Phương pháp trồng và chăm sóc cây Phòng Kỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 59)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Phòng Kỷ

3.2.1. Phương pháp trồng và chăm sóc cây Phòng Kỷ

1. Thời vụ trồng

- Phòng kỷ có 2 thời vụ trồng chính là vụ Xuân (từ tháng 2 - 3 âm lịch) và vụ Thu (từ tháng 8 - 9 âm lịch).

2. Chọn đất

- Phòng kỷ được trồng lấy củ làm dược liệu. Củ Phòng Kỷ thường ăn sâu 35 - 40cm so với mặt đất. Do vậy, đất trồng Phòng Kỷ cần có tầng canh tác dày, đất tơi xốp, thoát nước tốt.

- Không trồng Phòng Kỷ ở những nơi trũng, dễ bị ngập úng làm cho củ Phòng Kỷ bị thối và chết.

3. Xử lý đất trồng

Có một số phương pháp trồng Phòng Kỷ:

a.Phương pháp đào rãnh: rộng 0.8m, sâu 0.4m

Đào rãnh sẽ tạo độ xốp cho đất, sử dụng nhiều phân chuồng hoai mục hoặc cành lá rụng, cây phân xanh, vỏ trấu, mùn cưa, …cho xuống rãnh để làm phân bón.

Lưu ý: Khu vực trồng phải chọn ở nơi cao ráo, thoát nước tốt. Tốn nhiều công xử lý đất (thường phải dùng máy xúc để đào rãnh).

b.Phương pháp lên luống: Luống rộng 1.2m, cao 40cm Tốn ít công làm đất.

Làm luống nổi, tiện chăm sóc.

Lưu ý: Dễ bị sạt lở, xói mòn do mưa lớn; Tất cả các luống cần được phủ nilon trước khi trồng để hạn chế cỏ dại.

4. Tiêu chuẩn cây giống

Cây giống khi được 4 - 5 lá thật thì có thể đem trồng.

Lưu ý: Trồng cây trước khi thân chính của cây vươn ngọn (bắt đầu leo bám) để tránh bị đứt ngọn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

5. Phương pháp trồng

Khoảng cách trồng: Hố cách hố 35 - 40cm, hàng cách hàng 35 - 40cm.

Trồng theo hình ziczac để tiết kiệm không gian và diện tích.

Lượng cây trồng/ha từ 45.000 - 50.000 cây giống.

Đào hố trồng kích thước 30x30x30 cm. Cho 0.7 - 0.8kg phân chuồng hoai mục xuống dưới, sau đó cho phân NKP bón lót. Lấp 1 lớp đất dày 5 - 7cm sau đó tiến hành đặt bầu và vun lấp đất tới mặt bầu hoặc cổ rễ.

Tưới nước ngay sau khi trồng để cây không bị chột.

Lưu ý: Với cây giống gieo vãi, đánh bầu sâu để lấy trọn bộ rễ của cây.

Với cây gieo trong bầu: Bóc vỏ bầu cẩn thận, tránh làm vỡ bầu khi trồng.

6. Bón phân lót

Phân bón lót chủ yếu sử dụng là phân chuồng hoai mục. Lượng phân chuồng hoai mục càng nhiều thì độ xốp đất càng lớn, củ có điều kiện phát triển tối đa. Lượng phân chuồng bón lót: 30 tấn/ha

Sử dụng thêm phân NPK chuyên dùng cho bón lót (Phân NPK Lâm Thao 5-10-3) với lượng 30g/hố trồng.

3.2.1.2. Phương pháp chăm sóc Phòng Kỷ 1. Chăm sóc sau trồng

- Việc quan trọng nhất sau trồng là làm cỏ luống trồng. Do Phòng Kỷ là dạng dây leo, nếu để cỏ dại phát triển, thân Phòng Kỷ sẽ bám vào cỏ dại và bị cỏ dại lấn át, dẫn đến sinh trưởng kém hoặc chết.

- Tưới nước và giữ ẩm luống trồng thường xuyên để cây bám rễ ngay giai đoạn đầu để đạt tỷ lệ sống cao nhất.

2. Chăm sóc giai đoạn ra hoa - kết trái

- Giai đoạn ra hoa kết trái, nên dùng giá thể cho Phòng Kỷ leo bám để thu hạt cho vụ sau.

- Giá thể thường dùng là cây nứa, vầu hoặc căng dây cho Phòng Kỷ leo bám.

3.2.1.3. Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây Phòng kỷ thường bị Sâu ăn lá (Delias aglaia). Biện pháp phòng trừ khi phát hiện có sâu hại thì bắt thủ công hoặc dùng dung dịch tỏi ớt giã nhỏ ngâm với rượu trắng trong 15 ngày liều lượng 200ml+5 lít nước để phun cho 10m2.

Bệnh nấm trắng (Diplocarbon rosae) Khi cây bị bệnh cách phòng trừ:

+ Trồng mật độ hợp lý, tưới nước đầy đủ, bón phân cân đối, ánh sáng và ẩm độ thích hợp.

+ Phun thuốc hóa học hoặc dùng dung dịch Baking Soda (liều lượng pha xà phũng dạng nước ẵ muỗm baking so da + ẵ muỗm xà phũng dạng nước + 3 lớt nước rồi phun cho 10m2) chú ý khi phun phải vào ngày giâm mát.

+ Phun các loại thuốc có hoạt chất như Hexaconazole, Azoxystrobin hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil) … Phòng trừ kịp thời ngay khi phát hiện bệnh.

+ Sử dụng luân phiên các loại thuốc phòng trừ bằng Daconil, Anvil 5SC, Aliette, Amistar Top, …

+ Phun nhắc lại thuốc sau 2 - 3 ngày tùy tình trạng của bệnh để có thể trị tận gốc nguồn bệnh. Sử dụng chất bám dính khi phun thuốc để tăng hiệu quả việc sử dụng thuốc.

Bệnh đốm đen là một bệnh do nấm (Diplocarbon rosae) hoặc vi khuẩn (Pseudomonas) ảnh hưởng đến cây trồng. Nó phát triển thành những đốm đen trên lá, cuối cùng làm cho lá chuyển sang màu vàng và dụng.

Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh đốm do loài vi khuẩn Pseudomonas hoặc một số loại nấm như Diplocarbon rosae, Áterina, Diplotheca,.. gây ra. Nó phát triển mạnh khi độ ẩm không khí cao và thời tiết ẩm ướt. Đặc biệt khi đến mùa mưa là điều kiện thuận lợi để hình thành đốm đen trên cây.

Triệu chứng của bệnh:

Bệnh đốm đen thường xuất hiện trên cả hai mặt lá. Dấu hiệu ban đầu là những chấm tròn màu nâu xám hoặc nâu đen, xung quanh vết bệnh có

và lá thay đổi dần sang màu vàng, dễ bị rụng lá, khiến cây sinh trưởng kém hoặc chết cây.

Cách phòng trừ bệnh đốm đen:

Để trị bệnh đốm đen tận gốc thì phòng ngừa cũng là một biện pháp cần thiết trong quá trình chăm sóc cây trồng. Bệnh đốm đen là bệnh dễ phòng ngừa hơn là chữa bệnh.

Sử dụng thuốc Ridomil Gold 68WG để phòng và trừ bệnh, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày. Sau khi phun vết bệnh đã khô lại và không còn lây lan cho cây khác.

Biện pháp phòng ngừa:

- Lựa chọn loại giống kháng bệnh cao: sử dụng giống sạch bệnh sẽ giảm được nguy cơ lây bệnh là lựa chọn tốt nhất. Đảm bảo cây trồng tại các vườn không có mầm bệnh.

- Kiểm tra, theo dõi vườn thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Hệ thống thoát nước tốt. Khoảng cách giữa các cây không quá gần nhau để tạo khoảng trống giúp không khí có thể lưu thông. Mầm bệnh khó phát triển và lây lan.

- Cắt bỏ những bộ phận của cây bị nhiễm bệnh và tiêu huỷ chúng ở nơi cách xa vườn để hạn chế sự lây lan.

- Thực hiện các phương pháp vệ sinh thích hợp đối với trang thiết bị làm vườn, hạt giống và đất bởi vì mầm bệnh có thể tồn tại trong vật dụng mà ta không biết được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)