra rằng S tetrandra là

nguồn cây thuốc chính của “S tetrandra” vào thời Trung Hoa Dân Quốc

(Chen W, 2006) Nhưng dù sao, S tetrandra được chính thức hóa là “Fangji”

trong cuốn sách y học có thẩm quyền của Trung Quốc, “Pharmacopoeia of People's Republic of China, phiên bản năm 2015”

Thành phần dược tính của “S tetrandra” là rễ của nó, lần đầu tiên được ghi lại trong cuốn sách cổ của Trung Quốc “Sheng Nong Ben Cao Jing” được viết vào thời nhà Hán Một số sách thuốc cổ của Trung Quốc từ đời Hán đến nhà Thanh, chẳng hạn như "Min Yi Bie Lu", "Ben Cao Gang Mu", "Ben Cao Cong Xin", ghi lại rằng "S tetrandra " thích hợp để điều trị " phong hàn”,

“phong hàn”, trị sốt rét ấm, phù thũng, sốt thương hàn và tai biến mạch máu não, làm thuốc lợi tiểu

Tóm lại, “S tetrandra” đã được sử dụng ở Trung Quốc như một phương thuốc dân gian chữa đau khớp liên quan đến viêm khớp dạng thấp, bệnh đái buốt, đái rắt, bệnh chàm và vết loét bị viêm Tuy nhiên, các loài khác nhau dẫn đến các tác dụng y học cổ truyền khác nhau “S tetrandra” có thể là “Han

S tetrandra” hoặc “Mu S tetrandra” trước thời nhà Minh và nhà Thanh Sau

đó, “S tetrandra” cũng có thể là “Han S tetrandra” hoặc “Mu S tetrandra”

Trang 32

hoặc “Feng S tetrandra” hoặc “Guang S tetrandra” Như được kể lại trong hai cuốn sách y học cổ của Trung Quốc "Ben Cao Meng Quan" và "Ben Cao Shi Yi", "Mu" được sử dụng để điều trị "Phong", chẳng hạn như "cảm gió",

"phong hàn", "Han” được dùng để điều trị chứng “Thủy”, như đái buốt, đái

buốt Ngoài ra, nghiên cứu của Hu chỉ ra rằng C trilobusđược sử dụng để điều trị "Gió", A heterophyla, A fangchi và S tetrandra được sử dụng để

điều trị "Nước" (Hu SL, 2009) Meanwhlie, các chế phẩm thô hoặc chiết xuất

của S tetrandra thể hiện nhiều tác dụng chữa bệnh Các chế phẩm thô như

vậy đã được sử dụng gần đây để điều trị viêm khớp một cách an toàn, tăng huyết áp (Jiangsu New Medical College, 2006), phù nề, đau dây thần kinh (Kang HS và cs, 1996) và xơ hóa gan

Stephania tetrandra S Moore (S tetrandra) phân bố rộng rãi ở các

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á và châu Phi Rễ của loại cây này được biết đến trong tiếng Trung Quốc là “Fen S tetrandra” Nó thường được

sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị đau khớp do thấp khớp, bệnh đái buốt, đái rắt, bệnh chàm và vết loét bị viêm Mặc dù các báo cáo đầy hứa hẹn đã được công bố về các thành phần hóa học khác nhau và các hoạt

động của S tetrandra, không có đánh giá nào tóm tắt toàn diện các công dụng

truyền thống, hóa thực vật, dược lý và độc học của nó Do đó, tổng quan nhằm mục đích cung cấp một đánh giá quan trọng và toàn diện về việc sử dụng truyền thống, hóa thực vật, đặc tính dược lý, dược động học và độc tính

của S tetrandraở Trung Quốc, và các hướng dẫn có ý nghĩa cho các cuộc

điều tra trong tương lai

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc tại Việt Nam

Tác phẩm "Nam Dược Thần Hiệu" và "Hồng nghĩa giác tư y thư" của nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hải (2013) được xem là những tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam Trong đó, Tuệ Tĩnh đã trình bày chi tiết hơn

Trang 33

630 loại thuốc, 13 đơn thuốc trị các bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn Ông được coi là một thiên tài trong lịch sử y dược dân tộc Việt Nam, hay còn gọi là "Vị thánh thuốc Nam" Ông đã để lại nhiều tác phẩm quý giá cho các thế hệ sau như "Tuệ Tĩnh y thư", "Thập tam phương gia giảm",

"Thương hàn tam thập thất trùng pháp" Bộ sách này gồm 28 tập, 66 quyển

đã minh hoạ chi tiết về cây cỏ và các tính chất chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Ngoài ra, Trần Ngọc Hải (2013) cũng đề cập đến việc xuất bản bộ sách quan trọng thứ hai mang tên "Y tông Tâm tĩnh"của Lê Hữu Trác vào thế kỷ XVIII

Ngoài những tác phẩm của người Việt, một số nhà nghiên cứu thực vật và dược học người Pháp đã đến Việt Nam để tiến hành nghiên cứu từ thời

kỳ thuộc địa Pháp Có thông tin cho biết các nhà dược học Crévost và Pétélot

đã xuất bản bộ sách "Catalogue des produit de L’Indochine 1935) Trong đó, tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 loại cây thuốc và vị thuốc là các loài cây có hoa Năm 1952, Pétélot tiếp tục xuất bản

"(1928-bộ sách "Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos and du Vietnam" gồm 4 quyển liệt kê tổng cộng 1482 loại cây thuốc từ ba quốc gia Đông Dương."

Việc nghiên cứu và khám phá về gen dược liệu ở Việt Nam đã được tiến hành từ thời kỳ miền Bắc hoàn toàn thống nhất vào năm 1954 Đỗ Tất Lợi, một nhà nghiên cứu hàng đầu, đã dành nhiều năm để tìm hiểu và biên soạn các sách hướng dẫn về sử dụng cây thuốc và loại thuốc của người dân tộc thiểu số Một trong những công trình quan trọng nhất của ông là cuốn"Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam"được xuất bản vào năm

1957, gồm 3 tập Cuốn sách này đã được tái bản thêm 2 tập vào năm 1961,

và giới thiệu khoảng 100 loại cây thuốc nam cùng với các tác dụng của chúng Từ năm 1962 đến 1965, Đỗ Tất Lợi tiếp tục tái bản cuốn "Từ điển cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" gồm 6 tập Năm 1969, cuốn sách này lại

Trang 34

được tái bản thành hai tập, liệt kê khoảng 500 loại vị thuốc

có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật và khoáng vật Ông đã cống hiến thời gian

và công sức để thu thập thông tin và cập nhật các loại cây thuốc thông qua việc tái bản cuốn sách nhiều lần trong suốt các năm 1970,1977, 1981,1986, 1995,1999, 2001 và 2003 Lần tái bản thứ bảy vào năm 1995 đã ghi nhận tổng cộng 792 loài cây thuốc được ông công bố Và lần tái bản mới nhất vào năm 2005 đã đưa ra mô tả chi tiết về tên khoa học, phân loại, tác dụng, thành phần hoá học và phân nhóm theo từng loại bệnh khác nhau của các cây thuốc (Trần Ngọc Hải, 2013) Đây là một bộ sách có giá trị lớn trong việc kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại trong lĩnh vực dược liệu Ngoài ra, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cũng đã xuất bản cuốn"Cây cỏ Việt Nam" vào năm 1960 Mặc dù chưa đi sâu vào việc giới thiệu toàn diện về hệ thực vật Việt Nam, cuốn sách này cũng đã đề cập đến công dụng làm thuốc của nhiều loại thực vật (Trần Ngọc Hải, 2006) Ngoài ra, Đỗ Tất Lợi đã xuất bản cuốn "Từ điển cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" vào năm 1965 và tái bản lại vào năm 2000 Cuốn sách này liệt kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó phần lớn miêu tả chi tiết về hình thái, phân bố, thu hái và sơ chế, thành phần hoá học, tác dụng và liều dùng của chúng (Trần Ngọc Hải, 2009)

Dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, năm 1966 để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu cây thuốc và được in lần thứ hai vào năm 1976 (Võ Văn Chi, 1996) Năm 1980,

Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”, với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007)

Hiện nay có khá nhiều nhà khoa học, tác giả đã công bố kỹ thuật nhân giống bảo vệ tài nguyên cây thuốc Như năm 2013, tác giả Trần Ngọc Hải đã

Trang 35

biên soạn sách "Kỹ thuật nhân giống một số loài cây thuốc quý dưới tán rừng

và vườn nhà" trong đó có loài cây thuốc quý hiếm Củ dòm

Các nhà khoa học Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua (Bộ Khoa học và công nghệ, 2009) Viện Dược liệu, Bộ Y

tế cùng mạng lưới trạm trồng dược liệu, điều tra ở 2795 xã, phường, thuộc 35 huyện, thành phố của 47 tỉnh, thành trong cả nước, đã có những đóng góp quan trọng trong việc điều tra đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm dùng cây thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam (Lê Đức Diên và

đã xuất bản cuốn "1900 loài cây có ích", trong đó có thông tin về 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu thơm, 600 loài cho tanin,

50 loài cây gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa và 40 loài song mây (Trần Ngọc Hải (2014)

Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam"gồm khoảng 3.200 loại cây thuốc Cuốn sách này tập trung vào các thực vật có hoa và chia thành tổng cộng 1050 chi thuộc vào hơn 230 họ thực vật theo hệ thống của A L Takhtajan Tác giả đã cung cấp thông tin về nhận dạng, bộ phận sử dụng, môi trường sống và thu hái, thành phần hoá học, tính

vị và tác dụng, công dụng của từng loài cây (Lê Trần Chấn (1993) Cuốn"Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"do Viện Dược liệu biên soạn (2003) bao gồm hơn 1.000 loài thực vật và động vật được sử dụng làm nguyên liệu trong y học truyền thống Trong đó, có 920 loài cây thuốc và

Trang 36

80 loài động vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành thu thập thông tin và biên soạn một số sách nghiên cứu liên quan đến cây thuốc Đáng chú ý là hai tập sách "Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam" của Lã Đình Mỡi và nhóm tác giả (2001; 2002), trong đó các tác giả nêu rõ giá trị của nhiều loại cây có tinh dầu trong y học truyền thống Việt Nam (Nguyễn Quốc Huy, 2010)

Bộ sách "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" đã được xuất bản, đây

là bộ sách có ý nghĩa lớn đối với tra cứu về thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) Tập sách đã đề cập tới những tên thực vật, tên thường gọi, phân loại, hình thái, đặc điểm sống - thực vật và tác dụng, hết sức thuận tiện đối với việc nghiên cứu về thực vật làm thuốc (Đỗ Huy Bích và cs, 2006)

Cuộc sống đã gắn liền với quá trình chế biến và sử dụng thực vật của các dân tộc trên thế giới nói chung, và tại Việt Nam nói riêng, cho nên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý báu trong việc chế biến, sử dụng thực vật: Đặc biệt là những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc Tuy nhiên, những tri thức và kinh nghiệm dân tộc thường chỉ được áp dụng và lưu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, làng xã) chứ không được sử dụng rộng rãi phục vụ cho cộng đồng và có nguy cơ lãng phí rất cao Nhận thức được tầm quan trọng này, nên khoảng hơn 10 năm gần đây nghiên cứu cây thuốc dân tộc (Ethnomedical plants) được đặc biệt chú trọng tại một số cơ quan chức năng của nước ta và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng (Lê Đinh Khả và cs, 2003)

Trong những năm gần đây Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho yêu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ toàn dân Tuy nhiên, phần lớn số loài được ghi nhận đều xuất phát từ kinh nghiệm sử dụng của các cộng đồng các dân tộc ở các địa phương trong cả nước

Trang 37

Trong những năm qua Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về cây thuốc cổ truyền của dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng đã cập nhật và bổ sung cho dữ liệu về cây thuốc dân tộc Việt Nam

Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng (2021) sự đã điều tra, đánh giá về tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật làm thuốc của một số dân tộc (Dao, Tày, Hoa) tại Yên Tử - Quảng Ninh và đã thu thập được

326 loài thực vật làm thuốc Tại Chiềng Yên - Mộc Châu - Sơn La (2005), tác giả đã điều tra đánh giá tài nguyên cây thuốc của người Mường và người Dao tại khu vực nghiên cứu, đã thống kê được 209 loài cây thuốc được người Mường và

176 loài cây thuốc được người Dao sử dụng (Phạm Công Nam, 2014)

Trong nghiên cứu “Cây thuốc truyền thống của người Dao, huyện Sa

Pa, tỉnh Lào Cai” Lưu Đàm Cư (2005), đã xác định được 312 loài cây thuốc thuộc 88 họ mà người Dao ở Sa Pa sử dụng (Lê Đức Diên, 1986)

1.2.2 Nghiên cứu về Phòng kỷ tại Việt Nam

- Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: phấn Phòng kỷ, hán Phòng kỷ

Tên khoa học: Stephania tetrandra

Họ: cây thuộc họ Tiết dê có pháp danh khoa học là Menispermaceae

- Đặc điểm sinh thái

Cây Phòng kỷ là một loại cây thân leo sống lâu năm có phần rễ phình to thành củ Thân cây mềm có chiều dài từ 2,5 – 4m, vỏ cây có màu xanh nhạt nhưng ở phần gốc thì có màu hơi đỏ

Lá cây mọc so le có dạng hình tim có chiều dài và chiều rộng tương đương nhau từ 4 – 6cm Cả hai mặt của lá đều có lông mịn, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới ngả màu hơi xám Lá có cuống dài gần bằng chiều dài của lá

Trang 38

Rễ cây thường có hình dạng cong queo Bề ngoài có màu vàng, bên trong có màu trắng xám Rễ cây rất nặng và rắn chắc, có mùi nhẹ vị hơi đắng

Hoa nhỏ mọc thành từng tán đơn Quả hạch hình cầu, hơi dẹt, khi chín

có màu đỏ Mùa hoa thường có vào tháng 5 -6, mùa quả thường từ tháng 7 – 9 (Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu quốc gia)

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Nhờ thành phần alcaloid mà dược liệu có tác dụng giúp hạ huyết áp một cách nhanh chóng Ngoài ra, theo Trung Dược Học Phòng kỷ còn có một

Tác dụng: lợi tiểu tiêu thũng, khu phong chỉ thống

Công dụng: chữa trị các bệnh như thủy thũng, thấp cước khí, tiểu tiện

không thông, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau (Trung tâm nghiên cứu

và nuôi trồng dược liệu quốc gia)

1.3 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên

Trang 39

Phía bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn,

Phía nam - đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương;

Huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc

1.3.2 Địa hình

Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo Hướng tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt

Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía nam Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già

và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu

Định Hoá có 520.75km2 ha đất tự nhiên, trong đó: 99.29km2đất nông nghiệp, 221.7km2 ha đất lâm nghiệp, 8.46km2 đất chuyên dùng, 7.33km2

đất ở, 183.98km2 đất chưa sử dụng Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính:

Đất thuộc loại hình Mác mưa chua, chủ yếu là Grnid, có diện tích 19.97km2, tầng dầy trung bình chiếm ưu thế, tập trung chủ yếu ở các xã vùng 3

Đất Zera lid nâu đỏ phát triển trên đá gabvô, có diện tích khoảng 2.8km2, tầng dầy trung bình chiếm ưu thế, tỷ lệ xét hoá học biến đổi từ 52 đến 73% trong tổng số cấp hạt loại đất, phân bổ rải rác trong huyện

Đất dốc tụ, có tổng diện tích khoảng 27.68km2, phân bố rộng khắp trong huyện, có địa hình phức tạp

Trang 40

Đất phù sa suối, có khoảng 17.73km2, phân bố tập trung hai bên các sông, suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ

Đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCo3, diện tích khoảng 1.82km2, phân bổ tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm

Căn cứ vào độ dốc có thể phân ra: Đất có độ dốc trên 250 có 116.18km2, đất có độ dốc dưới 250 có 145.96km2, đất núi 152.67km2

1.3.3 Khí hậu

Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C

Là huyện có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều trên 80% Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8 - những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên

Định Hoá có hai loại gió chính thổi theo mùa: gió mùa đông bắc, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa lạnh Mỗi khi có những đợt gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, rất có hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của cây trồng Gió mùa đông nam, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa nóng, mưang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn Lượng mưa trung bình hàng năm (trong 5 năm 1995-1999) của Định Hoá vào khoảng 1.655mm Mùa mưa trùng với mùa nóng chiếm 85% đến 90% Lượng mưa cả năm Mùa khô trùng với mùa lạnh, Lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% đến 15% Lượng mưa

cả năm Những tháng đầu mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng hạn hán

Ngày đăng: 08/03/2024, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN